Giáo trình Luật thuế - ThS. Phan Thỵ Tường Vi
lượt xem 19
download
"Giáo trình Luật thuế" được biên soạn bởi ThS. Phan Thỵ Tường Vi với các kiến thức lý luận chung về thuế và pháp luật thuế; pháp luật thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ; pháp luật thuế vào thu nhập. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình để nắm chi tiết nội dung kiến thức phục vụ học tập và nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Luật thuế - ThS. Phan Thỵ Tường Vi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TPHCM LUẬT THUẾ Biên soạn: ThS. Phan Thỵ Tường Vi
- MỤC LỤC I MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................I HƯỚNG DẪN .......................................................................................................... III DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... V BÀI 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ ................................................ 6 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ ............................................................................... 6 1.1.1 Sự ra đời của thuế ........................................................................................... 6 1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của thuế ........................................................................ 6 1.1.3 Vai trò của thuế ............................................................................................ 10 1.1.4 Phân loại thuế ............................................................................................... 11 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ .................................................... 14 1.2.1 Tổng quan pháp luật thuế .............................................................................. 14 1.2.2 Những nội dung cơ bản của một sắc thuế (đạo luật thuế) ................................... 15 1.3 QUAN HỆ PHÁP LUẬT THUẾ ............................................................................... 20 1.3.1 Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế ......................................................... 21 1.3.2 Quyền và nghĩa cụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế ................... 22 TÓM TẮT ................................................................................................................ 25 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 26 BÀI 2: PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ ........................................... 28 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................................ 28 2.1.1 Khái niệm ..................................................................................................... 28 2.1.2 Đặc điểm ..................................................................................................... 29 2.1.3 Vai trò chung của thuế thu vào hàng hoá, dịch vụ ............................................. 29 2.2 NHỮNG NỘI DUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN CỦA THUẾ THU VÀO HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ ....................... 30 2.2.1 Pháp luật thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu ...................................................... 30 2.2.2 Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ...................................................................... 50 2.2.3 Pháp luật thuế giá trị gia tăng ......................................................................... 62 2.2.4 Pháp luật thuế bảo vệ môi trường.................................................................... 80 TÓM TẮT ................................................................................................................ 87 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 88 BÀI 3: PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP ............. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP ....................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3.1.1 Khái niệm ........................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.2 Đặc điểm của pháp luật thuế thu vào thu nhập ....... Error! Bookmark not defined. 3.2 NỘI DUNG CỦA PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP ................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3.2.1 Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2 Pháp luật thuế thu nhập cá nhân ........................... Error! Bookmark not defined. TÓM TẮT ........................................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
- II MỤC LỤC BÀI 4: PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO VIỆC SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC MỘT SỐ TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC ................................................................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 4.1 KHÁI QUÁT CHUNG ...................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 4.1.1 Khái niệm............................................................Error! Bookmark not defined. 4.1.2 Đặc điểm ............................................................Error! Bookmark not defined. 4.2 NỘI DUNG PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO VIỆC SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC MỘT SỐ TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC ............................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 4.2.1 Pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp .................Error! Bookmark not defined. 4.2.2 Pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ........Error! Bookmark not defined. 4.2.3 Pháp luật thuế tài nguyên .....................................Error! Bookmark not defined. TÓM TẮT ........................................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. BÀI 5: PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ .......................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 5.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ ......................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 5.1.1 Khái niệm và đặc điểm..........................................Error! Bookmark not defined. 5.1.2 Các nguyên tắc trong hoạt động quản lý thuế ..........Error! Bookmark not defined. 5.2 NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ ................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 5.2.1 Đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, ấn định thuế .........Error! Bookmark not defined. 5.2.2 Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt ............ Error! Bookmark not defined. 5.2.3 Quản lý thông tin về người nộp thuế .......................Error! Bookmark not defined. 5.2.4 Kiểm tra thuế, thanh tra thuế ................................Error! Bookmark not defined. 5.2.5 Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế .......Error! Bookmark not defined. 5.2.6 Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.............................Error! Bookmark not defined. 5.2.7 Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế........................Error! Bookmark not defined. TÓM TẮT ........................................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 93
- HƯỚNG DẪN III HƯỚNG DẪN MÔ TẢ MÔN HỌC Môn Luật Thuế trang bị kiến thức lý luận cơ bản về thuế, hiểu và nắm bắt đúng các khái niện về đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, những trường hợp không chịu thuế, căn cứ tính thuế, chế độ miễn giảm… trong từng sắc thuế. Môn học này giúp người học nắm bắt những quy định của pháp luật về chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế đối với tất cả các sắc thuế trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam, các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế. Sau khi học xong môn luật thuế, người học sẽ biết vận dụng những kiến thức lý luận đã được trang bị để vận dụng vào việc đọc văn bản luật nhằm áp dụng các quy định của pháp luật thuế một cách đúng pháp luật. Mục đích của môn luật thuế giúp người học có những kiến thức pháp luật trong lĩnh vực thuế để vận dụng vào các công việc thực tế như: thanh tra thuế, thực hiện các công việc của cán bộ hải quan, cán bộ thuế theo đúng pháp luật, tư vấn về kê khai, quản lý thuế, thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động đăng ký, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. NỘI DUNG MÔN HỌC Bài 1: Tổng quan về thuế và pháp luật thuế, nắm được những kiến thức cơ bản về một sắc thuế, hiểu được sự ra đời và vai trò của thuế. Bài 2: Pháp luật thuế thu vào hàng hoá và dịch vụ, nắm được nội dung của từng loại thuế, vai trò của mỗi loại thuế và phân biệt các sắc thuế cũng như giải quyết được bài tập tình huống có đan xen nhiều loại thuế khi xác định nghĩa vụ thuế của chủ thể. Bài 3: Pháp luật thuế thu nhập, nắm được nội dung của mỗi loại thuế thu nhập, xác định nghĩa vụ thuế của các chủ thể. Bài 4: Pháp luật thuế vào hành vi sử dụng tài sản quốc gia, hiểu được vai trò của mỗi loại thuế, phân biệt được các loại thuế.
- IV HƯỚNG DẪN Bài 5: Pháp luật về quản lý thuế, nắm được nội dung quản lý nhà nước về thuế, thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế. KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ Trước khi học môn Luật Thuế, sinh viên phải học xong các môn: Lý luận nhà nước và pháp luật, Luật ngân sách nhà nước, Luật hành chính, Luật hình sự, Luật dân sự, Luật tố tụng hành chính, Chủ thể kinh doanh. YÊU CẦU MÔN HỌC Người học phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp và làm bài tập đầy đủ ở nhà. CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC Để học tốt môn này, người học cần ôn tập các bài đã học, trả lời các câu hỏi và làm đầy đủ bài tập; đọc trước bài mới và tìm thêm các thông tin liên quan đến bài học. Đối với mỗi bài học, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc nội dung bài học. Kết thúc mỗi ý của bài học, người học trả lời câu hỏi ôn tập và kết thúc toàn bộ bài học, người học làm các bài tập. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Môn học được đánh giá gồm: Điểm quá trình: 30%. Hình thức và nội dung do GV quyết định, phù hợp với quy chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập. Điểm thi: 70%. Hình thức bài thi tự luận trong 90 phút. Nội dung gồm các bài tập thuộc bài thứ 1 đến bài thứ 5.
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT V DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVMT bảo vệ môi trường DN doanh nghiệp FTAs Free Trade Agreements – Hiệp định Thương mại Tự do GTGT giá trị gia tăng HGĐ hộ gia đình NK – XK nhập khẩu – xuất khẩu NSNN ngân sách nhà nước QH Quốc hội SDĐNN sử dụng đất nông nghiệp SDĐPNN sử dụng đất phi nông nghiệp TTĐB tiêu thụ đặc biệt TNDN thu nhập doanh nghiệp TN tài nguyên
- 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BÀI 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ Bài này giới thiệu các nội dung: Khái quát chung về thuế: Sự ra đời – Định nghĩa – Đặc điểm – Vai trò của thuế; Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế; Quan hệ pháp luật thuế. 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ 1.1.1 Sự ra đời của thuế Nhà nước xuất hiện khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã. Để tồn tại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, nhà nước cần có nguồn lực vật chất cho nên đã thực hiện huy động của cải trong xã hội thông qua quyền lực của mình; trong đó hình thức huy động bắt buộc đối với các thành viên trong xã hội được gọi là thuế. Ban đầu thuế được thu bằng hiện vật như nông sản, gia súc, gia cầm vì mối quan hệ lúc này trong xã hội là hàng đổi hàng. Khi phương thức mua bán chuyển sang hình thức hàng – tiền – hàng, hình thức thu thuế chuyển đổi từ thu bằng hiện vật sang thu thuế bằng tiền, từ đó các sắc thuế cùng với hệ thống cơ quan thuế ra đời và ngày càng phát triển cho đến hôm nay. Sự ra đời, phát triển của thuế gắn liền với mỗi giai đoạn lịch sử của xã hội và lợi ích của nhà nước mà giai cấp thống trị đang nắm quyền lực. 1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của thuế Dưới góc độ kinh tế - xã hội, thuế là sự động viên của cải toàn xã hội để tái phân phối lại hướng đến mục tiêu công bằng. Vì vậy, thuế là quá trình chuyển hóa một phần
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7 nguồn lực từ khu vực tư nhân sang khu vực công nhằm thực hiện chức năng kinh tế - xã hội. Dưới góc độ pháp lý, thuế là nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước. Nhà nước bằng quy định pháp luật xác lập nghĩa vụ thuế của các thành viên xã hội và bảo đảm thực thi nghĩa vụ thuế bằng quyền lực nhà nước. Thuế là một khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước; các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. Từ định nghĩa trên, thuế có những đặc điểm sau đây: Thuế là một phạm trù mang tính lịch sử, gắn liền với nhà nước: Thuế xuất hiện ngay khi nhà nước ra đời để hình thành nguồn tài chính nuôi bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Thuế không phải là bất biến mà sẽ có thể thay đổi về cách thức tác động, điều chỉnh, huy động tài chính theo quá trình phát triển của lịch sử. Hay nói cách khác là ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì thuế mang những màu sắc khác nhau. Thuế là một khoản thu bắt buộc do pháp luật quy định được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước: Thuế được thể chế hóa trong Hiến pháp của các quốc gia. Bởi vì, việc đóng thuế được coi là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi tổ chức và cá nhân cho nhà nước. Nghĩa vụ thuế này là nghĩa vụ mang tính bắt buộc, là quy tắc xử sự bắt buộc được quy định cụ thể trong pháp luật. Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp: Không có mối liên hệ trực tiếp giữa số tiền thuế mà các đối tượng nộp thuế đã nộp cho nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp mà đối tượng nộp thuế nhận được từ nhà nước. Số tiền thuế thu được sẽ được nhà nước sử dụng cho các chi tiêu công cộng, phục vụ cho nhu cầu của nhà nước. Những tổ chức, cá nhân nộp thuế cho nhà nước cũng như những người không nộp thuế cho nhà nước, người nộp thuế nhiều cũng như những người nộp ít đều bình đẳng như nhau trong việc nhận được các phúc lợi công cộng từ phía nhà nước.
- 8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Thuế phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành: Chỉ có những cơ quan có quyền lực cao nhất trong một quốc gia mới có thẩm quyền ban hành sắc thuế. Thuế được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền cao nhất của một quốc gia mới có cơ sở cho việc bảo đảm thu thuế bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, như thời phong kiến là Vua, thời kỳ tư bản chủ nghĩa là Quốc hội, Nghị viện. So sánh thuế với phí, lệ phí: Giống nhau: + Là một trong những nguồn thu của ngân sách nhà nước. + Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Khác nhau: Thuế Phí, lệ phí1 Cơ quan quyền lực nhà Cơ quan quyền lực nhà Cơ quan ban hành nước nước hoặc cơ quan quản lý nhà nước Không mang tính đối giá Mang tính đối giá và Đặc trưng và hoàn trả trực tiếp hoàn trả trực tiếp 1 Theo Pháp lệnh Phí và lệ phí 2001, quy định - Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này. - Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này.
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 9 Có đối tượng tác động Đối tượng tác động có Phạm vi tác động rộng lớn lên toàn xã hội thể trên phạm vi quốc gia hoặc địa phương Các quan điểm về thuế: Thuyết “khế ước”: Thuế là kết quả của sự thoả thuận giữa nhân dân mà đại diện của họ chính là các đại biểu dân chúng trong Nghị viện hoặc Quốc hội và nhà nước. Sự tồn tại của nhà nước là một khế ước giữa các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội nên các vấn đề liên quan đến nhà nước đều là những quan hệ mang tính thỏa thuận và thuế cũng như vậy. Theo đó, nhân dân đóng thuế cho nhà nước và nhà nước có nghĩa vụ cung cấp, đảm bảo cho nhân dân các dịch vụ, lợi ích như an ninh, quốc phòng, giáo dục, an sinh xã hội. Theo thuyết này thì thuế mang tính đối giá, nghĩa là nhân dân phải nhận được phần lợi ích một cách trực tiếp từ nhà nước tương ứng với số thuế mà nhân dân đã nộp. Thuyết “tự nguyện”: Thuế là một khoản tiền mà nhân dân tự nguyện đóng góp cho quỹ ngân sách nhà nước. Đây là học thuyết của các nhà cộng hòa châu Âu đưa ra để phê phán việc đóng góp bắt buộc của nhân dân cho vua chúa phong kiến nhằm tạo lập quỹ ngân sách phục vụ cho nhu cầu chi tiêu xa hoa của vua chúa phong kiến. Vì vậy, nhân dân có thể tùy nghi đóng thuế hay không nhưng nhà nước thì luôn luôn cần tiền. Thuyết “quyền lực”: Thuế là sự đóng góp tài chính của nhân dân nhằm hình thành quỹ ngân sách nhà nước để nhà nước thực hiện các chức năng của mình, không mang tính đối giá, nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc của người dân và được bảo đảm cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước.
- 10 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1.1.3 Vai trò của thuế Thuế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước2 được tạo lập từ nhiều nguồn thu khác nhau, trong đó nguồn thu từ thuế chiếm vai trò chủ đạo. Từ khi nhà nước ra đời, dựa vào quyền lực của mình, nhà nước đặt ra các sắc thuế và buộc các thành viên trong xã hội có nghĩa vụ nộp thuế, có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của họ vào trong ngân sách nhà nước. Chính nhờ khoản đóng góp này mà nhà nước mới có thể tồn tại và phát triển. Ngân sách nhà nước cung cấp các nguồn lực tài chính đảm bảo cho nhà nước vận hành và thực hiện các chức năng xã hội, kinh tế, an ninh quốc phòng của quốc gia. Thuế là công cụ giúp nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Thuế tạo nguồn thu để phục vụ nhu cầu đầu tư của đất nước như xây dựng thủy lợi, đường xá, các dịch vụ công cộng cho người dân, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo… Nhà nước có đầu tư ngược lại cho đất nước, cho nền kinh tế thì nền kinh tế mới phát triển, các hoạt động sản xuất, kinh doanh mới được đẩy mạnh, thu nhập của người dân mới nâng cao từ đó có nhiều cơ sở để nhà nước thu thuế. Thuế là công cụ điều tiết giá cả thị trường, kiểm soát tình trạng lạm phát hoặc giảm phát của nền kinh tế. Khi giá cả của một hoặc một nhóm hàng hóa nào đó tăng cao, nhà nước tiến hành giảm thuế đối với doanh nghiệp đầu tư sản xuất mặt hàng đó, giảm thuế đối với hàng hóa đó. Điều này sẽ làm nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tiến hành đầu tư sản xuất mặt hàng này. Như vậy, lúc này lượng cung trên thị trường tăng sẽ làm giá cả hạ xuống. Thuế góp phần hướng dẫn tiêu dùng. Thông qua thuế, nhà nước có thể tác động vào hành vi tiêu dùng của người dân đối với hàng hóa và dịch vụ. 2 Theo Điều 1 Luật NSNN 2002 “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.”
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 11 Ví dụ: Để hạn chế người dân trong việc tiêu dùng những hàng hóa có hại với môi trường và sức khoẻ của con người, nhà nước ban hành thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất cao. Khi muốn hạn chế việc sử dụng hàng hóa nhập khẩu thì nhà nước sẽ tăng mức thuế nhập khẩu lên cao. Và thông qua việc tăng thuế đối với những hàng hóa và dịch vụ này thì giá cả của hàng hóa, dịch vụ cũng bị tăng cao. Việc giá cả tăng lên sẽ tác động làm cho lượng cầu trên thị trường giảm hay nói cách khác là người dân sẽ ít tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ này. Thuế góp phần tạo công bằng xã hội, điều tiết thu nhập: Thông qua thuế nhà nước tiến hành điều tiết một phần thu nhập của các cá nhân, tổ chức vào ngân sách nhà nước. Việc điều tiết này nhằm để một mặt có nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mặt khác góp phần tham gia vào quá trình tái phân phối lại thu nhập cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội, như xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội, thực hiện các chính sách xã hội như: đào tạo nghề cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, chăm sóc cho người già không nơi nương tựa, chính sách xã hội đối với gia đình có công với cách mạng, gia đình neo đơn, hay các chương trình xây dựng hệ thống nước ngọt để cung cấp nước trong mùa khô, đào kênh rửa phèn, ngăn mặn… Những hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho những người nghèo, có thu nhập thấp có cơ hội tự tạo thêm thu nhập cho bản thân, có thêm nguồn tài chính để có thể sống được. Đó chính cách thức của nhà nước để góp phần tạo công bằng cho xã hội. 1.1.4 Phân loại thuế Mục đích của việc phân loại thuế: Hiểu được vì sao nhà nước lại có những quy định khác nhau về việc điều tiết thuế, cách xác định việc thu và nộp thuế đối với những nhóm thuế khác nhau. Thấy được sự tác động của những nhóm thuế đến tâm lý, đến thái độ của người nộp thuế để từ đó nhà nước có những cách thức, những điều chỉnh cho phù hợp khi ban hành từng sắc thuế. 1.1.4.1 Dựa vào phương thức đánh thuế Thuế gián thu là loại thuế thu gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Trong thuế gián thu, người nộp thuế không phải là người chịu thuế. Tiền thuế được cấu
- 12 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ. Thông thường, trong thuế gián thu thì người chịu thuế chính là người tiêu dùng, còn người nộp thuế thường là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng. Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Người nộp thuế chính là người chịu thuế. Nói cách khác là nhà nước đã tiến hành điều tiết một cách trực tiếp một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước. Ưu và nhược điểm của thuế gián thu, thuế trực thu: Thuế gián thu Thuế trực thu - Nhà nước dễ dàng thu được - Nhà nước thu trực tiếp vào và có phạm vi điều tiết rất thu nhập của người nộp thuế rộng, nguồn thu từ thuế gián nên đảm bảo rằng việc thu thu là tương đối nhiều và ổn thuế sẽ tương đối công bằng định. Hầu hết người nộp thuế là hơn vì nhà nước có xem xét những cơ sở sản xuất, kinh đến các yếu tố của người nộp doanh hàng hóa, dịch vụ nên thuế như: hoàn cảnh sống, cơ quan nhà nước có thể quản người phụ thuộc, chi phí bỏ ra lý được. Điều này giúp cho việc trong quá trình tạo thu nhập. Ưu điểm hành thu của loại thuế gián thu cũng dễ dàng hơn. - Thuế gián thu có thể được “che - Thuế trực thu thu vào thu nhập đậy” (cấu thành) trong giá cả của người nộp thuế để giảm bớt hàng hóa, dịch vụ nên ít tạo nên phần nào khoảng cách giàu, tâm lý phản kháng, tiêu cực từ nghèo trong xã hội, điều hoà thu phía người chịu thuế. nhập, góp phần giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Nhược - Do nhà nước không biết được - Thuế trực thu thu trực tiếp vào điểm chính xác lúc nào hàng hóa, dịch người nộp thuế nên dễ gây ra
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 13 vụ được người tiêu dùng mua và phản ứng từ phía người nộp thuế sử dụng. Chính vì vậy, nhà nước khi nhà nước điều chỉnh tăng không thể biết được cụ thể cao thuế bởi họ ý thức và biết người tiêu dùng đó là như thế được chính xác số thuế mình nào, thu nhập ra sao? Hoàn phải nộp cho nhà nước là bao cảnh sống như thế nào? Nên nhiêu. Từ đó, những người chịu việc điều tiết trong thuế gián thu thuế thường sinh ra tâm lý trốn đối với thu nhập của người tiêu thuế, làm giảm số thuế mình dùng là không công bằng. phải nộp bằng nhiều cách thức khác nhau như: khai giảm thu nhập, kê khai nhiều khoản chi phí sẽ được khấu trừ trước khi tính thuế. 1.1.4.2 Dựa vào đối tượng chịu thuế Thuế đối với hàng hoá và dịch vụ: Đây là những sắc thuế có đối tượng chịu thuế là hàng hóa hoặc dịch vụ, tức là thuế đánh vào hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ. Nhóm thuế này còn gọi là thuế tiêu dùng vì đánh trên phần thu nhập được tiêu dùng trong hiện tại. Các loại thuế tiêu dùng: thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế giá trị gia tăng; thuế bảo vệ môi trường. Thuế thu nhập: đối tượng chịu thuế là thu nhập của cá nhân hoặc tổ chức có từ nhiều nguồn như tiền lương, tiền công, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cổ tức… Mục tiêu của nhóm thuế này là động viên một phần thu nhập của các thành viên trong xã hội vào ngân sách nhà nước. Nhóm này bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân. Thuế tài sản điều tiết vào hành vi sử dụng một số loại tài sản của nhà nước hoặc đánh lên tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của các chủ thể như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế tài nguyên. 1.1.4.3 Dựa trên mức thuế (thuế suất) Thuế đánh theo tỷ lệ phần trăm (%): là thuế đánh theo hình thức áp dụng thuế suất tỷ lệ phần trăm. Đây là loại thuế phổ biến hiện nay và có ba loại:
- 14 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Thuế theo tỷ lệ cố định: là loại thuế áp dụng một thuế suất cố định trên cơ sở tính thuế mà không phụ thuộc vào quy mô cũng như sự tăng hay giảm của cơ sở tính thuế. Ví dụ: thuế suất 20% của thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam. Thuế lũy tiến: là loại thuế có thuế suất tỷ lệ tăng dần theo các mức tăng của cơ sở tính thuế. Trong quá trình lũy tiến lại phân chia thành thuế lũy tiến từng phần và thuế lũy tiến toàn phần. Ví dụ: biểu thuế suất của thuế thu nhập cá nhân hiện nay là thuế suất lũy tiến từng phần. Thuế lũy thoái là loại thuế có mức thuế suất giảm dần trong khi cơ sở đánh thuế lại tăng dần. Loại thuế này không còn áp dụng phổ biến. Thuế tuyệt đối: là loại thuế ấn định mức thu bằng số tiền cụ thể trên một đơn vị tính thuế của đối tượng chịu thuế. Ví dụ: thuế suất của thuế bảo vệ môi trường, như 1 lít xăng có thuế suất là 3.000 nghìn đồng. Thuế hỗn hợp: là loại thuế vừa thu theo tỷ lệ phần trăm vừa thu theo mức thuế suất tuyệt đối. 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ 1.2.1 Tổng quan pháp luật thuế Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu nộp thuế. Pháp luật thuế bao gồm những nội dung cơ bản sau: a. Nội dung về nguyên tắc thu thuế Đây là những nội dung mang tính định hướng chủ đạo, chi phối toàn bộ quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế. Các nguyên tắc này bao gồm:
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 15 Nguyên tắc công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Một sắc thuế phải thu cùng một tỷ lệ vào các đối tượng nộp thuế có điều kiện như nhau. Giữa các đối tượng nộp thuế có điều kiện khác nhau, thì thuế suất cũng cần khác nhau. Nguyên tắc tránh đánh thuế trùng (thuế chồng lên thuế) hoặc đánh thuế hai lần đối với một đối tượng chịu thuế làm trầm trọng nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Nguyên tắc hiệu quả trong quản lý thuế: việc thiết kế sắc thuế và tiến hành thu thuế phải đơn giản, dễ dàng, không phức tạp và gây tốn kém. Nguyên tắc dung hòa lợi ích kinh tế giữa nhà nước và công dân: nhà nước không thể tuyệt đối hóa quyền thu thuế, lạm thu và tận thu dẫn đến bần cùng hóa tình trạng vật chất của người dân. Nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động thu nộp thuế: tất cả các thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế, quy trình thủ tục thu nộp thuế, miễn giảm, khấu trừ, hoàn thuế phải được công khai. b. Nhóm các quy định pháp luật xác lập nghĩa vụ và quyền của nhà nước mà đại diện là cơ quan thuế, cơ quan hải quan và các cơ quan thu khác trong quá trình tổ chức công tác quản lý thuế. c. Nhóm các quy định pháp luật về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Nội dung của nhóm quy định pháp luật này chính là câu trả lời cho những câu hỏi: ai phải nộp thuế; vì sao phải nộp thuế (sự kiện pháp lý phát sinh nghĩa vụ thuế); số thuế phải nộp là bao nhiêu? 1.2.2 Những nội dung cơ bản của một sắc thuế (đạo luật thuế) 1.2.2.1 Tên gọi của của một đạo luật thuế Tên gọi của một đạo luật thuế luôn gắn liền với tên loại thuế mà đạo luật thuế đó điều chỉnh và có thể giúp phân biệt được giữa đạo luật thuế này với đạo luật thuế khác.
- 16 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ví dụ: Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt thì đạo luật sẽ có tên gọi là Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; đối với thuế thu nhập cá nhân thì đạo luật sẽ có tên là Luật thuế thu nhập cá nhân. Tên gọi của từng loại thuế thường được “xác định căn cứ vào đối tượng tính thuế, đối tượng tác động của loại thuế hoặc căn cứ vào nội dung, tính chất của các điều kiện pháp lý làm phát sinh hoạt động tính thuế” mà đặt tên cho từng loại thuế. Ví dụ: Đối với loại thuế mà chúng ta tính thuế dựa vào phần giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ để điều tiết, thu thuế thì sẽ gọi tên là thuế GTGT. Lúc này, nếu hàng hoá, dịch vụ có giá trị tăng thêm thì tổ chức, cá nhân làm giá trị của hàng hóa, dịch vụ tăng thêm có nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế cho cơ quan thuế. Đối với thuế mà chúng ta điều tiết vào việc dịch chuyển của hàng hóa qua biên giới Việt Nam thì chúng ta gọi tên là thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu. Tên gọi của thuế sẽ phản ánh được thuế này tác động vào cái gì. Vì thế tên gọi của thuế cần phải làm sao giúp người nghe, người nghiên cứu, người dân ngay khi mới nghe đến tên của sắc thuế đã có thể hình dung được đối tượng mà sắc thuế muốn điều chỉnh. 1.2.2.2 Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế của một đạo luật thuế là đối tượng khách quan phải thu thuế, là vật chuẩn mà dựa vào đó nhà nước thu được một số tiền thuế nhất định. Đó có thể là hàng hóa, dịch vụ hoặc cũng có thể là tài sản, thu nhập mà các tổ chức, cá nhân tác động vào. Đối tượng chịu thuế là một trong những nội dung cơ bản của một đạo luật thuế: Giúp xác định được phạm vi điều chỉnh của đạo luật thuế. Mỗi đạo luật thuế đều phải xác định cụ thể phạm vi điều chỉnh của mình. Để trên cơ sở đó, quy định các vấn đề liên quan như: cách thức xác định việc thu thuế như thế nào? Việc quản lý thuế sẽ tiến hành ra sao? Việc đăng ký, kê khai, nộp thuế sẽ được tiến hành như thế nào? Hàng hóa nào, dịch vụ nào sẽ chịu sự điều chỉnh của đạo luật thuế này? Giúp xác định được chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế của đạo luật thuế đó cho nhà nước.
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 17 Việc xác định được phạm vi tác động, điều chỉnh của một đạo luật thuế, từ đó có thể xác định được các tổ chức nào, các cá nhân nào sẽ là chủ thể phải nộp thuế cho cơ quan thuế. Thông thường, mỗi đạo luật thuế có đối tượng chịu thuế riêng. Trong trường hợp đối tượng chịu thuế của các đạo luật thuế có sự trùng nhau là do nhà nước dựa vào những tiêu chí khác nhau, những mục đích khác nhau để điều tiết. Do vậy, ở đây không thể gọi là thuế trùng thuế mà chỉ có thể nói rằng việc thực hiện đánh thuế trên nhiều tiêu chí khác nhau có thể làm cho một số đối tượng chịu thuế của đạo luật thuế này cũng trùng với đối tượng chịu thuế của đạo luật khác. Ví dụ: Đối tượng chịu thuế của thuế TTĐB và thuế GTGT có sự trùng lặp nhau. Những hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế của thuế TTĐB cũng là hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đối với thuế TTĐB thì thuế sẽ điều tiết vào việc tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ không thật cần thiết cho cuộc sống, có hại cho sức khoẻ của con người, môi trường và xã hội; trong khi đó thuế GTGT lại điều tiết vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ nên tiêu chí để điều tiết của hai loại thuế này là khác nhau hoàn toàn mặc dù có đối tượng chịu thuế giống nhau. 1.2.2.3 Người nộp thuế Người nộp thuế3 theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý thuế 2006: “a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật; 3 Đây là khái niệm được sử dụng từ sau khi có Luật Quản lý thuế 2006 ra đời. Trước đó, trong các đạo luật thuế sử dụng khái niệm “đối tượng nộp thuế” là những tổ chức, cá nhân có những hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế và theo quy định của đạo luật thuế các tổ chức, cá nhân đó có nghĩa vụ phải nộp thuế cho nhà nước. Như vậy, khái niệm “người nộp thuế” có nội hàm rộng hơn “đối tượng nộp thuế”, nghĩa là người nộp thuế trước hết là đối tượng nộp thuế, và những chủ thể thực hiện thay nghĩa vụ thuế cho đối tượng nộp thuế.
- 18 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.” Theo đó, một tổ chức, cá nhân chỉ trở thành người nộp thuế của một đạo luật thuế khi và chỉ khi: Tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế của một đạo luật thuế; Hành vi tác động của các tổ chức, cá nhân này được đạo luật thuế quy định là phải chịu thuế. Nếu các tổ chức, cá nhân không thoả mãn một trong hai yếu tố trên thì không thể trở thành đối tượng nộp thuế của một đạo luật thuế. Phân biệt người nộp thuế và người chịu thuế: Người nộp thuế là tổ chức, cá nhân trực tiếp tiến hành việc nộp thuế cho cơ quan thuế, nghĩa là chủ thể phát sinh nghĩa vụ thuế với nhà nước theo quy định của sắc thuế và được quy định cụ thể trong đạo luật thuế. Người chịu thuế là người thực sự gánh lấy gánh nặng về thuế, là người chịu khoản thuế từ nguồn tài chính của chính mình và không xác định trong đạo luật thuế. Tuy nhiên, trong thuế trực thu thì người nộp thuế và người chịu thuế là cùng chủ thể. 1.2.2.4 Đối tượng không nộp thuế, đối tượng không chịu thuế Đối tượng không thuộc diện nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có các điều kiện được dự liệu trong đạo luật nhưng được đạo luật xác định là không thuộc phạm vi điều chỉnh của đạo luật. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế là các hàng hóa, dịch vụ, tài sản hoặc thu nhập có các điều kiện được dự liệu trong đạo luật nhưng được đạo luật xác định là không thuộc phạm vi điều chỉnh của đạo luật. 1.2.2.5 Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế là một trong những yếu tố cơ bản mà:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Pháp luật thuế việt nam
10 p | 1584 | 482
-
GIÁO TRÌNH LUÂT ĐẦU TƯ - CHƯƠNG 2 (tiếp theo)
10 p | 451 | 140
-
Giáo trình Luật hải quan thuế xuất nhập khẩu - TS Vũ Thúy Hòa
30 p | 367 | 117
-
Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam: Phần 2 - TS. Võ Đình Toàn
80 p | 300 | 106
-
Giáo trình Luật tài chính: Phần 1
66 p | 453 | 70
-
GIÁO TRÌNH THUẾ CĂN BẢN_BÀI 1
30 p | 158 | 59
-
Giáo trình Luật tài chính: Phần 2
45 p | 231 | 58
-
Đề cương môn luật thuế
7 p | 459 | 58
-
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ VIỆT NAM
15 p | 189 | 58
-
CHƯƠNG II : PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HOA, DỊCH VỤ
16 p | 434 | 56
-
CHƯƠNG V : XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ
10 p | 199 | 55
-
Chương III : PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP
16 p | 168 | 29
-
Giáo trình Luật tài chính (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
37 p | 139 | 20
-
Giáo trình Luật tài chính (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
51 p | 103 | 18
-
Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
44 p | 64 | 10
-
Giáo trình phân tích quy trình ứng dụng trong cơ cấu kinh tế trang trại p6
9 p | 53 | 7
-
Giáo trình Thuế dùng cho sinh viên các ngành Kinh tế- Kỹ thuật: Phần 1
101 p | 27 | 6
-
Giáo trình Kinh tế quốc tế (Tái bản lần thứ 3 có bổ sung, sửa chữa): Phần 1
190 p | 5 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn