intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế học Quốc tế: Chương 6 - TS. Lại Lâm Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế học Quốc tế: Chương 6 cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm di chuyển vốn quốc tế; Các hình thức di chuyển vốn quốc tế; Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài; Lý thuyết giải thích về đầu tư trực tiếp nước ngoài; Hiệu ứng của đầu tư trực tiếp nước ngoài; Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế học Quốc tế: Chương 6 - TS. Lại Lâm Anh

  1. Chương 6 DI CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 1. Khái niệm di chuyển vốn quốc tế 2. Các hình thức di chuyển vốn quốc tế 3. Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 4. Lý thuyết giải thích về đầu tư trực tiếp nước ngoài TS. Lại Lâm Anh lla2477@gmail.com 5. Hiệu ứng của đầu tư trực tiếp nước ngoài 6. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 109
  2. 1. Khái niệm di chuyển vốn quốc tế Di chuyển vốn quốc tế được hiểu là việc vay và cho vay vốn giữa các nước. Di chuyển vốn quốc tế là việc di chuyển tư bản từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm mục đích kiếm lời hoặc vì một lợi ích nào đó trong tương lai. 2. Các hình thức di chuyển vốn quốc tế Di chuyển chính thức: Do cơ quan tiền tệ có thẩm quyền của nhà nước thực hiện (VD: Ngân hàng trung ương tiến hành). Di chuyển phi chính thức: Có hai hình thức là ngắn hạn và dài hạn. TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 - Ngắn hạn là hình thức di chuyển vốn liên quan tới tài sản có thời hạn đáo hạn không quá một năm, thương phiếu, tín phiếu, tiền gửi ngân hàng,... - Dài hạn thì có thời hạn trên một năm, thường là cổ phiếu, bất động sản, giấy chứng nợ, giấy tờ cầm cố,... Dài hạn được chia làm: + Di chuyển vốn (hay đầu tư) gián tiếp. + Di chuyển vốn (hay đầu tư) trực tiếp. 110
  3. 3. Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài Đầu tư gián tiếp nước ngoài - FPI (Foreign Portfolio Investment) Đầu tư gián tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Các hình thức chủ yếu: TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 - Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). - Vay ưu đãi hoặc không ưu đãi. - Mua cổ phiếu hoặc trái phiếu. 111
  4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI (Foreign Direct Investment) FDI là một loại hình của đầu tư quốc tế, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia kiểm soát và điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư Các hình thức FDI chủ yếu: TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 - Hợp đồng hợp tác kinh doanh. - Doanh nghiệp liên doanh. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. - B-O-T, B-T-O, B.T. 112
  5. 4. Lý thuyết giải thích về đầu tư trực tiếp nước ngoài o Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế: (1) Giai đoạn đổi mới, (2) Thịnh vượng, (3) Ổn định. o Lý thuyết không hoàn hảo của thị trường: Công ty sẽ lựa chọn hình thức FDI để khắc phục tính không hoàn hảo của thị trường. (Tránh rào cản thương mại và sử dụng được kiến thức chuyên sâu của mình vào sản xuất hàng hóa). TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 o Lý thuyết triết trung: FDI sẽ diễn ra khi có sự kết hợp giữa lợi thế của địa phương với các lợi thế sở hữu và lợi thế thích nghi. o Lý thuyết sức mạnh thị trường: FDI sẽ giúp các hãng có thể thiết lập sự thống trị đối với thị trường của ngành ở nước ngoài. 113
  6. 5. Hiệu ứng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (Di chuyển vốn quốc tế) Đối với nước đi đầu tư: Tích cực: - Góp phần làm tăng thu nhập quốc dân. - Tăng tỷ suất lợi nhuận. - Tránh được các rào cản thương mại. -… TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 Tiêu cực: - Mất việc làm và giảm tiền công ở trong nước. - Ảnh hưởng tới cán cân thanh toán quốc gia (tiêu cực). - Ảnh hưởng tới sản lượng ngành và xuất khẩu. -… 114
  7. Hiệu ứng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (Di chuyển vốn quốc tế) Đối với nước nhận đầu tư: Tích cực: - Tăng thu nhập quốc nội. - Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. -… TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 Tiêu cực: - Giảm tỷ suất lợi nhuận trong nước. - Ảnh hưởng tới thu cán cân thanh toán quốc gia. - Ảnh hưởng tới sản lượng của ngành. - Ô nhiễm môi trường. -… 115
  8. 6. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Năm 1977, Việt Nam ban hành "Điều lệ về đầu tư nước ngoài tại nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Năm 1987 Quốc hội khoá VIII đã thông qua và ban hành " Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam" “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” đã được sửa đổi bổ sung 4 lần:  Lần thứ nhất được Quốc hội thông qua vào tháng 6 năm 1990. TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655  Lần thứ hai được Quốc hội thông qua vào tháng 12 năm 1992.  Lần thứ ba được Quốc hội thông qua vào tháng 12 năm 1996.  Lần thứ tư được Quốc hội thông qua vào tháng 6 năm 2000. Năm 2005, Luật Đầu tư chung ra đời để đáp ứng WTO, thay cho Luật Đầu tư Nước ngoài và Luật Khuyến khích Đầu tư trong nước 1998. 116
  9. Định hướng phát triển đầu tư quốc tế của Việt Nam o Xác định vốn đầu tư quốc tế là một nguồn vốn quan trọng. o Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp, sử dụng chính sách đối nội, đối ngoại khéo léo để thu hút thật nhiều trong đó chú trọng nhiều hơn đến nguồn vốn ODA. o Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp, Việt Nam sẽ từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài theo hướng mở cửa, thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư nước TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 ngoài đến Việt Nam. o Việt Nam xác định sẽ không quá phụ thuộc vào vốn đầu tư quốc tế, phát huy tối đa tinh thần tự lực cánh sinh, lấy nội lực làm nhân tố quyết định để phát triển, nhằm giữ vững sự tự chủ của nền kinh tế, sự độc lập về chính trị, lãnh thổ của nước nhà. Hết Chương 6 117
  10. Câu hỏi trắc nghiệm Chọn câu trả lời mà bạn cho là đúng nhất: 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài khác nhau ở điểm nhà đầu tư có quyền hay không có quyền a. Sở hữu đối với doanh nghiệp b. Kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp c. Bán cổ phần cổ phiếu của mình d. Hưởng lợi nhuận kinh doanh TS. Lại Lâm Anh – email: lla2477@gmail.com – ĐT: 090.606.6655 2. Tác động tiêu cực của FDI đối với nước nhận đầu tư là: a. Tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập của người dân b. Tăng thu nhập quốc nội c. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế d. Giảm tỷ suất lợi nhuận trong nước Hết Chương 6 118
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2