intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổng quan hoạt động thương mại về sở hữu trí tuệ - Chương 1: Khái quát về sở hữu trí tuệ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tổng quan hoạt động thương mại về sở hữu trí tuệ - Chương 1: Khái quát về sở hữu trí tuệ. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: các khái niệm và lịch sử hoạt động sở hữu trí tuệ; các đối tượng cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan hoạt động thương mại về sở hữu trí tuệ - Chương 1: Khái quát về sở hữu trí tuệ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BỘ MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ (3TC) 1 Trường ĐH Thương Mại - Năm 2022
  2. GIỚI THIỆU VỀ HỌC PHẦN • Tầm quan trọng của HP • Mục tiêu, chuẩn đầu ra của HP • Nội dung HP • Tài liệu tham khảo • Phương pháp học tập, đánh giá HP 2
  3. Mục tiêu, chuẩn đầu ra của học phần MỤC TIÊU CHUẨN ĐẦU RA Kiến thức & Kỹ năng cơ bản về: - Sở hữu trí tuệ và Quyền sở hữu trí tuệ - Nắm vững kiến thức cơ bản - Hoạt động thương mại hóa các đối - Phân tích, đánh giá quan điểm, nội tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: dung (bối cảnh, điều kiện), tình + Chuyển nhượng quyền huống + Chuyển quyền sử dụng - Vận dụng kiến thức để giải quyết + Nhượng quyền thương mại tình huống + Góp vốn bằng quyền SHTT - Các kỹ năng mềm, năng lực tự học - Thụ đắc, duy trì và thực thi quyền SHTT tự nghiên cứu,….
  4. Nội dung của học phần Chương 1: Khái quát về SHTT Chương 2: Thương mại hóa Quyền SHTT Chương 3: Nhượng quyền thương mại Chương 4: Các quy định pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT Chương 5: Thụ đắc và duy trì quyền SHTT trong hoạt động TM Chương 6: Thực thi quyền SHTT Chương 7: Hoạt động thương mại về SHTT tại Việt Nam
  5. Tài liệu tham khảo Tên sách, giáo trình, NXB, tên tạp chí/ TT Tên tác giả Năm XB tên bài báo, văn bản nơi ban hành VB Giáo trình chính 1 Sách giáo trình, sách tham khảo 1 Kamail Idris 2005 Sở hữu trí tuệ- Một công cụ đắc NXB Bản đồ lực để phát triển kinh tế 2 Lê Nết, Nguyễn Xuân 2016 Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Hồng Đức Quang c.b, Nguyễn Thị Hải Vân (tái bản bổ sung) 3 Quốc Hội nước CHXHCN 2005 Luật sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bs) NXB tài chính Việt Nam 2019 Các website, phần mềm,... 4. http://www.idea.gov.uk/km 5. http://www.apo-tokyo.org/00e-books/IS-30_KnowledgeMgtAsia.htm
  6. Chương I KHÁI QUÁT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
  7. NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I  Các khái niệm và lịch sử hoạt động SHTT - Tài sản trí tuệ - Quyền sở hữu trí tuệ - Lịch sử hoạt động SHTT & sáng chế (Tự đọc tài liệu)  Các đối tượng cơ bản của quyền SHTT - Quyền tác giả - Nhãn hiệu hàng hóa - Chỉ dẫn địa lý - Kiểu dáng công nghiệp - Sáng chế - Các đối tượng khác
  8. 1.1- Các khái niệm và lịch sử hoạt động SHTT  Tài sản trí tuệ: - Là sản phẩm của lao động trí óc, quá trình tư duy, sự sáng tạo, trí tưởng tượng của con người. - Là các Ý tưởng, thông tin, tri thức - Được chứa đựng trong các hình thái vật chất cụ thể (sáng chế, công nghệ, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các thiết kế về nhãn hiệu, kiểu dáng,…) Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 8
  9.  Các thuộc tính của Tài sản trí tuệ:  Tính vô hình  Tính ‘công’  Tính phái sinh (tích lũy)  Tính tương đối Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 9
  10. 1.1- Các khái niệm và lịch sử hoạt động SHTT (cont)  Quyền sở hữu trí tuệ - Là quyền đối với tài sản trí tuệ của cá nhân hoặc tổ chức, được pháp luật quy định bảo hộ. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 10
  11.  Các đối tượng được bảo hộ Quyền SHTT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ QUYỀN LIÊN QUYỀN SỞ HỮU QUYỀN ĐỐI VỚI QUYỀN TÁC GIẢ CÔNG NGHIỆP QUAN GIỐNG CÂY TRỒNG - Sáng chế &GPHI Tác phẩm văn - Bí mật kinh doanh Vật liệu nhân học, khoa học - Cuộc biểu diễn - Nhãn hiệu giống và vật và nghệ thuật - Bản ghi âm, ghi - Kiểu dáng công liệu thu hoạch hình nghiệp - Chương trình - Tên thương mại phát sóng - Chỉ dẫn địa lý - Tín hiệu vệ tinh - Thiết kế bố trí mạch mang chương tích hợp bán dẫn trình được mã - Quyền chống cạnh hóa tranh không lành mạnh Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 11
  12.  Quyền tác giả: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.  Quyền liên quan đến quyền tác giả (còn gọi là quyền liên quan): Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 12
  13.  Quyền sở hữu công nghiệp: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 13
  14.  Quyền đối với giống cây trồng: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 14
  15. 1.1- Các khái niệm và lịch sử hoạt động SHTT  LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ & SÁNG CHẾ TỰ ĐỌC TÀI LIỆU (Giáo trình Luật SHTT - Lê Nết, Nguyễn Xuân Quang (Cb)) Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 15
  16. 1.2- Các đối tượng cơ bản của Quyền SHTT Quyền tác giả và quyền liên quan Các quy định cơ bản – Luật Quyền sở hữu công nghiệp SHTT 2005 (Sửa đổi bs 2009, 2019) Quyền đối với giống cây trồng Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 16
  17. 1.2.1 quyền tác giả  Quyền tác giả: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 17
  18. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả -Đ14 Tác phẩm văn học, NT và̀ KH Tác phẩm phái sinh - Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, - Tác phẩm dịch giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện - Tác phẩm phóng tác dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác - Tác phẩm cải biên - Bài giảng, bài phát biểu và bài nói - Tác phẩm chuyển thể - Tác phẩm báo chí - Tác phẩm biên soạn - Tác phẩm âm nhạc; - Tác phẩm chú giải - Tác phẩm sân khấu; - Tác phẩm tuyển chọn - Tác phẩm điện ảnh - T/phẩm tạo hình,mỹ thuật ứng dụng; - Tác phẩm nhiếp ảnh; - Tác phẩm kiến trúc; - Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học; - Tác phẩm VH, nghệ thuật dân gian; - Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 18
  19. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả  Tác phẩm phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định  Phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác  Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả với tác phẩm gốc. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 19
  20. Căn cứ phát sinh quyền tác giả - Đ6 Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2