intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

169
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 giáo trình gồm các chương sau: Quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghiệp, Hợp đồng Xi-xăng và chuyển giao công nghệ, quyền đối với giống cây trồng. Mời các bạn xem giáo trình để nắm bắt nội dung chi tiết hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2

  1. CHƯƠNG 3: QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 1. Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp 1.1. Khái niệm: - Vai trò của quyền sở hữu công nghiệp: Khoa học, kỹ thụât, công nghệ không chỉ là sáng tạo đơn thuần của con người mà nó đã trở thành bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất có tính chất quyết định đến năng suất lao động. Tuy nhiên, sản phẩm " khoa học, kỹ thuật" mà con người tạo ra lại có những nét đặc thù không giống như các vật phẩm khác, đó là những vật phẩm vô hình mà bản thân người tạo ra nó không thể chiếm hữu cho riêng mình, chúng rất dễ bị chiếm dụng, tước đoạt, việc bảo vệ thành quả của các hoạt động sáng tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong thời đại ngày nay, các hoạt động sở hữu công nghiệp đa dạng và phong phú, nó không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà mang tính toàn cầu. Nhà nước quy định về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng nhằm bảo vệ quyền của những người hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt có ý nghĩa xã hội và kinh tế quan trọng. - Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp theo các góc độ khác nhau + Theo nghĩa khách quan: Quyền SHCN là pháp luật về SHCN hay nói cách khác là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và được pháp luật coi là các đối tượng SHCN. Với nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với tài sản vô hình, mặt khác quyền sở hữu công nghiệp còn bao gồm các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Có thể phân chia một cách khái quát các quy phạm pháp lụât về quyền sở hữu trí tuệ theo các nhóm sau: Nhóm 1: Nhóm các quy định liên quan đến việc xác định tiêu chuẩn một kết quả sáng tạo là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, các loại đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ, tiêu chí để xác định nó. Nhóm 2: Nhóm các quy định liên quan đến thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác lập, kết quả sáng tạo được coi là đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ. Nhóm 3: Nhóm các quy định liên quan đến nội dung quyền của các chủ thể đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp ( bao gồm quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, tác giả, các chủ thể khác đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được xác lập). Nhóm 4: Nhóm các quy phạm liên quan đến việc dịch chuyển các đối tượng sở hữu công nghiệp. Nhóm 5: Nhóm các quy định liên quan đến việc bảo vệ quyền của các chủ thể đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Với nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp không chỉ là các quy định của Luật Dân sự mà thuộc rất nhiều các văn bản pháp lụât khác nhau, thuộc nhiều ngành lụât khác nhau tạo thành thể thống nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, quyền sở hữu công nghiệp không những được các quy phạm pháp luật quốc gia điều chỉnh mà chúng còn được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế. Ví dụ: Công ước Pari 1883 về Bảo hộ sở hữu công nghiệp + Theo nghĩa chủ quan: Khoản 4 điều 4 LSHTT: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch 28
  2. tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Lưu ý: Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh không được coi là một trong các đối tượng cụ thể của quyền sở hữu công nghiệp nhưng nó phát sinh tất yếu trong quá trình các chủ thể thực hiện quyền của mình đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, do vậy, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được coi là nội dung cơ bản của quyền sở hữu công nghiệp. Với nghĩa này: Quyền SHCN là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các đối tượng SHCN gồm quyền nhân thân và quyền tài sản và quyền ngăn chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với quyền của người sáng tạo hoặc người sử dụng hợp pháp các đối tượng đó. 1.2. Đặc điểm của quyền SHCN. - Đối tượng của quyền SHCN luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phải có khả năng áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị cho đời sống con người. Câu hỏi: Phân biệt đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và đối tượng của quyền tác giả? Đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ không phụ thuộc và nội dung và giá trị nghệ thuật chủ yếu được áp dụng trong các hoạt động giải trí tinh thần Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp phải có khả năng áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại. Tại điều 1 Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp đã quy định: " Sở hữu công nghiệp phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất, không những chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại theo đúng nghĩa của chúng mà cho cả các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tự nhiên như rượu, ngũ cốc, thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, nước khoáng, bia và bột ". Chính vì lẽ đó mà một trong những điều kiện để được bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí là chúng phải có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị cho đời sống con người. Đối với nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh phải chứa đựng các chỉ dẫn thương mại, chúng được xem như chiếc cầu nối giữa nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ đối với người tiêu dùng. Chủ thể nào nắm giữ được các đối tượng này sẽ có những lợi thế cạnh tranh hơn hẳn những chủ thể khác. Đặc biệt trong điều kiện của nền kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc quan tâm, đầu tư và trở thành chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp là công việc thực sự cần thiết. Ví dụ: Công ty nước giải khát CocaCola nắm giữ bí mật về công thức chế biến đồ uống nhẹ. Do vậy sản phẩm của công ty đã có mặt và chiếm lĩnh thị trường các quốc gia trên toàn thế giới. - Quyền SHCN được bảo hộ thông qua thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Câu hỏi: Cách thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả có sự khác nhau như thế nào? 29
  3. Quyền tác giả bảo hộ khi ý tưởng được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, từ thời điểm tạo ra tác phẩm, tác giả được bảo hộ về mặt pháp lý và có các quyền của người sáng tạo mà không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục đăng ký nào, có nghĩa là được bảo hộ một cách tự động.Việc đăng ký chỉ mang tính khuyến kích. Quyền sở hữu công nghiệp chỉ được pháp lụât bảo hộ khi chúng đã được cơ quan nhà nước chính thức cấp bằng bảo hộ, việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp là thủ tục bắt buộc Đăng ký văn bằng bảo hộ là cách thức để công khai hoá tình trạng của loại tài sản vô hình này đối với các chủ thể khác, là cách thức để thông báo tài sản này đã thuộc về chủ thể xác định, qua đó tránh tính trạng tài sản bị người khác chiếm đoạt mà không có căn cứ chứng minh để bảo vệ quyền của mình. Lưu ý: Chỉ có bí mật kinh doanh và tên thương mại là được xác lập quyền theo cơ chế tự động mà không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký vì những đặc trưng và bản chất của nó. - Quyền SHCN được bảo hộ theo thời hạn của văn bằng bảo hộ (sự khác biệt với quyền tác giả và quyền liên quan) - Thời hạn bảo hộ được xác định và không gia hạn áp dụng đối với sáng chế là 20 năm, giải pháp hữu ích là 10 năm, thiết kế bố trí mạch là 10 năm từ ngày đăng ký hoặc nộp đơn khai thác, 15 năm tính từ ngày tạo ra thiết kế, 20 năm đối với giống cây trồng (25 năm đối với cây gỗ và cây nho), 5 năm đối với kiểu dáng công nghiệp - Thời hạn bảo hộ được xác định và có thể gia hạn được áp dụng cho nhãn hiệu thời hạn bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn liên tiếp nhiều lần mỗi lần 10 năm. Đối với các trường hợp nêu trên, việc bảo hộ trong thời hạn xác định chỉ có hiệu lực khi chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nộp lệ phí duy trì hiệu lực của văn bằng. Lưu ý: Nếu những đối tượng quyền SHCN không xác định được tác giả; tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh khi thỏa mãn điều kiện bản bộ thì có thời hạn bảo hộ là không xác định. Ý nghĩa của việc quy định thời hạn bảo hộ: Bởi lẽ con người luôn tìm tòi, sáng tạo ra cái mới để phục vụ lợi ích của mình, kết quả sáng tạo của người này, của thế hệ này sẽ là tiền đề cho sáng tạo của người khác, của thế hệ sau. Do sự sáng tạo của con người là vô hạn vì vậy những điều phù hợp với hiện tại, đối với người này có thể không phù hợp với tương lai, nếu cứ tiếp tục bảo vệ kết quả sáng tạo đó với thời gian không hạn định sẽ trở thành rào cản cho tiến bộ xã hội, hơn nữa kìm hãm sự phát triển của xã hội. 1.3. Nguyên tắc xác lập quyền SHCN Có hai tiêu chí: - Dựa trên cơ sở đăng ký theo quy định của LSHTT có: sáng chế (giải pháp hữu ích), kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, chi dẫn địa lý. - Dựa trên cơ sở sử dụng hoặc có được như: tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng, bí mật kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh. - Các nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Thứ nhất: Dựa trên nguyên tắc nộp đơn đầu tiên Tại sao lại xuất phát từ nguyên tắc này? Vì trong quá trình tìm tòi, sáng tạo có thể có nhiều người, nhiều tổ chức cùng quan tâm đến một vấn đề và họ đầu tư trí tuệ cũng như vật chất để tạo ra cùng một sản phẩm hoặc kết quả của sáng tạo tương tự nhau. Do tính chất không thể chiếm hữu của người tạo 30
  4. ra sản phẩm, do đó đối tượng của sở hữu công nghiệp chỉ có thể được bảo hộ khi có văn bằng bảo hộ. Vì vậy trong số những người tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp, pháp luật chỉ có thể bảo hộ cho một người đầu tiên đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nội dung của nguyên tắc nộp đơn đầu tiên: Các nước trên thế giới có 2 cách để xác định là: ai nộp trước người đó có quyền được bảo hộ (first to file) hoặc áp dụng theo first to invent or first to use. Nguyên tắc nộp đơn điều 90 Lụât SHTT: Được áp dụng khi có nhiều người khác nhau cùng nộp đơn đăng ký bảo hộ cho một sáng chế hoặc đăng ký kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau hoặc đăng ký các nhãn hiệu mà sự thể hiện của chúng được đánh giá là trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn được dùng cho các hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đơn nào đáp ứng được các điều kiện: * Phải là đơn hợp lệ * Có ngày ưu tiên hoặc là ngày nộp đơn sớm nhất trong số tất cả các đơn đó. Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn được nộp theo điều ước quốc tế. Nếu trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký đều đáp ứng tất cả các yêu cầu trên thì những người nộp đơn phải thoả thuận với nhau để chọn ra một người được nhận văn bằng bởi văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chỉ đươck cấp cho một chủ thể duy nhất, nếu họ không thoả thuận được thì cơ quan nhà nước sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho tất cả các đơn vì không thể cấp chung một văn bằng bảo hộ cho tất cả coi như họ là đồng sở hữu chủ vì họ không thực sự cùng nhau tạo ra hay đầu tư để tạo ra các đối tượng của sở hữu công nghiệp. Thứ 2: Nguyên tắc ưu tiên khi xét đơn yêu cầu bảo hộ Theo quy định tại điều 91 Luật SHTT 1. Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam; b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này; c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên; d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn. 31
  5. 3. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên. Khi nào sẽ áp dụng nguyên tắc này? - Quyền ưu tiên sẽ được áp dụng khi có ít nhất 2 đơn cùng đăng ký để bảo hộ cho một sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu. Nguyên tắc ưu tiên được quy định tại Điều 4 Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp và được quy định tại điều 91 Luật SHTT. Quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng được các điều kiện sau: Một là: Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước thành viên của Công ước Pari hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của công ước đó. Hai là: Đơn đầu tiên được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của Công ước Pari và đơn có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Ba là: Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: 6 tháng đối với đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp; 12 tháng đối với đơn đăng ký sáng chế Thời hạn ưu tiên bắt đầu kể từ ngày nộp đơn đầu tiên, ngày nộp đơn đầu tiên đó không tính trong thời hạn ưu tiên Bốn là: Trong đơn đăng ký người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và phải nộp bản sao đơn đầu tiên trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của cơ quan nhận đơn đầu tiên. Năm là: Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. - Cách thức nộp đơn: theo điều 89 Luật SHTT: có 2 cách: nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua đại diện hợp pháp tại VN Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. 2. Đối tượng của quyền SHCN 2.1. Sáng chế. 2.1.1 Khái niệm: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề được xác định bằng việc ứng dụng quy luật tự nhiên. Các giải pháp này có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội Ví dụ: - Edison sáng chế ra bóng đèn điện. - Wang Bohao - sinh viên người Đài Loan với bóng đèn LED tiêu thụ ít năng lượng 32
  6. - Máy hơi nước của Giem -Oat - Von Neunam sáng chế ra máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới. - Sáng chế về máy tách vỏ hạt điều của trường Đại học Bách khoa TP HCM - Sáng chế ra khung dầm chịu lực cho chiếc cầu treo ở Đồng bằng Sông Cửu Long dựa trên ý tưởng một chiếc vó cần câu * Sáng chế có vai trò gì trong cuộc sống hàng ngày của con người? Sáng chế thâm nhập vào mọi khía cạnh của đời sống con người từ bóng đèn điện của Edison và Swan, đến đồ nhựa của Baekeland, đến bút bi của Biro và bộ vi xử lý của Intel, sáng chế từ đơn giản đến vĩ đại , tuy nhiên để sáng chế của mình được bảo hộ, các chủ bằng sáng chế có nghĩa vụ bộc lộ công khai thông tin về sáng chế đó qua đó bổ sung và làm giàu cho cơ sở dữ liệu của nhân loại. Cơ sở dữ liệu sáng chế ngày càng tăng nó sẽ tiếp tục khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Như vậy, việc bảo hộ sáng chế không chỉ bảo vệ quyền lợi của chủ sáng chế mà còn cung cấp một nguồn thông tin quý giá, tạo sự cảm hứng và thu hút các thế hệ các nhà nghiên cứu và các nhà sáng tạo tương lai. Câu hỏi: Bằng sáng chế là gì? Bằng sáng chế thừa nhận độc quyền đối với một sáng chế là một sản phẩm hoặc một quy trình qua đó một công việc được thực hiện theo cách mới hoặc đưa ra một giải pháp kỹ thuật để giải quyết một vấn đề. Bằng sáng chế được cấp cho chủ sáng chế. Điều 27 HĐ Trips (HĐ về các khía cạnh thương mại có liên quan đến quyền SHTT) thì bằng sáng chế có thể được cấp cho bất kỳ sáng chế nào, bất kể là sản phẩm hay quy trình, trong tất cả các lĩnh vực công nghệ với điều kiện sáng chế đó là mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. 2.1.2 Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế: Câu hỏi: Sáng chế được bảo hộ như thế nào? Tại sao cần thiết phải có bằng sáng chế? Bảo hộ sáng chế có nghĩa là sáng chế đó không được chế tạo, sử dụng, phân phối hoặc bán khi không được sự đồng ý của chủ sáng chế đó. Các quyền đối với sáng chế đó thường được thực thi tại Toà án (tại hầu hết các nước, toà án có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt vi phạm). Ngược lại Toà án cũng có quyền đình chỉ hiệu lực của một sáng chế trên cơ sở chứng cứ do bên thứ ba cung cấp. - Bằng sáng chế tạo động cơ khuyến kích các nhà sáng tạo thông qua việc thừa nhận thành quả sáng tạo của họ và phần thưởng vật chất dành cho các sáng chế có triển vọng thương mại của họ. Điều đó sẽ khuyến khích sáng tạo, đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. * Theo quy định tại khoản 1 điều 58 LSHTT điều kiện để cấp độc quyền đối với sáng chế là: Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp. Thứ nhất: Có tính mới: Sáng chế được coi là có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây. Điều 60 Luật SHTT quy định - Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài 33
  7. trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. - Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó. - Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố: Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT; Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT công bố dưới dạng báo cáo khoa học; Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức. - Sáng chế nêu trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế không trùng với giải pháp được mô tả trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn. Để đánh giá tính mới của sáng chế, Cục SHTT phải tra cứu thông tin từ ba nguồn bắt buộc là: tất cả các đơn khác đã được Cục SHTT tiếp nhận có cùng chỉ số phân loại, tính đến chỉ số phân lớp (chỉ số thứ ba) và có ngày ưu tiên sớm hơn; các đơn sáng chế hoặc các patent do các tổ chức quốc gia khác công bố hoặc cấp trong vòng 25 năm trước ngày ưu tiên của đơn; trong trường hợp cần thiết và có thể, việc tra cứu được mở rộng đến các báo cáo khoa học, báo cáo kết quả của các chương trình, đề tài nghiên cứu... thuộc cùng lĩnh vực kỹ thuật được công bố và lưu giữ tại Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia. - Trước ngày ưu tiên của đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế nêu trong đơn chưa bị bộc lộ công khai ở trong nước hoặc nước ngoài dưới hình thức sử dụng hoặc mô tả trong bất kỳ nguồn thông tin nào dưới đây tới mức mà căn cứ vào đó người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện được giải pháp đó. Một trong các điều kiện cơ bản của sáng chế là phải có tính mới, chưa được bộc lộ công khai. Như vậy: Bộc lộ công khai như thế nào? "Bộc lộ công khai" có nghĩa là kiến thức về giải pháp kỹ thụât đang xin bảo hộ không còn là điều bí mật đối với những người không liên quan đến chủ thể nộp đơn xin bảo hộ. Nói như vậy có nghĩa là một giải pháp kỹ thuật sẽ không bị coi là bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người biết về chúng. Ví dụ: các thành viên trong nhóm nghiên cứu, hay một số cơ sở nghiên cứu không liên quan đến nhau, song chưa ai trong số họ công bố kết quả nghiên cứu của mình, nếu một nhà khoa học cho đăng báo một sáng chế, mô tả sáng chế một cách chi tiết và đầy đủ thì ngày công bố sáng chế trên báo là ngày sáng chế được bộc lộ công khai vì vậy nhà khoa học đó không được nộp đơn xin bảo hộ sáng chế nữa. Việc bộc lộ công khai này phải đầy đủ tới mức một người có trình độ trung bình trong cùng lĩnh vực có thể tìm ra 34
  8. được sáng chế đó. Nếu chỉ là một thông báo như "các nhà khoa học bệnh viện Z đã tìm ra thuốc chữa ung thư" không phải là bộc lộ công khai, vì các nhà khoa học khác có cùng trình độ trong lĩnh vực cũng không thể căn cứ vào các thông tin sơ lược đó để tự tạo ra được loại thuốc chữa ung thư nói trên. Ngày ưu tiên là như thế nào? Luật SHTT bảo vệ theo nguyên tắc " ai sáng tạo trước được bảo vệ trước, hay ai sáng tạo trước sẽ được ưu tiên cấp bằng bảo hộ". Ngày người đó sáng tạo sẽ là ngày ưu tiên, tuy nhiên rất khó có thể biết ao là người sáng tạo trước. Ví dụ: Enrico Macconi là người đầu tiên sáng chế ra điện thoại, song ông đã không xin đăng ký ngay, chính vì vậy mà sau này đã nảy sinh tranh chấp giữa Enrico Macconi và Graham Bell người sáng chế sau đã nộp đơn đăng ký trước. Theo luật SHTT Việt Nam thì ngày ưu tiên là ngày được Cục SHTT công nhận là ngày nộp đơn hợp lệ tại Cục hay một nước thành viên khác của Công ước Paris trong vòng 18 tháng đối với sáng chế trước ngày nộp đơn tại Cục SHTT. Muốn được hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris, chủ thể nộp đơn phải cung cấp bằng chứng chứng minh là mình đã nộp đơn trong thời hạn cho phép tại một nước thành viên Công ước Paris. Ví dụ: Ngày 1/1/2000 công dân A của Việt Nam đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế YY tại cơ quan có thẩm quyền của Pháp. Ngày 1/5/2000 A nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế YY tại Việt Nam, thì ngày ưu tiên sẽ được tính từ ngày 1/1/2000. Thứ hai: Có trình độ sáng tạo: Điều 61 Luật SHTT quy định Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Sáng chế phải được tạo ra từ quá trình đầu tư sáng tạo nhất định, phải là thành quả của ý tưởng sáng tạo nổi trội, có thể nhận biết rõ ràng. Nó không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.. Giữa tình trạng kỹ thuật đã được biết trước đó và sáng chế yêu cầu bảo hộ phải tạo ra bước tiến sáng tạo rõ rệt và đó được coi là bản chất của sáng chế. Theo giải thích của Hiệp định Trips về trình độ sáng tạo của sáng chế đó là tính " không hiển nhiên" Việc đánh giá tính sáng tạo của đối tượng yêu cầu bảo hộ so với các giải pháp đã biết được thực hiện theo các trình tự như: vấn đề đặt ra, giải pháp cho vấn đề này, kết quả thu được nhờ thực hiện giải pháp nêu trong đơn. Thứ ba: Có khả năng áp dụng công nghiệp Điều 62 Luật SHTT Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung 35
  9. của sáng chế và thu được kết quả ổn định. Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu: - Các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần thiết được trình bày một cách rõ ràng và đầy đủ đến mức cho phép người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra, sử dụng, khai thác hoặc tiến hành được giải pháp đó. - Việc tạo ra, sản xuất ra, sử dụng, khai thác hoặc tiến hành giải pháp đó có thể được lặp đi lặp lại với kết quả giống nhau và giống với kết quả được nêu trong đơn. Lưu ý: Phạm vi bảo hộ sáng chế: được quy định cụ thể trong các văn bản pháp lý quốc tế cũng như trong hệ thống pháp lụât của mỗi quốc gia, phạm vi bảo hộ sáng chế thể hiện khả năng về cơ sở hạ tầng, thể hiện quan điểm về lĩnh vực cần khuyến kích hay hạn chế phát triển cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi quốc gia, thể hiện mức độ hoà nhập với các quy định của hệ thống pháp lụât quốc tế của mỗi quốc gia. Sáng chế có thời hạn bảo hộ là 20 năm và thời gian xem xét duyệt đơn là từ 18 tháng trở lên. - Nếu sáng chế không đáp ứng được trình độ sáng tạo nhưng không phải là hiểu biết thông thường thi được bảo hộ dưới hình thức giải pháp hữu ích (k2 điều 58) Thời hạn bảo hộ là 10 năm là giải pháp trong nước. Ví dụ về sáng chế: - Anh em nhà Wright phát minh ra máy bay. - Alfred sáng chế ra công thức thuốc nổ TNT - Tháng 11 năm 2008 Sản phẩm cặp cứu sinh của em Lê Trọng Hiếu 14 tuổi học sinh trường PTCS Nhật Tân – Kim Bảng – Hà Nam đạt giải xuất sắc cho giải sáng chế quốc tế của nhà sáng chế trẻ tổ chức ở Đài Loan. - Sản phẩm dệt may - Dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất mũ bảo hiểm. - Khóa chống chìa vạn năng - Bộ sản phẩm chăm sóc da Tây Thi 2.1.3. Phân biệt sáng chế, phát minh và phát hiện Tiêu chí Phát hiện Phát minh Sáng chế Bản chất Nhận ra vật thể hoặc quy Nhận ra quy luật tự nhiên Tạo ra phương tiện mới về luật xã hội vốn tồn tại vốn tồn tại nguyên lý kỹ thuật chưa từng tồn tại Khả năng áp có có Không dụng để giải thích thế giới Khả năng áp Không trực tiếp mà phải Không trực tiếp mà phải Có thể trực tiếp hoặc phải dụng vào đời qua các giải pháp vận qua sáng chế qua thử nghiệm sống sản dụng xuât Bảo hộ pháp Bảo hộ tác phẩm theo Bảo hộ tác phẩm dựa Bảo hộ quyền SHCN lý phát hiện chứ không bản theo phát minh chứ thân các phát hiện không bảo hộ bản thân 36
  10. các phát minh Thời gian Tồn tại cùng lịch sử Tồn tại cùng lịch sử Tiêu vong theo sự tồn tại tiến bộ của công nghệ * Ví dụ về phát hiện: - Colombo phát hiện ra Châu Mỹ - Adam Smith phát hiện ra quy luật bàn tay vô hình của nền KTTT - Karl Masx phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư. 2.2. Kiểu dáng công nghiệp 2.2.1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp Theo Khoản 13 điều 4 KDCN là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố này, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Như vậy có sự khác biệt cơ bản giữa một bên là sáng chế, giải pháp hữu ích với một bên là kiểu dáng công nghiệp. Trong khi hai đối tượng đầu liên quan đến các giải pháp mang tính chất kỹ thuật thì đối tượng sau liên quan đến giải pháp mang tính mỹ thuật, vì thế mà kiểu dáng công nghiệp bắt buộc phải là bề ngoài của sản phẩm. Có những hình dáng bên ngoài của sản phẩm đồng thời cũng thể hiện tính năng, công dụng của sản phẩm đó. Ví dụ: một bình hoa, một cái túi xách Tuy nhiên, có những hình dáng bên ngoài của mà theo lụât một số nước không được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp, song vẫn được cấp bằng bảo hộ ở Việt Nam dưới dạng kiểu dáng công nghiệp như bao bì, vỏ hộp thuốc hay bìa của một quyền vở. Vì phạm vi bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là khác nhau, một người có văn bằng bảo hộ kiểu dáng không thể buộc một người sản xuất sản phẩm áp dụng giải pháp kỹ thuật tương tự song hình dáng bên ngoài của sản phẩm khác. Ví dụ: Công ty nhựa Sài gòn được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm là chiếc kệ nâng hàng của mình năm 1996. Sau đó, năm 1997 công ty phát hiện cơ sở nhựa Đại Đồng Tiến cũng sản xuatá chiếc kệ tuy kiểu dáng khác song nguyên tắc sản xuất tương tự. Công ty Nhựa Sài gòn không thể dùng độc quyền kiểu dáng công nghiệp của mình ngăn cơ sở Đại Đồng Tiến sản xuất kệ sau vì sản phẩm của Đại Đồng Tiến không trùng hay tương tự với hình dáng bên ngoài của chiếc kệ của Công ty Nhựa Sài gòn. 2.2.2. Điều kiện bảo hộ đối với KDCN. Theo điều 65 Luật SHTT Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên. Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người 37
  11. có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó. Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố: Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này; Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT công bố dưới dạng báo cáo khoa học; Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức. + Tính mới: tính mới của kiểu dáng công nghiệp phải đạt được ba tiêu chí: Một là: KDCN được công nhận là có tính mới nếu tính đến ngày nộp đơn có sự khác biệt cơ bản, rõ rệt với những kiểu dáng đã bị bộc lộ công khai. Nó không được đồng nhất hoặc tương tự gần giống đến mức gây nhầm lẫn với những kiểu dáng đã tồn tại trước đó. Hai là: KDCN không được coi là khác biệt cơ bản với nhau nếu chỉ khác biệt bởi các đặc điểm tạo dáng không dễ nhận biết và ghi nhớ, các đặc điểm đó không dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng CN với nhau được. Ví dụ: Trước đây, rất nhiều chủ cơ sở sản xuất trong nước đã cho đăng ký bao bì sản phẩm dưới dạng KDCN khi việc đăng ký nhãn hiệu bị từ chối ( bao bì mì ăn liền, bao bì vỏ hộp thuốc dưới dạng một bao nhựa hay một hộp hình chữ nhật. Mặc dù các bao bì này có màu sắc và cách trình bày khá đặc sắc,song trên lý thuyết không đủ cơ sở để bảo hôj vì các bao bì này có thể tạo ra một cách dễ dàng với một nhà sản xuất trung bình. Ngược lại, một sản phẩm được đầu tư công sức, trí tuệ, khó bắt trước thì được bảo hộ dưới dạng KDCN như kiểu dáng chai nước Lavie, kiểu dáng xe máy Future. Ba là: KDCN yêu cầu bảo hộ chưa bị bộc lộ công khai ở bất cứ đâu, bất cứ hình thức nào tính đến ngày nộp đơn. KDCN bị coi là bộc lộ thông qua các cách như: mô tả bằng văn bản như phát hành các ấn phẩm, trưng bày trong các cuộc triển lãm hay qua các bài giảng hoặc có thể được bộc lộ thông qua bất kỳ hình thức nào khác trước ngày nộp đơn xin yêu câu bảo hộ mà một chuyên gia trung bình trong lĩnh vực đó có thể nắm bắt được bản chất của KDCN đó. KDCN được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về KDCN đó. + Tính sáng tạo Theo điều 66 Luật SHTT Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. Tính sáng tạo thể hiện thông qua 2 yếu tố cơ bản: 38
  12. KDCN phải là thành quả sáng tạo của tác giả , có tính tiến bộ vượt bậc về mặt kỹ thuật so với KD cùng loại trước đó, nó không được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh tương ứng. KDCN được mô tả trong đơn yêu cầu phải tạo ra bước tiến rõ rệt về mặt kỹ thuật so với kiểu dáng của các sản phẩm cùng loại trước đó. Để có cơ sở kết luận KDCN nêu trong đơn có tính mới hay không, phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN đó với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN đối chứng, KDCN nêu trong đơn được coi là có tính mới, có tính sáng tạo nếu không tìm thấy KDCN đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu; hoặc mặc dù có tìm thấy nhưng KDCN nêu trong đơn có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản không có mặt trong tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng đối chứng. Ngoài ra KDCN không phải là hình dáng bên ngoài của sản phẩm đã được biết đến một cách rộng rãi ( không phải là sự thay đổi vị trí hoặc lắp ghép, kết hợp giữa các đặc điểm của KDCN đã biết hoặc mang hình dáng tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả, động vật...; hình dáng của các hình học đã được biết đến rộng rãi như: hình tròn, hình elip, hình vuông, hình chữ nhật...; hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng ở Việt Nam hoặc trên thế giới như: tháp Rùa, tượng Phúc Lộc Thọ, tháp Ep phen... + Có khả năng áp dụng công nghiệp Theo điều 66 Luật SHTT Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Câu hỏi: Tại sao phải bảo hộ KDCN? KDCN làm cho sản phẩm cuốn hút và hấp dẫn, vì thế nó tạo thêm giá trị thương mại của một sản phẩm và nâng cao khả năng thâm nhập thị trường. Khi một KDCN được bảo hộ, chủ sở hữu được bảo đảm độc quyền ứng dụng và ngăn cấm bên thứ ba sao chép hoặc mô phỏng bất hợp pháp kiểu dáng đo. Điều này bảo đảm một khoản thu nhập chính đáng từ vốn đầu tư, một hệ thống bảo hộ KDCN hiệu quả cũng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và công chúng nói chung thông qua việc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và hoạt đông thương mại trung thực, khuyến khích sáng tạo và việc tạo ra các sản phẩm hấp dẫn hơn về mặt thẩm mỹ. Việc bảo hộ KDCN góp phần phát triển kinh tế xã hội thông qua việc khuyến kích sáng tạo trong khu công nghiệp và chế tạo cũng như trong các ngành nghệ thuật và thủ công truyền thống. Kiểu dáng công nghiệp góp phần mở rộng hoạt động thương mại và xuất khẩu hàng hoá của mỗi quốc gia. Việc tạo ra và bảo hộ KDCN nói chung tương đối đơn giản và không tốn kém. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các thợ thủ công, các hoạ sĩ đơn lẻ tại các quốc gia phát triển và đang phát triển đều có thể xúc tiến việc bảo hộ KDCN. Tính mới của KDCN được đặt ra trong phạm vi quốc gia và trên toàn thế giới. KDCN có thời hạn bảo hộ là 5 năm, có thể được gia hạn 2 lần mỗi lần 5 năm. Thời hạn xét đơn bảo hộ KDCN là 10 tháng Ví dụ: - Giá phơi xếp đồ Duy Lợi - Kiểu dáng chai nước Lavie 39
  13. - Kiểu dáng lon nước ngọt Câu hỏi Phạm vi bảo hộ KDCN? Nhìn chung, bảo hộ KDCN giới hạn trong lãnh thổ của quốc gia cấp bảo hộ. Theo thoả ước Hague về đăng ký quốc tế KDCN, một điều ước do Wipo quản lý, thủ tục đăng ký quốc tế đã được thiết lập. Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế duy nhất hoặc cho Wipo hoặc cho cơ quan quốc gia của nước thành viên của Thỏa ước. Sau đó kiểu dáng có thể bảo hộ tại bất kỳ quốc gia thành viên mà người nộp đơn mong muốn. 2.3. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (IC). 2.3.1. Khái niệm: Là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. 2.3.2. Điều kiện bảo hộ: + Có tính nguyên gốc: Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả; Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó. Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc Thiết kế bố trí đó là thành quả lao động sáng tạo của chính tác giả, nó không phải là sản phẩm thông thường của người sáng tạo ra thiết kế bố trí Tại thời điểm được tạo ra, thiết kế, bố trí đó chưa được biết đến rộng rãi trong giới những người sáng tạo thiết kế bố trí mạch và nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn. + Có tính mới thương mại: Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký. Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại quy định tại khoản 2 Điều này là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó. Mạch tích hợp đóng vai trò điều kiểm tự động hoá các sản phẩm sử dụng điện, trong tương lai, mạch tích hợp sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc sử sản xuất ra những " sản phẩm thông minh" như lò nướng có thể tự tạo ra bữa ăn theo chương trình được ghi trong đĩa CD - R bán kèm với sản phẩm, hay tủ lạnh có thể thông báo cho chủ 40
  14. nhà biết sản phẩm nào cần phải tiêu thụ ngay vì sắp hết hạn hay phải bảo quản thực phẩm này như thế nào... Thiết kế được cấp văn bằng bảo bộ thời hạn là 10 năm Ví dụ: - Bóng bán dẫn, đài bán dẫn - Mạch tích hợp thế hệ 45 nanonet của hãng điện tử Sony, Toshiba, Nec - Giải pháp bo mạch tích hợp 780 Series, chíp đồ họa GPU mới – AMD 780 series phục vụ cho giải trí và điện tử. 2.4. Nhãn hiệu. 2.4.1. Khái niệm nhãn hiệu: Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp phổ biến nhất trong cuộc sống. Chúng ta có thể gặp rất nhiều nhãn hiệu như: VietNam Air lines, Bia Sài Gòn, kem đánh răng P/S... Luật về nhãn hiệu bắt nguồn từ luật chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, do các chủ thể kinh doanh có uy tín than phiền sản phẩm của mình bị giả mạo. Để tránh tình trạng này, nước Anh là quốc gai đầu tiên ban hành lụât về bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, nhãn hiệu đầu tiên được bảo hộ là hnàg hia BASS, với hình tam giác màu cam năm 1777 Mục đích ban đầu của việc sử dụng nhãn hiệu là để phân biệt sản phẩm, tuy nhiên khi sản phẩm đã chiếm được thị trường, nhãn hiệu trở thành biểu tượng của uy tín, chất lượng sản phẩm. Nhãn hiệu càng uy tín, càng dễ bị người khác lợi dụng để sản xuất hàng giả, hàng nhái. Chính vì thế nảy sinh nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu có uy tín với phạm vi rộng hơn các nhãn hiệu thông thường, đó là những nhãn hiệu nổi tiếng. Đối với những nhãn hiệu này, việc bảo hộ không chỉ giới hạn ở những sản phẩm cùng loại mà ở tất cả các loại hình sản phẩm. Ví dụ: nhãn hiệu của công ty sản xuất đồ thể thao ADIDAS, phạm vi của nó không chỉ giới hạn ở các đồ dùng thể thao mà ở tất cả các sản phẩm, một người sản xuất bật lửa ga ADIDAS cũng bị coi là vi phạm nhãn hiệu. Trong mọi trường hợp, mục đích của việc bảo hộ nhãn hiệu không phải là những dấu hiệu ghi trên nhãn sản phẩm mà là những thông tin được thể hiện thông qua nhãn hiệu đó: uy tín, xuất xứ, chất lượng sản phẩm. Ở đây vai trò của sức lao động sáng tạo không rõ như quyền tác giả hay các đối tượng sở hữu công nghiệp khác. Việc bảo hộ nhãn hiệu phải thoả mãn lợi ích của bốn chủ thể, đó là người tiêu dùng không bị nhầm lẫn giữa hàng thật và hàng giả, chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ uy tín của sản phẩm, các nhà sản xuất khác được cạnh tranh bình đẳng và nhà nước bảo đảm một hệ thống pháp lụât công bằng và hiệu quả. 2.4.2. Điều kiện bảo hộ: Theo quy định tại điều 72 Luật SHTT " Nhãn hiệu được bảo họ nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây: 1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặ sự kết hợp giữa các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. 2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. 41
  15. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu - Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. - Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu; Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến; Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh; Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này; Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên; Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này; Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng; Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; 42
  16. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá; Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó; Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. Nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ phải đồng thời đáp ứng hai tiêu chí sau: Một là: Nhãn hiệu phải hội đủ 2 yếu tố: + Các dấu hiệu có thể nhìn thấy, có thể "tri giác" được có nghĩa là con người chỉ có thể nhận thức được, nắm bắt được về chúng qua khả năng thị giác của con người, người tiêu dùng qua quan sát, nhìn ngắm để phát hiện ra loại hàng hoá, dịch vụ có gắn với nhãn hiệu đó để lựa chọn. + Các dấu hiệu cụ thể được xem xét là nhãn hiệu được tồn tạo dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Có nghĩa là con người có thể nhận thức nắm bắt được thông qua thị giác của con người, người tiêu dùng qua quan sát, nhìn ngắm để phát hiện ra loại hàng hóa dịch vụ có gắn nhãn hiệu đó để lựa chọn. Yếu tố màu sắc là không thể thiếu đối với nhãn hiệu hàng hoá bởi ưu điểm gây ấn tượng đối với thị giác con người , qua đó giúp cho nhãn hiệu được chức năng phân biệt của mình. Hai là: Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. "Yếu tố" được hiểu là một bộ phận của dấu hiệu mà không thể hiểu là toàn bộ hay bản thân dấu hiệu đó. Quy định của điều luật chỉ đòi hỏi một hoặc một số yếu tố thuộc dấu hiệu phải tạo nên được sự dễ nhận biết và dễ ghi nhớ của nhãn hiệu. Nhãn hiệu dễ nhận biết là nhãn hiệu bao gồm các yếu tố đủ để tác động vào nhận thức, tạo nên ấn tượng có khả năng lưu giữ trong trí nhớ hay tiềm thức của con người. Bất kỳ ai khi tiếp xúc với chúng đều dễ dàng tri giác và dễ ghi nhớ nhận biết về chúng khi đặt bên cạnh các loại nhãn hiệu khác. Lưu ý: Nhãn hiệu được coi là "tương tự tới mức gây nhầm lẫn" khi căn cứ vào tình hình thực tế, so sánh giữa hai nhãn hiệu để trả lời. Thông tư 825/2000/BKHCNMT đã tổng kết phương pháp phân biệt giữa hai nhãn hiệu bị coi là "tương tự tới mức gây nhầm lẫn" Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu: 1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước; 2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, 43
  17. tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; 3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; 4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; 5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. + Trùng dấu hiệu, tương tự sản phẩm: dấu hiệu có cấu tạo, cách trình bày, phát âm, màu sắc, ý nghĩa hoàn toàn trùng với những dấu hiệu tương ứng ở sản phẩm còn lại: Ví dụ: nước tương Liên Thành và nước mắm Liên Thành + Tương tự dấu hiệu, trùng sản phẩm:dấu hiệu có cấu tạo, cách trình bày, phát âm, màu sắc, ý nghĩa tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt được với những dấu hiệu tương ứng ở sản phẩm còn lại, với điều kiện các dấu hiệu này được nhà nước bảo hộ độc quyền. Ví dụ: hai nhãn hiệu YSL của hãng sản xuất quần áo Yves Saint Laurent và SLS của hàng sản xuất quần án Suco khi được viết theo kiểu chữ giống nhau. Bột giặt OMO và bột giặt OMOT Một nhãn hiệu được coi là không thông dụng nếu nó không phải là cac danh từ chung, hình dạng đơn giản, hình thức pháp lý của doanh nghiệp, phương pháp đo lường sản phẩm. Nhãn hiệu đó cũng không được phép là tên sản phẩm hay tính chất sản phẩm ví dụ: "nước khoáng thiên nhiên" hay "chuyên gia giặt tẩy vết bẩn", hay những dấu hiệu có tính chất lừa đảo ví dụ: "thần dược" hay " cải lão hoàn đồng" đối với thuốc chữa bệnh; các dấu hiệu thuộc về quyền uy quốc gia như: quốc kỳ,quốc huy, ảnh lãnh tụ, tên gọi các cơ quan nhà nước... Nhận biết dấu hiệu nào được bảo hộ và dấu hiệu nào không được bảo hộ rất quan trọng trong việc xin cấp văn bằng bảo hộ: Ví dụ: Công ty A xin đăng ký nhãn hiệu MANTANA cho nhãn hiệu thuốc lá của mình tại Cục sở hữu trí tuệ, có ý kiến cho rằng tên này không được vì nó là một bang của Mỹ, cho đăng ký MANTANA sẽ làm cho người tiêu dùng hiểu lầm. Trên thực tế pháp luật không cấm sử dụng một tên địa danh trừ khi địa danh đó đã được bảo hộ là đối tượng của sở hữu công nghiệp khác (ví dụ: chỉ dẫn địa lý). Do vậy nhãn hiệu vẫn được đăng ký. 2.4.3. Căn cứ phát sinh và thời hạn bảo hộ: Trong cuộc sống nhãn hiệu độc quyền hay nhãn hiệu đã đăng ký đền có ý nghĩa như nhau. Để được bảo hộ, chủ cơ sở nhãn hiệu phải đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ. Văn bằng được cấp gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Mọi chứng chỉ khác đều không có giá trị bảo hộ. Một ngoại lệ duy nhất là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục sở hữu trí tuệ cấp là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quốc tế do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (Wipo hoặc PMPI) cấp theo Thoả ước Madrid cho các nhãn hiệu nước có đăng ký bảo hộ tại Việt Nam theo quy chế của Thoả ước Madrid. 44
  18. Thời hạn bảo hộ là 10 năm tính từ ngày cấp bằng đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn; có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm. Thời gian xét đơn bảo hộ là 12 tháng. Ví dụ: một nhãn hiệu nộp đơn năm 1999, cấp bằng năm 2000 đến hết năm 1999 + 10 năm = 2009 Nếu nhãn hiệu được bảo hộ theo Thoả ước Madrid thì các nhãn hiệu này được bảo hộ tại Việt Nam kể từ ngày được đăng ký bảo hộ đến hết 20 năm kể từ khi nhãn hiệu này được nộp đơn tại quốc gia bảo hộ lần đầu tiên. Ví dụ: - Vinamilk, nike… - Rượu Hồng Đào của Công ty thực phẩm Minh Anh Đà Nẵng. - Vang đỏ Đà Lạt - Hoa đào Nhật Tân - Bưởi Phúc Trạch - Hà Tĩnh - Vải thiều Thanh Hà – Hải Dương 2.4.4. Phân loại nhãn hiệu: Nhãn hiệu chủ yếu dùng để gắn lên các loại hàng hóa và dịch vụ để chỉ ra chúng do ai sản xuất hay cung cấp. Nhãn hiệu gồm có hai loại là dùng cho hàng hóa và dùng cho dịch vụ. + Nhãn hiệu dùng cho hàng hóa: là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau; nó chủ yếu trả lời cho câu hỏi ai là người sản xuất ra những loại hàng hóa đo. Nhãn hiệu có thể được gắn ngay trên hàng hóa hoặc trên bao bì của hàng hóa đó. Ví dụ: Cocacola, pesi, numberone, bánh Chocopie, bánh Chocobis Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa như Innova, Camry + Nhãn hiệu dùng cho dịch vụ: Là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu dịch vụ thường được gắn trên bảng hiệu dịch vụ để người có nhu cầu hưởng thụ dịch vụ đó có thể dễ dàng nhận biết. Ví dụ: Dịch vụ giặt là; dịch vụ matsa Thái, dịch vụ thẩm mỹ… Dịch vụ vận chuyển hành khách, chuyển tiền nhanh, gửi tiền… Ngoài cách phân loại trên người ta còn chia nhãn hiệu thành các loại khác như: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu chứng nhận việc kiểm định, xác nhận đối với một sản phẩm. Ví dụ nhãn hiệu tập thể: - Gốm Bát Tràng - Lồng đèn thị xã Hội An - Chè Thái Nguyên - Bưởi Phúc Trạch - Chè Việt 2.4.5. Phân biệt nhãn hiệu hàng hóa với nhãn hàng hóa. - Nhãn hàng hóa theo quy định điều 3 nghị định 89/2006 là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ in, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. 45
  19. - Nhãn hàng hóa phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc. Nội dung bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa 2.5. Tên thương mại 2.5.1. Khái niệm: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực và cùng một khu vực kinh doanh Ví dụ: Siêu thị Sài gòn Siêu thị Metro Khu vực kinh doanh ở đây là khu vực địa lý nơi có chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc danh tiếng Tên thương mại có thể là tên công ty, nó được sử dụng trên bảng hiệu của doanh nghiệp, song không nhất thiết phải được đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu. Tên thương mại muốn được bảo hộ phải thoả mãn các điều kiện sau: 2.5.2. Điều kiện để được bảo hộ: Theo điều 76 Luật SHTT + Tính phân biệt của tên thương mại: Tên thương mại phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực và cùng một khu vực. Chứa thành phần tên riêng trừ trường hợp đã được biết đến do sử dụng rộng rãi. Điều này có nghĩa là những tên gọi không có khả năng phân biệt do có quá nhiều người sử dung sẽ không được bảo hộ dưới dạng tên thương mại Ví dụ: Nhà may Hà sẽ không được bảo hộ dưới dạng tên thương mại + Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước đó trong cùng lĩnh vực và trong cùng khu vực. + Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên đó được sử dụng. Ngược lại một nhãn hiệu gây nhầm lẫn với một tên thương mại đã được bảo hộ từ trước cũng sẽ bị từ chối cấp văn bằng hay huỷ văn bằng bảo hộ. Ví dụ: Công ty Anheuser bush là chủ sở hữu nhãn hiệu Budweiser từ cuối thế kỷ 19 ở Mỹ, song lâu hơn nữa là nhãn hiệu Budweiser của nhà máy bia Plzen ở Tiệp Khắc từ thế kỷ 18. Tại Việt Nam nhãn hiệu Budweiser được bảo hộ cho nhà máy bia Plzen, Công ty Anheuser bush cho rằng cho dù nhà máy bia và Plzen có được Cục SHTT bảo hộ thì sản phẩm của mình cũng đã xuất hiện ở Miền Nam Việt Nam từ trước 1975 và vì vậy Budweiser cũng là tên thương mại của mình. Sau khi nghe ý kiến và chấp nhận thêm lập luận rằng nhãn hiệu Budweiser của Mỹ là nhãn hiệu nổi tiếng, Cục SHTT đã chấp nhận huỷ văn bằng bảo hộ của nhà máy bia Plzen. Ví dụ: - VN có 2 hãng xe máy là Honda và Yamaha, mỗi hãng lại có nhiều loại mẫu xe khác nhau đó là nhãn hàng hóa như xe máy Wave của Honda, Sirius của hãng Yamaha. 46
  20. - Tổng công ty Bưu chính viễn thông VN và Tổng công ty Viễn thông Quân đội… - Avadia; Actos là thuốc tiểu đường - Taxi Mai Linh, Taxi Vạn Xuân Chủ sở hữu đối với tên thương mại có quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại đó trong các giấy tờ giao dịch, biểu hiện, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và quảng cáo. Chủ sở hữu có quyền chuyển giao tên thương mại theo hợp đồng hoặc thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. 2.5.3. Phân biệt tên thương mại, nhãn hiệu và thương hiệu: - Về từ ngữ: Thương hiệu là tên hiệu của nhà sản xuất, là một khái niệm thương mại. Nhãn hiệu là dấu hiệu của nơi sản xuất dán hay in trên mặt hàng - Về mặt pháp lý: Thương hiệu hiện nay chưa có văn bản pháp lý nào của VN sử dụng thuật ngữ thương hiệu không có khái niệm về thương hiệu. Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của những cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. - Về mặt thực tế: Chia thành 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa được hiểu đồng nhất với nhau Loại ý kiến thứ hai cho rằng nhãn hiệu và thương hiệu là 2 thuật ngữ khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa chỉ một loại thương hiệu cụ thể Trên phương tiện thông tin đại chúng thường sử dụng thuật ngữ thương hiệu cho cả nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ và tên thương mại. Ví dụ: thuốc lá Vinataba, nước giải khát Cocacola Ở nước ta hiện nay thuật ngữ thương hiệu được sử dụng phổ biến hơn thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa nhằm phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các nhà sản xuất, kinh doanh. - Xét về mặt thực tế và pháp lý thì hiện tại ở VN chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu. Nhãn hiệu hàng hóa được coi là đối tượng của SHCN và được bảo hộ bởi hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật mỗi quốc gia. Thương hiệu không phải là một đối tượng của sở hữu công nghiệp hoặc SHTT, nó có thể là bất kỳ dấu hiệu nào gắn với sản phẩm, nó bao gồm nhiều yếu tố như tên gọi, biểu tượng, màu sắc…Các yếu tố này có thể được bảo hộ là đối tượng của SHCN và thương hiệu cũng có thể được bảo hộ bởi cả pháp luật bản quyền. Thương hiệu là toàn bộ các dấu hiệu được sử dụng trong thương mại để chỉ rõ nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ… bao gồm xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại. 2.6. Chỉ dẫn địa lý 2.6.1. Khái niệm: Là chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, xuất xứ của hàng hóa từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ nào. Chỉ dẫn này phải được thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay các giấy tờ giao dịch liên quan nhằm chỉ dẫn nguồn gốc hàng hoá. Ngoài ra, quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc 47
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2