Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 2
lượt xem 429
download
CHƯƠNG II NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là phạm trù kinh tế thuộc lĩnh vực tài chính. Hiện tượng ngân sách ra đời và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử, trên cơ sở của nền kinh tế hàng hoá và sự hình thành, phát triển của nhà nước. Các nhà khoa học về lịch sử và kinh tế đã chứng minh rằng chính sản xuất và trao đổi hàng hóa đã...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 2
- CHƯƠNG II NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là phạm trù kinh tế thuộc lĩnh vực tài chính. Hiện tượng ngân sách ra đời và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử, trên cơ sở của nền kinh tế hàng hoá và sự hình thành, phát triển của nhà nước. Các nhà khoa học về lịch sử và kinh tế đã chứng minh rằng chính sản xuất và trao đổi hàng hóa đã dẫn tới sự ra đời tiền tệ. Sau 3 lần phân công lao động xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phân hóa các giai cấp trong xã hội, đặc biệt là phân công lao động xã hội lần thứ ba, kết quả là sự ra đời của giai cấp thương nhân. Giai cấp thương nhân ra đời dẫn đến các quan hệ trao đổi mua bán cũng phát triển mạnh mẽ, cùng với nó là sự xuất hiện của tiền tệ. Tiền tệ ra đời giữ vai trò là vật ngang giá chung, trung gian trong việc trao đổi hàng hóa. Cuối thời kỳ công xã nguyên thủy, khi mâu thuẩn giữa các giai cấp đã không còn được dung hòa bởi tổ chức của thị tộc, nhà nước đã ra đời. Nhà nước ra đời thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng tiền tệ trong lưu thông hàng hóa. Sự ra đời và tồn tại của Nhà nước làm nảy sinh nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Điều đó đòi hỏi Nhà nước dùng quyền lưc chính trị để tập trung một bộ phận của cải của xã hội cho mình, tham gia quá trình phân phối của cải với tư cách chủ thể quyền lực chính trị. Trong các hình thức được nhà nước sử dụng để tập trung của cải thì thuế là hình thức được sử dụng sớm nhất và cũng có vai trò quan trọng nhất. Nhà nước tham gia quá trình phân phối của cải xã hội hình thức giá trị để lập
- và sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước đã hình thành nên ngân sách Nhà nước. Nói cách khác, sự ra đời của kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử, cùng với nó là hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực phân phối và phân phối lại của cải xã hội đã hình thành nên kho tài sản của nhà nứơc, phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước chính là mồng mống ban đầu của hiện tượng ngân sách nhà nước Hiện tượng ngân sách nhà nước tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của các kiểu nhà nước trong lịch sử phát triển xã hội. Tuy nhiên, thuật ngữ ngân sách nhà nước chỉ được bắt đầu sử dụng khi các khoản thu chi của nhà nước được thể chế hoá bằng pháp luật, tức là, có sự xác định, thừa nhận, công khai hoá bằng luật pháp đối với những khoản thu chi của nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước. Về khái niệm ngân sách nhà nước, có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này. Quan điểm thứ nhất cho rằng ngân sách nhà nước là bản dự toán thu chi tài chính của nhà nước trong 1 khoản thời gian nhất định. Có quan điểm lại cho rằng, ngân sách nhà nước chính là quỹ tiền tệ của nhà nước. Thật ra, những định nghĩa về ngân sách nhà nước theo những quan điểm khác nhau đều thể hiện sự khái quát hiện tượng ngân sách nhà nước ở những phương diện khác nhau. Để có cách hiểu đầy đủ về ngân sách nhà nước, chúng ta tìm hiểu khái niệm này từ 2 phương diện: Một là, do ngân sách là một phạm trù kinh tế, vậy nên, ngân sách nhà nước sẽ được xem xét về mặt bản chất và cả về phương diện vật chất. Xét về mặt bản chất, ngân sách nhà nước thể hiện hệ thống các quan hệ kinh tế được hình thành trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn vốn tiền tệ phục vụ cho các chức năng, nhiệm vụ của bộ
- máy nhà nước. Điều này xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân sách nhà nước với nhà nước. Ngân sách nhà nước vốn được hình thành từ việc nhà nước sử dụng quyền lực chính trị của mình để tham gia vào hoạt động phân phối của cải trong xã hội vốn được tạo nên từ nhiều chủ thể khác nhau cùng tồn tại trong xã hội. Do vậy ngân sách nhà nước thể hiện mối quan hệ xã hội giữa nhà nước và các chủ thể khác nhau trong quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Xét về phương diện vật chất, trên thực tế, ngân sách nhà nước tồn tại dưới dạng vật chất là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước. Quỹ tiền tệ này gắn liền với việc đảm bảo cho chức năng, nhiệm vụ của tất cả các cơ quan chính quyền nhà nước các cấp. Đó là nguồn vốn, kinh phí hay những khoản tiền cụ thể mà nhà nước tập trung được vào tay mình sau khi tham gia vào quá trình phân phối của cải trong xã hội. Hai là, xuất phát từ việc ngân sách vốn là một trong những phạm trù pháp lý, trong điều kiện nhà nước pháp quyền, các khoản thu chi của nhà nước được công khai và thể chế thành pháp luật nhằm tránh hiện tượng lạm quyền. Ngân sách nhà nước trở thành phạm trù pháp lý. Điều này được thể hiện thông qua việc hình dung ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính cơ bản của nhà nước, là bảng dự toán toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để trở thành một đạo luật có giá trị pháp lý bắt buộc đối với tất cả các chủ thể có liên quan. Chính vì vậy mà pháp luật thực định đưa ra định nghĩa về ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong khoảng thời gian là một năm để đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. 2. Vai trò của ngân sách nhà nước:
- Ngân sách nhà nước giữ vai trò là công cụ phân phối. Điều này được thể hiện thông qua việc nhà nước huy động nguồn tài chính để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thông qua việc tiến hành cân đối giữa các khoản thu và chi của nhà nước, nhà nước có thể hoạch định chính sách trong điều tiết thu nhập, giải quyết tốt mối quan hệ giữa thu và chi, giữa tích luỹ tiêu dùng, đầu tư phát triển, tiết kiệm. Ngân sách nhà nước giữa vai tró điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua việc điều hoà các nguồi tài chính giữa các vùng kinh tế, các ngành kinh tế, thông qua việc hướng dẫn, kích thích hay hạn chế sản xuất, tiêu dùng bằng các chính sách thuế, tài chính, ngân sách nhà nước có thể điều tiết thu nhập của các chủ thể khác nhau trong xã hội, xử lý mối quan hệ giữa tích luỹ, đầu tư và tiêu dùng, điều chỉnh giá cả, ổn định thị trường, chống lạm phát. Ngân sách nhà nước còn giữ vai trò là công cụ thực hiện chính sách xã hội. Bằng chính sách thuế, nhà nước có thể thông qua hoạt động ngân sách nhà nước để thực hiện ưu đã cho các đối tượng chính sách, điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội. Ngoài ra, ngân sách nhà nước còn cung cấp phương tiện tài chính để nhà nước thực hiện trợ cấp xã hội, phúc lợi công cộng. II. KHÁI NIỆM LUẬT NGÂN SÁCH 1. Định nghĩa Luật Ngân sách: Việc sử dụng ngân sách trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội đã hình thành hệ thống quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực ngân sách bao gồm bao gồm những quan hệ phân phối liên quan đến nguồn vốn tiền tệ của nhà nước. Do vậy, những quan hệ này cần phải được pháp luật điều chỉnh để việc phát sinh, thay đổi chúng phù hợp với lợi ích của
- nhà nước, xã hội. Nói cách khác, việc chuyển giao, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ phải tuân theo quy chế pháp lý nghiêm ngặt để đảm bảo yêu cầu quản lý của nhà nước. Chính trong điều kiện đó đã hình thành nên nhóm các quy phạm pháp luật chuyên ngành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này: luật ngân sách. Luật Ngân sách là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn vốn tiền tệ thuộc về ngân sách nhà nước. Luật Ngân sách phân biệt với Luật Ngân sách nhà nước. Luật ngân sách nhà nước chỉ là một bộ phận của pháp luật thực định về Luật Ngân sách. Ngoài ra, luật ngân sách cũng phân biệt với thuật ngữ pháp luật ngân sách nhà nước-một cụm từ khái quát về bộ phận pháp luật thực định về ngân sách nhà nước, bao gồm Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật về ngân sách nhà nước khác. 2. Quan hệ pháp luật ngân sách: Quan hệ pháp luật ngân sách là những quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình tập trung, phân phối, sử dụng, quản lý quỹ ngân sách nhà nước được quy phạm pháp luật về ngân sách điều chỉnh. Đặc điểm của quan hệ pháp luật ngân sách: -Luôn có sự tham gia của ít nhất một bên là nhà nước hoặc cơ quan đại diện của nhà nước trong tất cả các quan hệ pháp luật ngân sách. -Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật ngân sách không phải do tự ý xác lập một quan hệ pháp luật mà được pháp luật quy định trước, kể cả quyền và nghĩa vụ của các bên cũng không phải theo thoả thuận mà sẽ do pháp luật quy định, buộc các bên phải tuân theo. -Việc tham gia vào quan hệ pháp luật ngân sách của các chủ thể trước hết vì lợi ích kinh tế-xã hội của nhà nước.
- Căn cứ vào tính chất, quan hệ pháp luật ngân sách được phân biệt thành: -Nhóm các quan hệ về phân cấp quản lý, điều hành ngân sách. Nhóm quan hệ này hình thành trong lĩnh vực tổ chức hệ thống ngân sách, phân định quyền hạn về ngân sách và phân phối nhiệm vụ thu chi ngân sách giữa các cấp chính quyền nhà nước. -Nhóm các quan hệ trong quá trình tạo lập, thông qua dự toán ngân sách nhà nước giữa cơ quan chính quyền nhà nước các cấp cũng như tất cả các chủ thể có liên quan đến việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước. -Nhóm các quan hệ về chấp hành ngân sách nhà nước. Nhóm các quan hệ này hình thành trong quá trình thực hiện các khoản thu, chi ngân sách nhà nước trên thực tiễn. -Nhóm các quan hệ về quyết toán ngân sách nhà nước, bao gồm những quan hệ trong quá trình lập quyết toán, phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước và những quan hệ về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà nước. 3. Chế độ pháp lý về tổ chức hệ thống ngân sách: Hệ thống ngân sách là một thể thống nhất được tạo thành từ các bộ phận cấu thành nên ngân sách: các khâu ngân sách. Giữa các khâu trong hệ thống ngân sách vừa độc lập, vừa có mối quan hệ qua lại lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mình. Hệ thống ngân sách thường được tổ chức tương ứng với hệ thống chính quyền nhà nước nhưng không nhất thiết mỗi cấp chính quyền là một cấp ngân sách. Điều kiện cần và đủ để một cấp chính quyền trở thành cấp ngân sách:
- -Nhiệm vụ của cấp chính quyền tương đối toàn diện trên các lĩnh vực phát triển về hành chính, xã hội kinh tế ở vùng lãnh thổ mà cấp chính quyền đó quản lý. -Tổng hợp các nguồn thu trên lãnh thổ mà cấp chính quyền đó quản lý có khả năng giải quyết phần lớn nhu cầu chi tiêu của mình. Hệ thống ngân sách ở Việt Nam: -Từ sau Cách mạng tháng 8 đến trước 1967: Việt Nam chỉ tồn tại 1 ngân sách duy nhất được gọi chung là ngân sách nhà nước, ở đó không có sự phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền nhà nước trong quản lý ngân sách nhà nước. Mỗ cấp chính quyền chỉ là một đơn vị dự toán của ngân sách nhà nước. Mọi hoạt động huy động các nguồn tài chính đều nhằm hình thành quỹ ngân sách nhà nước tập trung và mọi chi tiêu từ quỹ tiền tệ này đều nhằm mục tiêu chung của cả nước là kháng chiến thắng lợi. -Từ 1967, khai sinh chế độ phân cấp quản lý ngân sách. Theo đó, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là khái niệm hàm chỉ mô hình quản lý ngân sách nhà nước mà trong đó Chính quyền trung ương phân giao cho chính quyền địa phương thực hiện một số nghiệp vụ nhất định trong hoạt động ngân sách nhà nước. Mô hình này được áp dụng ở những quốc gia xem ngân sách nhà nước là duy nhất và thống nhất, cả nước chỉ có một ngân sách do nhà nước quản lý. Trong quá trình hình thành và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước, chính quyền trung ương có thể giao cho chính quyền địa phương thực thi một số nghiệp vụ thu chi cần thiết có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ phát trỉên kinh tế xã hội của cấp chính quyền trên địa bàn mà mình quản lý. -Từ 1976 đến 1978, hệ thống ngân sách ở Việt Nam gồm 2 cấp: ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh. Việc xác lập hệ thống ngân
- sách gồm 2 cấp như vậy không khuyến khích các cấp chính quyền địa phương phát huy tính chủ động sáng tạo trong việc khai thác và huy động nguồn tài chính trên địa bàn để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Ngược lại, các cấp chính quyền địa phương cũng ỷ lại trông chờ vào sự trợ giúp của cấp trên. -1978: hệ thống ngân sách Việt Nam được phân định gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách địa phương gồm hai cấp ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện. Mô hình này đã phần nào khắc phục được nhược điểm của hệ thống ngân sách trước đây, góp phần khuyến khích địa phương khai thác được tiềm năng và thế mạnh trong việc huy động nguồn thu phát sinh trên địa bàn. -1983: hệ thống ngân sách Việt Nam được xây dựng gồm 4 cấp tương đương với 4 cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước: Ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Điều này đặt ra yêu cầu phải phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách ở địa phương và chính quyền các cấp ở địa phương cần được phân giao quyền hạn, trách nhiệm cụ thể. Cơ chế phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi tới tận ngân sách cấp huyện, xã vẫn được duy trì trong Luật Ngân sách nhà nước 1996 (sửa đổi bổ sung 1998). -Luật Ngân sách nhà nước 2002 hệ thống ngân sách Việt Nam đuợc thiết lập bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Trong đó, ngân sách địa phương sẽ hàm chứa ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã. Tuy nhiên, cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội chỉ phân giao nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách trung ương và xác định tổng khối lượng thu-chi cho ngân sách của từng địa phương. Trên cơ sở đó, cơ quan quyền lực cao nhất của địa phương: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ được phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc phân phối thu chi
- giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Rõ ràng, với hệ thống ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2002 việc phân cấp trong quản lý ngân sách nhà nước đã được đẩy mạnh, tăng tính chủ động, linh hoạt cho từng địa phương. Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và quản lý hệ thống ngân sách: -Đảm bảo tính tập trung thống nhất của ngân sách nhà nước, dù có phân chia các cấp ngân sách theo các cấp chính quyền nhà nước nhưng hệ thống ngân sách vẫn là thống nhất từ trung ương đến địa phương. -Đảm bảo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp ngân sách, có cơ chế phân cấp và quản lý phù hợp để phát huy được tính tự chủ, kích thích khai thác nguồn thu của các cấp ngân sách địa phương, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của địa phương. III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: 1. Định nghĩa về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: Phân cấp ngân sách Nhà nước là sự phân định trách nhiệm về quyền hạn, nghĩa vụ và lợi ích của các cơ quan Nhà nước các cấp trong tổ chức, điều hành, quản lý ngân sách Nhà nước. Thực chất của phân cấp ngân sách là việc phân chia quyền hạn và xác định trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền nhà nước đối với ngân sách cấp mình và ngân sách nhà nước nói chung. Phân cấp quản lý ngân sách sẽ giải quyết được mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong việc xử lý các vấn đề về hoạt động của ngân sách nhà nước như quan hệ về mặt chế độ, chính sách, quan hệ vật chất giữa nguồn thu, nhiệm vụ chi, quan hệ về quy trình ngân sách. Việc phân cấp quản lý ngân sách phải dựa trên những nguyên tắc sau:
- -Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải phù hợp với phân cấp quản lý các mặt khác của đời sống xã hội và phù hợp với năng lực quản lý của mỗi cấp chính quyền trên địa bàn. -Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và vị trí độc lập, chủ động của ngân sách địa phương. -Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải tôn trọng nguyên tắc công bằng. Phân cấp ngân sách Nhà nước bao gồm nhiều nội dung nhằm giải quyết các mục tiêu sau: - Giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan tới Ngân sách Nhà nước. - Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ chi, phân phối nguồn thu và cân đối ngân sách Nhà nước. - Giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước. Xuất phát từ yêu cầu trên, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước được thể hiện trên 2 phương diện: -Xác định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong quản lý, điều hành ngân sách, trong quá trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước. -Phân phối nguồn thu, xác định nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách. 2. Nội dung của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: 2.1. Trách nhiệm quyền hạn của các cấp chính quyền trong việc phân cấp quản lý ngân sách:
- Liên quan lĩnh vực ngân sách nhà nước, có rất nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phân định về nhiệm vụ và quyền hạn gắn liền với việc quản lý, thực hiện ngân sách nhà nước, cụ thể như: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế-Ngân sách thuộc Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam… 2.1.1 Quốc hội: Điều 84 Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) nêu rõ: “Quốc hội quyết định chính sách tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, quyết định sửa đổi bãi bỏ các thứ thuế”. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội đối với Ngân sách Nhà nước được ghi nhận tại Điều 15 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002, cụ thể: - Ban hành và sửa đổi luật trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước. Đây là một trong những thẩm quyền quan trọng nhất của Quốc hội – cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. - Quyết định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia nhằm góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm cân đối ngân sách các cấp. - Quyết định dự toán ngân sách Nhà nước: +Tổng số thu ngân sách nhà nước bao gồm thu nội địa, thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, viện trợ không hoàn lại. +Tổng số chi ngân sách nhà nước bao gồm chi ngân sách trung ương chi tiết theo từng lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, tổng khối lượng chi ngân sách địa phương +Mức bội chi và nguồn bù đắp
- -Quyết định phân bổ ngân sách trung ương. Trước đây, đối với phương án phân bổ Ngân sách Nhà nước củaTrung ương, Quốc hội giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, nhưng hiện nay, theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Quốc hội cũng giữ vai trò trong việc phân bổ ngân sách nhà nước của trung ương. Nội dung cụ thể bao gồm: +Tổng số và mức chi từng lĩnh vực +Dự toán chi của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực. +Mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương - Quyết định điều chỉnh dự toán Ngân sách Nhà nước trong những trường hợp cần thiết. -Quyết định các chương trình, công trình xây dựng quan trọng mang tầm quốc gia, có ảnh hưởng to lớn đối với các mặt trong đời sống kinh tế xã hội, được đầu tư vốn Ngân sách Nhà nước. - Quốc hội thực hiện quyền giám sát các hoạt động trong lĩnh vực Ngân sách Nhà nước. -Phê chuẩn quyết toán Ngân sách Nhà nước. -Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, UBTVQH, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC về lĩnh vực tài chính-ngân sách trái với Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội các quyết định của Quốc hội, Luật Ngân sách Nhà nước quy định: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội, Hội đồng dân tộc của Quốc hội cũng tham gia vào một số hoạt động có liên quan đến Ngân sách Nhà nước và mang tính chất giám sát.
- 2.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban Thường vụ Quốc hội -Ban hành văn bản pháp luật về lĩnh vực tài chính - ngân sách được Quốc hội giao; -Cho ý kiến về các dự án luật, các báo cáo và các dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách do Chính phủ trình Quốc hội; - Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu theo quy định - Ban hành Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; - Giám sát việc thi hành pháp luật về ngân sách, chính sách tài chính, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc hủy bỏ các văn bản đó; hủy bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; bãi bỏ các nghị quyết của Hội
- đồng nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. 2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội 1) Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách do Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao; 2) Chủ trì thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, các báo cáo về thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước do Chính phủ trình Quốc hội; 3) Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách; giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính; 4) Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách;
- 5) Kiến nghị các vấn đề về quản lý lĩnh vực tài chính - ngân sách. 2.1.4 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội 1) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và các dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách do Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; 2) Giám sát việc thực hiện pháp luật về lĩnh vực tài chính - ngân sách và việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách trong lĩnh vực phụ trách; 3) Kiến nghị các vấn đề về tài chính - ngân sách trong lĩnh vực phụ trách. 2.1.5 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước 1) Công bố luật, pháp lệnh về lĩnh vực tài chính - ngân sách; 2) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế đã trực tiếp ký; quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định về lĩnh vực tài chính - ngân sách;
- 3) Yêu cầu Chính phủ báo cáo về công tác tài chính - ngân sách khi cần thiết. 2.1.6 Chính phủ: Quyền hạn của Chính phủ liên quan tới ngân sách Nhà nước được ghi nhận tại Điều 112 Hiến pháp 1992 và cụ thể hóa nội dung Luật Ngân sách Nhà nước, cụ thể: - Trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội các dự án luật và pháp lệnh, ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến Ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. - Lập và trình Quốc hội thông qua dự toán Ngân sách Nhà nước và dự toán phân bố Ngân sách Nhà nước, dự toán điều chỉnh Ngân sách Nhà nước trong trường hợp cần thiết, cũng như quyết tóan các công trình xây dựng quan trọng mang tầm quốc gia đã được Quốc hội quyết định đầu tư bằng vốn ngân sách. - Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách Nhà nước cho từng bộ nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách Nhà nước Trung ương cho từng địa phương, giao tỷ lệ phần trăm phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đối với các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. - Trước đây, Chính phủ còn được giao nhiệm vụ tổ chức và kiểm tra việc thực hiện ngân sách Nhà nước, theo quy định của Luật Ngân
- sách nhà nước năm 2002, nhiệm vụ này đã được phân cấp cho Bộ Tài chính thực hiện. - Thống nhất quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện ngân sách nhà nước; - Tổ chức và điều hành thực hiện ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định, kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước, báo cáo Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, các dự án và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác; - Quyết định việc sử dụng dự phòng ngân sách; quy định việc sử dụng quỹ dự trữ tài chính và các nguồn dự trữ tài chính khác của Nhà nước theo quy định của Luật này; - Quy định hoặc phân cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước để làm căn cứ xây dựng, phân bổ và quản lý ngân sách nhà nước thực hiện thống nhất trong cả nước; đối với những định mức phân bổ và chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc
- phòng, an ninh của cả nước, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bằng văn bản trước khi ban hành; - Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực tài chính - ngân sách; trường hợp nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên thì Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thực hiện và đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ; - Lập và trình Quốc hội quyết toán ngân sách nhà nước, quyết toán các dự án và công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định; - Ban hành quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Ngoài ra, tham gia tổ chức và điều hành Ngân sách Nhà nước còn có các cơ quan chức năng như Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước… 2.1.7 Bộ Tài chính: 1) Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, các dự án khác về lĩnh vực tài chính - ngân sách và xây dựng chiến lược kế hoạch vay nợ, trả nợ trong nước và ngoài nước trình Chính phủ; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính - ngân sách theo thẩm quyền;
- 2) Chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước, chế độ kế toán, quyết toán, chế độ báo cáo, công khai tài chính - ngân sách trình Chính phủ quy định hoặc quy định theo phân cấp của Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước; 3) Chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương; tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; chóng nhất quản lý và chỉ đạo công tác thu thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước, các nguồn viện trợ quốc tế' tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được giao; lập quyết toán ngân sách trung ương; tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ; tổ chức quản lý, kiểm tra việc sử dụng tài sản của Nhà nước; 4) Kiểm tra các quy định về tài chính - ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp quy định trong các văn bản đó trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, có quyền kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ đối với những quy định của Bộ, cơ
- quan ngang Bộ; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành đối với những nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; đình chỉ việc thi hành hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ đối với những quy định của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; 5) Thống nhất quản lý nhà nước về vay và trả nợ của Chính phủ, vay và trả nợ của quốc gia; 6) Thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về chế độ quản lý tài chính - ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, các tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và sử dụng ngân sách nhà nước; 7) Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.1.8 Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1) Trình Chính phủ dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH môn LUẬT HÀNH CHÍNH
7 p | 594 | 147
-
Luật an sinh xã hội - chương 2
14 p | 363 | 108
-
Giáo trình Xếp dỡ hoàn chỉnh - ĐH Hàng hải
128 p | 659 | 87
-
Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính thông dụng (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
16 p | 400 | 85
-
Giáo trình Luật tài chính: Phần 2
45 p | 231 | 58
-
Chương 11: Vai trò của chính phủ-chính sách tài khoá tiền tệ
8 p | 242 | 53
-
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VĂN BẢN LIÊN QUAN TỚI ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THUỐC
6 p | 274 | 40
-
Giáo trình Luật tài chính (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
51 p | 103 | 18
-
Nội dung môn học
2 p | 112 | 10
-
Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
53 p | 48 | 6
-
Đề cương bài giảng Kinh doanh quốc tế - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM
106 p | 7 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn