Bài giảng Kinh tế học Quốc tế: Chương 5 - TS. Lại Lâm Anh
lượt xem 3
download
Bài giảng Kinh tế học Quốc tế: Chương 5 cung cấp cho người học những kiến thức như: Hội nhập kinh tế quốc tế khu vực; Lợi ích của Hội nhập Kinh tế Quốc tế; Lý thuyết liên minh hải quan; tạo lập thương mại và chuyển dịch thương mại; Các cấp độ hội nhập kinh tế khu vực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế học Quốc tế: Chương 5 - TS. Lại Lâm Anh
- Chương 5 Hội nhập Kinh tế Khu vực và Quốc tế 1. Hội nhập kinh tế quốc tế khu vực 2. Lợi ích của Hội nhập Kinh tế Quốc tế 3. Lý thuyết liên minh hải quan; tạo lập thương mại và chuyển dịch thương mại 4. Các cấp độ hội nhập kinh tế khu vực TS. Lại Lâm Anh lla2477@gmail.com 5. Một số liên kết kinh tế khu vực điển hình (NAFTA, EU, ASEAN & AFTA, WTO) 85
- 1. Hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Hội nhập (hay liên kết) kinh tế quốc tế được hiểu là quá trình các nền kinh tế thế giới kết hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau. 2. Lợi ích của Hội nhập Kinh tế Quốc tế - Phát huy lợi thế so sánh từ đó chuyên môn hóa để phát huy tối đa những lợi thế của mình. VD: Việt Nam có lợi thế về lao động, tài nguyên thiên nhiên, đất đai Chuyên môn hóa SX giầy da, gạo, cà phê… TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 - Quá trình chuyên môn hóa giúp tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa với quy mô lớn tận dụng lợi thế nhờ quy mô. - Tạo môi trường cạnh tranh, giảm độc quyền Giảm tổn thất do độc quyền gây ra. - Thông qua liên minh hải quan giữa các nước thành viên sẽ tác động tích cực đến hệ số thương mại giữa các nước trong khối và các nước còn lại của thế giới. 86
- 3. Lý thuyết liên minh hải quan; tạo lập thương mại và chuyển dịch thương mại Tạo lập thương mại Thuế cấm đoán với Việt Nam (Không có thương mại) Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Giá với thương mại tự do 25 18 14 Thuế 100% 36 28 Thuế 50% với Trung Quốc 18 21 0% với Thái Lan (AFTA) TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 Chuyển dịch thương mại từ TQ sang Thái Lan Chuyển dịch thương mại dẫn đến nhập hàng với giá cao (Trước đây nhập hàng từ Trung Quốc giá 14 nhưng vì tham gia liên minh hải quan nên nhập hàng từ Thái Lan với giá 18) Tạo lập thương mại, nâng được phúc lợi Dịch chuyển thương mại làm giảm phúc lợi xã hội 87
- 4. Các cấp độ hội nhập kinh tế khu vực a) Khu vực mậu dịch tự do (FTA-Free Trade Area) - Loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để hàng hoá và dịch vụ được di chuyển tự do - Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ - NAFTA (Northern American Free Trade Agreement) - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA (ASEAN Free Trade Area) TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 b) Đồng minh thuế quan (Custom Union) - Giống FTA nhưng cao hơn ở điểm cùng thống nhất chính sách thuế quan với các nước không phải là thành viên. - Thị trường chung châu Âu (EEC) trước năm 1992 88
- c) Thị trường chung (Common Market) Giống đồng minh thuế quan nhưng cao hơn ở điểm hàng hoá sức lao động và vốn được di chuyển tự do giữa các nước thành viên. Thị trường chung châu Âu (EEC) trước đây d) Liên minh tiền tệ (Monetary Union) Giống thị trường chung nhưng cao hơn ở điểm các nước thành viên cùng phối hợp và thống nhất các chính sách tiền tệ, giao dịch tiền tệ quốc tế, dự trữ tiền tệ, phát hành đồng tiền tập thể TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 Liên minh tiền tệ châu Âu cho ra đời đồng tiền chung châu Âu (EURO) kể từ ngày 01/01/2000. e) Liên minh kinh tế (Economic Union) Giống liên minh tiền tệ nhưng cao hơn ở điểm các nước thành viên thống nhất chính sách tiền tệ, hình thành cơ cấu kinh tế khu vực. Liên minh châu Âu (EU) 89
- 5. Một số liên kết kinh tế khu vực điển hình a) Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ - NAFTA (North America Free Trade Agreement) Các nước thành viên: Mỹ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô. Lịch trình thực hiện: - Đàm phán 6/1991. - Kết thúc đàm phán 8/1992. - Chính thức có hiệu lực 1/1/1994. Nội dung của Hiệp định: TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 - Loại bỏ hầu hết thuế quan giữa 3 nước trong vòng 10 năm. - Hạn chế các rào cản đối với thương mại và dịch vụ. - Loại bỏ rào cản đối với đầu tư, thực hiện nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và nguyên tắc tối huệ quốc. - Cam kết thực thi quyền sở hữu trí tuệ. - Ngoài ra các nước còn ký kết các hiệp định về nông nghiệp, lao động và môi trường. 90
- b) Liên minh châu Âu (EU) (27 nước) Cộng đồng than, thép châu Âu (ECSC): Thành lập năm 1951, gồm 6 nước là Pháp, Italia, CHLB Đức, Bỉ, Hà Lan, Luýchxămbua. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC): Tháng 3/1957 6 nước trên kỳ Hiệp ước tại Rome thành lập EEC. Hiệp ước có hiệu lực ngày 1/1/1958 với nội dung: - Xây dựng biểu thuế quan chung. - Giảm thiểu hạn chế về di chuyển lao động và vốn vào năm 1970. - Thiết lập chính sách nông nghiệp và chính sách vận tải chung. TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 - Về sau còn thực hiện thống nhất cả thuế giá trị gia tăng chung. Về mặt tổ chức, EEC có: - Ủy ban châu Âu. - Hội đồng Bộ trưởng. - Nghị viên châu Âu. - Tòa án châu Âu. - Ngân hàng Trung ương châu Âu. 91
- c) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN - Association of South East Asian Nations), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA - ASEAN Free Trade Area) và Cộng đồng ASEAN (AEC - ASEAN Economic Community) Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN: 10 quốc gia - 5 quốc gia sáng lập (ngày 8/8/1967): Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan. - Gia nhập sau có: Brunei (8/1/1984), Việt Nam (28/7/1995), Lào (23/7/1997), Myanma (23/7/1997), Campuchia (30/4/1999) - Papua New Guinea: sát viên của ASEAN, TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 - Đông Timo: Ứng cử viên của ASEAN - Năm 2007, ASEAN ghi thêm một mốc son mới đúng dịp kỷ niệm 40 năm thành lập bằng việc ký kết Hiến chương ASEAN - Cộng đồng ASEAN trong Tuyên bố Hòa hợp Bali II (2003). Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời (Chính trị, An ninh, Văn hóa, Xã hội). 92
- 93 TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655
- Nguyên tắc tổ chức của ASEAN: (1) Các nguyên tắc thiết lập quan hệ song phương và đa phương: 6 nguyên tắc (Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tại Bali năm 1976 ) - Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc. - Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép cuả bên ngoài. TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. - Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình. - Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực. - Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. 94
- (2) Các nguyên tắc điều phối hoạt động của tổ chức ASEAN: ₋ Nguyên tắc nhất trí ( consensus) ₋ Nguyên tắc bình đẳng: Quyền lợi, nghĩa vụ đóng góp, luân phiên chủ tọa, luân phiên địa điểm theo vần ABC ₋ Nguyên tắc 6 - X: Multi cycle in cycle: 6 nước gia nhập trước có thể thực hiện trước các dự án của ASEAN nếu 4 nước gia nhập sau (CLMV) chưa sẵn sàng Giới thiệu về AFTA Ra đời tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 tại Singapore 28/1/1992. TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 Mục tiêu: ₋ Tăng chu chuyển thương mại nội bộ ASEAN và đưa ASEAN tiến tới thành 1 thị trường chung. ₋ Tăng thu hút FDI từ ngoài ASEAN. ₋ Làm cho các nền kinh tế thành viên thích ứng với các đổi thay của khu vực thế giới. 95
- d)Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (World Trade Organization) Tiền thân của WTO là GATT ₋ Vòng đàm phán thứ nhất từ 10/4 - 30/10/1947 tại Geneva - GATT ra đời. ₋ Sau 8 vòng đàm phán về cắt giảm thuế quan, ngày 15/4/1994 tại TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 Marrkesh (Maroc), các nước thành viên của GATT đã ký hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới . Như vậy WTO đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995. ₋ Vòng đàm phán thứ 9 là vòng đàm phán Doha bắt đầu từ 11/2001. ₋ Đến 9/2019, WTO có 164 nước thành viên. 96
- Vòng đàm phán Doha Vòng đàm phán Doha 11/2001 - 7/2004: Vòng đàm phán Doha được coi là vòng đàm phán thứ 9 được phát động tại Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Doha của Quarta. Nội dung chính của vòng đàm phán Doha là: (1) Đàm phán về nông nghiệp và dịch vụ. (2) Vấn đề tiếp cận thị trường hàng công nghiệp ở các nước đang phát triển (NAMA). TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 (3) Giải quyết tồn đọng nêu ra tại Hội nghị Singapore về: thuận lợi hoá thương mại và minh bạch hoá sự mua sắm của Chính phủ. Ngoài ra, Vòng đàm phán Doha còn giải quyết các vấn đề khác như: quyền của các nước nghèo được nhập khẩu với giá rẻ hoặc được cấp bằng sáng chế sản xuất những loại dược phẩm chữa trị được bệnh AIDS, sốt rét..... 97
- Nguyên tắc hoạt động của WTO: (1) Nguyên tắc không phân biệt đối xử: Nguyên tắc này thể hiện qua 2 quy chế: Quy chế đãi ngộ Tối huệ quốc và Quy chế đối xử quốc gia - NT (National Treatment). (2) Nguyên tắc điều kiện hoạt động thương mại ngày càng thuận lợi, tự do hơn thông qua đàm phán (Giảm thuế quan và mở cửa thị trường). TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 (3) Nguyên tắc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh. (4) Nguyên tắc tạo ra môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh bình đẳng. (5) Nguyên tắc dành một số ưu đãi về thương mại cho các nước đang phát triển. 98
- Mục tiêu của WTO WTO thừa nhận mục tiêu của GATT với việc: ₋ Nâng cao mức sống. ₋ Bảo đảm việc làm đầy đủ, tăng trưởng vững chắc thu nhập và nhu cầu thực tế. TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 ₋ Phát triển việc sử dụng các nguồn lực thế giới. ₋ Mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hoá toàn cầu. 99
- Chức năng của WTO o Tạo thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và tiến trình các mục tiêu của hiệp định và các hiệp định đa phương khác. o Tạo diễn đàn đàm phán cho các nước thành viên. o Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên. TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 o Thực hiện rà soát chính sách thương mại thông qua cơ chế rà soát chính sách thương mại. o Nhằm đạt được sự nhất quán trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu. 100
- Cơ cấu tổ chức của WTO Hội đồng bộ trưởng: Là cơ quan quyền lực cao nhât, gồm các đại diện cấp bộ trưởng của tất cả các thành viên. Hai năm họp một lần. Đại hội đồng: Là cơ quan thường trực cao nhất, gồm đại diện ở cấp đại sứ của tất cả các thành viên. Cơ cấu gồm: – Hội đồng thương mại hàng hóa: Giám sát thực thi thương mại hàng hóa. – Hội đồng thương mại dịch vụ: Giám sát thực thi thương mại dịch vụ. TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 – Hội đồng TRIPS: Giám sát thực thi Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Ban thư ký: Là cơ quan hành chính hỗ trợ kỹ thuật, đứng đầu là Tổng giám đốc WTO, nhiệm kỳ 4 năm do Hội nghị Bộ trưởng bổ nhiệm. Quá trình ra quyết định: Theo nguyên tắc đồng thuận, nếu không đạt được đồng thuận thì cho phép theo đa số phiếu. 101
- Điều kiện và thủ tục gia nhập WTO và rút khỏi WTO (Được ghi ở các chương XI, XII và XV của Hiệp định thành lập WTO) ₋ Bất cứ quốc gia nào hay lãnh thổ nào có quyền độc lập về chính sách thương mại trong quan hệ thương mại quốc tế, đều có quyền xin gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). ₋ Điều kiện đầu tiên của một nước tham gia WTO là phải công TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 nhận tất cả các kết quả đạt được trong vòng đàm phán Uruguay của GATT, không có ngoại lệ. ₋ Một nước thành viên muốn rút ra khỏi WTO chỉ cần thông báo bằng văn bản cho Tổng Giám Đốc WTO trước 6 tháng. 102
- Nội dung chính của các hiệp định WTO: Các văn kiện pháp lý của WTO gồm các hiệp định và phụ lục mà nổi lên là các hiệp định chính sau: (1) Thương mại hàng hóa: Là các hiệp định liên quan tới các vấn đề về thuế quan, thương mại và đầu tư. Trong đó có Hiệp định Dệt may ATC. TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 (2) Thương mại dịch vụ: Có Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS. (3) Quyền sở hữu trí tuệ: Có Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). 103
- Hiệp định dệt may (ATC): Hiệp định dệt may có tiền thân là Hiệp định Đa sợi (MFA). ATC được ký tại vòng đàm phán Urruguay, cho phép các nước nhập khẩu được được áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng dệt may nhưng sau 10 năm, tức TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 là 1/1/2005 phải hủy bỏ hạn chế nhập khẩu dệt may. Tuy nhiên các nước nhập khẩu dệt may có thể áp dụng hạn ngạch tạm thời trở lại nếu nhập khẩu tăng đột biến. 104
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 4 - Nguyễn Thị Ngọc Loan
10 p | 134 | 21
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 1 - Nguyễn Thị Ngọc Loan
11 p | 129 | 15
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 3 - Huỳnh Minh Triết
29 p | 93 | 10
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 8 - Huỳnh Minh Triết
31 p | 99 | 10
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 1 - Huỳnh Minh Triết
26 p | 104 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 1 - Đoàn Hải Anh
22 p | 12 | 4
-
Bài giảng Kinh tế học Quốc tế: Chương 4 - TS. Lại Lâm Anh
26 p | 19 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học Quốc tế: Chương 1 - TS. Lại Lâm Anh
19 p | 22 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 5.2 - ThS. Nguyễn Việt Khôi
58 p | 4 | 1
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 5.1 - ThS. Nguyễn Việt Khôi
40 p | 2 | 1
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 4 - ThS. Nguyễn Việt Khôi
50 p | 10 | 1
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 3.2 - ThS. Nguyễn Việt Khôi
67 p | 2 | 1
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 3.1 - ThS. Nguyễn Việt Khôi
49 p | 5 | 1
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 2.2 - ThS. Nguyễn Việt Khôi
37 p | 3 | 1
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 2.1 - ThS. Nguyễn Việt Khôi
51 p | 5 | 1
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 1 - ThS. Nguyễn Việt Khôi
14 p | 7 | 1
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 6 - ThS. Nguyễn Việt Khôi
59 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn