SỞ HỮU TRÍ TUỆ - LUẬT QUỐC TẾ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 1
lượt xem 55
download
Luật quốc tế về sở hữu trí tuệ Luật quốc tế và quyền sở hữu trí tuệ Giới thiệu Quyền sở hữu trí tuệ tồn tại chủ yếu theo luật pháp quốc gia. Cái được gọi là quyền sở hữu trí tuệ toàn cầu (quốc tế) có nghĩa là một tập hợp các quyền có khả năng được thực thi theo pháp luật,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SỞ HỮU TRÍ TUỆ - LUẬT QUỐC TẾ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 1
- CURRICULUM ON INTELLECTUAL PROPERTY Professor Michael Blakeney Queen Mary Intellectual Property Research Institute University of London TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ Giáo sư Michael Blakeney Viện nghiên cứu Sở hữu trí tuệ Queen Mary Đại học London Provided and translated by the EC-ASEAN Intellectual Property Rights Co-operation Programme (ECAP II) Tài liệu này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) dịch và cung cấp
- Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ cung cấp Bài 8. Luật quốc tế về sở hữu trí tuệ 1. Luật quốc tế và quyền sở hữu trí tuệ 1.1 Giới thiệu Quyền sở hữu trí tuệ tồn tại chủ yếu theo luật pháp quốc gia. Cái được gọi là quyền sở hữu trí tuệ toàn cầu (quốc tế) có nghĩa là một tập hợp các quyền có khả năng được thực thi theo pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, có thể nói rằng ở hầu hết các nước, quyền mang tính chất quốc gia đó không chỉ tồn tại như một hệ quả của nội luật mà còn là các nghĩa vụ quốc tế đa phương, song phương hoặc khu vực. Ở một số hiệp hội khu vực như Liên minh châu Âu, pháp luật khu vực có thể có hiệu lực áp dụng trực tiếp tại các quốc gia hoặc có thể đặt ra các tiêu chuẩn về sở hữu trí tuệ cho pháp luật quốc gia. Luật sở hữu trí tuệ quốc tế có vai trò quan trọng trong việc hài hoà hoá các quy phạm pháp luật quốc gia về nội dung và thủ tục. Điều này là đặc biệt đúng trong trường hợp Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) của WTO, trong đó đặt ra các tiêu chuẩn mà pháp luật quốc gia phải quy định đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như là một điều kiện để trở thành thành viên của WTO. Vì vậy, luật quốc tế có vai trò hiến định quan trọng cả ở khía cạnh quy định các thủ tục và thể thức cho việc đàm phán về các tiêu chuẩn và chuẩn mực của quyền sở hữu trí tuệ mang tính quốc gia và việc hài hoà hoá các tiêu chuẩn pháp luật quốc gia và khu vực về sở hữu trí tuệ. Việc thừa nhận và áp dụng các chuẩn mực chung về sở hữu trí tuệ sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn khi các nước có thể tin tưởng rằng các nước đối tác cũng có các chuẩn mực pháp lý tương tự. 1.2 Nguồn pháp lý của luật sở hữu trí tuệ quốc tế Nguồn pháp lý của luật quốc tế áp dụng cho các chế định sở hữu trí tuệ quốc tế cũng như tất cả các lĩnh vực luật quốc tế khác được quy định một cách rõ ràng tại Điều 38 Quy chế Toà án quốc tế. Điều này quy định rằng trong quá trình giải quyết các tranh chấp, Toà án phải áp dụng: a. các điều ước quốc tế, bất kết là chung hay riêng, thiết lập các quy tắc được thừa nhận một cách rõ ràng bởi các nước thành viên; 2 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
- b. tập quán quốc tế, với danh nghĩa là thực tiễn chung được chấp nhận như là pháp luật; c. các nguyên tắc chung của pháp luật được các quốc gia văn minh thừa nhận; d. tuỳ thuộc vào các quy định của Điều 59 (trong đó cho phép toà án triệu tập nhân chứng và chuyên gia), các phán quyết của toà án và các bài giảng của các chuyên gia nghiên cứu có uy tín nhất của các nước, với danh nghĩa là công cụ bổ sung để xác định các quy tắc pháp luật. Là một phần Quy chế của Toà án thường trực quốc tế của Liên hiệp các quốc gia (Permanent Court of International Justice of the League of Nations), điều khoản này đã được đưa vào Quy chế của Toà án quốc tế năm 1945. Điều khoản này liệt kê một danh mục các nguồn hiện đại cơ bản của luật quốc tế, mặc dù không chỉ ra thứ tự ưu tiên về mặt hình thức của các nguồn này. Luật sở hữu trí tuệ quốc tế chủ yếu bắt nguồn từ luật điều ước, tuy nhiên, với tầm quan trọng ngày càng gia tăng của việc giải quyết tranh chấp, các nguyên tắc pháp luật chung ngày càng trở nên quan trọng hơn. Những ý kiến khẳng định rằng các nguyên tắc về quyền con người có tính ưu việt so với luật sở hữu trí tuệ đang đòi hỏi phải xem xét lại các nguồn quốc tế truyền thống của luật sở hữu trí tuệ. 1.2.1 Luật điều ước Nền tảng của chế định sở hữu trí tuệ quốc tế là Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883 và Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886. Sự phát triển từng bước của chế định sở hữu trí tuệ quốc tế được bắt đầu bằng sự ra đời của các điều ước đặc biệt bắt nguồn từ hai điều ước nêu trên. Hai điểm xuất phát quan trọng của quá trình này là sự ra đời của Công ước Bản quyền toàn cầu tồn tại song song với Công ước Berne và gần đây là sự ra đời của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của WTO. Các quy tắc của luật quốc tế điều chỉnh việc giải thích và áp dụng các điều ước được quy định tại Công ước Viên về Luật Điều ước năm 1969. Hầu hết các nước đã tham gia công ước này. Hoa Kỳ là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, mặc dù nước này đã ngụ ý chấp nhận các điều khoản của công ước vì nó phản ánh luật tập quán quốc tế áp dụng cho các điều ước quốc tế. Mặc dù chưa được khẳng định một cách chính thức là các điều ước về việc thành lập các tổ chức khu vực được điều chỉnh bởi Công ước Viên nhưng trên thực tế thì có thể được hiểu là như vậy. 1.2.2 Luật tập quán quốc tế 3 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
- Không giống như những lĩnh vực luật khác, luật sở hữu trí tuệ buộc phải phát triển khá nhanh do sự thay đổi của công nghệ. Do đó, sự tiến triển theo từng bước của luật sở hữu trí tuệ quốc tế thông qua việc áp dụng các nguyên tắc tập quán không xảy ra trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp sự thay đổi về luật pháp là quá chậm, không theo kịp sự phát triển của công nghệ thì việc thiết lập các tiêu chuẩn riêng trở nên ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Điều này là đặc biệt đúng trong trường hợp ảnh hưởng của internet đến luật sở hữu trí tuệ, khi mà quy định về đăng ký tên miền được dựa trên cơ sở tự điều chỉnh. Một vấn đề chưa được nghiên cứu là phạm vi áp dụng các tập quán pháp đối với việc bảo hộ tài sản thực và các động sản hữu hình cho tài sản vô hình. Ngoài ra, cần phải nghiên cứu việc áp dụng các nguyên tắc của tập quán pháp quốc tế như nguyên tắc thực hiện nghiêm chỉnh và tận tâm các cam kết quốc tế (nguyên tắc pacta sunt servanda1) và sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các quốc gia. 1.2.3 Tiền lệ pháp Tiền lệ pháp đã được chứng minh không phải là một nguồn quan trọng của luật sở hữu trí tuệ quốc tế. Chưa từng có vụ việc nào về sở hữu trí tuệ được đưa ra trước Toà án quốc tế hoặc là cơ quan tiền thân của Toà án này (the Permanent Court of International Justice). Tình trạng này đã bắt đầu thay đổi với việc xét xử các hành vi vi phạm Hiệp định TRIPS bởi Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, trên cơ sở các đề xuất của một ban bồi thẩm (panel) hoặc Cơ quan giải quyết khiếu nại (Appellate Body). Mặc dù các lập luận của ban bồi thẩm hoặc cơ quan giải quyết khiếu nại không có giá trị ràng buộc nhưng các ban bồi thẩm và cơ quan giải quyết khiếu nại về sau vẫn buộc phải xem xét những lập luận đó. Đã từng có ý kiến cho rằng cần thúc đẩy các quy tắc pháp lý trong hệ thống kinh tế quốc tế nếu các toà án quốc gia và khu vực xét xử các vấn đề thuộc nội dung của các Hiệp định của WTO về hiệu lực của các quyết định của các ban bồi thẩm và cơ quan giải quyết khiếu nại.2 Các toà án quốc gia và khu vực có các nguồn thẩm quyền xét xử cơ bản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mặc dù không phải là các nguồn luật quốc tế chủ yếu theo Điều 38 Quy chế Toà án quốc tế, nhưng những nguồn này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo thành tập hợp các nguyên tắc chung của luật quốc tế. 1.2.3 Các công trình nghiên cứu pháp lý Điều 38 Quy chế Toà án quốc tế cũng đề cập đến các công trình nghiên cứu pháp lý của các luật gia có trình độ cao như là một nguồn thứ hai của luật quốc tế. Toà án ở các nước theo hệ thống luật chung có khuynh hướng dễ dàng chấp nhận việc tham khảo các 4 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
- công trình nghiên cứu khoa học hơn là các toà án ở những nước theo hệ thống luật dân sự. Trong lĩnh vực luật sở hữu trí tuệ quốc tế đang phát triển nhanh chóng, các công trình nghiên cứu của các luật gia có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tính chắc chắn và chặt chẽ. 1.2.4 Các nguyên tắc pháp luật chung Bên cạnh luật điều ước, các nguyên tắc pháp luật chung là nguồn quan trọng nhất của luật sở hữu trí tuệ quốc tế. Một số nguyên tắc chung quan trọng về thủ tục xét xử đã được đưa vào các quy định về thực thi của Hiệp định TRIPS, chẳng hạn yêu cầu tại Điều 41.2 rằng “các thủ tục liên quan đến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải công bằng và hợp lý” và các thủ tục này “không được phức tạp một cách không cần thiết hoặc tốn kém, hoặc đòi hỏi những thời hạn vô lý hoặc những sự chậm trễ không được bảo đảm”. Tương tự, yêu cầu được quy định tại Điều 41.3 rằng các quyết định “về vụ việc phải được làm thành văn bản và có căn cứ” và rằng các quyết định này “phải được chuyển ít nhất là cho các bên tham gia vụ kiện một cách không chậm trễ” là các nguyên tắc về thủ tục mà người ta cho rằng đã được chấp nhận chung. Thủ tục đúng đắn được quy định trong yêu cầu của Hiệp định TRIPS tại Điều 41.3 rằng “các quyết định phán xử vụ việc chỉ được dựa vào chứng cứ mà các bên đều đã được tạo cơ hội trình bày ý kiến về chứng cứ đó”. Điều 42 Hiệp định TRIPS yêu cầu rằng các thủ tục phải đúng đắn và công bằng trong đó bị đơn phải có quyền được “thông báo bằng văn bản một cách kịp thời và chi tiết, trong đó nêu cả căn cứ của các yêu cầu đó”. Điều này yêu cầu rằng các bên “phải có quyền biện minh cho yêu cầu của mình và có quyền đưa ra mọi chứng cứ thích hợp” cũng gần như đã trở thành một nguyên tắc pháp luật chung, tương tự như yêu cầu các thủ tục không được đòi hỏi “quá mức việc đương sự buộc phải có mặt tại toà”. Về cơ bản, các nguyên tắc chung về sự trung thực và công bằng gần như tạo thành một phần của luật sở hữu trí tuệ quốc tế về nội dung. Học thuyết về tính cân xứng với ý nghĩa rằng luật pháp không được đặt ra các nghĩa vụ vượt quá những gì được coi là cần thiết để giải quyết các tình huống từ đó tạo thành một nguyên tắc pháp luật chung chi phối hoạt động của Toà án châu Âu. 1.3 Các tổ chức quốc tế Việc quản lý các khía cạnh của định chế sở hữu trí tuệ quốc tế được thực hiện bởi một số tổ chức quốc tế và tổ chức liên chính phủ được thành lập theo các điều ước quốc tế. Các tổ chức chính về sở hữu trí tuệ ở cấp quốc tế và liên chính phủ là Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Một số khía cạnh đặc biệt của luật sở hữu trí tuệ quốc tế được giao cho một số tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm: bản quyền và văn hoá dân gian: Tổ chức Văn hoá, Khoa 5 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
- học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO); giống cây trồng mới: Liên minh bảo hộ giống cây trồng (UPOV); tiếp cận tài nguyên di truyền: Tổ chức Nông Lương, Hội nghị các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học (CBD), Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP); công nghệ y học: Tổ chức Y tế thế giới (WHO); quyền kề cận: Liên minh Viễn thông quốc tế; chuyển giao công nghệ: Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO); chuyển giao công nghệ và ảnh hưởng của quyền sở hữu trí tuệ đối với các nước đang phát triển: Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD). Một số tổ chức khu vực cũng thiết lập các chuẩn mực và cơ cấu về sở hữu trí tuệ. Những tổ chức này bao gồm Tổ chức Andean Pact, Liên minh châu Âu (Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) và Cơ quan hài hoà hoá thị trường nội địa (OHIM), Hiệp hội thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), MERCOSUR và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ngoài ra, các tổ chức sở hữu trí tuệ đặc biệt đã được thành lập với chức năng trong phạm vi khu vực. Những tổ chức này bao gồm Tổ chức Sáng chế khu vực châu Phi (ARIPO) và Cơ quan Sáng chế Á-Âu. Trong mỗi trường hợp, các tổ chức này được thành lập theo các điều ước quốc tế điều chỉnh chức năng và thẩm quyền của tổ chức này. Vì mỗi tổ chức trong số này đều được thành lập theo các điều ước quốc tế, phạm vi và hiệu lực hoạt động của tổ chức đó cũng sẽ được quy định theo các nguyên tắc giải thích điều ước quốc tế. Trong trường hợp Liên minh châu Âu, tổ chức lâu đời nhất trong số các tổ chức khu vực, các điều ước thành lập Liên minh có vai trò hiến định quan trọng, trong đó các nguyên tắc chung của luật công pháp quốc tế được thay thế bởi các nguyên tắc hiến định. Tác động có thể dự đoán được của chế định sở hữu trí tuệ toàn cầu đối với mọi khía cạnh của quyền con người đã làm nảy sinh vấn đề về mối quan hệ giữa sở hữu trí tuệ và quyền con người. Trong báo cáo Phát triển con người và quyền con người, Chương trình phát triển Liên hợp quốc đã cho rằng các khía cạnh của Hiệp định TRIPS có thể không phù hợp với Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá và Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị3. Ngày 17 tháng 8 năm 2000, Tiểu ban bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Liên hợp quốc, trên cơ sở nhận thức rằng: …có sự xung đột thực tế và tiềm tàng giữa việc thi hành Hiệp định TRIPS và việc thực hiện các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá liên quan đến, ngoài những vấn đề khác, những trở ngại cho hoạt động chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển, hệ quả của việc có được quyền hưởng thực phẩm, quyền đối với giống cây trồng mới và việc cấp độc quyền cho các cơ thể sinh vật bị biến đổi gen, “sinh tặc” (bio-piracy) và sự suy giảm việc kiểm soát của cộng đồng (đặc biệt là các cộng đồng bản địa) đối với các nguồn tài nguyên di truyền và tài nguyên thiên 6 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
- nhiên và các giá trị văn hoá của họ, và những hạn chế tiếp cận các loại dược phẩm được bảo hộ độc quyền và quyền được chăm sóc sức khoẻ, đã thông qua một nghị quyết kêu gọi giải quyết vấn đề ảnh hưởng của Hiệp định TRIPS đến vấn đề quyền con người và quyền của các cộng đồng, trong đó có nông dân và những nhóm người bản địa trên toàn thế giới. Nghị quyết này lưu ý rằng “những xung đột rõ ràng” giữa các quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong Hiệp định TRIPS và luật nhân quyền quốc tế, đặc biệt là “việc thi hành Hiệp định TRIPS không phản ánh một cách đầy đủ bản chất cơ bản và tính không thể phân chia của tất cả các quyền con người, bao gồm quyền của tất cả mọi người được hưởng lợi từ sự tiến bộ khoa học và việc ứng dụng các tiến bộ này, quyền được bảo vệ sức khoẻ, quyền đối với thực phẩm và quyền tự quyết (Điều 2). Nghị quyết này lưu ý rằng “tất cả các Chính phủ phải ưu tiên thực hiện các nghĩa vụ về quyền con người trong các chính sách và thoả thuận về kinh tế” (Điều 3). Mặc khác, sự bảo đảm được quy định tại Điều 27(2) của Tuyên bố toàn cầu về quyền con người rằng “Tất cả mọi người đều có quyền được bảo vệ lợi ích về vật chất và tinh thần có được từ các sản phẩm khoa học, văn học và nghệ thuật mà họ là tác giả” hàm ý rằng bản thân sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã có thể là một yếu tố của quyền con người. Điều này được nhấn mạnh trong lời văn tương tự của Điều 15.1.c Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá. Việc áp dụng sở hữu trí tuệ có vẻ như mâu thuẫn với các công ước về quyền con người nêu trên có thể được điều hoà bằng việc đặt vai trò của quyền con người ở vị trí tương phản như một sự biện hộ có cơ sở cho việc bảo hộ sở hữu trí tuệ và tác động của các tiêu chuẩn về quyền con người trong việc định hướng các quyền sở hữu trí tuệ hiện có. Mối quan ngại của Tiểu ban của Liên hợp quốc chủ yếu liên quan đến khả năng ảnh hưởng bất lợi của quyền sở hữu trí tuệ đến việc tiếp cận thuốc. Về vấn đề này, các bên ký kết Tuyên bố Doha về sức khoẻ cộng đồng năm 2001 đã chỉ ra rằng quyền đối với sáng chế liên quan đến các loại thuốc chống HIV-AIDS cần nhường chỗ cho khả năng tiếp cận không hạn chế các sản phẩm này. Vấn đề trước đó (về mối quan hệ giữa sở hữu trí tuệ và quyền con người) được minh chứng bởi nhu cầu của các nhóm dân cư bản địa mà việc bảo hộ sở hữu trí tuệ được dựng lên bao quanh các tri thức truyền thống của các nhóm dân cư này.4 1.4 Giải thích các điều ước quốc tế Các nguyên tắc cơ bản về việc giải thích điều ước trong luật quốc tế được quy định tại Điều 31 và 32 của Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế. Điều 31(1) quy định rằng một điều ước “phải được giải thích một cách đúng đắn, phù hợp với nghĩa thông thường của các điều khoản của điều ước trong ngữ cảnh của chúng và phù hợp với các mục tiêu 7 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
- của điều ước”. Từ “ngữ cảnh” nhằm mục đích giải thích một điều ước, được định nghĩa tại Điều 31(2) bổ sung cho văn bản, bao gồm cả lời nói đầu và các phụ lục, bao gồm: (a) thoả thuận bất kỳ liên quan đến điều ước được lập giữa tất cả các bên liên quan đến việc ký kết điều ước; (b) văn kiện bất kỳ được một bên hoặc các bên làm ra liên quan đến việc ký kết điều ước và được chấp nhận bởi các bên khác như là một văn kiện liên quan đến điều ước. Đồng thời phải xem xét, phù hợp với Điều 31(3), cùng với ngữ cảnh, (a) thoả thuận tiếp theo bất kỳ giữa các bên về việc giải thích điều ước hoặc việc áp dụng các điều khoản của điều ước; (b) thực tiễn bất kỳ nảy sinh về sau trong việc áp dụng điều ước tạo thành thoả thuận của các bên về việc giải thích điều ước; (c) quy tắc phù hợp bất kỳ của luật quốc tế áp dụng cho các quan hệ giữa các bên; Điều 31(4) cho phép các bên tham gia một điều ước đưa ra nghĩa cụ thể cho một thuật ngữ hay điều khoản. Theo Điều 32, có thể cần đến các công cụ bổ sung cho việc giải thích, bao gồm quá trình chuẩn bị điều ước và bối cảnh ký kết điều ước, để khẳng định nghĩa nảy sinh trong quá trình áp dụng Điều 31 hoặc để xác định nghĩa khi việc giải thích theo Điều này lại tạo ra lưỡng nghĩa hoặc sự không rõ nghĩa hoặc dẫn tới kết quả vô lý hoặc rõ ràng là bất hợp lý. Những nguyên tắc giải thích điều ước này trong bối cảnh sở hữu trí tuệ đã được sử dụng trong một số quyết định của Ban bồi thẩm và Cơ quan giải quyết khiếu nại liên quan đến các tranh chấp nảy sinh từ Hiệp định TRIPS. (a) Tranh chấp về việc bảo hộ sáng chế dành cho dược phẩm giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ (1996) Tranh chấp này liên quan đến một đơn kiện từ Hoa Kỳ rằng Ấn Độ không thiết lập cơ chế “hộp thư” để nhận đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế theo như yêu cầu của Điều 70.8 Hiệp định TRIPS và rằng Ấn Độ đã không dành độc quyền tiếp thị như yêu cầu của Điều 70.9. Cơ chế hộp thư được dành cho các nước đang phát triển trong giai đoạn chuyển tiếp, trước khi các nghĩa vụ mang tính nội dung về sáng chế của Hiệp định TRIPS có hiệu lực ở những nước này. Khi đặt ra các tiêu chuẩn áp dụng cho việc giải thích Hiệp định TRIPS, Ban bồi thẩm đã cố gắng áp dụng các nguyên tắc giải thích theo tập quán của công pháp quốc tế như được quy định trong Công ước Viên.5 Ban bồi thẩm đã phán quyết rằng việc giải thích đúng đắn Hiệp định TRIPS đòi hỏi “bảo vệ những mong muốn chính 8 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
- đáng xuất phát từ sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” .6 Ngoài ra, Ban bồi thẩm lưu ý rằng vì Hiệp định TRIPS là một trong số những Hiệp định Thương mại Đa phương được đàm phán trong khuôn khổ GATT 1947 nên Hiệp định này có giá trị ràng buộc các thành viên của GATT, những nước cũng đã thừa nhận nguyên tắc về sự mong muốn chính đáng. Điểm (a) Điều 70.8 Hiệp định TRIPS yêu cầu rằng nếu đến thời điểm Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực, một Thành viên chưa quy định việc bảo hộ sáng chế cho dược phẩm và các sản phẩm hoá nông thì thành viên đó phải quy định phương thức nộp đơn yêu cấp bằng độc quyền sáng chế cho các sáng chế đó. Khi giải thích điểm này, Ban bồi thẩm đã tuyên bố rằng “giống như các quy định khác của hiệp định, quy định này phải được giải thích phù hợp với (i) nghĩa thông thường của các thuật ngữ này; (ii) ngữ cảnh; và (iii) mục tiêu và mục đích của quy định này, theo các quy tắc được quy định tại Điều 31(1) của Công ước Viên”.7 Ban bồi thẩm cho rằng nghĩa thông thường của Điều 70.8(a) là dự tính thiết lập một cơ chế cho phép nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế có liên quan và xác định việc nộp đơn và ngày ưu tiên “để có thể bảo đảm tính mới của sáng chế có liên quan và ngày ưu tiên của đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền cho sáng chế đó nhằm mục đích xác định khả năng cấp bằng độc quyền sáng chế cho sáng chế đó tại thời điểm có quy định về việc cấp bằng độc quyền sáng chế cho sản phẩm đối với các sáng chế này.”8 Ban bồi thẩm cho rằng kết luận này đã được khẳng định bởi lịch sử đàm phán Hiệp định TRIPS, “theo đó việc cấp bằng độc quyền sáng chế cho dược phẩm và các sản phẩm hoá chất nông nghiệp là một vấn đề then chốt”.9 Ngoài ra, Ban bồi thẩm lưu ý rằng các nước cũng phải dành độc quyền tiếp thị cho các sản phẩm nêu trên, nếu các sản phẩm này được phép tiếp thị trong giai đoạn chuyển tiếp. Cuối cùng, áp dụng luật học GATT liên quan đến các dự định pháp lý10, Ban bồi thẩm thấy rằng “tính có thể dự đoán trong chế định sở hữu trí tuệ thực sự là cần thiết đối với công dân của các Thành viên WTO khi họ đưa ra các quyết định về thương mại và đầu tư trong quá trình kinh doanh của mình”.11 Do vậy, Ban bồi thẩm đã kết luận rằng Ấn Độ đã không thực hiện Điều 70.8(a) khi không sửa đổi luật sáng chế của mình để cho phép nộp đơn theo cơ chế hộp thư để được cấp bằng độc quyền sáng chế sau khi kết thúc thời hạn chuyển tiếp dành cho các nước đang phát triển. Ban bồi thẩm cũng kết luận rằng thực tiễn quản lý không được công bố về việc nhận đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế không đáp ứng các nghĩa vụ theo quy định của Hiệp định TRIPS.12 Hội đồng giải quyết khiếu nại đã không nhất trí với kết luận về những mong muốn chính đáng từ các Báo cáo của Ban bồi thẩm GATT 1947 trước đó. Hội đồng cho rằng vì nguyên tắc về sự mong muốn chính đáng đã được phát triển trong bối cảnh của các đơn 9 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
- kiện về sự không vi phạm nên không phù hợp để được áp dụng trong bối cảnh xử lý các trường hợp vi phạm theo Hiệp định TRIPS.13 Hội đồng giải quyết khiếu nại cũng bác bỏ việc gộp các mong muốn chính đáng vào nguyên tắc về “sự giải thích thiện ý” của Công ước Viên, vì điều đó dẫn đến việc quy cho các từ ngữ và khái niệm trong Hiệp định TRIPS những nghĩa không theo dự định như vậy.14 Hội đồng giải quyết khiếu nại đã phê phán ban bồi thẩm về việc tạo ra “nguyên tắc giải thích của riêng mình không phù hợp với các quy tắc giải thích theo tập quán của công pháp quốc tế cũng như thực tiễn đã có của GATT/WTO”.15 Hội đồng tuyên bố rằng cả ban bồi thẩm và Hội đồng giải quyết khiếu nại đều phải tuân theo các quy tắc giải thích điều ước được quy định tại Công ước Viên và không được bổ sung hay loại bỏ các quyền hoặc nghĩa vụ được quy định trong Hiệp định WTO”.16 Hội đồng giải quyết khiếu nại đã xem xét vấn đề thế nào là cơ chế được dự định tại Điều 70.8(a) dành cho việc nộp đơn vào hộp thư. Áp dụng các quy tắc giải thích từ Công ước Viên, Hội đồng tìm cách giải đáp câu hỏi này bằng cách xem xét cách hành văn của quy định này và “phù hợp với mục tiêu và mục đích của Hiệp định TRIPS”.17 Vì mục tiêu của Hiệp định TRIPS bao gồm “sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu quả và toàn diện quyền sở hữu trí tuệ”, Hội đồng giải quyết khiếu nại đã đồng ý với Ban bồi thẩm rằng cơ chế được thiết lập theo Điều 70.8(a) phải tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc để bảo đảm tính mới và quyền ưu tiên.18 Hội đồng đã kết luận rằng vì các hướng dẫn hành chính là cơ sở của hệ thống hộp thư của Ấn Độ bị phủ nhận bởi các quy định mang tính bắt buộc của Luật sáng chế Ấn Độ, Ấn Độ đã không tuân thủ Điều 70.8(a). Tương tự, vì Ấn Độ không ban hành quy định về độc quyền tiếp thị theo như yêu cầu tại Điều 70.9, Hội đồng giải quyết khiếu nại đã đồng ý rằng Ấn Độ cũng vi phạm quy định này. (b) Tranh chấp về thời hạn bảo hộ sáng chế giữa Hoa Kỳ và Canada (2000) Vấn đề tranh chấp trong vụ việc này là Điều 45 Luật sáng chế Canada quy định thời hạn bảo hộ sáng chế là 17 năm đối với những bằng độc quyền sáng chế cấp trước ngày 1.10.1989. Hoa Kỳ phản đối quy định này vì cho rằng điều đó trái với quy định về thời hạn bảo hộ sáng chế là 20 năm theo như yêu cầu của Điều 33 Hiệp định TRIPS. Ban bồi thẩm giải quyết vụ việc này đã đồng ý với phản đối của Hoa Kỳ.19 Canada đã phản đối lên Hội đồng giải quyết khiếu nại rằng quyết định của Ban bồi thẩm không phù hợp với Điều 70.1 của Hiệp định TRIPS trong đó có quy định về sự không hồi tố của các “hành động” đã xảy ra trước ngày áp dụng Hiệp định TRIPS. Canada cũng dựa vào Điều 28 của Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế trong đó quy định rằng các điều khoản của một điều ước không có giá trị ràng buộc một bên liên quan đến hành động, sự kiện hoặc tình huống bất kỳ xảy ra trước ngày điều ước quốc tế có hiệu lực đối với bên đó. 10 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
- Ban bồi thẩm đã phán quyết rằng Điều 70.1 liên quan đến các hành động xảy ra trước ngày áp dụng Hiệp định TRIPS không có ý nghĩa quan trọng hơn Điều 70.2 của Hiệp định về “các đối tượng đang tồn tại” đã được bảo hộ tại thời điểm áp dụng Hiệp định. Canada cho rằng phán quyết này đã không tính đến mối quan hệ về ngữ cảnh giữa hai quy định này. Ngoài ra, Canada cho rằng phán quyết của Ban bồi thẩm không áp dụng nguyên tắc giải thích quy định cụ thể chiếm ưu thế so với quy định chung (lex specialis derogat legi generali) theo đó một nguyên tắc chung như Điều 70.1 phải chịu nhường chỗ (có hiệu lực thấp hơn) các quy định cụ thể nêu tại Điều 70.6 và 70.7 về cấp li-xăng không tự nguyện đối với sáng chế đã được cấp bằng độc quyền sáng chế và bảo hộ ở mức cao hơn. Khi dẫn ra lý lẽ của Canađa liên quan đến tính không hồi tố, Hội đồng giải quyết khiếu nại áp dụng Điều 31 Công ước Viên về Luật điều ước trước hết đã viện dẫn văn bản quy định của điều ước.20 Do đó, trên cơ sở phân tích theo văn bản này, thuật ngữ “hành vi” mà xảy ra trước ngày áp dụng điều ước có liên quan đến các vấn đề đã được hoàn thành vào ngày áp dụng Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, Hội đồng giải quyết khiếu nại cũng lưu ý rằng về mặt chính sách, nếu cụm từ này được giải thích là bao gồm mọi tình huống đang tiếp diễn liên quan đến các sáng chế đã được cấp bằng độc quyền sáng chế trước ngày áp dụng Hiệp định TRIPS thì Điều 70.1 sẽ cản trở việc áp dụng gần như toàn bộ Hiệp định TRIPS đối với những hành vi như vậy.21 Điều 28 Công ước Viên quy định rằng Trừ khi có ý định khác được thể hiện trong điều ước hoặc được thiết lập theo cách khác, các quy định của điều ước không có giá trị ràng buộc một bên liên quan đến hành vi hoặc sự kiện bất kỳ đã xảy ra hoặc tình huống bất kỳ không còn tồn tại trước ngày điều ước có hiệu lực đối với nước đó. Hội đồng giải quyết khiếu nại quan niệm rằng nếu không có ý định trái ngược thì Điều 28 được áp dụng cho “tình huống” bất kỳ không còn tồn tại theo một điều ước mới.22 Để giải thích điều này, cần đến sự hỗ trợ từ phần dẫn giải về Điều 28, là một phần của quá trình soạn thảo Công ước Viên.23 (c) Tranh chấp giữa EC và Hoa Kỳ về Điều 110(5) Luật bản quyền Hoa Kỳ Tranh chấp này liên quan đến Điều 110(5) Luật Bản quyền Hoa Kỳ năm 1976, được sửa đổi theo Luật về sự công bằng trong việc li-xăng tác phẩm âm nhạc năm 1998 thay thế những hạn chế đối với độc quyền được quy định cho chủ sở hữu bản quyền liên quan đến một số hình thức trình diễn và biểu diễn công khai. Điều 110(5) (A) loại trừ ra khỏi khái niệm xâm phạm bản quyền hành vi truyền phát sóng mang một chương trình biểu diễn hoặc trình diễn một tác phẩm của một cơ sở thu sóng công khai trên một loại 11 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
- thiết bị thu riêng lẻ thường được sử dụng ở các nơi công cộng, trừ trường hợp đã thanh toán trực tiếp để xem hoặc nghe sóng đó, hoặc sóng đó được truyền tiếp cho công chúng. Điều 110 (5)(B) loại trừ hành vi truyền dẫn bằng việc tạo ra một buổi phát hoặc chương trình phát lại bao gồm một chương trình biểu diễn hoặc trình diễn một tác phẩm âm nhạc phi nhạc kịch nhằm để cho công chúng thu, có nguồn gốc từ một trạm phát thanh hoặc truyền hình được li-xăng (hợp pháp) với một cơ sở không lớn hơn quy mô quy định hoặc không phải trả trực tiếp để xem hoặc nghe chương trình phát sóng hoặc phát lại sóng đó. Mục đích của việc loại trừ theo điểm (B), theo như được trình bày trong Báo cáo của Hạ viện, là để miễn trừ cho các cơ sở kinh doanh nhỏ “thực tế là không có cơ sở đủ lớn để biện minh cho việc nộp tiền cho một dịch vụ âm nhạc có nền tảng thương mại”.24 EC cho rằng những ngoại lệ này không phù hợp với các nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo Hiệp định TRIPS, cụ thể là theo Điều 9.1, cùng với các Điều 11(1)(ii) và 11bis(1)(iii) Công ước Berne, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả. Điều 9.1 Hiệp định TRIPS yêu cầu các Thành viên WTO phải tuân thủ các điều từ 1 đến 21 Công ước Berne, trừ Điều 6bis. Do đó, Hội đồng giải quyết tranh chấp đã thừa nhận rằng Điều 11(1)(ii) và 11bis(1)(iii) Công ước Berne đã được gộp vào Hiệp định TRIPS. Những quy định này của Công ước Berne yêu cầu việc trình diễn trước công chúng các tác phẩm được bảo hộ phải được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Hoa Kỳ lập luận rằng Hiệp định TRIPS, trong đó có đưa vào các quy định về nội dung của Công ước Berne, cho phép các Thành viên quy định một số giới hạn nhỏ đối với độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả và rằng Điều 13 Hiệp định TRIPS quy định tiêu chuẩn để đánh giá sự phù hợp của các hạn chế hoặc ngoại lệ đó. Điều 13 quy định rằng “các Thành viên phải giới hạn các hạn chế hoặc ngoại lệ đối với độc quyền ở một số trường hợp đặc biệt nhất định mà không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm và không ảnh hưởng một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của người nắm giữ quyền”. Hoa Kỳ nại rằng “học thuyết về những ngoại lệ nhỏ” đã tạo thành một thực tiễn tiếp theo sau cho các Thành viên Liên hiệp Berne theo nghĩa của Điều 31(3)(b) Công ước Viên. Hội đồng giải quyết tranh chấp đã giải thích rằng khi áp dụng các nguyên tắc giải thích chung và nguyên tắc giải thích bổ sung trong Công ước Viên để giải thích một cách thiện chí các điều khoản theo phạm vi liên quan của các điều khoản này, cần phải đưa ra nghĩa thông thường cho các điều khoản của một điều ước “trong ngữ cảnh của các điều khoản này và phù hợp với mục tiêu và mục đích của điều ước đó”.25 Điều 3.2 Công ước Viên quy định rằng, 12 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
- Ngữ cảnh để giải thích một điều ước phải bao gồm, ngoài văn bản điều ước trong đó có phần mở đầu và các phụ lục: (a) thoả thuận bất kỳ liên quan đến điều ước đó được lập giữa tất cả các bên liên quan đến việc ký kết điều ước đó... Hội nghị sửa đổi Công ước Berne tại Brussels năm 1948 đã bác bỏ việc đưa vào Công ước Berne học thuyết về các ngoại lệ thứ yếu vì điều đó khuyến khích việc mở rộng các ngoại lệ. Như một sự thoả hiệp, Hội nghị Brussels đã nhất trí rằng cần đưa vào Báo cáo chung tuyên bố về khả năng quy định các ngoại lệ thứ yếu trong luật quốc gia. Hội đồng đã lưu ý rằng Tổng thư ký đã được “uỷ thác đưa ra một chỉ dẫn rõ ràng về khả năng dành cho pháp luật quốc gia được quy định những trường hợp thường được gọi là những bảo lưu thứ yếu và cho rằng sự lựa chọn lời văn này đã phản ánh một sự thoả thuận theo nghĩa của Điều 31(2)(a) Công ước Viên.26 Ngoài ra, thực tiễn của các quốc gia như được phản ánh trong luật bản quyền quốc gia của các thành viên Liên hiệp Berne cũng như các Thành viên WTO trước và sau ngày Hiệp định TRIPS có hiệu lực đã khẳng định quan điểm của Hội đồng về học thuyết ngoại lệ thứ yếu.27 Căn cứ vào sự tồn tại của học thuyết về các ngoại lệ thứ yếu, Hội đồng cho rằng học thuyết này đã được đưa vào Hiệp định TRIPS như một phần của bản thân Công ước Berne, vì Điều 9.1 đã gộp các Điều từ 1 đến 21 của Công ước Berne. Điều này cũng được khẳng định qua những viện dẫn đến học thuyết này trong các tài liệu đàm phán được đưa ra trong Vòng đàm phán Uruguay.28 Do đó, học thuyết này được cho là tạo thành một phần ngữ cảnh của Điều 11(1)(ii) và 11bis(1)(iii) Công ước Berne như đã được đưa vào Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, Điều 13 Hiệp định TRIPS yêu cầu rằng các hạn chế và ngoại lệ đối với độc quyền (1) phải được giới hạn ở một số trường hợp đặc biệt nhất định, (2) không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm, và (3) không ảnh hưởng một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của người nắm giữ quyền. Hội đồng đã phán quyết rằng khi áp dụng ba điều kiện này cho một ngoại lệ trong luật quốc gia, phải tính tới cả những hậu quả thực tế và tiềm tàng của ngoại lệ đó. Bằng cách áp dụng cách tiếp cận này, Hội đồng đã phán quyết rằng không thể phản đối điều khoản 110(5)(A) nhưng liên quan đến điều khoản 110(5)(B), Hoa Kỳ đã không chứng minh được rằng những ngoại lệ mang tính thương mại của điều khoản này đã không ảnh hưởng một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của người nắm giữ quyền.29 Do đó, Hội đồng khuyến nghị rằng Hội đồng giải quyết tranh chấp cần yêu cầu Hoa Kỳ làm cho khoản B trở nên phù hợp với các nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS. (d) Tranh chấp giữa EC và Hoa Kỳ về điều 211 Đạo luật Omnibus Appropriations năm 1998 (2002) Tranh chấp này liên quan đến một khiếu nại của EC rằng điều 211 Đạo luật Omnibus Appropriations năm 1998 của Hoa Kỳ trái với một số quy định của Hiệp định 13 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương I - Một số vấn đề cơ bản về sở hữu trí tuệ
111 p | 323 | 110
-
Bài thuyết trình: Vi phạm và xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
36 p | 143 | 16
-
Bài giảng Sở hữu trí tuệ trong hoạt động nghiên cứu và giảng dạy lĩnh vực Y – Dược - ThS. Hoàng Tố Như
82 p | 107 | 10
-
Bài giảng Quyền sở hữu trí tuệ - PhD. Lê Trung Đạo
35 p | 132 | 10
-
Bài giảng Các hiệp định quốc tế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
16 p | 119 | 9
-
Bài giảng Chuyển giao kết quả nghiên cứu & những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
53 p | 117 | 8
-
Bài giảng Chuyên đề: Sở hữu trí tuệ 2 - Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới
27 p | 126 | 8
-
Bài giảng Bài 1: Vai trò của sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
7 p | 99 | 7
-
Bài giảng Bài 10: Kiểm toán sở hữu trí tuệ
20 p | 94 | 7
-
Tạo dựng một nhãn hiệu (Bộ sách về Sở hữu trí tuệ dành cho các doanh nghiệp - Số 1)
18 p | 58 | 7
-
Bài giảng Chính sách thương mại: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU - Sở hữu trí tuệ
22 p | 14 | 5
-
Bài giảng Tổng quan hoạt động thương mại về sở hữu trí tuệ - Chương 1: Khái quát về sở hữu trí tuệ
49 p | 20 | 4
-
Bài giảng Bài 9: Sở hữu trí tuệ và thương mại quốc tế
24 p | 74 | 4
-
Bài giảng Tổng quan hoạt động thương mại về sở hữu trí tuệ - Chương 2: Thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ
13 p | 15 | 3
-
Bài giảng Tổng quan hoạt động thương mại về sở hữu trí tuệ - Chương 3: Nhượng quyền thương mại
6 p | 13 | 3
-
Bài giảng Tổng quan hoạt động thương mại về sở hữu trí tuệ - Chương 5: Thụ đắc và duy trì quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại
12 p | 12 | 3
-
Bài giảng Tổng quan hoạt động thương mại về sở hữu trí tuệ - Chương 6: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ
6 p | 35 | 3
-
Bài giảng Tổng quan hoạt động thương mại về sở hữu trí tuệ - Chương 7: Hoạt động thương mại về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
11 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn