intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lắp đặt và bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Lắp đặt và bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đặc tính, phương pháp lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa các hư hỏng của máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lắp đặt và bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN:LẮP ĐẶT VÀ BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU ĐỒNG BỘ MỘT PHA NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 2017 của Trường cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Nội dung mô đunMáy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha này được biên soạn theo chương trình khung đào tạo hệ Cao Đẳng Điện dân dụng được Bộ Lao động thương binh - xã hội thông qua năm 2008. Môn Máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha là mô đun chuyên môn nghề quan trọng không những cho sinh viên các ngành Điện, Cơ khí ... mà còn được dùng cho sinh viên các nghành Công nghệ ôtô… Mô đun này cần phải được học sau các môn Điện kỹ thuật, Điện tử cơ bản, Đo lường, .... Toàn bộ nội dung mô đun được giảng dạy nhằm cung cấp cho sinh viên những lý thuyết cơ bản nhất về cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha từ đó lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng được máy phát trên thực tế. Trong quá trình biên soạn tuy đã có cố gắng song chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc để hoàn thiện nội dung môn học này hơn nữa. Ninh Bình, ngày ...... tháng ...... năm 2021 Tham gia biên soạn NGUYỄN THỊ PHƯỢNG 3
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... 4 BÀI 1:THÁO, LẮP MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU ĐỒNG BỘ 1 PHA ............... 7 1.Khái niệm máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha. ................................... 7 2. Cấu tạo ....................................................................................................... 7 3. Nguyên lý hoạt động................................................................................. 11 4. Phân loại ................................................................................................... 12 BÀI 2: ĐẤU NỐI VÀ VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU ĐỒNG BỘ 1 PHA VÀ ĐƯỜNG DÂY DỰ PHÒNG ...................................................................... 16 1. Quy trình lắp đặt máy ............................................................................... 16 2. Bản vẽ lắp đặt ........................................................................................... 17 3. Lắp đặt máy, lắp đặt đường dây, đấu nối, kiểm tra và vận hành thử .......... 17 BÀI 3: ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP, TẦN SỐ CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN ........................ 18 1.Qui trình vận hành ..................................................................................... 18 2. Vận hành, điều chỉnh điện áp, tần số của máy phát điện đồng bộ 1 pha .... 20 BÀI 4: BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU ....................................... 25 1. Quy trình bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha ................. 25 2. Bảo dưỡng các bộ phận của máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha ...... 26 BÀI 5: SỬA CHỮA VÀNH TRƯỢT VÀ GIÁ ĐỠ CHỔI THAN CỦA .................... 29 1. Các hiện tượng và nguyên nhân gây hư hỏng vành trượt, chổi than .......... 29 2. Cách khắc phục các hư hỏng của vành trượt và chổi than ......................... 30 3. Kiểm tra, sửa chữa vành trượt, chổi than của máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha ............................................................................................... 30 BÀI 6: SỬA CHỮA MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU .......................................... 32 ĐỒNG BỘ 1 PHA MẤT TỪ DƯ .............................................................................. 32 1. Nguyên lý làm việc của máy phát điện tự kích từ ..................................... 32 2. Điều kiện để có quá trình tự kích trong máy phát điện tự kích từ ............. 34 3. Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng mất từ dư ............................. 34 4. Phục hồi từ dư cho máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha .................... 34 BÀI 7: SỬA CHỮA MẠCH TỰ ĐỘNG KÍCH TỪ MÁY PHÁT ĐIỆN ................... 35 1. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của mạch tự động kích từ máy phát điện .......35 2.Hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng ......................... 38 3. Tháo lắp, bảo dưỡng ................................................................................. 42 4. Sửa chữa các hư hỏng của mạch ............................................................... 42 4
  5. BÀI 8: QUẤN LẠI BỘ DÂY QUẤN PHẦN CẢM CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA KIỂU PHẦN CẢM QUAY ............................................................... 43 1. Phương pháp quấn bộ dây phần cảm của máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha ............................................................................................................. 43 2. Xác định số liệu dây quấn ......................................................................... 43 3. Quấn bộ dây quấn phần cảm ................................................................... 43 BÀI 9: QUẤN LẠI BỘ DÂY QUẤN PHẦN CẢM CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA KIỂU PHẦN ỨNG QUAY ............................................................... 44 1. Phương pháp quấn bộ dây phần cảm của máy phát điện xoay chiều 1 pha kiểu phần ứng quay....................................................................................... 44 2. Xác định số liệu dây quấn ......................................................................... 44 3. Quấn bộ dây quấn phần cảm của máy phát điện xoay chiều 1 pha kiểu phần ứng quay .............................................................................................. 44 BÀI 10: QUẤN LẠI BỘ DÂY QUẤN PHẦN ỨNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 1 PHA KIỂU PHẦN ỨNG QUAY ............................................................... 45 1. Phương pháp quấn bộ dây phần ứng của máy phát điện xoay chiều 1 pha 45 2. Xác định số liệu dây quấn ......................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 46 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Lắp đặt và bảo dưỡng máy phát điện đồng bộ một pha Mã mô đun: MĐ24 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun này được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung, các môn học/mô đun: An toàn lao động & VSCN; Điện kỹ thuật; Vẽ điện; Vật liệu điện; Điện tử cơ bản; Khí cụ điện; Đo lường điện; Nguội cơ bản. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. - Ýnghĩa và vai trò của mô đun: Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, ngành điện dân dụng giữ vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt của con người Tập hợp các thiết bị như: Thiết bị điện, điện từ, cơ, thủy lực phục vụ cho việc biến đổi cơ năng thành điện năng cung cấp cho cơ cấu chấp hành trên các máy sản xuất, đồng thời có thể điều khiển dòng năng lượng đó theo yêu cầu công nghệ của máy sản xuất. Nội dung mô đun này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Máy phát điện đồng bộ một pha. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đặc tính, phương pháp lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa các hư hỏng của máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha; - Về kỹ năng: + Tháo lắp, lắp đặt, bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều đồng bộ đúng trình tự, đúng kỹ thuật và an toàn cho thiết bị; + Sửa chữa được các hư hỏng thông thường của máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha P < 7 kW đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (bao gồm quấn lại các cuộn dây phần cảm, phần ứng); - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha; + Có tính tỷ mỉ, cẩn thận, chính xác và an toàn vệ sinh công nghiệp. Nội dung của mô đun: 6
  7. BÀI 1:THÁO, LẮP MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU ĐỒNG BỘ 1 PHA Mã bài: 24- 01 Giới thiệu: Bài học này sẽ giới thiệu tới sinh viên khái niệm về máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách phân loại máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha, từ đó giúp sinh viên có thể tháo, lắp được máy phát điện trong thực tế cũng như có được nguồn kiến thức cơ bản để phục vụ cho các bài học tiếp theo. Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại được các loại máy phát điện đồng bộ 1 pha; - Tháo, lắp được máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha đúng trình tự, đúng phương pháp theo cầu kỹ thuật; - Có tính tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập. Nội dung chính: 1. Khái niệm máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha. Máy phát điện xoay chiều 1 pha là một thiết bị điện để biến đổi cơ năng thành điện năng, hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ (thông qua cuộn dây thay đổi sinh ra suất điện động cảm ứng). 2. Cấu tạo Cấu tạo máy điện đồng bộ Máy điện đồng bộ gồm 2 phần chính là Stato và Rôto. Thông thường: Stato → Phía ngoài; Rôto → Phía trong. 1,2: Lõi thép, dây quấn Stato. 3,4: Lõi thép, dây quấn Rôto. 1.1. Stato (phần tĩnh) Stato của máy điện đồng gồm lõi thép và dây quấn a) Lõi thép: 7
  8. - Làm từ lá thép kỹ thuật điện dày 0,35-0,5mm, phủ cách điện. - Mặt trong xẻ rãnh để đặt dây quấn. - Ep lại thành hình trụ, và được ép vào vỏ bảo vệ 1.2. Rôto của máy điện đồng bộđược cấu tạo từ lõi thép và dây quấn. - Lõi thép gồm phần thân Rôto và các cực từ. - Dây quấn Rôto được gọi là dây quấn kích từ vàđược cấp điện một chiều nhờ hai vành trượt. Rôto Rôto của máy điện đồng bộ có hai loại: cực ẩn và cực lồi (phụ thuộc vào tốc độ của máy) a) Rôto cực ẩn - Lõi thép: Làm bằng thép hợp kim chất lượng cao, được đúc thành khối hình trụ, có rãnh để đặt dây quấn kích từ. Phần không phay rãnh tạo thành mặt cực từ. Đường kính rôto không quá 1,5m. Để tăng công suất → tăng chiều dài l của rôto (l  6,5m) 8
  9. - Dây quấn: Đặt trong rãnh của rôto, dây đồng, tiết diện chữ nhật và được quấn tạo thành các bối đồng tâm và cách điện với nhau. Hai đầu dây quấn kích từ nối với hai vành trượt đặt ở đầu trục, thông qua chổi than để lấy điện một chiều từ ngoài làm nguồn kích từ. Rôto cực ẩn thường có số đôi cực là 1, hoặc 2 nên tốc độ có thể tới 3000vg/ph và động cơ sơ cấp thường là các tuabin khí, hơi - Cấp nguồn điện cho dây quấn Rôto thường là máy phát một chiều công suất từ 0,3%-2% công suất của máy điện đồng bộ. - Truyền động cho máy phát một chiều: Nối trục với trục của máy điện đồng bộ có trục chung với máy điện đồng bộ (máy phát điện đầu trục). 9
  10. b) Rôto cực lồi Số lượng cực từ lớn, dùng trong trường hợp động cơ sơ cấp là các tuabin nước (thuỷ điện) có tốc độ chậm. + Lõi thép: Các máy công suất nhỏ và trung bình, Rôto co kích thước không lớn nên lõi thép được chế tạo bằng thép đúc, gia công thành khối hình trụ hoặc lăng trụ trên mặt là các cực từ + Lõi thép: Các máy công suất lớn, lõi thép làm từ các tấm thép dày 1- 6mm, dập hoặc đúc định hình sẵn để ghép thành các khối lăng trụ. Cực từ được ghép từ lá thép dày 11,5mm, ghép cố định với lõi nhờ bulông xuyên qua mặt cực hoặc đuôi hình chữ T. 10
  11. + Dây quấn: Dây quấn kích từ bằng dây đồng, quấn xung quanh cực từ, các vòng dây được quấn cách điện với nhau. Hai đầu nối với vành trượt ở một đầu trục, thông qua chổi than nối với nguồn điện một chiều.Máy điện đồng bộ cực lồi có tốc độ thấp. Tốc độ rôto n  1000 vg/ph. Đường kính rôto (D) có thể lớn tới 15m, trong khi chiều dài nhỏ Tỉ lệ (chiều dài / đường kính) = 0,15 ÷ 0,2. 3. Nguyên lý hoạt động Máy phát điện là một thiết bị có khả năng biến đổi cơ năng thành điện năng, nguyên lý làm việc của máy phát điện được thông qua ứng dụng của nguyên lý cảm ứng điện từ và các định luật về những tác dụng của lực từ trường trên dòng điện. Hình. Nguyên lý làm việc của máy phát điện Nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ: Khi số đường sức từ của nam châm đi xuyên qua 11
  12. tiết diện của cuộn dây tăng giảm một cách luân phiên (do nam châm quay tròn hoặc do cuộn dây quay tròn), khi đó, trong cuộn dây cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng luân phiên đổi chiều. Cấu tạo của máy phát điện 1 pha phần stato có thể là phần ứng (hoặc phần cảm), ngược lại thì roto có thể là phần cảm (hoặc phần ứng). Khi roto quay, trong các cuộn dây sẽ xuất hiện một xuất điện động biến thiên trong mạch.Nếu ta đưa suất điện động xoay chiều này ra ngoài thì ở mạch ngoài sẽ xuất hiện một dòng điện xoay chiều. 4. Phân loại Có rất nhiều loại máy phát điện với thiết kế, cấu tạo và sử dụng cho những quy mô khác nhau. Để có thể biết và lựa chọn cho mình những máy phát điện phù hợp, bạn cần phải biết máy phát điện có những loại nào. Máy phát điện được phân loại dựa trên nhiều tiêuchí khác nhau. - Phân loại máy phát điện theo nhiên liệu sử dụng Máy phát điện sử dụng nhiên liệu để có thể biên đổi nguồn năng lượng cơ năng thành điện năng, có ba loại máy phát điện sử dụng nhiên liệu khác nhau như sau: - Máy phát điện chạy bằng dầu Diesel. - Máy phát điện chạy bằng xăng. - Máy phát điện chạy bằng biogas. 12
  13. Trong ba loại máy này thì máy phát điện chạy bằng nhiên liệu dầu Diesel được sử dụng nhiều nhất. - Phân loại máy phát điện theo động cơ  Dựa vào số vòng quay mà máy phát điện có loại chạy với tốc độ 3000vòng/phút và loại 1500 vòng/phút.  Dựa vào cách sắp xếp: máy ngang, máy đứng, sắp xếp inline.  Dựa vào hệ thống làm mát: có máy phát điện làm mát bằng gió, có máy phát điện làm mát bằng nước. - Phân loại theo tổ máy phát điện - Tổ máy phát điện diesel tự động khởi động. - Tổ máy phát điện diese thông thường. - Tổ máy phát điện diesel tự động vi điều khiển. - Phân loại theo mục đích và quy mô sử dụng - Máy phát điện công nghiệp: máy phát điện này thường có công suất lớn để đáp ứng được nguồn điện cho nhiều máy móc hoạt động mà không bị quá tải. - Máy phát điện gia đình: máy phát điện dùng cho các hộ gia đình khi mất điện và đáp ứng dòng điện 220v giúp cho các thiết bị sử dụng năng lượng điện hoạt động bình thường. - Máy phát điện xách tay: loại máy phát điện này có kích thước nhỏ có thể dễ dàng di chuyển đến những địa điểm cần phát điện với nguồn năng lượng nhỏ. - Theo kiểu làm mát - Máy phát điện làm mát bằng gió - Máy phát điện làm mát bằng nước Như vậy có rất nhiều loại máy phát điện được thiết kế và sản xuất ra trên thị trường, giúp cho người mua có thể lựa chọn và sử dụng máy phát điện dễ dàng và phù hợp cho mục đích cũng như nhu cầu sử dụng nguồn điện của mình. 5. Tháo lắp máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha 5.1. Quy trình tháo lắp a. Quy trình tháo - Cúp mass acquy. - Tháo dây đến máy phát (chú ý vị trí lắp). - Nới đai ốc giữ puly. - Giảm lực căng dây đai, tháo dây đai ra khỏi puly. - Tháo máy phát ra khỏi động cơ. 13
  14. b. Tháo chi tiết - Tháo đai ốc giữ puly. - Dùng vam tháo puly ra ngoài. - Tháo then bán nguyệt. - Tháo cánh quạt gió. - Làm dấu nắp trước, nắp sau với thân. - Tháo 4 vít giữ nắp trước, nắp sau với thân. - Tháo nắp trước (phía có puly). - Tách rời rotor với stator. - Tháo rời giàn diode với nắp sau. - Tuỳ theo kết cấu của từng loại máy phát mà ta tháo chổi than trước hoặc sau cùng. c. Vệ sinh Dùng chổi lông để vệ sinh các chi tiết, sau đó dung giẻ sạch để lau bụi bẩn và cuối cùng là dung máy thổi khí để thổi cho sạch hết bụi bẩn. d. Quy trình lắp 14
  15. Được tiến hành sau khi sửa chữa, thực hiện ngược lại với quy trình tháo nhưng cần chú ý: - Cho một ít mỡ bò vào ổ bi. - Lắp nắp trước, nắp sau và stator phải đúng dấu. - Sau khi lắp lên động cơ phải căng dây đai và kiểm tra sự phát điện. - Đối với loại tháo chổi than sau cùng khi lắp phải dùng que chêm chổi than 5.2. Thực hành tháo lắp - Bước 1: Chuẩn bị - Bước 2: Tháo các chi tiết - Bước 3: Vệ sinh các chi tiết - Bước 4: Lắp các chi tiết - Bước 5: Chạy thử 15
  16. BÀI 2: ĐẤU NỐI VÀ VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU ĐỒNG BỘ 1 PHA VÀ ĐƯỜNG DÂY DỰ PHÒNG Mã bài: 24- 02 Giới thiệu: Sau khi đã lựa chọn được máy phát điện phù hợp thì trước khi vận hành máy các bạn cần chú ý tới cách lắp đặt máy phát điện và đấu nối với hệ thống điện sao cho đúng để máy phát điện làm việc an toàn, hiệu quả. Mục tiêu: - Trình bày được qui trình lắp đặt máy phát điện đồng bộ 1 pha và đường dây dự phòng; - Phân tích được bản vẽ lắp đặt máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha; - Lắp đặt được các loại máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha và đường dây dự phòng có công suất S < 5 kVA đúng quy trình kỹ thuật; - Có tính tỷ mỉ, chính xác và an toàn vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1. Quy trình lắp đặt máy - Chọn vị trí đặt máy phát điện : trước tiên bạn cần tìm một nơi an toàn để có thể lắp đặt máy phát điện , máy phát điện phải được đặt ở vị trí thoáng gió, không ẩm ướt bạn nên có ít nhất 15 m2 bề mặt bằng phẳng và Không được đặt máy phát điện trong nhà (tránh tích tụ khí carbon monoxide) khi vận hành nhằm tránh gây ngộ độc khí thải cho người sử dụng. - Không sử dụng máy phát điện khi trời mưa, và nếu có sử dụng đặt máy ngoài trời phải có mái che đảm bảo máy phát điện khô giáo. - Đối với máy phát điện đặt cố định, vỏ máy phải được tiếp đất bằng cáp mềm nhiều ruột với bảng đồng tiếp đất và tùy theo loại máy, chọn tiết diện cáp tiếp đất cho phù hợp (nhưng tiết diện nhỏ nhất≥ 16mm2) và điện trở tiếp đất của máy phải đạt trị số < 5Ω. - Xác định vị trí hộp cầu dao trong nhà của bạn và gạt vị trí cầu dao sang vị trí không sử dụng điện lưới . Hãy chắc rằng tất cả các thiết bị chuyển mạch chuyển sang bên cạnh đều hiển thị “off”. - Sau khi lắp đặt máy phát điện xong nên kiểm tra máy phát điện trước khi vận hành. 16
  17. - Nổ máy và để máy chạy không tải một thời gian, điều chỉnh điện áp từ từ bằng cách xoay dần núm điều chỉnh điện áp cho đến khi điện áp đạt trị số định mức (nếu điều chỉnh bằng tay). Việc tăng tải máy cũng phải làm từ từ tránh cho nhiệt độ máy tăng lên đột ngột. - Sau khi đã lắp đặt máy phát điện xong và chuyển sang sử dụng, chúng ta nên nối trực tiếp các thiết bị cần sử dụng vào với nguồn điện của máy phát vì như vậy có thể hạn chế được rất nhiều lượng tải sử dụng bị hao phí và tránh được hiện tượng bị quá tải dẫn đến cháy đầu máy phát điện. Đồng thời khi lắp đặt, nhất thiết phải lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện hay tủ chuyển nguồn tự động (ATS) nhằm tránh cho máy bị “xông điện” khi điện lưới đột ngột có trở lại. 2. Bản vẽ lắp đặt 3. Lắp đặt máy, lắp đặt đường dây, đấu nối, kiểm tra và vận hành thử 3.1. Lắp đặt tổ hợp máy phát Một máy phát điện - động cơ nổ là tổ hợp một máy phát điện và một động cơ nổ kéo nó thành một khối thiết bị. Tổ hợp này có khi được gọi là bộ máy phát điện - động cơ (engine-generator set) hoặc bộ máy phát (gen-set). Trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, người ta có thể quên đi cái động cơ nổ, mà chỉ gọi đơn thuần cả tổ hợp là máy phát điện (generator). Đi kèm với máy phát điện và động cơ nổ, các bộ máy phát điện - động cơ nổ thường có kèm theo một bồn chứa nhiên liệu, một bộ điều tốc cho động cơ nổ và một bộ điều thế cho máy phát điện. Nhiều khối máy còn kèm theo bình ắc quy và bộ động cơ điện khởi động. Những tổ máy dùng làm máy phát dự phòng thường bao gồm cả hệ thống tự động khởi động và một bộ chuyển mạch đảo nguồn transfer switch để tách tải ra khỏi nguồn điện dịch vụ và nối vào máy phát. 3.2. Đường dây dự phòng - Việc đấu đường dây để tạo thành nguồn cáp điện dự phòng phải do người có chuyên môn về điện có đủ trình độ thực hiện theo đúng các luật lệ và quy phạm hiện hành. - Trường hợp đấu đường dây không đúng có thể gây ra tình trạng chập các thiết bị điện gây cháy nổ, hỏa hoạn. 17
  18. BÀI 3: ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP, TẦN SỐ CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ 1 PHA Mã bài: 24- 03 Giới thiệu: Máy phát điện đồng bộ nói chung đóng một vai trò trọng yếu trong hệ thống điện, nơi mà tính ổn định luôn được đòi hỏi rất cao. Trong hệ thống điện, sự ổn định của mỗi một máy phát điện ở các khía cạnh kỹ thuật đều có tính chất quan trọng nhất định tới sự vận hành an toàn và bền vững của toàn hệ thống và ở các máy phát điện đó thì sự đóng góp của bộ ổn định điện áp máy phát, cùng với các thiết bị ổn định khác là không thể thiếu. Mục tiêu: -Trình bày được qui trình vận hành máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha có công suất P < 5 kW; - Vận hành, điều chỉnh điện áp, tần số máy phát điện xoay chiều đồng bộ 1 pha đúng qui trình, đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn người và thiết bị; - Tuân thủ các quy tắc an toàn khi điều chỉnh tần số và điện áp của máy phát điện; - Có tính tỷ mỉ, chính xác và an toàn vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1. Qui trình vận hành 1.1. Chuẩn bị trước khi khởi động máy phát điện - Kiểm tra mức nhớt trong động cơ (trên cây thăm nhớt) phải ở vị trí F (Full) - Kiểm tra nước làm mát động cơ phải đầy ( Sử dụng dụng cụ phụ gia) - Kiểm tra quạt gió két nước (Quạt gió đầu phát) có bị vật cản không - Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa còn không (Tốt nhất từ ¾ - đầy thùng) - Mở van dầu (Nếu có) - Kiểm tra bình ắc quy và các cọc dây đã bắt chặt - Kiểm tra công tắc bình ắc quy ở vị trí “ON” (đóng) - Kiểm Kiểm tra CB (cầu dao) trên máy ở vị trí “OFF” (cắt) - Kiểm tra nút nhấn dừng khẩn cấp (Emergency button) ở vị trí mở. - Kiểm tra nắp đậy pô có bị kẹt không. 18
  19. - Kiểm tra đường hút và thoát gió phải thông thoáng (máy có vỏ giảm ồn). - Kiểm tra trên bộ điều khiển có báo lỗi không (nếu có phải khắc phục). - Kiểm tra các ống dẫn để đảm bảo không bị rò rỉ. 1.2. Khởi động máy phát điện và đóng tải - cắt tải a. Thao tác bằng tay * Khởi động máy phát điện - Bật khóa sang vị trí “ON” - Nhấn nút có biểu tượng bàn tay khi đó thấy đèn LED bên cạnh nút sáng lên tức kích hoạt thành công - Sau đó cắt tải từ điện lưới (Có thể cắt tải từ biểu tượng trên bảng điều khiển) - Sau đó nhấn nút có biểu tượng start (I) cho động cơ chạy. - Chỉ khởi động trong 30 giây, nếu máy chưa nổ phải nghỉ một phút mới tiếp tục khởi động lại, nếu vẫn không nổ phải tìm nguyên nhân khắc phục. Lưu ý: Một số bộ điều khiển sẽ tự khóa khi đề 03 lần không thành. Cách xử lý: - Kiểm tra xem trên bộ điều khiển có đèn nào báo lỗi không. Nếu có thì khắc phục các lỗi đó trước khi khởi động trở lại. - Bật công tắc về vị trí reset (Hoặc nhấn nút reset) cho bộ điều khiển. Sau đó bật công tắc sang vị trí”AUTO”. - Sau đó quy trình khởi động động cơ được thực hiện lại từ đầu theo tuần tự các bước trên * Các công việc cần thực hiện khi máy đã khởi động - Cho máy chạy không tải từ 3 - 5 phút đến khi nhiệt độ tăng dần - Khi máy đủ điện áp, đóng công tắc tải lên “ON”, đóng lần lượt các tải, quan sát các hệ thống báo hiệu (điện áp, áp lực nhớt, nhiệt độ và các thông số khác) - Điện áp : 220/ 380V - Tần số: 50 Hz - Áp lực nhớt: 25 psi – 45psi - Ghi giờ máy hoạt động - Trong lúc máy hoạt động thường xuyên theo dõi nhiệt độ của máy - Không cho máy chạy quá tải - Không lau chùi, châm thêm nhiên liệu khi máy đang hoạt động 19
  20. - Không tiếp tục chạy máy khi có hiện tượng hư hỏng * Đóng cầu dao của nơi sử dụng sang nguồn máy phát điện (nếu có) - Kiểm tra đồng hồ cường độ dòng điện máy cung cấp cho tải. - Cường độ dòng điện tối đa (1 pha) - Công suất máy phát * Cắt tải và tắt máy phát - Ngắt tải lần lượt sau đó bật CB (cầu dao) trên máy sang vị trí “OFF”. - Để máy chạy không tải thêm 3-5 phút cho nhiệt độ của nước làm mát giảm xuống - Tắt máy phát bằng cách bật công tắc về vị trí có biểu tượng vòng tròn “STOP” b. Chạy máy phát tự động kết hợp tủ chuyển đổi nguồn tự động (ATS) - Bật công tắc (chìa khóa) sang vị trí “ON” - Nhấn vào nút có biểu tượng ATS (Nút nhấn khởi động kết hợp ATS) kích hoạt chế độ tự động. khi thấy đèn LED bên cạnh nút nhấn sáng, kích hoạt chế độ tự động thành công - Bật CB (cầu dao) trên máy sang vị trí “ON” - Máy sẽ tự khởi động khi, điện lưới thấp, điện lưới cao, điện lưới bị mất pha, mất điện lưới. - Máy sẽ tự động dừng khi điện lưới ổn định hoặc có điện lưới trở lại. 1.3. Định kỳ thay nhơt, thay lọc nhớt, thay lọc gió * Định kỳ thay nhớt - 50 giờ vận hành đầu tiên. - 250–300 giờ hoạt động tiếp theo. * Định kỳ thay lọc nhớt - 50 giờ vận hành đầu tiên - 250-300 giờ vận hành tiếp theo. * Định kỳ thay lọc gió - Vệ sinh lọc sau 250-300 đầu tiên. - Thay lọc sau 500-600 giờ vận hành. 2. Vận hành, điều chỉnh điện áp, tần số của máy phát điện đồng bộ 1 pha 2.1. Điều chỉnh điện áp a. Nguyên lý điều chỉnh 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2