intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Luật hình sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

92
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 giáo trình đề cập đến các nội dung như: Trách nhiệm hình sự và hình phạt, quyết định hình phạt, các chế định liên quan đến chấp hành hình phạt, trách nhiệm của người chưa thành niên phạm tội và một số tội cơ bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Luật hình sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2

  1. CHƯƠNG 15: CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA 1.1. Khái niệm Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, kinh tế, nền văn hóa quốc phòng an ninh… như tội phản bội Tổ quốc (Điều 78), tội gián điệp (Điều 80), tội bạo loạn (Điều 82)… 1.2. Phân loại Được phân thành 2 nhóm tội bao gồm nhóm các tội đe dọa trực tiếp sự tồn tại của chính quyền và nhóm các tội đe dọa sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. 2. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ 2.1. Tội phản bội Tổ quốc (Điều 78 BLHS) Là hành vi của công dân Việt Nam cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. a. Dấu hiệu pháp lí * Khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lực lượng quốc phòng, chế độ XHCN và NN CHXHCNVN. * Mặt khách quan của tội phạm: có hành vi câu kết với nước ngoài nhằm gây hại cho các QHXH nêu trên. Câu kết được hiểu là quan hệ qua lại chặt chẽ giữa người phạm tội với người nước ngoài. Cho nên nếu một người mới có ý định liên hệ với nước ngoài nhưng chưa thực hiện được ý đồ đó thì chưa thể coi là đã có sự câu kết với nước ngoài. Hành vi câu kết với nước ngoài được thể hiện cụ thể như: Bàn bạc với nước ngoài về mưu đồ chống phá Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài để lật đổ chính quyền như tiền, vũ khí, phương tiện kỹ thuật hoặc mọi lợi ích vật chất khác, nhờ nước ngoài huấn luyện hoặc cho lập căn cứ… Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay cho nước ngoài hoạt động chống lại Tổ quốc. * Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội : Nhằm lật đổ chính quyền là dấu hiệu bắt buộc. * Chủ thể tội phạm: là chủ thể đặc biệt: công dân Việt Nam, tức là người có quốc tịch Việt Nam. Nếu đối tượng phạm tội là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tuy có thể đã nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam thì vẫn là chủ thể của tội phản bội Tổ quốc. Vì vậy, với một người nếu chỉ có lời khai là đã từ bỏ quốc tịch Việt 57
  2. Nam hoặc xuất trình chứng nhận về quốc tịch của người đó do nước ngoài cấp thì chưa thể coi là họ đã mất quốc tịch Việt Nam, vì theo Luật quốc tịch, người đó vẫn mang quốc tịch Việt Nam. b. Hình phạt Khung cơ bản quy định phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Khung giảm nhẹ quy định phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Đó là khung hình phạt áp dụng đối với trường hợp phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, quy định ở Điều 46 BLHS. Việc áp dụng khung giảm nhẹ đối với tội này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phân hoá hàng ngũ những kẻ phạm tội, hạn chế diện xử lý nặng đối với người Việt Nam phạm tội chống lạ1 Tổ quốc mình, răn đe giáo dục để họ nhanh chóng hoàn lương. Ngoài các hình phạt chính còn có các hình phạt bổ sung: Bị tước một số quyền công dân từ 1 đến 5 năm; Bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm; Bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2.2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS) Là hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của tội phạm: Xâm phạm trực tiếp sự tồn tại của chính quyền nhân dân. Mặt khách quan của tội phạm: Bất cứ người nào nhằm lật đổ chính quyền mà thực hiện một trong hai hành vi sau là phạm tội này: Thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền: Kích động, lôi kéo người khác tham gia vào tổ chức, Soạn thảo kế hoạch hoạt động của tổ chức, Tìm, xây dựng căn cứ của tổ chức, Tham gia vào tổ chức nhằm lật đổ chính quyền, Nhận giấy chứng nhận là thành viên của tổ chức, Tỏ thái độ tự nguyện, đồng tình tham gia vào tổ chức như làm đơn, biểu quyết, Tiến hành các hoạt động theo kế hoạch mà tổ chức vạch ra. Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích của người phạm tội là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu thành lập hay tham gia vào tổ chức nào đó không nhằm lật đổ chính quyền nhân dân mà chỉ nhằm làm suy yếu chính quyền hoặc với mục đích khác thì không cấu thành tội này mà xem xét, truy cứu TNHS theo các tội danh khác như tội bạo loạn, tội khủng bố... Ngược lại, có một nhóm người thực hiện hoạt động bạo loạn hoặc khủng bố vào thời gian và ở địa điểm mà ta có nhiều sơ hở, mất cảnh giác, rồi lợi dụng cơ hội đó lấn tới thực hiện hành vi phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Trong trường hợp này, hành vi phạm tội bạo loạn, tội khủng bố đã chuyển thành tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Chủ thể của tội phạm: Bất kì ai có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS theo luật định. b. Hình phạt Khoản 1 Điều 79 áp dụng đối với người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng với mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu việc thành lập tổ chức; người trực tiếp có các hoạt động thành lập tổ chức; người giữ những vị trí lãnh đạo, quan trọng trong tổ chức; người đề ra chính cương, điều lệ, đường lối hoạt động của tổ chức đó. Người xúi giục: là người kịch động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện việc thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Người hoạt động đắc lực: là người trực tiếp thực hiện các hoạt động chủ yếu và nguy hiểm của tổ chức một cách hăng hái, chủ động, hoạt động có kết quả rõ rệt, động viên, lôi kéo, hỗ trợ người khác cùng hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. 58
  3. Gây hậu quả nghiêm trọng: là làm chết người hoặc bị thương nhiều người, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây ảnh hưởng xấu về chính trị, làm suy yếu chính quyền nhân dân từ cấp cơ sở trở lên, hoặc đã phát triển tổ chức rộng lớn, phạm tội có sự lựa chọn về thời gian và địa điểm có yêu cầu bảo vệ đặc biệt (như ngày lễ, tết, ngày có các sự kiện chính trị trọng đại, phạm tội tại Thủ đô, tại các trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội, tại các vùng có tình hính chính trị phức tạp về tôn giáo, dân tộc, tại vùng xung yếu về an ninh...). Khoản 2 Điều 79 áp dụng đối với người đồng phạm khác, gồm người thực hành khác không phải là loại hoạt động đắc lực hoặc người trực tiếp thực hiện các hành vi gây hậu quả nghiêm trọng mà chủ yếu là người mới được tuyên truyền, kết nạp, ghi tên vào tổ chức, người tuy có tham gia tổ chức nhưng chưa có hoạt động chống đối gì đáng kể, số quần chúng vì lạc hậu, a dua, bị lôi kéo, lừa bịp mà tham gia tổ chức; người giúp sức trong việc thành lập hoặc tham gia tổ chức nhàm lật đổ chính quyền nhân dân. Hình phạt áp dụng đối với người đồng phạm khác là phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. 2.3. Tội gián điệp (Điều 80 BLHS) Là hành vi của người nước ngoài, người khụng cú quốc tịch hoạt động tỡnh bỏo, phỏ hoại hoặc gõy cơ sở để hoạt động tỡnh bỏo phỏ hoại chống nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc là hành vi của cụng dõn Việt Nam gõy cơ sở để hoạt động tỡnh bỏo, phỏ hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài, hoạt động thỏm bỏo hay chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khỏc giỳp người nước ngoài; hoạt động tỡnh bỏo phỏ hoại hoặc cú hành vi cung cấp hay thu thập nhằm cung cấp tin tức tài liệu thuộc hay khụng thuộc bớ mật Nhà nước cho người nước ngoài để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam. a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của tội phạm: Hành vi phạm tội gián điệp 10 âm phạm an ninh đối ngoại của nước CHXHCN Việt Nam, xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. * Mặt khách quan của tội phạm: Người nước ngoài phạm tội gián điệp nếu nhằm chống chính quyền mà thực hiện 1 trong 4 hành vi sau nhằm chống chính quyền nhân dân. Hoạt động tình báo là thu thập tin tức, tài liệu để sử dụng chống lại Việt Nam. Hoạt động phá hoại như phá hoại cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà nước; phá hoại chính sách đoàn kết; phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội. Gây cơ sở để hoạt động tình báo phá hoại là việc tuyển lựa, thu hút người vào trong mạng lưới gián điệp của chúng để tiếp tục thu thập tình báo, để phá hoại, để làm nhiệm vụ liên lạc chuyển tin... Hoạt động thám báo là hoạt động của những tên gián điệp được các cơ quan tình báo nước ngoài tung vào lãnh thổ Việt Nam thu thập những tin tức tình báo, chiến thuật (chủ yếu về quân sự) bằng cách trực tiếp quan sát, chụp ảnh, vẽ sơ đồ hoặc phục kích bắt cán bộ, bộ đội, nhân dân để khai thác nhằm phục vụ cho âm mưu gây chiến tranh, tập kích, đánh phá bằng máy bay... Công dân Việt Nam phạm tội gián điệp nếu nhằm chống chính quyền mà thực hiện 1 trong 3 hành vi sau: Cung cấp tin tức, tài liệu cho nước ngoài, Phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài, Giúp nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại, thám báo như chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường. Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích của họ là chống chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu bắt buộc của loại tội phạm này. Động cơ phạm tội rất đa dạng như hận thù giai cấp, vụ lợi... nhưng không có ý nghĩa định tội mà chỉ có ý nghĩa khi quyết định hình phạt. Chủ thể của tội phạm: 59
  4. Có thể là công dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch nếu họ thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 80 BLHS. Có thể là công dân Việt Nam nếu họ thực hiện hành vi được quy định tại các Điểm b và c Khoản 1 Điều 80 BLHS. b. Hình phạt Người phạm tội bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. Đây là trường hợp những người phạm tội vì bị mua chuộc hoặc bị ép buộc mà nhận làm gián điệp. Người đã nhận làm gián điệp nhưng lại không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được miễn TNHS. Đây là sự vận dụng quy định tại Khoản 2 Điều 25 BLHS về việc miễn TNHS. Điều đó thể hiện chính sách khoan hồng, mở đường trở về làm ăn lương thiện cho những người bị ép buộc, lừa phỉnh, lầm đường, nhưng đã biết ăn năn hối cải. 2.4. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 81 BLHS) Là hành vi xâm nhập lãnh thổ làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành vi khác nhằm gây phương hại cho lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của tội phạm: Là hành vi xâm phạm chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam (đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo). Mặt khách quan của tội phạm: Bất cứ người nào nhằm chống chính quyền mà thực hiện một trong các hành vi sau là phạm tội này: Xâm nhập lãnh thổ: là vào lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp, bắn giết cán bộ, công chức, đốt phá tài sản, gây căng thẳng ở khu vực biên giới sau đó lại rút về, Làm sai lệch đường biên giới quốc gia như: dịch chuyển cột mốc vào lãnh thổ Việt Nam; thay đổi cây trồng, đánh dấu đường biên giới; thay đổi dòng chảy sông suối lấn sang lãnh thổ Việt Nam, Hành vi khác xâm phạm an ninh lãnh thổ: là những hành vi tuy không phải là xâm nhập lãnh thổ, cũng không phải làm sai lệch đường biên giới quốc gia nhưng cũng xâm phạm an ninh lãnh thổ như bắn vào lãnh thổ Việt Nam, gây căng thẳng ở khu vực biên giới như tập trận, đặt hệ thống phát thanh, thải chất độc vào lãnh thổ Việt Nam. Tiếp tế, chỉ đường, giúp đỡ người biết rõ là từ bên ngoài xâm nhập vào lãnh thổ để phá hoại an ninh lãnh thổ của nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích của người phạm tội là nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của Việt Nam tức là nhằm làm cho tình hình an ninh ở biên giới phức tạp, mất ổn định... Mục đích phạm tội này là dấu hiệu bắt buộc. Do vậy, những hành vi xâm nhập lãnh thổ nhưng không phải để gây phương hại đến an ninh, đều không bị coi là phạm tội này. Chủ thể của tội phạm: Là người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam thực hiện tội phạm theo sự chỉ đạo của nước ngoài như làm sai lệch đường biên giới quốc gia; hoặc giữ vai trò giúp sức như tiếp tế, chỉ đường, tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm và không phải thuộc trường hợp “hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại” quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 80 về tội gián điệp. b. Hình phạt Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân. 60
  5. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, xướng xuất hoạt động xâm phạm an ninh lãnh thổ; người lãnh đạo, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người hoạt động đắc lực là người trực tiếp thực hiện các hoạt động chủ yếu và nguy hiểm của tổ chức tội phạm với thái độ tích cực, hăng hái, chủ động, hoạt động có kết quả rõ rệt, động viên, lôi kéo, hỗ trợ người khác cùng hoạt động. Gây hậu quả nghiêm trọng là đã làm sai lệch đường biên giới, làm chết người hoặc bị thương nhiều người, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây ảnh hưởng xấu về chính trị, làm mất ổn định tình hình an ninh biên giới, ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa nước ta với nước giáp biên. Những trường hợp khác bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. 2.5. Tội bạo loạn (Điều 82 BLHS) Là hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân. a. Dấu hiệu pháp lí * Khách thể của tội phạm: Hành vi phạm tội bạo loạn xâm phạm đến sự an toàn của chính quyền nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân. * Mặt khách quan của tội phạm: Thực tiễn xét xử cho thấy tội bạo loạn luôn diễn ra dưới hình thức đồng phạm. Bất cứ người nào nhằm chống chính quyền mà thực hiện 1 trong 2 hành vi sau là phạm tội này: Hoạt động vũ trang (dùng vũ khí hoặc phương tiện nguyên hiểm khác bắn phá, gây tiếng nổ, tấn công cơ quan nhà nước, bắt, giết cán bộ cốt cán và nhân dân ở địa phương, cướp phá tài sản của Nhà nước, của tập thể và của nhân dân...) Bạo lực có tổ chức (tuy không có vũ trang hoặc có vũ trang không đáng kể nhưng dựa vào số đông người, thường là bọn tay sai và một số quần chúng chậm tiến, để kích động, tập hợp quần chúng tổ chức mít tinh, biểu tình, hô khẩu hiệu, xúc phạm cơ quan nhà nước, chống chính quyền, bao vây, chiếm giữ hoặc đập phá trụ sở, uy hiếp, hành hung, đả kích cán bộ cốt cán). Hai hành vi này khác nhau ở chỗ nếu người phạm tội đều được trang bị vũ khí thì đó là hoạt động vũ trang, nếu không được trang bị vũ khí thì đó là bạo lực có tổ chức. Dấu hiệu hoạt động vũ trang, dùng bạo lực có tổ chức là yếu tố phân biệt tội bạo loạn và tội phá rối an ninh (Đ89). Tuy nhiên, trong quá trình diễn biến của tội phạm, có thể xảy ra trường hợp người phạm tội lúc đầu thực hiện hành động bạo loạn rồi lợi dụng cơ hội ta có nhiều sơ hở, không ngăn chặn kịp thời đã chuyển sang phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Đ79). Mặt chủ quan của tội phạm: Tội bạo loạn được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chống chính quyền là dấu hiệu bắt buộc của tội này. Chủ thể của tội phạm: Bất kì người nào có năng lực TNHS và từ đủ 14 tuổi trở lên. b. Hình phạt K1 Đ82 áp dụng đối với người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng với mức hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. K2 Đ82 áp dụng đối với người đồng phạm khác, gồm người thực hành khác không phải là loại hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, chủ yếu là số quần chúng vì lạc hậu, a dua, bị lôi kéo, lừa bịp, kích động mà tham gia hoạt động bạo loạn nhưng chưa gây hậu quả gì đáng kể; người xúi giục hoặc người giúp sức cho việc thực hiện tội phạm bạo loạn. Người đồng phạm khác bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. 2.6. Tội hoạt động phỉ (Điều 83 BLHS) 61
  6. Là hành vi hoạt động vũ trang ở vùng rừng núi, vùng biển, giết người, cướp phá tài sản nhằm chống chính quyền nhân dân. a. Dấu hiệu pháp lý Khách thể của TP : Là sự an toàn của chính quyền nhân dân, an ninh chính trị, trật tự an toàn của chính quyền nhân dân, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe của công dân ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác. Mặt khách quan của TP : Hoạt động vũ trang là dấu hiệu đặc trưng của hoạt động phỉ. Có thể là hành vi bắt, giết cán bộ, nhân viên Nhà nước, bộ đội, công an hoặc nhân dân, cướp phá tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của nhân dân, gây rối an ninh ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác. Chủ thể của TP : Bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên là có NL TNHS. Mặt chủ quan của TP : Hành động phạm tội được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp và mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân. b. Hình phạt Khoản 1 Điều 83 áp dụng đối với người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng với mức hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Khoản 2 Điều 83 áp dụng đối với người đồng phạm khác, gồm người thực hành khác không phải là loại hoạt động đắc lực hoặc người thực hành gây hậu quả nghiêm trọng mà chủ yếu là số quần chúng vì lạc hậu, a dua, bị lôi kéo kích động nên đã tham gia hoạt động phỉ nhưng chưa gây hậu quả gì đáng kể, người xúi giục và những người giúp sức cho việc thực hiện tội hoạt động phỉ. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.6. Téi ho¹t ®éng phØ (§iều 83 BLHS) Lµ hµnh vi ho¹t ®éng vò trang ë vïng rõng nói, vïng biÓn, giÕt ng­êi, c­íp ph¸ tµi s¶n nh»m chèng chÝnh quyÒn nh©n d©n. b. DÊu hiÖu ph¸p lý Khách thể của TP : Là sự an toàn của chính quyền nhân dân, an ninh chính trị, trật tự an toàn của chính quyền nhân dân, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe của công dân ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác. Mặt khách quan của TP : Hoạt động vũ trang là dấu hiệu đặc trưng của hoạt động phỉ. Có thể là hành vi bắt, giết cán bộ, nhân viên Nhà nước, bộ đội, công an hoặc nhân dân, cướp phá tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của nhân dân, gây rối an ninh ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác. Chủ thể của TP : Bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên là có NL TNHS. Mặt chủ quan của TP : Hành động phạm tội được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp và mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân. b. Hình phạt Khoản 1 Điều 83 áp dụng đối với người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng với mức hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Khoản 2 Điều 83 áp dụng đối với người đồng phạm khác, gồm người thực hành khác không phải là loại hoạt động đắc lực hoặc người thực hành gây hậu quả nghiêm trọng mà chủ yếu là số quần chúng vì lạc hậu, a dua, bị lôi kéo kích động nên đã tham gia hoạt động phỉ nhưng chưa gây hậu quả gì đáng kể, người xúi giục và những người giúp sức cho việc thực hiện tội hoạt động phỉ. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. 2.7. Tội khủng bố (Điều 84 BLHS) Là hành vi giết, đe doạ giết, gây thương tích, bắt giữ giam cán bộ, công chức nhằm chống chính quyền. a. Dấu hiệu pháp lý 62
  7. * Khách thể của TP: Tội khủng bố trực tiếp đe dọa sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền tự do thân thể của cán bộ, công chức hoặc công dân nhằm chống chính quyền nhân dân. Vì vậy, khách thể của tội khủng bố là sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của con người. * Mặt khách quan của TP: Thể hiện ở một trong những hành vi sau đây: Xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi giết người bằng việc sử dụng các phương pháp, phương tiện khác nhau như bắn, chém, đầu độc… hoặc bằng những cách nào đó xâm phạm trực tiếp tính mạng của những người đại diện chính quyền, nhân viên tổ chức xã hội hoặc công dân. Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe là trường hợp người phạm tội đã bắt giữ một cách trái phép đối với cán bộ, công chức hoặc công dân để làm con tin, để khống chế hoặc dùng sức mạnh vật chất tác động vào thân thể của những người đó gây tổn hại về sức khỏe của họ (như đánh đập, gây thương tích…). Đe dọa xâm phạm tính mạng là trường hợp người phạm tội dùng lời nói hoặc bằng cử chỉ, thái độ nào đó làm cho người bị đe dọa có căn cứ hiểu rằng nếu họ cứ thực hiện công vụ hoặc nghĩa vụ của người công dân thì tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm. Người phạm tội có thể đe dọa xâm phạm tính mạng người thân của những cán bộ, công chức hoặc gây khiếp sợ cho những người đó, cản trở họ thực hiện công vụ nhằm chống chính quyền cũng là hành vi của tội khủng bố. Giết, bắt, giữ, gây thương tích… đối với người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước CHXH CNVN cũng là hành vi của tội khủng bố. Chủ thể của TP: Có thể là bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên (khoản 1, khoản 2) hoặc từ đủ 16 tuổi trở lên (khoản 3) có NL TNHS. Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý trực tiếp và mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân. b. Hình phạt Nếu xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hay công dân nhằm chống chính quyền nhân dân sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Nếu xâm phạm tự do thân thể hay sức khỏe thì sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. Nếu đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. 2.8. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam (Điều 85 BLHS). Là hành vi huỷ hoại hoặc cố làm hư hỏng cơ sở vật chất – kỹ thuật của nhà nước Việt Nam thuộc các lĩnh vực chính trị (như trụ sở của Đảng), kinh tế (sân bay, bến cảng, cầu...), quốc phòng an ninh (doanh trại quân đội, hệ thống phỏng thủ đất nước), văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật (trường học, viện nghiên cứu...) nhằm chống chính quyền nhân dân. Dấu hiệu pháp lí: Khách thể của TP: Là sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, quyền bất khả xâm phạm về cơ sở vật chất- kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối tượng tác động của TP bao gồm: các kho tàng, xí nghiệp, nhà máy, máy móc, thiết bị, vật tư, sản phẩm, trụ sở cơ quan hoặc các tài sản khác thuộc các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học- kỹ thuật, các công trình văn hóa nghệ thuật... Mặt khách quan của TP: Là hành vi phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, có thể thực hiện bằng hành động (đốt, phá, tháo gỡ, chiếm đoạt...) hoặc không hành động (không thực hiện đúng hoặc không đầu đủ các công việc mà người đó có trách nhiệm phải thực hiện). 63
  8. Phá hoại là hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng các đối tượng nói trên. Hủy hoại là làm cho các đối tượng tác động của TP này mất hoàn toàn giá trị sử dụng. Làm hư hỏng là làm mất một phần giá trị sử dụng của các đối tượng đó. Chủ thể của TP: Có thể là bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên có NL TNHS. Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý trực tiếp và mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân. a. Hình phạt Khung 1: quy định mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân, tử hình áp dụng đối với trường hợp phạm tội quy định ở khoản 1. Khung 2: quy định phạt tù từ 5 năm đến 15 năm áp dụng đối với trường hợp ít nghiêm trọng (gây hậu quả không lớn, thành khẩn khai báo, ăn năn, hối cải...). 2.9. Tội phá rối an ninh (Điều 89 BLHS) Là hành vi kích động, lôi kéo, tập hợp nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân. Ví dụ: A, B, C kích động lôi kéo hàng nghìn người phá rối an ninh (đập phá tài sản) chống người thi hành công vụ (hành hung cán bộ, công chức). Trong trường hợp này chỉ có A, B, C phạm tội phá rối an ninh vì họ thực hiện hành vi đó nhằm chống chính quyền. a. Dấu hiệu pháp lý Khách thể của TP: Là an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, sự hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Mặt khách quan của TP: Thể hiện ở một trong những hành vi sau: Kích động, lôi kéo tập hợp nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội là loại hành vi của những tên chủ mưu, cầm đầu, xúi giục. Bọn tội phạm thường lợi dụng những thiếu sót của cán bộ ta trong việc thi hành chính sách, pháp luật, lợi dụng tôn giáo, sự lạc hậu của quần chúng để kích động, tập hợp nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, làm cho hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội không thể tiến hành được bình thường, gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chống người thi hành công vụ là hành vi bằng các thủ đoạn (như: bắt giữ, dùng vũ lực tấn công người thi hành công vụ…) đe dọa, cưỡng bức họ làm trái pháp luật… Cản trở hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội là hành vi gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tham gia phá rối an ninh là hành vi của người biết rõ việc tụ tập với những người khác nhằm phá rối an ninh, cản trở nhân viên Nhà nước, bộ đội, công an thi hành nhiệm vụ, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội nhưng họ vẫn tham gia. Chủ thể của TP: Bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi (khoản 1) hoặc từ đủ 16 tuổi trở lên (khoản 2) có NL TNHS. Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý và nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân. b. Hình phạt Người có hành vi kể trên bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. Những người đồng phạm khác bị phạt từ 2 năm đến 7 năm tù. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 64
  9. 1. So sánh tội gián điệp với tội phản bội Tổ quốc trong trường hợp chủ thể đều là công dân Việt Nam? 2. So sánh tội phá rối an ninh với tội bạo loạn và tội gây rối trật tự công cộng. 3. A có hành vi cắt đường dây truyền thanh của phường X. Theo bạn A có thể phạm tội gì? Khi nào phạm tội đó? 4. So sánh tội bạo loạn với tội hoạt động phỉ? 5. Phân tích hành vi khác xâm phạm an ninh lãnh thổ? Cho ví dụ 6. So sánh tội phá hoại cơ sở vật chất-kĩ thuật của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Đ85 với tội huỷ hoại tài sản Đ143 và tội phá huỷ công trình quan trọng Đ231? 7. So sánh tội khủng bố với tội giết người CHƯƠNG 16: CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHOẺ, DANH DỰ NHÂN PHẨM CỦA CON NGƯỜI 1. KHÁI NIỆM CHUNG 1.1. Khái niệm Là những hành vi có lỗi xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người như hành vi giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm, vu khống. 1.2. Phân loại Được phân thành 3 nhóm tội: Nhóm cc tội xâm phạm tính mạng, nhóm cc tội xâm phạm sức khoẻ của con người, nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự. 2. CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI 2.1. Khái niệm Là những hành vi (hành động hoặc không hành động) có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của người khác. 2.2. Dấu hiệu pháp lý Khách thể của tội phạm: Đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Mặt khách quan của tội phạm: Các hành vi cùng có tính chất là có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đó. Chủ thể của tội phạm: Hầu hết các tội xâm phạm tính mạng không phải là chủ thể đặc biệt. Những người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của nhiều tội thuộc nhóm tội này. Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội có thể là lối cố ý hoặc vô ý. 2.3. Một sô tội phạm cụ thể 65
  10. 2.3.1. Tội giết người (Điều 93) Là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác trái pháp luật. Ví dụ: A vì bực tức cầm dao bầu cắt đứt cổ vợ. a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của TP: Tội giết người trực tiếp xâm phạm quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội giết người là thân thể con người đang sống. Mặt khách quan của TP: Hành vi khách quan của TP: Thể hiện ở hành vi tước bỏ quyền sống của người khác một cách trái pháp luật bằng những thủ đoạn và phương tiện khác nhau gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Không coi là phạm tội giết người trong trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc thi hành bản án tử hình. Hậu quả của TP: Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người là hậu quả chết người. Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội bị coi là tội giết người chưa đạt hoặc là tội cố ý gây thương tích, tùy thuộc vào lỗi của người phạm tội. QHNQ giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người: Người có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác chỉ phải chịu TNHS về hậu quả chết người xảy ra nếu hành vi họ đã thực hiện là nguyên nhân của hậu quả chết người đã xảy ra đó. Mặt chủ quan của TP: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải chịu TNHS về tội giết người chưa đạt. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích (nếu thương tích xảy ra thỏa mãn đòi hỏi của CTTP tội này) mà không phải chịu TNHS về tội giết người chưa đạt. Mục đích, động cơ phạm tội: không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội này. Chủ thể của TP: Bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên có đủ NL TNHS. Ngoài ra, điều luật còn quy định chủ thể của TP phải là con, cháu, người có trách nhiệm nuôi dưỡng người khác, học trò (điềm đ), người có nghề nghiệp nhất định (điểm k). b. Hình phạt Điều 93 BLHS quy định 2 khung hình phạt: Khung cơ bản có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm (khoản 2) được áp dụng cho trường hợp giết người không có tình tiết định khung tăng nặng được quy định ở khoản 1 Điều 93. Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân, tử hình được áp dụng cho những trường hợp qui định. 2.3.2. Tội giết con mới đẻ (Điều 94 BLHS) Là trường hợp “người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết”. Ví dụ: Chị H vừa sinh con, thấy cháu bé có 6 mắt, 3 chân. Vừa sợ, vừa thương, chị H đã lấy khăn bịt vào mặt cháu bé cho đến chết. a. Dấu hiệu pháp lí Đây là trường hợp đặc biệt của tội giết người. Do vậy, tội này có những dấu hiệu pháp lí chung của tội giết người và những dấu hiệu pháp lí riêng. Những dấu hiệu pháp lí riêng đó là: 66
  11. Chủ thể của TP: là người mẹ đang còn trong trạng thái mới sinh con nghĩa là còn đang trong trạng thái tâm, sinh lí không bình thường do tác động của việc sinh con. Theo hướng dẫn của TANDTC thì khoảng thời gian người mẹ được coi còn trong trạng thái mới sinh con là khoảng thời gian từ khi sinh con cho đến ngày thứ bảy. b. Hình phạt Trường hợp giết người trên đây được coi là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt. Do đó, hình phạt được quy định cho tội này chỉ có 1 khung ở mức nhẹ (cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm). 2.3.3. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS) Là hành vi giết người đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng hoặc có hệ thống đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Ví dụ 1: A đi làm về, thấy B xẻo đứt môi mẹ mình. A vô cùng phẫn uất, chạy sang nhà B cầm búa đập 8 nhát vào đầu B làm B chết ngay tại chỗ. Ví dụ 2: M mỗi lần đi ngang qua quán nước của X lại nhổ một bãi nước bọt làm X vô cùng uất ức. Một lần khi X thấy M chìa môi, X liền cầm ghế phang thẳng vào mặt M làm M nát sọ, chết ngay tại chỗ. a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của TP: Xâm phạm quyền sống của con người. Mặt khách quan của TP: Tương tự như hành vi của tội giết người như: đâm, chém, bắn... Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội đã không thể tự chủ, tự kiềm chế hành vi phạm tội của mình, xảy ra một cách tức thời. Chủ thể của TP: Là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có NL TNHS. Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý trực tiếp. b. Hình phạt Khung hình phạt của tội này đều có mức thấp. Khung cơ bản có mức từ 6 tháng tù đến 3 năm tù. Khung tăng nặng có mức từ 3 năm tù đến 7 năm tù. Khung này được áp dụng cho trường hợp giết nhiều người. 2.3.4. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 BLHS) Là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà đã chống trả lại một cách rõ ràng là quá mức cần thiết làm cho người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên bị chết. Ví dụ: A đi làm về thấy B đang đánh mẹ mình, A liền chạy xuống bếp lấy cuốc bổ toác đầu B. a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của TP: TP xâm phạm quyền sống của người khác. Đồng thời nó cũng xâm phạm quyền phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 15 BLHS. Mặt khách quan của TP: TP thể hiện ở hành vi tước bỏ quyền sống của người khác mà người đó đang có hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của người khác. Hậu quả xảy ra là nạn nhân bị chết; Hành vi phòng vệ của người phạm tội không tương xứng với hành vi xâm hại của nạn nhân, tức là quá mức cần thiết gây ra cái chết của nạn nhân. Chủ thể của TP: Bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có NL TNHS. Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý. b. Hình phạt 67
  12. Điều luật quy định khung hình phạt cơ bản cho trường hợp này chỉ từ cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Khung tăng nặng được áp dụng cho trường hợp giết nhiều người có mức từ 2 năm tù đến 5 năm tù. 2.3.5. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97 BLHS) Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là trường hợp trong khi thi hành công vụ đã làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp cho phép. Ví dụ: A là cảnh sát, định bắn què chân tên cướp B đang bỏ chạy nhưng đạn lại không trúng B mà lại trúng D, làm D chết. a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của TP: TP trực tiếp xâm phạm quyền sống của con người. Mặt khách quan của TP: Thể hiện ở hành vi làm chết người do họ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép. Dùng vũ lực là dùng sức mạnh vật chất tác động vào thân thể người khác làm cho họ chết hoặc bị thương. Như vậy, ngoài các trường hợp nói trên, hành vi dùng vũ lực gây chết người thì bị truy cứu TNHS theo Điều 97 BLHS. Hậu quả của TP: là hậu quả chết người. Nạn nhân ở đây có thể là người có hành vi trái pháp luật nhưng cũng có thể là người khác. Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý (gián tiếp) với động cơ thi hành công vụ vì lợi ích chung. b. Hình phạt Điều luật quy định 2 khung hình phạt: Khung cơ bản có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm; Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Khung này được áp dụng cho những trường hợp làm chết nhiều người hoặc cho trường hợp nghiêm trọng khác. 2. 3.6. Tội bức tử ( Điều 100 BLHS) Tội bức tử là trường hợp người phạm tội đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát. Ví dụ: 1. A là thủ trưởng cơ quan, thường xuyên hạn hạ thư ký B, vì uất ức B đã nhảy từ tầng 5 xuống. 2. Chị H thường xuyên hành hạ chồng làm cho chồng uất ức thắt cổ tự sát. a. Dấu hiệu pháp lí * Khách thể của TP: TP trực tiếp xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự người khác, đồng thời gián tiếp xâm phạm quyền sống của người đó. * Mặt khách quan của TP: Hành vi phạm tội: Có thể là một trong những hành vi như đối xử tàn ác với nạn nhân như đánh đập, bỏ đói, bỏ rét, bắt làm việc nặng nhọc... Hậu quả của TP: Hành vi khách quan nói trên phải đã dẫn đến xử sự tự sát của nạn nhân. Hậu quả chết người hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Chủ thể của TP: Là người từ đủ 16 tuổi trở lên (khoản 1) hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (khoản 2) có NL TNHS. Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý (gián tiếp) hoặc lỗi vô ý (đối với hậu quả). b. Hình phạt Điều luật quy định hai khung hình phạt: Khung cơ bản có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng. Khung tăng nặng có mức phạt từ từ 5 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường hợp làm nhiều người tự sát. 2.3.7. Tội hành hạ người khác (Điều 110) Tội hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình. Ví dụ: A là thủ trưởng cơ quan thường xuyên hành hạ thư ký B. 68
  13. a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của TP: Khách thể bị tội này xâm phạm là quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người bị lệ thuộc. Mặt khách quan của TP: Thể hiện ở hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc vào người phạm tội. Hành vi đối xử như: đánh đập, giam hãm không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, không cho mặc đủ ấm... Chủ thể của TP: Người mà nạn nhân bị lệ thuộc như thầy giáo đối với học sinh, thủ trưởng đối với nhân viên... Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý. b. Hình phạt Điều luật quy định 2 khung hình phạt: Khung 1 quy định hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm, Khung 2 quy định hình phạt tù từ 1 năm đến 3 năm áp dụng đối với một trong các trường hợp luật định. 2.3.8. Tội làm nhục người khác (Điều 121 BLHS) Là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Ví dụ: A nghi ngờ H quan hệ với chồng mình nên xé quần của H, cạo trọc đầu của H. a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của TP: TP xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người. Mặt khách quan của TP: TP được thể hiện ở hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. Đó là cố ý hạ thấp nhân phẩm, danh dự của người khác hoặc làm mất uy tín, nhân cách của người đó đối với người thân trong gia đình, bạn bè, cơ quan hay nơi họ sinh sống, nơi công cộng. Sự xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác phải đến mức nghiêm trọng thì mới truy cứu TNHS. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi; vị trí và môi trường xung quanh; vị thế, vai trò của người bị hại trong gia đình, tổ chức cũng như trong xã hội; dư luận xã hội về hành vi lăng nhục đó. Chủ thể của TP: Người từ đủ 16 tuổi trở lên có NL TNHS. Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý trực tiếp. 2.3.9. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151 BLHS) Là hành vi thường xuyên ngược đãi, hành hạ người lệ thuộc mình trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Ví dụ: Chị H thường xuyên hành hạ chồng. Khách thể của TP: TP xâm phạm trực tiếp đến nghĩa vụ phải đối xử bình đẳng giữa vợ chồng, việc thương yêu nuôi nấng, giáo dục con cái cũng như việc kính yêu, săn sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, người có công nuôi dưỡng mình là nghĩa vụ giữa các người thân trong gia đình được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình. Mặt khách quan của TP: Hành vi khách quan của TP là hành vi ngược đãi, hành vi hành hạ dẫn đến tác động về tâm lý làm cho người bị hại về thể xác và tinh thần. Hậu quả của TP: Hậu quả nghiêm trọng được hiểu là làm cho người thân luôn bị giày vò về mặt tình cảm, sỉ nhục về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị hành hạ gây thương tích hay tổn hại cho sức khỏe của người bị hại từ 10% trở xuống hoặc hành vi phạm tội gây dư luận rất bất bình trong nhân dân. Chủ thể của TP: Chủ thể của TP này chỉ có thể là những người thân trong gia đình như ông bà nội, ông bà ngoại; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; vợ chồng có đăng ký kết hôn hợp pháp; con đẻ, con nuôi, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con riêng của chồng hoặc vợ, cháu nội, cháu ngoại; người có công nuôi dưỡng. * Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý. 69
  14. 3. CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHỎE 3.1. Khái niệm chung Các tội xâm phạm sức khỏe là những hành vi (hành động hoặc không hành động) có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác. Theo BLHS có 7 tội thuộc nhóm này, từ điều 104 đến Điều 110. 3.2. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của TP: Đó là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe. Mặt khách quan của TP: Hành vi có tính chất gây tổn hại cho sức khỏe của con người dưới dạng hành động hoặc không hành động. Hậu quả thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất là thương tích hoặc tổn hại sức khỏe. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của 6 tội được quy định từ Điều 104 đến Điều 109 BLHS. Trong CTTP quy định tại Điều 110 BLHS, dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc. Chủ thể của TP: Có 2 tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt, đó là Điều 110 (chủ thể phải có quan hệ lệ thuộc với nạn nhân, trong đó nạn nhân là người lệ thuộc vào người phạm tội) và Điều 107 (chủ thể phải là người đang trong khi thi hành công vụ). Mặt chủ quan của TP: Có thể là lỗi cố ý hoặc vô ý. 3.3. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 BLHS) Là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác. Ví dụ: A vì bực tức cầm dao bấm đâm một nhát vào mông của B rồi bỏ chạy. Nhưng B sau đó đã chết vì mất nhiều máu. a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của TP: TP xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người. Mặt khách quan của TP: Hành vi khách quan của TP: là những hành vi có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của con người. Hậu quả của TP: là thương tích hoặc tổn thương khác cho sức khỏe ở mức độ có tỷ lệ thương tật là 11% trở lên (đến 30%) hoặc dưới tỷ lệ đóv trong một số trường hợp luật định. b. Hình phạt Điều luật quy định 4 khung hình phạt. Khung 1: quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm áp dụng đối với trường hợp tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp phạm tội luật định khác. Khung 2: quy định hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm áp dụng đối với trường hợp gây thương tích, cố tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong mười trường hợp quy định tại khoản 1. Khung 3: quy định hình phạt tù từ 5 năm đến 15 năm áp dụng đối với trường hợp mức độ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. Khung 4: quy định hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng đối với trường hợp phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác. 4. CÁC TỘI XÂM PHẠM NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI 4.1. Khái niệm chung 70
  15. Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự là những hành vi cố ý xâm phạm đến quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự. Trong BLHS có 10 tội thuộc nhóm tội này từ Điều 111 BLHS đến Điều 122 BLHS. 4.2. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của TP: TP xâm phạm đến quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự. Mặt khách quan của TP: Hành vi phạm tội của tất cả các tội trong nhóm đều dưới dạng hành động phạm tội. Hậu quả của những hành vi phạm tội là những thiệt hại gây ra cho nhân phẩm, danh dự của con người thể hiện dưới dạng những thiệt hại tinh thần, không phải là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các CTTP. Chủ thể của TP: Trong 10 tội của nhóm này có 5 tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt (từ Điều 111 đến Điều 115 BLHS). Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý. 4.3. Các tội phạm cụ thể 4.3.1. Tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS) Tội hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ. a. Dấu hiệu pháp lí Chủ thể của TP: Chủ thể đặc biệt. Người thực hiện tội phạm này chỉ có thể là nam giới. Nữ giới phải chịu TNHS về tội hiếp dâm trong trường hợp đồng phạm với vai trò là người xúi giục, giúp sức hay tổ chức. Mặt khách quan của TP: Thể hiện ở hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý trực tiếp. b. Hình phạt Điều 111 quy định 4 khung hình phạt: Khung 1: quy định hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng. Khung 2: quy định hình phạt tù 7 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp qui định. Khung 3: quy định hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp qui định. Khung 4: quy định hình phạt tù từ 5 năm đến 10 năm áp dụng đối với trường hợp hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. 4.3.2. Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112) Dấu hiệu pháp lí: Mặt khách quan của TP: Thể hiện ở hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (giống như tội hiếp dâm quy định tại Điều 111 BLHS). 4.3.3. Tội cưỡng dâm (Điều 113) Là hành vi ép buộc bằng những thủ đoạn khác nhau khiến người phụ nữ lệ thuộc mình hoặc người phụ nữ đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Ví dụ: A là bảo vệ bắt được chị H trộm cắp quả cà phê. A đe dọa nếu không cho giao cấu sẽ tố cáo bỏ tù H. H vì sợ nên đã miễn cưỡng đồng ý. Dấu hiệu pháp lí: Mặt khách quan của TP: Thủ đoạn khiến người lệ thuộc vào họ hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. 71
  16. Tội cưỡng dâm được hoàn thành khi có hành vi giao cấu. Nếu chưa có hành vi giao cấu thì không cấu thành tội cưỡng dâm. 4.3.4. Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS) So với tội được quy định tại Điều 113, tội này chỉ có điểm khác về độ tuổi của nạn nhân. Nạn nhân của tội dưỡng dâm trẻ em là những người có độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. 4.3.5. Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS) Tội giao cấu với trẻ em là hành vi thuận tình giao cấu giữa người đã thành niên với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Ví dụ: A (19 tuổi) và H (15 tuổi) yêu nhau say đắm và họ đã... -> A phạm tội giao cấu với trẻ em. Dấu hiệu pháp lí: Mặt khách quan của TP: Thể hiện ở hành vi của người đã thành niên giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, có sự thuận tình của các em. Chủ thể của TP: Người đã thành niên (nam hoặc nữ từ đủ 18 tuổi trở lên) và có NL TNHS. Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết người mà mình giao cấu là người ở độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Nếu có sự nhầm tưởng về tội thì không cấu thành tội này. 4.3.6. Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 BLHS) Là hành vi sờ, nắn, bóp… của người đã thành niên đối với trẻ em dưới 16 tuổi nhưng không có ý định giao cấu. Dấu hiệu pháp lí: Mặt khách quan của TP: Thể hiện ở hành vi sờ, mó,… bộ phận sinh dục trẻ em, bắt trẻ em làm những việc đồi bại đối với mình… Chủ thể của TP: Người thành niên ( nam hoặc nữ từ đủ 18 tuổi trở lên) và có năng lực trách nhiệm hình sự. Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý trực tiếp. 4.3.7. Tội loạn luân (Điều 150 BLHS) Là hành vi thuận tình giao cấu giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. 4.3.8. Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS) Là hành vi của người đã thành niên dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi cho giao cấu. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 72
  17. Câu 1: So sánh tội giết người với tội giết con mới đẻ và tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Đ93, 94, 97)? Câu 2: So sánh tội giết người với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ Câu 3: So sánh tội giết người có tình tiết giảm nhẹ tại Điểm đ Khoản 1 Điều 46 (bị kích động về tinh thần) với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh? Câu 4: So sánh tình tiết giết nhiều người với tính tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người? Câu 5: So sánh tội cố ý gây thương tích trong trường hợp dẫn đến chết người (K3Đ104) với tội giết người (Đ93). Câu 6: Phân biệt tội giết người chưa đạt với tội cố ý gây thương tích (Đ93 và Đ104) và giải quyết tình huống sau. Câu 7: Giải quyết tình huống: A chở người yêu là H bằng xe máy vượt đèn đỏ thì bị CSGT là M giữ lại, A H nhảy xuống xe, A đạp M vào bụng, H tát M vào mặt, M tránh được đá trúng chỗ hiểm của H làm H chết. Theo bạn M phạm tội gì trong các tội sau: 1) Giết người (Đ93) 2) Tội giết con mới đẻ (Đ94) 3) Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Đ95) 4) Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ (Đ96) 5) Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Đ97) 73
  18. CHƯƠNG 17: CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU 1. KHÁI NIỆM CHUNG 1.1. Khái niệm Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi có lỗi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại này thể hiện được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. 1.2. Phân loại Gồm 2 nhóm: Các tội không có tính chất chiếm đoạt, Các tội có tính chất chiếm đoạt. 2. CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT 2.1. Khái niệm Các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt là những tội xâm phạm sở hữu bằng việc chiếm đoạt và (do vậy) trong CTTP của những tội này có dấu hiệu chiếm đoạt. 2.2. Các tội phạm cụ thể 2.2.1. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) Tội cướp tài sản là “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản...” a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của TP: TP xâm hại quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Mặt khách quan của TP: Hành vi khách quan của tội cướp tài sản có thể là 1 trong 3 dạng sau: Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc. Chủ thể của TP: là người có năng lực trách nhiệm hình ự và đạt độ tuổi luật định. b. Hình phạt Điều luật quy định 4 khung hình phạt: Khung 1: quy định hình phạt tù từ 3 năm đến 10 năm và được áp dụng đối với trường hợp phạm tội không có tình tiết tăng nặng (khoản 1). Khung 2: quy định hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm và được áp dụng đối với trường hợp có một trong các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2 của điều luật. Khung 3: quy định hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội trong các trường hợp qui định. Khung 4: quy định hình phạt tù từ 18 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình và được áp dụng đối với các trường hợp qui định. 2.2.2. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 BLHS) Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi “bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản”. a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của TP: TP xâm phạm quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Mặt khách quan của TP: Người phạm tội có hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản. Đối tượng bị bắt làm con tin phải là người có quan hệ rất thân thiết với chủ tài sản. Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc 74
  19. Chủ thể của TP: Là người có NL TNHS và đạt độ tuổi luật định. b. Hình phạt Điều luật quy định 4 khung hình phạt: Khung 1: quy định hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm (khoản 1) áp dụng đối với trường hợp không có tính tiết tăng nặng. Khung 2: quy định hình phạt tù từ 5 năm đến 12 năm áp dụng đối với các trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 2. Khung 3: quy định hình phạt tù từ 15 năm đến 18 năm và được áp dụng trong các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 3. Khung 4: quy định hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân và được áp dụng trong các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 4. 2.2.3. Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS) Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của TP: TP xâm phạm quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Mặt khách quan của TP: Hành vi khách quan của TP có thể là một trong các dạng sau: Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc. Chủ thể của TP: Là người có NL TNHS và đạt độ tuổi luật định. b. Hình phạt Điều luật quy định 4 khung hình phạt: Khung 1: quy định hình phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Khung 2: quy định hình phạt tù từ 3 năm đến 10 năm áp dụng đối với các trường hợp luật định. Khung 3: quy định hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm áp dụng đối với các trường hợp sau: chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng. Khung 4: quy định hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm áp dụng đối với các trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng quy định ở khoản 4: chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 2.2.4. Tội cướp giật tài sản (Điều 136 BLHS) Tội cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai. a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của TP: TP xâm phạm quan hệ sở hữu. Mặt khách quan của TP: Người phạm tội có hành vi cướp giật tài sản của người khác. Đó là hành vi công khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp Chủ thể: Là người có NL TNHS và đạt độ tuổi luật định. b. Hình phạt Điều luật quy định 4 khung hình phạt: Khung 1: quy định hình phạt tù từ 1 năm đến 5 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội không có tình tiết tăng nặng (khoản 1). Khung 2: quy định hình phạt tù từ 3 năm đến 10 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội có tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2: có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp... 75
  20. Khung 3: quy định hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm áp dụng trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 3: gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%... Khung 4: quy định hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 4: gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người... 2.2.5. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137 BLHS) Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là lợi dụng chủ tải sản không có điều kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ. a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của TP: TP xâm phạm quan hệ sở hữu. Mặt khách quan của TP: Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản một cách công khai, ngang nhiên. Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu đồng (trước đây là 500 000) trở lên hoặc tuy dưới 2 triệu đồng (trước đây là dưới 500 000) nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý trực tiếp. Chủ thể của TP: Là người có NL TNHS và đạt độ tuổi luật định. b. Hình phạt Điều luật quy định 4 khung hình phạt: Khung 1: quy định hình phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm áp dụng trong trường hợp phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng (khoản 1). Khung 2: quy định hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2. Khung 3: quy định hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 3. Khung 4: quy định hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng đối với trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 4. 2.2.6. Tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS) Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ và thuộc một trong các trường hợp sau: a. Dấu hiệu pháp lí Khách thể của TP: Xâm phạm quan hệ sở hữu. Mặt khách quan của TP: Người phạm tội có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ. Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý trực tiếp. Chủ thể của TP: Là người có NL TNHS và đạt độ tuổi luật định. b. Hình phạt Điều luật quy định 4 khung hình phạt: Khung 1: quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc tù từ 6 tháng đến 3 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội không có tình tiết tăng nặng. Khung 2: quy định hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2. Khung 3: quy định hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 3. 76
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2