intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình (Nghề: Pháp luật - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình (Nghề: Pháp luật - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm vững những kiến thức cơ bản như: Kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ cơ bản của vợ chồng, vấn đề con cái, tài sản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình (Nghề: Pháp luật - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk

  1. SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BNH VÀ XÃ HỘI ĐẮK LẮK TRƯỜNG TRUNG CẤP TRƯỜNG SƠN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NGÀNH/NGHỀ: PHÁP LUẬT TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số:140/QĐ-TCTS ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường trung cấp Trường Sơn Đắk Lắk, năm 2022
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. ii
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giới thiệu xuất xứ của giáo trình, quá trình biên soạn, mối quan hệ của giáo trình với chương trình đào tạo và cấu trúc chung của giáo trình. Lời cảm ơn của các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia. Đắk Lắk, ngày 02 tháng 8 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Võ Đình Duy - Chủ biên 2. Tô Duy Khâm 3. Đặng Thị Nhung iii
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................... iii GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN .............................................................................1 CHƯƠNG 1 : KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ....................................................................................................2 1.Khái niệm hôn nhân và gia đình ...................................................................................2 2.Khái niệm Luật hôn nhân và gia đình ..........................................................................2 3.Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình ...........................2 CHƯƠNG 2: KẾT HÔN VÀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT .......................................5 1.Kết hôn: ........................................................................................................................5 2.Kết hôn trái pháp luật ...................................................................................................5 3.Không công nhận quan hệ vợ chồng ............................................................................5 CHƯƠNG 3: QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA VỢ VÀ CHỒNG ..................................8 1.Nghĩa vụ và quyền về nhân thân giữa vợ và chồng .....................................................8 2.Nghĩa vụ và quyền về tài sản ........................................................................................9 CHƯƠNG 4: QUAN HỆ PHÁP LUÂT GIỮA CHA MẸ VÀ CON ............................15 1.Căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con (con chung, con riêng, con nuôi) ........................................................................................................................15 2.Nội dung quan hệ pháp luật giữa cha mẹ con ............................................................15 3.Nuôi con nuôi .............................................................................................................18 4. Nhận cha, mẹ, con .....................................................................................................26 5.Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài......................................................................27 iv
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Mã số môn học: MH 11 VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: Là môn khoa học cơ sở trong nội dung chương trình đào tạo của nghề pháp luật. - Tính chất: Là môn khoa học xã hội, học sinh sẽ được tiếp cận với nội dung kiến thức cơ bản về luật hôn nhân và gia đình. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Kiến thức: + Nắm vững những kiến thức cơ bản như: Kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ cơ bản của vợ chồng, vấn đề con cái, tài sản..... - Kỹ năng: + Rèn luyện cho người học những kỹ năng cơ bản về vấn đề hôn nhân, gia đình, nhận thức được trách nhiệm và quyền lợi trong đời sống hôn nhân gia đình. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tôn trọng pháp luật, tôn trọng gia đình, xây dựng các quan hệ ứng xử lành mạnh trong đời sồng nhằm mang lại đời sống hạnh phúc, tốt đẹp. NỘI DUNG MÔN HỌC:
  6. CHƯƠNG 1 : KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Giới thiệu: Nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất của Luật hôn nhân và gia đình là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng là tư tưởng định hướng xuyên suốt trong quá trình thực hiện những nội dụng điều chỉnh bởi ngành luật này Mục tiêu: - Hiểu khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Nội dung chính: 1.Khái niệm hôn nhân và gia đình Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai bên và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất trong đời sống hàng ngày. Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Trong xã hội mà các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trong quan hệ vợ chồng. 2.Khái niệm Luật hôn nhân và gia đình Tìm hiểu khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 với 3 ý nghĩa: - Với ý nghĩa là một môn học: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là hệ thống khái niệm, quan điểm, nhận thức, đánh giá mang tính lý luận về pháp luật hôn nhân và gia đình Và thực tiễn áp dụng, thi hành pháp luật hôn nhân và gia đình. - Với ý nghĩa là một văn bản pháp luật cụ thể: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là văn bản pháp luật trong đó có chứa đựng các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. - Với ý nghĩa là một ngành luật: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm các quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa những thành viên trong gia đình. 3.Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình a. Nhiệm vụ của Luật hôn nhân và gia đình : Nhiệm vụ của Luật hôn nhân và gia đình là nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. 2
  7. b. Các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Để thực hiện được mục đích giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, đảm bảo lợi ích của nhà nước, tập thể, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì cần phải có những định hướng trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình. Những định hướng này thể hiện quan điểm, đường lối và chính sách của Nhà nước ta trong quá trình giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình, được quy định trong luật và được gọi là nguyên tắc cơ bản của luật. Để đảm bảo cho quan hệ hôn nhân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đưa ra năm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: 1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. 2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con. 4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình. a, Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Đây được gọi là mối quan hệ hôn nhân, thời điểm bắt đầu và kết thúc quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp năm 2013: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.” Cơ sở của hôn nhân là tình yêu cho nên việc quyết định lựa chọn người bạn đời và đi đến hôn nhân phải là việc của bản thân hai bên khi tình yêu giữa hai bên nam nữ không còn nữa thì việc đảm bảo cho họ được tự do ly hôn là quy định mang tính tất yếu. Nam nữ xác lập mối quan hệ hôn nhân nhằm mục đích xây dựng gia đình nên việc đi đến hôn nhân cần phải mang tính chất tự nguyện, tiến bộ trong việc thực hiện quyền kết hôn cũng như ly hôn theo quy định của pháp luật. Việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục 3
  8. đích xây dựng gia đình được gọi là kết hôn giả tạo và là một trong những hành vi bị cấm trong Luật hôn nhân và gia đình. Để bảo đảm cho sự tự nguyện, tiến bộ thì “Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc”. BÀI TẬP : Nam nữ sống chung như vợ chồng có thể được pháp luật công nhận là vợ chồng. => Nhận định Đúng. Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 14, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc giải quyết hậu quả việc nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng vẫn có thể được pháp luật công nhận là vợ chồng nếu sau đó nam nữ đăng ký kết hôn theo quy định. Lưu ý, quan hệ kết hôn trong trường hợp này được xác lập kể từ thời điểm đăng ký kết hôn chứ không phải tính từ thời điểm nam nữ sống chung như vợ chồng. Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 14, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 4
  9. CHƯƠNG 2: KẾT HÔN VÀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT Giới thiệu: Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn Mục tiêu: - Nắm bắt kết hôn, kết hôn trái phép, không công nhận quan hệ vợ chồng Nội dung chính: 1.Kết hôn: Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.” Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật. 2.Kết hôn trái pháp luật Theo khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Các điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, bao gồm: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. 3.Không công nhận quan hệ vợ chồng Trong các trường hợp sau dù 2 bên sống chung như vợ chồng nhưng vẫn không được công nhận quan hệ vợ chồng trên pháp luật. Cụ thể: Một là, không đăng ký kết hôn Theo quy định tại điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Hai là, kết hôn cùng giới tính Hiện nay, Nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn nhưng cũng “không thừa nhận” mối quan hệ hôn nhân này. Do vậy, dù những người đồng giới kết hôn họ cũng không được công nhận là vợ chồng hợp pháp. 5
  10. Ba là,, không đủ điều kiện kết hôn Điều kiện kết hôn theo quy định hiện nay gồm: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Không bị mất năng lực hành vi dân sự; Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này, gồm: – Kết hôn giả tạo – Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn – Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; – Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Bốn là, đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền Điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước…” BÀI TẬP : Anh Hải kết hôn với chị Hạnh từ năm 2015, đến nay đã sinh được 01 con trai và một con gái. Do cuộc sống gia đình khó khăn, anh Hải phải đi làm ăn xa. Thời gian gần đây, chị Hạnh phát hiện anh Hải ngoại tình, đang chung sống với người phụ nữ khác. Chị Hạnh muốn biết, hành vi của anh Hải có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Trả lời: Tại Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định thì hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; + Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; 6
  11. + Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; + Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; + Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn; + Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình; + Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 nêu trên. Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi chung sống như vợ chồng với người khác trong khi đang có vợ của anh Hải sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 7
  12. CHƯƠNG 3: QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA VỢ VÀ CHỒNG Giới thiệu: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình; Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín; Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt và đại diện cho nhau Mục tiêu: - Nắm bắt nghĩa vụ và quyền về nhân thân và tài sản Nội dung chính: 1.Nghĩa vụ và quyền về nhân thân giữa vợ và chồng a. Khái niệm quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng ? Quyền và nghĩa vụ nhân thân mang yếu tố tình cảm, là lợi ích tinh thần giữa vợ và chồng, gắn liền với bản thân vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân. Nội dung của quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là lợi ích tinh thần, là yếu tố tình cảm, không mang nội dung kinh tế, không phụ thuộc vào khả năng kinh tế của vợ chồng. Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và chồng. Vì vậy, khi điều chỉnh những quan hệ đó phải kết họp giữa các quy định của pháp luật với những quy tắc đạo đức và lẽ sống trong xã hội. b. Các quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng * Tình nghĩa vợ chồng Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. 2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu củá nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác”. Tình yêu thương-và sự chung thủy là hai yếu tố giúp cho vợ chồng chung sống hạnh phúc và duy trì quan hệ hôn nhân bền vững. Vợ chồng luôn ý thức và giữ gìn tình cảm thương mến nhau. Khi đang tồn tại quan hệ hôn nhân, vợ và chồng không được chung sống như vợ chồng với người khác. Hiện nay, do lối sống của một bộ phận dân cư đã thay đổi nên giá trị gia đình cũng thay đổi theo. Hiện tượng người đang có vợ hoặc có chồng chung sống hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác xảy ra tương đối phổ biến. Hành vi đó là vi phạm nghiêm trọng đến nghĩa vụ và quyền của vợ chồng mà pháp luật đã quy định. Sự tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau giữa vợ và chồng thể hiện ở hành vi, cách xử sự và thái độ của họ đối với nhau. Đó là việc giữ gìn danh dự, uy tín, nhân phẩm cho nhau, lắng nghe ý kiến của nhau, quan tâm, động viên lẫn nhau... Mọi hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm giữa vợ và chồng bị nghiêm cấm. Hiện nay, tình trạng bạo lực gia đình xảy ra tương đối phổ biến trong các gia đình mà nạn nhân có thể là vợ hoặc chồng. Bạo lực giữa vợ và chồng đã vi phạm 8
  13. quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ly hôn hiện nay. Vợ chồng cùng phải có ý thức chăm sóc lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần, chăm lo cho gia đình, bảo đảm cho gia đình tồn tại và phát triển theo đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra là gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”. Đây vừa là nghĩa vụ về pháp lý vừa là nghĩa vụ về đạo đức. Vợ chồng phải cùng nhau chia sẻ công việc gia đình. Mỗi bên vợ, chồng phải nhận thức và hành động đúng pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình. Xóa bỏ định kiến giới và tình trạng phân công lao động truyền thống là lao động việc nhà thuộc về phụ nữ. Vợ chồng phải chung sống với nhau để có thể thực hiệnv tốt nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Tuy nhiên, tùy hoàn cảnh của mỗi cặp vợ chồng mà họ có thể thỏa thuận về việc sống chung hay sống riêng. Trong trường hợp vì lý do nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác thì vợ, chồng có thể không sống chung với nhau. *Quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của vợ chồng Quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của vợ chồng được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể như sau: - Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình và các luật khác có liên quan. Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng được tôn trọng và bảo vệ. - Quyền tự do lựa chọn nơi cư trú, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. - Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. - Quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên cơ sở sự bàn bạc, giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau giữa vợ và chồng. Khi vợ hoặc chồng thực hiện quyền của họ thì người kia không được có hành vi ngăn cản. - Quyền được tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào. 2.Nghĩa vụ và quyền về tài sản a.Khái niệm quyền tài sản. Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Theo quan điểm của GS. Nguyễn Ngọc Điện thì“quyền tài sản trong luật thực định Việt Nam được hiểu là quan hệ pháp luật khác với quan hệ sở hữu mà trên cơ sở 9
  14. quan hệ khác đó, một lợi ích định giá được bằng tiền hình thành và thuộc về một chủ thể của quan hệ đó”. Quyền tài sản là quyền trị giá được tính bằng tiền, không đòi hỏi có sự chuyển giao trong giao dịch dân sự. Đối với quyền tài sản là đối tượng phải đáp ứng được hai yêu cầu là trị giá được tính bằng tiền và được chuyển giao cho người khác trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản gồm có: quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền trị giá bằng tiền, quyền sở hữu trí tuệ. Các quyền tài sản khác gắn với nhân thân thì không thể chuyển giao như: quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe. Quyền tài sản bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Quyền tài sản có thể được phân chia thành hai loại: quyền đối vật và quyền đối nhân. Quyền đối vật là quyền của chủ thể được tác động trực tiếp vào vật để thỏa mãn nhu cầu của mình như quyền sở hữu, quyền cầm cố, quyền thế chấp, quyền hưởng hoa lợi… Quyền đối nhân là quyền của chủ thể này đối với chủ thể khác. Quyền đối nhân được đáp ứng nếu bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền. Ví dụ quyền yêu cầu trả nợ, giao vật… Luật dân sự 2015 rõ ràng hơn. Pháp luật có đưa ra đặc điểm quyền tài sản đó là "trị giá được bằng tiền". Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2015 cũng liệt kê một số quyền tài sản phổ biến trên thực tế như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ quyền tác giả với tác phẩm hay các quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích ..... b. Phân loại quyền tài sản. * Quyền đối vật và quyền đối nhân. Quyền tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể được chia làm hai nhóm, quyền đối vật và quyền đối nhân. Trong quan niệm của người La-tinh, khối tài sản có của một người được tạo thành từ hai loại quyền: Quyền đối vật – tức là các quyền được thực hiện trên các vật cụ thể và xác định; quyền đối nhân – bao gồm các quyền tương ứng với các nghĩa vụ tài sản mà người khác phải thực hiện vì lợi ích của người có quyền. Hiểu một cách khái quát, quyền đối vật là quyền của chủ thể được thực hiện các hành vi trực tiếp trên những vật cụ thể mà không cần sự cho phép hay hợp tác của các chủ thể khác. Các quyền tài sản thể hiện dưới dạng quyền đối vật trong Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể kể đến là quyền sở hữu, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền đối với bất động sản liền kề; quyền của bên bảo đảm đối với tài sản bảo đảm… Quyền đối vật đầy đủ toàn diện nhất được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2015 chính là quyền sở hữu. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật (Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015).Quyền sở hữu cho phép người có quyền khai thác trọn vẹn năng lực tạo giá trị vật chất, kinh tế của tài sản. Chính chủ sở hữu là người có quyền tối hậu định đoạt tài sản (thông qua việc bán, tặng cho, để thừa kế…). Việc khai thác công dụng, sử dụng tài sản của chủ sở hữu luôn được đặt trong một giới hạn do luật định nhằm phục vụ cho lợi ích chung của xã hội, của nhà nước. Có hai loại vật quyền: 10
  15. 1) Vật quyền chính là các vật cho phép người có quyền thụ hưởng các tiện ích vật chất của vật liên quan và việc thực hiện tác động một cách trực tiếp lên tình trạng vật chất của đối tượng. Luật la tinh ghi nhận khá nhiều quyền thuộc nhóm này: quyển sở hữu, quyền hạn chế việc thực hiện quyển sở hữu bất động gản (của người khác), quyển sở hữu bể mặt, quyển thuê đất dài hạn, quyển hưởng hoa lợi... Trừ quyển sở hữu, tất cả các quyền còn lại đều cho phép người có quyền khai thác lợi ích từ tài sản của người khác; 2) Vật quyền phụ là các vật quyền được thực hiện không phải nhằm thụ hưởng tiện ích vật chất của vật liên quan mà nhằm khai thác giá trị tiền tệ của vật đó. Các quyển này được gắn với một quyển chủ nợ nhằm tăng cường hiệu lực của quyền chủ nợ đó. Luật gọi chung các giao dịch làm phát sinh những quyền này là các biện pháp bảo đảm đối vật cho việc thực hiện nghĩa vụ. Quyền trực tiếp trên đối tượng, quyền đối vật chỉ bao gồm hai yếu tố: con người, chủ thể của quyển và vật, khách thể của quyển. Các quyền đối vật khác là quyền được xác lập trên tài sản của người khác. Quyển đối nhân cũng được xác lập trên tài sản của người khác. Nhưng, quyền đối vật mà không phải là quyển sở hữu cho phép người có quyền tự mình thực hiện các quyền đối với tài sản của người khác đó, mà không cần có sự tham gia bằng hành động của người sau này; đối nhân đồi hỏi người có quyền ười có tài sản thực hiện nghĩa vụ giao tài sản hoặc lợi ích vật chất gắn liền với tài sản cho mình Bên cạnh những quyền đối vật đầy đủ còn có những quyền đối vật không đầy đủ. Điển hình cho những quyền đối vật không đầy đủđược quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 là quyền hưởng dụng (Điều 257), quyền bề mặt (Điều 267), quyền đối với bất động sản liền kề(Điều 245), quyền của bên bảo đảm đối với tài sản bảo đảm (quyền của người cầm cố đối với tài sản cầm cố, quyền của người nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp). Bản chất của những quyền này là sự phân rã của quyền sở hữu. Ở góc độ nào đó, chủ sở hữu đã chuyển giao cho các chủ thể khác một số quyền năng đối với tài sản của mình (chuyển giao quyền chiếm hữu, quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi hay lợi tức từ tài sản trong một thời hạn nhất định) thông qua một giao dịch dân sự hoặc theo quy định của pháp luật. Đối lập với quyền đối vật là quyền đối nhân. Quyền đối nhân được thiết lập trong mối quan hệ giữa hai người, hai chủ thể của quan hệ pháp luật.Có thể hiểu, quyền đối nhân là quyền cho phép một người yêu cầu một người khác đáp ứng đòi hỏi của mình nhằm thoả mãn một nhu cầu gắn liền với một lợi ích vật chất của mình.Mối quan hệ giữa hai người này còn gọi là quan hệ nghĩa vụ. Bản chất quyền đối nhân là quyền của chủ thể (chủ thể quyền) được yêu cầu một chủ thể khác (chủ thể có nghĩa vụ) phải thực hiện một hành vi nhất định, nói cách khác quyền của chủ thể quyền trong quan hệ nghĩa vụ chỉ được thỏa mãn thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của chủ thể có nghĩa vụ. Tiêu biểu cho các quyền tài sản dưới dạng quyền đối nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm quyền đòi nợ, quyền yêu cầu cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm… * Quyền tài sản có thể chuyển giao và không thể chuyển giao. 11
  16. Khi nhìn nhận quyền tài sản với tư cách là đối tượng giao dịch dân sự, thì Bộ luật Dân sự năm 2015 phải xác định rõ những quyền tài sản nào có thể trở thành đối tượng của giao dịch dân sự (được phép chuyển giao) và các quyền tài sản nào không trở thành đối tượng của giao dịch dân sự (không được phép chuyển giao). Quyền tài sản khác được chuyển giao (là đối tượng của các giao dịch dân sự): quyền sở hữu công nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền đòi nợ, quyền đối với giống cây trồng, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm…khoản 3 Điều 377 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp nghĩa vụ là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì không được thay thế bằng nghĩa vụ khác”. Hiểu rộng ra, quy định này chỉ hạn chế một số quyền tài sản không được thay thế, chuyển giao trong các quan hệ nghĩa vụ như quyền yêu cầu cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, uy tín và các quyền tài sản gắn liền với nhân thân khác. Theo nguyên tắc, các chủ thể của pháp luật dân sự được làm bất kỳ những gì luật không cấm, điều này đồng nghĩa với việc Bộ luật Dân sự năm 2015 cho phép một số quyền tài sản khác được chuyển giao (là đối tượng của các giao dịch dân sự). Ví dụ,quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm… * Quyền tài sản được thực hiện trên vật hữu hình, vô hình và thực hiện thông qua hành vi con người. Nhóm các quyền tài sản có đối tượng thực hiện trên các vật hữu hình, có thể kể đến như quyền sử dụng đất; quyền sở hữu có đối tượng là vật hữu hình; các quyền hưởng dụng, quyền bề mặt… Đặc trưng của nhóm quyền này là chủ thể quyền được thực hiện những hành vi tác động trực tiếp lên vật hữu hình để thỏa mãn quyền mà không cần đến sự giúp đỡ hay cho phép của chủ thể khác. Lưu ý ở đây đối tượng của quyền phải là vật hữu hình (đất đai, nhà ở, xe máy, ô tô, máy tính…). Do vậy, để có thể thực hiện được quyền của mình thì các chủ thể quyền luôn phải thực hiện hành vi chiếm hữu thực tế đối với tài sản. Việc chiếm hữu thực tế tài sản ở góc độ nào đó là một hình thức công khai quyền của chủ thể đối với những người thứ ba khi muốn xác lập quyền lên vật. Nhóm các quyền tài sản có đối tượng thực hiện trên các vật vô hình gắn liền với hoạt động phát minh, sáng chế, có thể kể đến như quyền đối với sáng chế, quyền đối với giải pháp hữu ích, quyền tài sản là đối tượng của quyền tác giả… Cũng giống như nhóm quyền có đối tượng thực hiện trên vật hữu hình, chủ thể quyền ở đây cũng được chủ động thực hiện hành vi để thỏa mãn quyền của mình mà không cần đến sự đồng ý hay giúp đỡ của người khác. Tuy nhiên, có điểm khác biệt với nhóm quyền trên các vật hữu hình ở chỗ, đối tượng của quyền ở đây là những “vật vô hình”. Điều này đồng nghĩa với việc thực hiện quyền của chủ thể không nhất thiết phải chiếm hữu tài sản trên thực tế. Đặc điểm này kéo theo hệ quả việc công khai quyền của chủ thể quyền phải được thực hiện thông qua cơ chế đăng ký quyền tạicơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhóm các quyền tài sản có đối tượng là hành vithực hiện nghĩa vụ của người khác: Các quyền tài sản thuộc nhóm này có thể được kể đến như quyền đòi nợ, quyền 12
  17. yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo hợp đồng… Đặc trưng cơ bản của nhóm quyền này là các chủ thể quyền muốn thỏa mãn được quyền của mình luôn cần đến sự “giúp đỡ” của chủ thể khác (sự thực hiện nghĩa vụ của chủ thể mang nghĩa vụ). Người chủ nợ không thể nào có được khoản tiền cho vay nếu con nợ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. BÀI TẬP : Anh Cam chung sống với chị Mây như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, chị Mây mang thai và sinh được bé gái. Chị Mây đăng ký khai sinh cho con nhưng do không đăng ký kết hôn nên không ghi họ tên cha trong giấy khai sinh của con. Một thời gian sau, do cuộc sống quá khó khăn, vất vả, chị Mây bỏ đi, để lại con cho anh Cam nuôi dưỡng và không liên lạc được. Đến tháng 9/2020, con đủ tuổi đi học, anh Cam muốn làm thủ tục nhận con. Anh Cam muốn biết anh đăng ký nhận con trong trường hợp này như thế nào? Điều 16 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 5 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật của hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, quy định như sau: 1. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con. Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp. 2. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con. 3. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con. Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 nêu trên theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 04/2020/TT-BTP. 4. Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật. Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng 13
  18. cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư số 04/2020/TT-BTP. Như vậy, do anh Cam chung sống với chị Mây như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, trong trường hợp này, khi làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con. Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của chị Mây thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của chị. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người chị Mây thì ghi theo thông tin do anh Cam cung cấp; anh Cam chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp. 14
  19. CHƯƠNG 4: QUAN HỆ PHÁP LUÂT GIỮA CHA MẸ VÀ CON Giới thiệu: Pháp luật Việt Nam không có quy định về việc xóa quan hệ huyết thống hay chấm dứt quan hệ huyết thống giữa con cái với cha mẹ. Quan hệ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ hình thành một cách tự nhiên bằng con đường huyết thống. Vì vậy, quan hệ huyết thống không thể chấm dứt theo ý chí chủ quan của con người Mục tiêu: - Nắm bắt nội dung quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con Nội dung chính: 1.Căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con (con chung, con riêng, con nuôi) Mối quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con phát sinh từ 03 căn cứ sau: Dựa vào sự kiện sinh đẻ. Đây là sự kiện mang tính chất tự nhiên. Thông qua việc mang thai và sinh nở của người mẹ, đựa trẻ ra đời, sẽ đàm phát sinh quan hệ pháp luật giữa đứa trẻ với cha mẹ của chúng Dựa vào sự kiện nhận nuôi con nuôi. Thông qua hành vi của một chủ thể hoặc là chủ thể (nếu họ là vợ chồng) có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo luật định nhận một người khác làm con nuôi. Khi việc nhận nuôi con nuôi được đăng ký trước với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, sẽ làm phát sinh quan hệ cha con; quan hệ mẹ con Dựa vào sự kiện cùng sống chung. Khi con riêng của vợ, con riêng của chồng sống chung với bố dượng, mẹ kế và nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con thì giữa họ sẽ phát sinh quan hệ cha con; mẹ con Điều 79 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định: Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các Điều 69, 71 và 72 của Luật này Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này 2.Nội dung quan hệ pháp luật giữa cha mẹ con Mối quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con phát sinh từ 03 căn cứ sau: Dựa vào sự kiện sinh đẻ. Đây là sự kiện mang tính chất tự nhiên. Thông qua việc mang thai và sinh nở của người mẹ, đựa trẻ ra đời, sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa đứa trẻ với cha mẹ của chúng Dựa vào sự kiện nhận nuôi con nuôi. Thông qua hành vi của một chủ thể hoặc là chủ thể (nếu họ là vợ chồng) có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo luật định nhận một người khác làm con nuôi. Khi việc nhận nuôi con nuôi được đăng ký trước với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, sẽ làm phát sinh quan hệ cha con; quan hệ mẹ con Dựa vào sự kiện cùng sống chung. Khi con riêng của vợ, con riêng của chồng sống chung với bố dượng, mẹ kế và nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con thì giữa họ sẽ phát sinh quan hệ cha con; mẹ con 15
  20. Điều 79 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định: Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các Điều 69, 71 và 72 của Luật này Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này BÀI TẬP : Chị Bông mới bước qua tuổi 17, so với bạn trang lứa trông chị Bông có vẻ chững chạc và lớn hơn hẳn. Bố mẹ chị muốn chị sớm có gia đình nên đã mai mối cho chị lấy anh Tú làng bên, lớn hơn chị 5 tuổi làm chồng. Chị Bông không đồng ý, chị và bố mẹ xảy ra mâu thuẫn, chị Bông muốn nhờ hòa giải viên giúp đỡ, là hòa giải viên thực hiện hòa giải như thế nào? Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau: 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình. Cụ thể: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Điều 58 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, quy định hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau: 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2