intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế hải quan - Chương 1: Tổng quan về quản lý hoạt động hải quan (Năm 2022)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế hải quan - Chương 1: Tổng quan về quản lý hoạt động hải quan. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: hoạt động hải quan; hoạt động của Hải quan Việt Nam; tổ chức bộ máy của hải quan; luật Hải quan Việt Nam; quản lý nhà nước về Hải quan;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế hải quan - Chương 1: Tổng quan về quản lý hoạt động hải quan (Năm 2022)

  1. KINH TẾ HẢI QUAN Bộ môn Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế Trường ĐH Thương mại Năm 2022
  2. Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn QTTNTMQT – Bài giảng Nghiệp vụ hải quan 2. Chủ biên: GS. TS. Hoàng Đức Thân, Giáo Trình Kinh Tế Hải Quan (Phần 1+2) 3. TS. Nguyễn Thị Thương Huyền - Kỹ thuật nghiệp vụ Hải quan và xuất nhập khẩu: Lý thuyết và tình huống ứng dụng - Nxb Tài chính - 2008. 4. Phạm Mạnh Hiền, Nghiệp vụ giao nhận, vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương - Nxb Thống kê - TP. Hồ Chí Minh 2005. 5. Nguyễn Thừa Lộc. Luật Hải quan Việt Nam và Quốc tế. ĐH KTQD. 2008 6. Công ước quốc tế về Hài hòa và đơn giản hóa thủ tục Hải quan, Tổng cục Hải quan, Hà Nội 1.2000 7. Cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan hải quan và Hiệp định trị giá Hải quan GATT/WTO, Tổng cục Hải Quan, Hà Nội 5.2001 8. Nguyên Thị Liên, Giáo trình nghiệp vụ Thuế, Nxb. Tài chính 2008 9. Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành về thủ tục Hải quan, Tổng cục Hải quan, 2002,2003, 2005, 2014 http://www.customs.gov.vn/Default.aspx (trang chủ của HQ Việt Nam) -> http://www.customs.gov.vn/Lists/BieuThue/TraCuu.aspx
  3. NỘI DUNG • Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HẢI QUAN • Chương 2 :QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK, PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH. • Chương 3 : QUẢN LÝ HẢI QUAN VỀ THUẾ • Chương 4 :GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN • Chương 5: HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
  4. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN
  5. 1.1. Hoạt động hải quan Khái niệm • “Hải quan là một trong những công cụ đối ngoại quan trọng của Chính phủ , có nhiệm vụ thay mặt Nhà nước để tiến hành các biện pháp kiểm tra nhà nước về Hải quan tại các cửa khẩu, thu thuế XNK, thuế gián thu và các lệ phí khác có liên quan tới hoạt động đối ngoại, chống buôn lậu qua biên giới , thực hiện Thống kê hàng hoá thực xuất và thực nhập
  6. Các hoạt động hải quan bao gồm: • Các hoạt động quản lý nhà nước về hải quan như: xây dựng và trình chính phủ, BTC các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan; Kiểm tra, giám sát về thực thi pháp luật hải quan. • Các hoạt động nghiệp vụ hải quan: thông quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thu thuế XNK hàng hóa • Hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ SX trong nước và giữ gìn an ninh quốc gia. • Hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương.
  7. 1.2. Hoạt động của Hải quan Việt Nam. • Lịch sử phát triển của Hải quan Việt nam. • Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam • Hệ thống tổ chức, địa bàn hoạt động của Hải quan Việt Nam
  8. Sự ra đời và phát triển của Hải quan Việt nam - Giai đoạn 1945 - 1954 - Giai đoạn 1954 - 1975 - Giai đoạn 1975 - 1986 - Giai đoạn 1986 - 2000 - Giai đoạn 2000 - 2012 Trần Thị Ngọc Duy 8
  9. Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam • Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; • Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; • Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; • Thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; • Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
  10. • Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam; • Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan; • Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan; • Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan;
  11. • Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan; • Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại; • Thống kê nhà nước về hải quan; • Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan; • Hợp tác quốc tế về hải quan.
  12. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HẢI QUAN Trực thuộc TỔNG CỤC HẢI QUAN Bộ Tài Chính CỤC HẢI QUAN TỈNH, LIÊN TỈNH, TP TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU, ĐỘI KiỂM SOÁT HẢI QUAN VÀ CÁC ĐƠN VỊ
  13. Hải quan địa phương
  14. Luật Hải quan Việt Nam ❖ Khái niệm pháp luật về hải quan: - Pháp luật về Hải quan chính là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội trong lĩnh vực Hải quan. - Pháp luật về Hải quan bao gồm: Tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan và Hệ thống các văn bản liên quan đến lĩnh vực Hải quan.
  15. Luật Hải quan Việt Nam • Trước năm 2001: Pháp lệnh hải quan là cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác QLNN về hải quan • 2001: Luật hải quan 2001 ra đời – Hàng hóa được XNK, quá cảnh, phương tiện vận tải XN cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước – Tổng cục hải quan là cơ quan trực thuộc chính phủ • 2005: Luật hải quan 2005 – Hàng hóa được XNK, quá cảnh, phương tiện vận tải XN cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong lãnh thổ hải quan • Luật Hải quan 2014
  16. 1.3. Quản lý nhà nước về Hải quan • Khái niệm và sự cần thiết của quản lý nhà nước về hải quan • Nội dung quản lý nhà nước về hải quan • Bộ máy quản lý nhà nước về hải quan • Các phương pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan
  17. Khái niệm và sự cần thiết của quản lý nhà nước về hải quan • Quản lí nhà nước về hải quan (State administration of customs) là sự quản lí nhà nước đối với tổ chức, hoạt động của cơ quan hải quan và các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của các tổ chức và cá nhân nhằm hướng các hoạt động đó phát triển theo những mục tiêu định hướng nhất định.
  18. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về hải quan • - Hải quan bản chất là hoạt động của nhà nước, do nhà nước tổ chức. Mọi hoạt động của hải quan đều do nhà nước quy định và thực hiện trong khuôn khổ những quy định của Nhà nước. • - Hải quan là lĩnh vực hoạt động kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Tổ chức hải quan theo ngành tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước. Nguyên tắc của QLNN nền kinh tế quốc dân là quản lý theo ngành, theo địa phương và theo vùng lãnh thổ.
  19. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về hải quan • - Hải quan là lĩnh vưc chứa đựng những mâu thuẫn của KTXH. Các mâu thuẫn này không thể nội bộ cơ quan hải quan và các chủ thể tham gia tự giải quyết được mà cần có sự tham gia điều tiết của nhà nước. • - HQ là hoạt động mang tính liên ngành, hoạt động có tính xã hội hóa cao. Phải có lực lượng thay mặt XH để quản lý, đó chính là nhà nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2