intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế hải quan - Chương 4: Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan và quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan

Chia sẻ: HidetoshiDekisugi HidetoshiDekisugi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

47
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế hải quan - Chương 4: Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan và quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan; hình thức gian lận thương mại; giám sát hải quan;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế hải quan - Chương 4: Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan và quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan

  1. 8/5/2020 3.3. Thuế quan của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 3.3.1. Thuế quan của Việt Nam trong bối cảnh thực hiện AFTA 3.3.2. Thuế quan của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO 61 C hương 4 GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN 62 31
  2. 8/5/2020 4.1. Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan 4.1.1. Khái niệm: “Gian lận thương mại là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính.” Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan? 63 Ngày 9/6/1977, các nước thành viên WCO họp tại Nairobi (CH Kenya) đã đưa ra định nghĩa "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải quan, lừa dối Hải quan để lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, để thu được một khoản lợi nào đó qua việc vi phạm pháp luật này”. 64 32
  3. 8/5/2020 Hội nghị quốc tế lần thứ 5 về chống gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan do WCO triệu tập tại Brussels, Bỉ ngày 9/10/1995 đã thống nhất đưa ra một định nghĩa mới như sau: "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp qui hoặc pháp luật Hải quan nhằm trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh nộp thuế Hải quan, phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hóa thương mại hoặc nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hóa không thuộc đối tượng đó hoặc đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chân chính". 65 Việt Nam, khái niệm gian lận thương mại được biết đến: "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi gian lận các luồng sản phẩm xuất nhập khẩu bằng cách lợi dụng sơ hở của luật pháp, chính sách và quản lý của các cơ quan Nhà nước để lẩn tránh việc kiểm tra kiểm soát của Hải quan nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước và thu lợi bất chính cho riêng mình" 66 33
  4. 8/5/2020 4.1.2. Các hình thức gian lận thương mại Thông tư số 93/2010/TT-BTC quy định cụ thể 53 hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan 1. Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ, mã số hàng hoá, thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hoá xuất khẩu. 67 3. Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ thanh khoản, hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế. 4. Không khai hoặc khai sai so với quy định của pháp luật về ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo khi xuất cảnh, nhập cảnh. 5. Không xuất trình hàng hoá còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan. 68 34
  5. 8/5/2020 7. Đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra hải quan. 13. Tự ý tiêu thụ hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan. 15. Tự ý tiêu thụ hàng hoá được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định. 18. Bốc dỡ hàng hoá không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hoá, vận tải đơn mà không có lý do xác đáng. 69 21. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xoá, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu. 22. Khai sai mã số hàng hoá, thuế suất đối với những mặt hàng đã được xác định mã số hàng hoá, thuế suất ở lần nhập khẩu trước dẫn đến xác định thiếu số thuế phải nộp. 70 35
  6. 8/5/2020 4.1.3. Tác hại của buôn lậu và gian lận thương mại Nguyên nhân chính gây hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của một quốc gia. Nó làm suy yếu các ngành công nghiệp, nền sản xuất địa phương, không khuyến khích hàng hóa nhập khẩu hợp pháp và giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. 71 Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại đối với những hàng hóa nhập lậu, trốn thuế thường là những hàng hóa này có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là lợi thế về giá thấp hơn đối với hàng hóa sản xuất trong nước hoặc hàng nhập khẩu chính ngạch. Khi xuất hiện những hàng hóa nhập lậu với một lượng đủ lớn tại một thị trường, sự bình ổn giá cả của thị trường sẽ bị phá vỡ. 72 36
  7. 8/5/2020 Khi những mặt hàng kém chất lượng bị nhập lậu, thị trường Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa đặc biệt là những hàng hóa dư thừa, ế ẩm của nước ngoài. Không chỉ có thế, khi số lượng hàng hóa bị trà trộn, thì chất lượng hàng hóa bị đánh đồng. Từ đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho những kẻ buôn lậu, làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính. 73 4.2. Giám sát hải quan 5.2.1. Khái niệm, nguyên tắc GSHQ Khái niệm: GSHQ là biện pháp nghiệp vụ do CQHQ áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, PTVT đang thuộc đối tượng quản lý hải quan. Đối tượng GSHQ bao gồm: HH đã làm xong TTHQ chưa thông quan, HH chưa làm TTHQ đang lưu kho lưu bãi tại CQHQ, HH và PTVT XN cảnh quá cảnh, HH và PTVT chuyển cửa khẩu, chuyển cảng. 74 37
  8. 8/5/2020 Nguyên tắc GSHQ: Thực hiện trong suốt quá trình đối tượng được QL đặt trong địa bàn hoạt động của HQ đến khi được thông quan Tiến hành bình đẳng Công khai, minh bạch Tính nhất quán, hợp pháp và phù hợp theo xu hướng hiện đại hóa hải quan Tạo thuận lợi cho giao lưu TMQT và đảm bảo các chức năng QL của CQHQ 75 5.2.2. Các phương thức GSHQ Niêm phong HQ Là việc CQHQ có thẩm quyền thực hiện các biện pháp đóng kín và ghi dấu hiệu hoặc dán nhãn, cặp chì, đóng dấu giáp lai trên hồ sơ, tài liệu, vật dụng, tài sản của cá nhân, cơ qua, tổ chức để không cho phép tự tiện mở hay sử dụng, tiêu hủy những vật dụng để thực hiện các quyết định của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến đối tượng cần giám sát 76 38
  9. 8/5/2020 Các yêu cầu cơ bản của niêm phong HQ: Chắc và bền Có thể gắn được dễ dàng nhanh chóng Dễ kiểm tra và dễ xác nhận Không thể xóa bỏ hay sửa mà không làm hỏng Không thể dùng 1 niêm phong cho nhiều lần trừ trường hợp niêm phong đó được sử dụng lâu dài Được thiết kế sao cho không thể sao chép và làm giả được 77 Giám sát trực tiếp của CCHQ Là biện pháp giám sát truyền thống nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giám sát của HQ Là phương pháp giám sát chính của HQVN ở những địa bàn kỹ thuật hạn chế Đảm bảo hàng hóa XNK, quá cảnh, PTVT thực hiện xuất nhập cảnh đúng quy định 78 39
  10. 8/5/2020 Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật Số lượng hàng hóa tham gia TMQT ngày càng tăng, đa dạng cả về số lượng, chủng loại, chất lượng, giám sát bằng phương tiện kỹ thuật giúp giảm tải cho CQHQ Nâng cao hoạt động của HQ, tạo thuận lợi tối đa cho TM Là cách thức phối hợp và chia sẻ thông tin giữa cơ quan HQ với các đơn vị có liên quan. 79 Các phương pháp giám sát kỹ thuật phổ biến Gương cầu lồi Máy đếm tự động: đếm quang điện tử. Dùng để đếm các PTVT hoặc hành khách qua lại các cửa khẩu nhưng không lưu giữ được hình ảnh và không giám sát được hoạt động. Camera: phổ biến và hiện đại, giúp lưu giữ được hình ảnh nhưng chi phí lớn, kỹ năng con người Máy soi: máy soi hành lý, soi container. Soi được hàng hóa để trong các thùng kín nhưng tốc độ chậm và không soi được trong những thùng hàng lớn 80 40
  11. 8/5/2020 Chíp điện tử và định vị GPS: Gắn chíp điện tử vào hàng hóa cần giám sát, chuyển bằng sóng điện từ trực tiếp hoặc qua vệ tinh đến trung tâm điều hành ví dụ niêm phòng bằng chì điện tử. Giám sát được hàng hóa ở rất xa nhưng đòi hỏi chi phí cao, đồng bộ và trình độ kỹ thuật 81 82 41
  12. 8/5/2020 83 4.3. Kiểm tra hải quan 5.3.1. Một số nhận thức cơ bản về kiểm tra hải quan Khái niệm: KTHQ được hiểu là các biện pháp do HQ áp dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật HQ. ( Công ước Kyoto). Luật HQVN: Kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện. Gồm: 84 42
  13. 8/5/2020 Gồm: ◦ Kiểm tra tư cách pháp lý của người làm thủ tuc hq ◦ Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ HQ ◦ Kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa và chứng từ kèm theo ◦ Kiểm tra quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng 85 4.3.2. Vai trò, nguyên tắc kiểm tra HQ 4.3.2.1. Vai trò của KTHQ Giúp cơ quan HQ thực hiện chức năng QLNN về HQ Giúp cơ quan HQ phát hiện các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, buôn lậu… Góp phần kiểm tra thực hiện chính sách TM, chính sách đầu tư, chính sách thuế Đảm bảo an ninh QG, môi trường, DN… Nâng cao ý thức pháp luật (đối với chủ hàng, DN và cán bộ HQ…) 86 43
  14. 8/5/2020 4.3.2.2. Nguyên tắc KTHQ KTHQ được thực hiện trước, trong và sau quá trình thông quan HQ Việc KTHQ được giới hạn ở mức độ cần thiết để đảm bảo sự giới hạn tuân thủ pháp luật của HQ Hình thức kiểm tra, mức độ kiểm tra HQ do công chức HQ có thẩm quyền quyết định 87 4.3.2. Nội dung kiểm tra hải quan 4.3.2.1. Kiểm tra hồ sơ HQ 4.3.2.2. Kiểm tra thực tế HH 4.3.2.3. Kiểm tra sau thông quan 88 44
  15. 8/5/2020 4.4. Quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan 4.4.1. Khái niệm về quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã định nghĩa “QLRR là sự áp dụng một cách hệ thống những thực tiễn và các qui trình quản lý nhằm cung cấp cho cơ quan Hải quan các thông tin cần thiết để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật Hải quan”. 89 TT 175/2013 của BTC Rủi ro trong hoạt động NVHQ là nguy cơ không tuân thủ pháp luật HQ, pháp luật thuế trong hoạt động XNK, XC, NC, QC QLRR trong hoạt động NVHQ là việc áp dụng có hệ thống các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại quản lý HQ, quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan HQ phân bổ hợp lý nguồn lực, áp dụng hiệu quả các biện pháp quản lý HQ, quản lý thuế. 90 45
  16. 8/5/2020 4.4.2. Sự cần thiết và vị trí của quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan Tại sao phải quản lý rủi ro? Trên thế giới. Do yêu cầu của thực tế Do yêu cầu quản lý của nhà nước Do xu thế tất yếu của thời đại 91 4.4.3. Nguyên tắc quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan Nguyên tắc 1: Tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại. Cơ quan hải quan áp dụng QLRR là nhằm tạo thuận lợi đối với các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật về hải quan. Những đối tượng này sẽ được hưởng chế độ kiểm tra hải quan ở mức đơn giản nhất, thời gian thông quan nhanh nhất, chi phí hải quan thấp. Khối lượng hàng hóa Nguyên tắc 2: Khuyến khích sự tuân thủ tự giác của đối tượng quản lý hải quan. QLRR thực chất là đối xử phân biệt trong kiểm tra hải quan với các đối tượng quản lý khác nhau dựa trên thông tin về sự tuân thủ pháp luật hải quan của họ. Mục đích của sự phân biệt này là tạo ưu đãi cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật để khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tốt hơn. 92 46
  17. 8/5/2020 Nguyên tắc 3: Phân biệt đối tượng kiểm tra để áp dụng các chế độ kiểm tra khác nhau trên cơ sở thông tin. Cơ quan hải quan thực hiện thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro ở các giai đoạn trước, trong và sau thông quan theo các tiêu chí được xác định trong từng thời điểm, phù hợp với quy định của pháp luật về hải quan, điều kiện và khả năng thực tế để ra quyết định việc kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các trường hợp: không tuân thủ pháp luật hải quan; có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan; kết quả phân tích, đánh giá xác định mức độ rủi ro cao và qua lựa chọn ngẫu nhiên. Những trường hợp có mức độ rủi ro thấp sẽ được áp dụng miễn kiểm tra. 93 Nguyên tắc 4: Tập trung kiểm soát chặt chẽ các đối tượng không tuân thủ các quy định của pháp luật theo quá trình. Các biện pháp kiểm tra sẽ tăng mức độ tùy theo mức độ rủi ro của đối tượng quản lý. Các đối tượng có mức độ rủi ro cao và rất cao sẽ được kiểm tra chặt chẽ. Kiểm tra tại cửa khẩu sẽ được bổ sung bằng kiểm tra thường xuyên sau thông quan, nhất là khi có dấu hiệu vi phạm. Nguyên tắc 5: Tổ chức hoạt động hải quan hiệu quả trên cơ sở khoa học, khách quan, dân chủ. QLRR cung cấp cho cơ quan Hải quan một phương pháp quản lý khoa học, dân chủ, hiệu quả. Qua việc xác định đối tượng có rủi ro cao, ưu tiên tập trung nguồn lực vào quản lý đối với số đối tượng này, công tác quản lý sẽ không bị dàn trải, nhờ đó giảm bớt áp lực công việc, cân bằng giữa nhiệm vụ tăng lên và nguồn lực hải quan hạn chế. 94 47
  18. 8/5/2020 4.4. 4. Quy trình quản lý rủi ro • Thiết lập bối cảnh • Xác định rủi ro • Phân tích rủi ro • Đánh giá rủi ro • Xử lý rủi ro • Theo dõi và đánh giá lại 95 4.4.5 Định hướng phát triển quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan tại Việt Nam Hệ thống thông tin, dữ liệu Quản lý rủi ro có hiệu quả phải được dựa trên hệ thống thông tin, dữ liệu đầy đủ, chính xác và có giá trị ứng dụng cao trong vận hành quản lý rủi ro. Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu luôn phải được đi trước và là điều kiện tiền đề cho việc áp dụng quản lý rủi ro. 96 48
  19. 8/5/2020 Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho quản lý rủi ro Ứng dụng có hiệu quả các nguyên tắc quản lý rủi ro là yếu tố chính để đạt được sự cân bằng giữa tạo điều kiện thuận lợi và kiểm soát. Tuy nhiên áp dụng phương pháp quản lý rủi ro đồng nghĩa với việc chuyển đổi phương thức quản lý và đi kèm với nó là việc chuyển đổi của khung pháp lý làm cơ sở cho phương pháp này hoạt động. 97 Ứng dụng kỹ thuật thông tin tiên tiến vào quản lý rủi ro Quản lý rủi ro đã thực sự trở thành một kỹ thuật quản lý khi nó được xây dựng trên cơ sở ứng dụng thành tựu về khoa học công nghệ thông tin. Đồng thời hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò là "mạch máu" trong việc trao đổi, xử lý và ứng dụng dữ liệu thông tin đánh giá phân loại rủi ro trong toàn ngành. 98 49
  20. 8/5/2020 Đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro Công tác quản lý rủi ro đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ công chức có đủ năng lực, trình độ phẩm chất để quản lý, vận hành hệ thống. Chính vì vậy công tác đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro luôn là một nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong toàn Ngành Hải quan. 99 Chương 5 HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN BỘ MÔN: QUẢN TRỊ TNTMQT 100 50
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2