Giáo trình Lý luận dạy học sinh học : Chương 1 - Nguyễn Phúc Chỉnh
lượt xem 20
download
Nội dung giáo trình "Lý luận dạy học sinh học" gồm hai phần: Phần thứ nhất là phần lý luận chung (Đại cương PPDH sinh học) nghiên cứu những nguyên tắc chung, những quy luật cơ bản của việc xây dựng nội dung chương trình, những vấn đề lý luận của PPDH sinh học ở trường phổ thông. Phần thứ hai là phần PPDH cụ thể (PPDH các phân môn của sinh học ở trường phổ thông) ví dụ PPDH thực vật học, PPDH động vật học, PPDH sinh học tế bào. Chương 1 trình bày những phương pháp nghiên cứu của lý luận dạy học Sinh học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Lý luận dạy học sinh học : Chương 1 - Nguyễn Phúc Chỉnh
- NGUYỄN PHÚC CHỈNH LÝ LUẬN DẠY HỌC SINH HỌC NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC 1
- Với sinh viên Học để trở thành một người giáo viên là cả một quá trình đầy gian khổ, để trở thành một người giáo viên tốt lại còn gian khổ hơn rất nhiều. Quá trình này bắt đầu từ những bài học đầu tiên mà bố mẹ bạn đã dạy cho bạn, tích lũy dần qua quá trình học phổ thông, rồi qua trường sư phạm dưới sự dạy dỗ của các thày cô giáo. Kinh nghiệm cứ được tích lũy dần khi bạn tốt nghiệp đại học, đến các trường phổ thông trực tiếp dạy học. Có những người, ngay từ lần đầu tiên lên lớp đã có những bài dạy hay. Nhưng có những người cả đời đi dạy học đến lúc hưu trí vần chỉ là những bài dạy khô khan, kém hấp dẫn. Có lẽ cần phải có một tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ, một khả năng sư phạm vốn có của mỗi người và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên để trở thành một người giáo viên tốt. Để trở thành một giáo viên Sinh học, bạn phải có kiến thức về sinh học và những kiến thức nghiệp vụ. Bạn phải hiểu biết những quy luật dạy học sinh học để từ đó phát triển những mô hình dạy học nhằm giúp cho học sinh không những có kiến thức sinh học mà còn có văn hoá sinh học. Trước hết mỗi thày, cô giáo phải giúp học sinh hình thành nhân cách, có năng lực đáp ứng những thách thức trong cuộc sống. Bạn phải tập soạn bài, lên lớp, tập quản lý – giáo dục học sinh, tập tạo lập mối quan hệ tốt với mọi người và không thể không học hỏi thêm rất nhiều kiến thức và lối sống. Thời gian để trở thành một giáo viên thực thụ dài hay ngắn tùy thuộc vào mỗi người và mỗi hoàn cảnh cụ thể. Ở trường sư phạm, bạn đã học kiến thức Sinh học, đã học Tâm lý học, Giáo dục học và phương pháp dạy học sinh học, đến trường phổ thông, bạn phải chuyển những kiến thức đã học thành thực tế giảng dạy. Tài liệu này muốn giúp bạn có những năng lực ban đầu để tự phấn đấu trở thành một giáo viên Sinh học ở trường phổ thông. Chúc các bạn thành công trong cuộc sống. Thái nguyên, tháng 3 năm 2013 2
- MỤC LỤC Chương 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LÝ LUẬN DẠY HỌC SINH HỌC 1. 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 1.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 1.3. Ứng dụng tin học để xử lý số liệu 1.4. Quy trình tổ chức một đề tài nghiên cứu khoa học Chương 2. DẠY HỌC SINH HỌC TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC 2.1. Thế nào là nền kinh tế tri thức? 2.2. Vai trò của sinh học trong nền kinh tế tri thức. 2.3. Người giáo viên sinh học trong nền kinh tế tri thức Chương 3. CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC SINH HỌC 3.1. Nguyên tắc tiếp cận cấu trúc - hệ thống. 3.2. Nguyên tắc trực quan. 3.3. Nguyên tắc lấy không gian bù thời gian Chương 4. CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 4.1. Chương trình và sách giáo khoa sinh học ở một số nước trên thế giới 4.2. Chương trình và sách giáo khoa sinh học ở Việt nam 4.4. Phát triển chương trình và sách giáo khoa Sinh học Chương 5. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 5.1. Cơ sở phương pháp luận dạy học - Các bình diện lý luận dạy học - Mối quan hệ giữa các thành phần của quá trình dạy học - Khái niệm về phương pháp dạy học 5.2. Mô hình dạy học tương tác lấy Giáo viên làm trung tâm - Giới thiệu và giải thích. - Giảng dạy trực tiếp. - Giảng dạy khái niệm. 5.3. Mô hình dạy học tương tác lấy Học sinh làm trung tâm. - Học tập mang tính hợp tác. 3
- - Dạy học theo vấn đề. - Thảo luận trong lớp (tương tác nhóm). - Dạy học định hướng hành động - Dạy học theo dự án 5.4. Các kỹ thuật dạy học sinh học - Các kỹ thuật liên kết suy nghĩ. - Các kỹ thuật thông tin phản hồi. Chương 6. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC SINH HỌC 6.1. Các loại phương tiện dạy học - đa phương tiện 6.2. Phương tiện dạy học và lý thuyết học tập. 6.3. Các đặc điểm của phương tiện dạy học . 6.4. Dạy học với phương tiện điện tử (E-Learning) Chương 7. TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 7.1. Kế hoạch giáo viên 7.2. Học tập cộng đồng và động lực học sinh. 7.3. Quản lý lớp học 7.4. Lãnh đạo trường học và sự hợp tác Chương 8. ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG 8.1. Đánh giá học sinh - Các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học sinh học. - Kỹ thuật trắc nghiệm trong dạy học sinh học. - Các chuẩn đánh giá học sinh 8.2. Đánh giá giáo viên - Các tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy tốt. - Chuẩn giáo dục. 8.3. Kiểm định chất lượng giáo dục 4
- MỞ ĐẦU Trong chương trình đào tạo giáo viên Sinh học, môn “Phương pháp dạy học sinh học” (PPDHSH) có vai trò quan trọng trong việc hình thành nghề cho sinh viên. Ở Việt Nam, môn học này đã từng có những tên gọi khác nhau. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, môn học này được gọi là Giáo học pháp (theo cách gọi của Trung quốc), sau đó gọi là Phương pháp dạy học sinh học (cách gọi của Liên xô). Trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX lại đổi tên thành Lý luận dạy học sinh học. Từ năm học 1996 – 1997, theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo môn học này chính thức có tên là Phương pháp dạy học sinh học. Việc gọi tên môn học phản ánh trình độ phát triển của môn khoa học tương ứng và tuỳ thuộc vào mục tiêu của môn học trong từng giai đọan lịch sử nhất định. Nội dung Phương pháp dạy học Sinh học gồm hai phần: Phần thứ nhất là phần lý luận chung (Đại cương PPDH sinh học) nghiên cứu những nguyên tắc chung, những quy luật cơ bản của việc xây dựng nội dung chương trình, những vấn đề lý luận của PPDH sinh học ở trường phổ thông.v.v.. Phần thứ hai là phần PPDH cụ thể (PPDH các phân môn của sinh học ở trường phổ thông) ví dụ PPDH thực vật học, PPDH động vật học, PPDH sinh học tế bào.v.v… Giáo trình này trình bày những vấn đề chung mang tính chất lý luận về dạy học Sinh học nên gọi là “Đại cương Lý luận dạy học sinh học”, còn các giáo trình về PPDH cụ thể gồm “Dạy học Sinh học ở trường trung học cơ sở” và “Dạy học Sinh học ở trường phổ thông”. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG Giáo trình Đại cương Lý luận dạy học Sinh học dành cho sinh viên các hệ được đào tạo để trở thành giáo viên Sinh học ở trường phổ thông. Giáo trình cũng dành cho các giáo viên Sinh học ở trường phổ thông tham khảo để nâng cao trình độ lý luận dạy học. Các học viên Cao học và nghiên cứu sinh cũng có thể tham khảo để viết luận văn, luận án. Giáo trình này tập trung nghiên cứu các mô hình chung, chiến lược, và chiến thuật áp dụng cho việc giảng dạy Sinh học. Mặc dù, giáo trình dành cho những đối tượng khác nhau sử dụng. Nhưng hầu hết các đối tượng sử dụng đều có thể chia sẻ những mục tiêu chung sau: 5
- • Phát triển các mô hình dạy học cơ bản, các chiến lược và chiến thuật dạy học Sinh học; • Hiểu được nền tảng lý thuyết đằng sau hoạt động dạy và học Sinh học ở trường phổ thông; • Hiểu được động lực giảng dạy Sinh học, cả bên trong và bên ngoài lớp học; • Phát triển ý thức và sự đánh giá cao của các cơ sở tri thức hỗ trợ thực tiễn hiện tại trong giảng dạy; • Đánh giá cao cơ hội và thách thức trong việc giảng dạy Sinh học ở các lớp học đặc trưng và sự đa dạng; • Biết làm thế nào để thích ứng với chỉ dẫn đáp ứng nhu cầu của tất cả các học sinh; • Có được những kỹ năng quan sát, ghi âm, và nghiên cứu về dạy học sinh học; • Biết phát hiện một vấn đề và tổ chức một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục học. CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA GIÁO TRÌNH Lý luận dạy học Sinh học cung cấp một cái nhìn toàn diện và cân bằng về dạy học Sinh học ở trường phổ thông, từ những vấn đề lý thuyết đến thực tiễn. Để thực hiện việc này, giáo trình được tổ chức thành 9 chương. Chương 1, trình bày những vấn đề chung của lý và những phương pháp nghiên cứu của lý luận dạy học Sinh học. Trong giáo dục có rất nhiều vấn đề phát sinh hàng ngày, cần phải được nghiên cứu để đưa ra những kết luận mang tính khoa học. Đôi khi giáo viên hoặc các nhà quản lý giáo dục thường đưa ra những quyết sách chưa đúng quy luật, dẫn tới những thất bại trong dạy học và quản lý giáo dục. Mỗi người giáo viên cần biết phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, biết phát hiện vấn đề, biết tổ chức một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục, biết xử lý số liệu để đưa ra các kết luận khách quan và chính xác. Chương 2, chương 3, chương 4, chương 5 là trung tâm của cuốn sách, nội dung các chương xoay quanh vấn đề giáo viên phải làm những gì và làm như thế nào để đạt mục tiêu dạy học. 6
- Chương 2, giới thiệu nhiệm vụ dạy học Sinh học trong xã hội tri thức. Những mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Sinh học ở trường phổ thông đề ra trước đây, đến nay vẫn còn đúng nhưng không còn phù hợp khi kinh tế văn hoá và xã hội đã có nhiều thay đổi trên phạm vi toàn cầu. Sinh học và đặc biệt công nghệ sinh học đã trở thành một ngành kinh tế mang nhiều lợi nhuận. Trong xã hội tri thức, sinh học đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và đời sống của mỗi quốc gia. Dạy học Sinh học ở trường phổ thông không chỉ là hình thành cho học sinh tri thức Sinh học mà phải hình thành cho học sinh đạo đức sinh học, tiến tới hình thành văn hoá Sinh học, đặc biệt là văn hóa sinh thái – môi trường cho thế hệ tương lai. Làm thế nào để môn học này trở thành môn khoa học về sự sống, học sinh phấn khởi tiếp nhận các tri thức sinh học và biết vận dụng để nâng cao chất lượng cuộc sống. Mục tiêu cơ bản nhất của dạy học Sinh học ở trường phổ thông là phát triển năng lực cho học sinh. Chương 3 gồm các nguyên tắc dạy học Sinh học. Có nhiều nguyên tắc chi phối hoạt động dạy và học ở trường phổ thông. Sinh học là môn khoa học mang tính thực nghiệm, nghiên cứu về thế giới sống; Vì vậy, dạy và học môn học này phải tuân theo một số nguyên tắc đặc thù của bộ môn. Đó là nguyên tắc tiếp cận cấu trúc - hệ thống; nguyên tắc trực quan và nguyên tắc lấy không gian bù thời gian. Nội dung chương 4 gồm các vấn đề về chương trình và sách giáo khoa Sinh học ở trường phổ thông, đó chính là nội dung dạy học Sinh học ở trường phổ thông. Người giáo viên cần biết các nguyên tắc xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa; muốn vậy cần tìm hiểu để so sánh chương trình và sách giáo khoa của một số nước phát triển trên thế giới (Mỹ, Nga, Úc, Đức, Pháp…). Nghiên cứu lịch sử phát triển chương trình và sách giáo khoa ở Việt nam. Muốn dạy tốt, phải hiểu chương trình và sách giáo khoa, phải biết ý đồ của người biên soạn sách và phải biết chấp nhận những mẫu thuẫn nhỏ và kể cả những khiếm khuyết vô tình xuất hiện trong hệ thống kiến thức của sách giáo khoa. Chương 5, trình bày về phương pháp dạy học sinh học ở trường phổ thông. Người giáo viên phải hiểu rõ cơ sở lý thuyết của việc định nghĩa và phân loại phương pháp dạy học sinh học. Hệ thống hoá các quan điểm truyền thống về phân loại phương pháp dạy học Sinh học. Dạy và học Sinh học thực chất là mối tương tác giữa thày và trò, theo quan điểm truyền thống – mô hình 7
- dạy học lấy giáo viên làm trung tâm bao gồm các phương pháp như giảng giải, thuyết trình, dạy khái niệm v.v… Mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm gồm các kiểu dạy học: Học tập mang tính hợp tác; Dạy học theo vấn đề; Thảo luận trong lớp (tương tác nhóm); Dạy học định hướng hành động; Dạy học theo dự án... Trong khi lên lớp giáo viên thường sử dụng các kỹ thuật dạy học, (trước đây gọi là các biện pháp dạy học). Kỹ thuật dạy học gồm 2 nhóm: kỹ thuật liên kết suy nghĩ và kỹ thuật lấy thông tin phản hồi. Đổi mới phương pháp dạy học Sinh học ở trường phổ thông thực ra là đổi mới cách sử dụng phương pháp dạy học và đổi mới các kỹ thuật dạy học sinh học nhằm giúp học sinh chủ động và tích cực thu nhận kiến thức. Phương tiện dạy học là một trong những yếu tố cấu thành nên quá trình dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng, đây là nội dung chương 6. Theo sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, phương tiện dạy học Sinh học đã thay đổi một cách nhanh chóng trong vòng gần 20 năm trở lại đây. Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tăng cường dạy và học với công nghệ thông tin. Các phòng học được trang bị máy vi tính, nhiều tài liệu giảng dạy có sẵn trên đĩa CD-ROM, và Internet càng trở nên thuận lợi cho học sinh, giáo viên nghiên cứu và thảo luận sôi nổi. Cần phải trang bị cho giáo viên những kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và các công nghệ viễn thông. Để đối phó với thực tế này, chương 6 có nội dung tăng cường giảng dạy với các tính năng nổi bật của công nghệ phần mềm và công nghệ máy tính – dạy học với đa phương tiện (Multimedia). Nội dung chương 7 đề cập tới vấn đề tổ chức dạy học sinh học ở trường phổ thông. Trong đó bao gồm các vấn đề về việc lập kế hoạch của giáo viên, cách thiết kế bài soạn, tăng cường các hình thức dạy học mang tính cộng đồng, những giáo viên tương lai cần học cách quản lý lớp học và quản lý nhà trường. Mặc dù việc giảng dạy được dựa trên kiến thức xuất phát từ lý thuyết và nghiên cứu giáo dục, nó còn có một mặt áp dụng và thực tế quan trọng. Nội dung chương 8, “tổ chức dạy học Sinh học ở trường phổ thông” giúp giáo viên giải quyết nhiều vấn đề phải đối mặt hàng ngày. Tổ chức dạy học không 8
- chỉ riêng môn Sinh học mà việc tổ chức dạy học này phải được đặt trong môi trường học tập của nhà trường và của xã hội. Chương này cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách lập kế hoạch và cách tiến hành một loạt các bài học, làm thế nào để tạo và quản lý môi trường học tập. Đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, đánh giá học sinh cần phải được tiến hành một cách khách quan có tác dụng kích thích học sinh học tập và sáng tạo. Đánh giá giáo viên để đảm bảo giáo viên đủ chuẩn giảng dạy. Hiện nay một vấn đề đang được ngành giáo dục quan tâm đó là kiểm định chất lượng giáo dục. Đó là kiểm định chương trình, kiểm định nhà trường, kiểm định các cơ sở giáo dục theo những chuẩn quốc gia và quốc tế. Thiết nghĩ, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế và văn hóa, lý luận dạy học nói chung và lý luận dạy Sinh học nói riêng cũng cần có sự phát triển cả về lý luận và cách thực hiện. 9
- Chương 1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA LÝ LUẬN DẠY HỌC SINH HỌC MỤC TIÊU Sau khi nghiên cứu chương này, sinh viên phải đạt được những yêu cầu sau: - Hiểu và trình bày được đối tượng nghiên cứu của lý luận dạy học Sinh học. - Mô tả được các phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục nói chung và của lý luận dạy học Sinh học nói riêng. - Biết phát hiện, đề xuất và tổ chức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục thuộc chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học 1.1. Đối tượng nghiên cứu của lý luận dạy học Sinh học (LLDHSH) Đối tượng nghiên cứu của LLDH Sinh học là những quy luật của quá trình dạy học Sinh học; những mối quan hệ giữa dạy và học, đó là mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản cấu thành nên quá trình dạy học sinh học (mục đích; nội dung; phương pháp; phương tiện dạy học; các hình thức tổ chức dạy học; kiểm tra – đánh giá…). Những quy luật này nhằm hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở học sinh, qua đó góp phần hình thành nhân cách con người. LLDH Sinh học nghiên cứu quá trình dạy học và giáo dục của bộ môn Sinh học ở nhà trường phổ thông. Cụ thể, nó nghiên cứu các đặc điểm, các hiện tượng sư phạm của quá trình dạy học Sinh học, nội dung dạy học Sinh học, những nguyên tắc, những quy luật của việc dạy và học ở trường phổ thông. Quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn bao gồm hai mặt liên quan mật thiết với nhau: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của học trò. Hai hoạt động này được tiến hành trong sự thống nhất biện chứng với nhau, qui định lẫn nhau, tác động qua lại với nhau và với QTDH. Trong đó, người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt động học. Phân tích mối quan hệ này, đánh giá vai trò, chức năng của mỗi chủ thể 10
- đó trong QTDH là một vấn đề lớn của LLDH; từ đó đã hình thành những chiến lược tiếp cận dạy học khác nhau. Như vậy, hoạt động dạy và học là hoạt động cơ bản của nhà trường, là con đường chủ yếu để thực hiện các mục tiêu giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học phải hiểu rõ bản chất các hiện tượng sư phạm trong hoạt động dạy và học, phải nắm vững các quy luật của QTDH để tổ chức các hoạt động dạy và học phù hợp với các quy luật khách quan đó. Bởi vậy, đã hình thành một bộ phận chuyên nghiên cứu về QTDH, đó là bộ môn LLDH (didatics) xây dựng cơ sở lí thuyết cho hoạt động dạy và học trong nhà trường. Hoạt động học Học là một khái niệm chủ đạo trong giáo dục, có nhiều cách giải thích khác nhau về việc học. Cũng như tất cả các sinh thể, con người được chương trình hoá, nhưng được chương trình hoá để học1. Học là hiểu và truyền đạt. Lĩnh vực học có phạm trù rộng hơn lĩnh vực dạy để học. Nếu như bất kỳ điều gì cũng phải học, thì không hẳn đã phải dạy. Học đồng thời là có một đề án, thực thi hoạt động trí tuệ do đòi hỏi của mục tiêu muốn đạt tới và sử dụng những trình tự hành động cá nhân có hiệu quả nhất đối với bản thân. Tuy nhiên bất kỳ quá trình học tập nào cũng kéo theo một sự mất mát về tiềm năng, vì vậy "Học là loại bỏ" 2. Theo giáo sư Ph.Meirieu (Pháp), học có các đặc điểm sau: 1. Học không tự ban ra giáo lệnh và không có gì bắt buộc phải áp đặt cho bất kỳ ai, nói đơn giản: học mang tính tự nguyện, tự giác. 2. Bất kỳ người nào cũng học được, với óc sáng kiến riêng và đòi hỏi chính người học phải có lòng dũng cảm ngay từ những bước đầu tiên. 3. Mỗi người học theo một chiến lược riêng thích hợp nhưng không có tính cố định. Người học có thể biến đổi làm phong phú thêm chiến lược học theo kinh nghiệm bản thân. 4. Do hiểu được học là khó khăn, nên quan trọng nhất là cung ứng cho người học những điểm tựa giúp cho người học có thể học tập và có được môi trường thuận lợi cho học tập. 1 E.Jacob, 1981. 2 J.P. Changeux. 11
- 5. Trong học tập không thể tách được phương pháp và nội dung học; không có phương pháp họat động trong chân không, và cũng không có nội dung học được truyền thụ không có phương pháp. 6. Trong học tập không thể tách được nhận thức và cảm xúc: học đòi hỏi một công việc về hình ảnh bản thân và bất kỳ sự tiếp thu nào cũng tạo ra sự tái tạo lại cảm xúc. 7. Trong học tập không thể tách được cá nhân và xã hội: không có ai học hoàn toàn cô đơn và cách học bao giờ cũng cần tới khái niệm về tính thích giao lưu giữa những quan hệ về kiến thức với xã hội. 8. Học là sự tự vươn lên khỏi cái được cho và lật đổ dạng định vị xã hội, trong đó mỗi người sẽ tìm được một địa vị xứng đáng với tài đức qua học tập. Theo quan điểm nhận thức luận có thể định nghĩa khái niệm Học theo nhiều cách khác nhau: - Học là hiểu. - Học là sự tiếp thu thông tin, tạo năng lực. - Học là hội nhập những dạng thức mới vào cấu trúc nhận thức. - Học là biến đổi cách trình bày tư duy. Tóm lại: - Học là một hoạt động với đối tượng, trong đó học sinh là chủ thể, khái niệm khoa học là đối tượng. Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học. - Mục đích của học là chiếm lĩnh khái niệm khoa học. Nghĩa là học sinh phải nắm vững, hiểu sâu ý hàm chứa trong khái niệm, nghĩa càng sâu ý càng phong phú. Chiếm lĩnh khái niệm còn có thể hiểu là tái tạo lại khái niệm cho bản thân, thao tác với khái niệm, sắp xếp các khái niệm vào những hệ thống nhất định và sử dụng nó như công cụ phương pháp để chiếm lĩnh những khái niệm khác. Tư duy khái niệm là trình độ tư duy lý thuyết - đây chính là một trong những mục đích quan trọng của sự phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh thông qua học tập. Hoạt động học của trò nhằm nắm vững những tri thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Trong nhà trường, hoạt động học tập của trò dưới sự điều khiển của thày, song nó giữ vai trò chủ động, tích cực và tự lực. Trong quá trình học tập học sinh vừa là khách thể, vừa là chủ thể của sự nhận thức. Học sinh phải chủ động, tích cực thu nhận lấy kiến thức, vận dụng kiến thức trong đời sống. 12
- Hoạt động dạy Hoạt động dạy của thày nhằm mục đích truyền đạt và tổ chức học sinh thu nhận lại kiến thức của nhân loại, đồng thời thày còn có nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động cho học sinh, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và những hành vi đạo đức của học sinh. Dạy là sự điều khiển tối ưu quá trình học sinh chiếm lĩnh khái niệm khoa học để phát triển và hình thành nhân cách học sinh. Dạy và học có những mục đích cụ thể khác nhau, nếu học nhằm vào việc chiếm lĩnh khái niệm khoa học thì dạy lại có mục đích là điều khiển sự học tập. Như vậy hoạt động dạy học của thày đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Dù khoa học phát triển đến đâu, áp dụng phương tiện máy móc hiện đại như thế nào cũng không thể thay thế được vai trò của người thầy giáo. Phân tích, đánh giá vai trò chức năng của mỗi chủ thể trong quá trình dạy học để hình thành những chiến lược dạy học khác nhau. Quá trình dạy học Trước đây, LLDH nghiên cứu QTDH chủ yếu tập trung vào mối quan hệ của các thành tố trong tam giác giáo dục: mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học nhằm trả lời cho các câu hỏi: - Dạy học nhằm mục đích gì? - Dạy và học cái gì? - Dạy và học như thế nào? Ngày nay, LLDH nghiên cứu QTDH toàn diện hơn. Theo quan điểm hệ thống, QTDH được xác định như là một hệ thống gồm 6 yếu tố cấu trúc cơ bản: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá có liên quan mật thiết với nhau. Các yếu tố cấu trúc của QTDH tương tác với nhau và có quan hệ chặt chẽ với môi trường Kinh tế - Xã hội, với sự phát triển Khoa học và Công nghệ. Mối quan hệ của QTDH và môi trường bên ngoài là mối quan hệ biện chứng. Trong đó, môi trường Kinh tế - Xã hội và những thành tựu của Khoa học và Công nghệ có mối quan hệ qua lại ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với QTDH, đến từng yếu tố cấu trúc của QTDH, tới chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo. Ngược lại, sản phẩm giáo dục là những người có tri thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức và thái độ đúng đắn… sẽ phát huy ảnh hưởng tích cực trở lại đối với sự phát 13
- triển xã hội… Với ý nghĩa đó, giáo dục có vai trò là động lực, là điều kiện cơ bản cho sự phát triển Kinh tế - Xã hội. Do đó, các nhà giáo dục phải thiết kế hợp lí hệ thống này để khi nó vận hành trong môi trường giáo dục của nhà trường sẽ đáp ứng được mục tiêu của nền kinh tế - xã hội. Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc cơ bản của quá trình dạy học MT: Mục tiêu dạy học PT: Phương tiện dạy học ND: Nội dung dạy học TC: Hình thức tổ chức dạy học PP: Phương pháp dạy học ĐG: Kiểm tra – đánh giá Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của LLDHSH (phần đại cương) là QTDH Sinh học ở trường phổ thông, trong đó nghiên cứu những mối quan hệ có tính qui luật giữa các yếu tố cấu trúc của QTDH với nhau và với mối liên hệ bản chất, tất yếu của hoạt động dạy và hoạt động học. Qua đó, đặt cơ sở lí luận cho việc tổ chức hoạt động dạy và học phù hợp với đặc điểm riêng từng phân môn Sinh học ở trường phổ thông và đặc điểm tâm sinh lí HS, giúp GV tổ chức và chỉ đạo QTDH một cách hợp lí nhằm hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ đúng đắn, góp phần hình thành nhân cách cho HS. Lý luận dạy học Sinh học là một môn khoa học vì nó thể hiện chức năng xã hội của khoa học và khẳng định có mục đích trong hoạt động của nó. Lý luận dạy học Sinh học có những đặc điểm chung của giáo dục học đồng thời nó cũng có những tính chất độc đáo cần phải được nghiên cứu để từ đó phát hiện ra những quy luật khách quan, khái quát lên thành lý luận (theory) nhằm giải thích, tiên đoán nhiều hiện tượng phục vụ cho quá trình dạy học Sinh học ở trường phổ thông 1.2. Nhiệm vụ của môn lí luận dạy học Sinh học 14
- 1.2.1. Nhiệm vụ chung Môn LLDHSH có nhiệm vụ chính là nghiên cứu phát triển lí thuyết và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phục vụ cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học bộ môn Sinh học, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông trong nền kinh tế tri thức hiện nay. Để hòan thành nhiệm vụ đó, LLDHSH phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: Phát triển chương trình, hiện đại hóa nội dung dạy học môn Sinh học Sự đổi mới của xã hội ta từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường và kinh tế tri thức, cùng với sự bùng nổ thông tin khoa học và công nghệ đã dẫn đến yêu cầu đổi mới quá trình dạy học trong nhà trường theo yêu cầu của xã hội: từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đến hệ thống phương tiện dạy học, các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dạy học nói chung. Trong đó, việc thường xuyên xem xét, chỉnh lí, hoàn thiện chương trình và hiện đại hóa nội dung các môn học ở trường phổ thông có vị trí đặc biệt quan trọng để kịp thích ứng với đà phát triển nhanh của xã hội hiện đại. SH phát triển rất nhanh đặc biệt trong 5 thập kỉ vừa qua, với những phát hiện quan trọng đang phát huy tác dụng rộng rãi đối với nhiều lĩnh vực của sản xuất và đời sống, đặc biệt là Công nghệ Sinh học. Sinh học hiện đại đang có sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các lí thuyết và PP nghiên cứu của các khoa học khác như Toán học, Lí học, Hoá học, Điều khiển học, Công nghệ học… Vì vậy, việc phát triển chương trình và hiện đại hóa nội dung sách giáo khoa (SGK) SH càng đòi hỏi vận dụng các thành tựu của LLDH hiện đại để xác định hợp lí khối lượng, chiều sâu, trình tự và hệ thống các kiến thức đưa vào chương trình và nội dung SGK SH phổ thông sao cho phù hợp với từng cấp học, lớp học. Bên cạnh đó, việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa kiến thức SH với các kiến thức liên môn và yêu cầu tích hợp các nội dung giáo dục như: giáo dục môi trường, dân số và các mặt giáo dục khác đòi hỏi ngày càng nhiều hơn đang là những vấn đề cấp thiết trong việc xác định nội dung dạy học SH. Chương trình và SGK SH THPT hiện nay được xây dựng theo tiếp cận “Sinh học hệ thống” các cấp độ tổ chức sống (CĐTCS) và quán triệt đồng thời hai quan điểm “Sinh thái và Tiến hóa” theo xu thế chung của thế giới. Vì vậy LLDHSH cần phải nghiên cứu lí thuyết tiếp cận xây dựng chương trình, và vận dụng tiếp cận đó để chuyển hóa nội dung của khoa học Sinh học hiện đại thành nội dung môn học Sinh học ở trường phổ thông. Cụ thể là việc quán triệt tiếp cận “Sinh học hệ thống” các CĐTCS và quan điểm “Sinh thái và 15
- Tiến hóa” trong cấu trúc nội dung và biên soạn SGK SH THPT theo hướng làm nổi bật các đặc trưng sống qua từng CĐTCS từ cấp độ Phân tử -> Tế bào/cơ thể đơn bào -> Cơ thể đa bào -> Quần thể/loài -> Quần xã/Hệ sinh thái -> Sinh thái quyển theo hướng giảm bớt chức năng thông báo, tăng cường các hoạt động tìm tòi độc lập hoặc hoạt động theo nhóm của học sinh với SGK để tự chiếm lĩnh kiến thức. Phát triển các hình thức tổ chức dạy học (HTTCDH): Trong điều kiện phát triển ngày càng mạnh mẽ của CNTT, đặc biệt là Internet, xuất hiện các HTTCDH mới như là một xu thế tất yếu. Bên cạnh HTTCDH truyền thống (Traditional Learning hoặc Face to face), đã xuất hiện hình thức dạy học điện tử (E-learning) bao gồm dạy học trực tuyến (Online learning) và dạy học từ xa (Distance Learning). Mỗi HTTCDH đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, cần kết hợp tốt các hình thức này để nâng cao chất lượng dạy - học. HTTCDH kết hợp (Blended learning) đã phối hợp được ưu điểm của dạy học điện tử (E-learning) và ưu điểm của DH truyền thống, nó đang nổi lên như là mô hình giảng dạy chủ yếu của tương lai3. HTTCDH là hình thái tồn tại của quá trình dạy học - là mặt bên ngoài phản ánh mối quan hệ biện chứng có tính qui luật giữa các yếu tố cấu trúc của quá trình dạy học, trong đó đặc biệt là mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa: Mục tiêu, Nội dung và Phương pháp dạy học. Do đó, khi kết hợp các hình thức dạy học với nhau, ta không nên tách biệt các yếu tố cấu trúc của quá trình dạy học như các quan niệm chỉ nhấn mạnh sự kết hợp về nội dung 4 hay sự kết hợp về phương pháp dạy học 5; hoặc chỉ nhấn mạnh sự kết hợp về hình thức tổ chức dạy học là mặt bên ngoài 6 mà không quan tâm đến mặt bên trong phản ánh mối quan hệ biện chứng có tính qui luật giữa các yếu tố cấu trúc của quá trình dạy học. Ta có thể hiểu khái niệm dạy học kết hợp giữa hai hình thức dạy học truyền thống và dạy học e – learning qua sơ đồ dưới đây: 3 Bài phát biểu của Hamadoun Touré ngày 26/01/2011 tại Room 10, Palais des Nations, Geneva. 4 Horn and Staker. Online and Blended Learning: A Survey of Policy and Practice of K-12 Schools Around the World, novembe, 2011 5 Dziuban, C., Hartman, J., Moskal, P. “Blended Learning,” EDUCAUSE Review, Volume 2004, Issue 7, 2004) 6 Driscoll, M.(2002). Blended learning: Let's get beyond the hype. LTI Newsline: Learning & Training Innovation from http://elearningmag.com/ltimagazine/article/articleDetail.jsp?id=11755 16
- Mô hình dạy học kết hợp Có thể định nghĩa khái niệm Dạy học kết hợp như sau: Dạy học kết hợp là mô hình dạy học có sự kết hợp giữa hình thức dạy học truyền thống và thức dạy học điện tử (E-learning), trong đó hình thức dạy học là mặt bên ngoài phản ánh mối quan hệ có tính qui luật giữa Mục tiêu – Nội dung – Phương pháp dạy học. HTTCDH kết hợp không chỉ phát huy được ưu điểm của hai HTTCDH truyền thống và dạy học điện tử (E-learning), mà còn làm xuất hiện thêm những ưu điểm nổi trội mà 2 HTTCDH trên không có được. Đó là: - Những buổi học trên lớp sẽ cho phép giải thích các nội dung trừu tượng, phức tạp. - Không chỉ cung cấp nội dung kiến thức mà qua những buổi học, các hoạt động liên quan tới các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng viết, nói – diễn đạt vấn đề, các thao tác và vận động được củng cố, phát triển. - Sự hợp tác của GV với nhau và với các nhà kĩ thuật ngày càng chặt chẽ, thống nhất và dễ dàng chia sẻ trong việc thiết kế các nội dung, đưa ra các chỉ dẫn cho người tham gia. - Thông qua hoạt động học trên lớp "thật" GV có thể kích thích được sự hoạt động tích cực của HS trên lớp học "ảo" một cách có kế hoạch. Từ đó HS 17
- không chỉ có được kiến thức hình tượng, chắc chắn, sâu sắc, đúng tiến độ mà còn trau dồi được kỹ năng tiếp cận và làm chủ công nghệ. - Việc sử dụng những phương tiện CNTT & TT để hỗ trợ trong DH truyền thống kích thích nhu cầu nâng cao và khai thác những tiện ích từ các phương tiện hiện đại khác của GV và HS, bao gồm cả máy tính và Internet. - Với các ưu điểm nổi trội như vậy, HTTCDH kết hợp đang và sẽ là xu thế tất yếu cần được nghiên cứu và phát triển nhằm tối ưu hóa quá trình học tập của HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Phát triển phương pháp dạy SH là một khoa học thực nghiệm nghiên cứu các đối tượng sống trong thiên nhiên. Dạy học SH trong nền kinh tế mới đòi hỏi sự đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh. Vì vậy ngoài bài lên lớp cần tăng cường công tác độc lập, thực hành thí nghiệm, tham quan thực tế, thực tập, các hoạt động ngoài trường, ngoài lớp, tăng cường trang thiết bị kỹ thuật dạy học, phòng học bộ môn, các điều kiện cơ sở vật chất, nghiên cứu phát triển các phương tiện dạy học multimedia ở dạng kĩ thuật số,... Đặc biệt là phải cải tiến cách thức kiểm tra đánh giá theo hướng khuyến khích học tập thông minh sáng tạo, phát triển tư duy. Dạy học là dạy phát triển tư duy để thực hiện mục tiêu đào tạo những con người năng động sáng tạo, chủ động phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường phát triển bền vững và gia tăng dân số. Đây là nhiệm vụ đặt ra cho LLDHSH phải nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới và kinh nghiệm giáo dục thực tiễn ở nước ta, chọn lọc và phối hợp vận dụng các PPDH để tạo nên các tổ hợp PPDH tích cực, đặc biệt nhanh chóng ứng dụng những thành tựu của Công nghệ thông tin nhằm tạo nên sự chuyển biến tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học. Trước đây, LLDHSH tập trung nghiên cứu những nét đặc trưng của PPDH môn học. Ngày nay, LLDHSH cần phải nghiên cứu PPDH theo quan điểm hệ thống theo các tầng bậc như sau: - Tầng vĩ mô (phương pháp luận) bao gồm các nguyên tắc tiếp cận dạy học xuất phát từ đặc điểm nội dung môn học như: Nguyên tắc tiếp cận hệ thống, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc khái quát hóa, trừu tượng hóa… - Tầng trung gian (phương pháp & biện pháp dạy học) bao gồm các nhóm phương pháp dạy – học như: Nhóm các phương pháp dùng lời, nhóm 18
- các phương pháp trực quan, nhóm các phương pháp thực hành, nhóm các phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Tầng vi mô (kỹ thuật dạy học) tập trung vào 2 nhóm kĩ năng chính sau: Kĩ năng diễn đạt nội dung dạy học dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (như các kĩ năng thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập, PHT, sơ đồ Graph, Bản đồ khái niệm, các phương tiện dạy học...). Kĩ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập (như các kĩ năng thiết kế các hoạt động dạy và hoạt động học, tổ chức các hoạt động nhóm và phối hợp các nhóm, khuyến khích thái độ và hành động chia xẻ, trao đổi ý kiến, suy nghĩ của HS…) Phát triển phương pháp học Theo hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm của QTDH. Ngày nay, LLDH đi sâu hơn nghiên cứu về PP học. Xuất phát từ quan niệm học tập tốt nhất là tự khám phá. Việc dạy chỉ đạt hiệu quả cao khi người thầy biết khơi dậy và phát huy tiềm năng vốn có ở mỗi học sinh. Dạy PP học trở thành một mục tiêu dạy học và ngày càng được chú trọng. Trong lớp học hiện đại, bài học được tổ chức thành một chuỗi hoạt động phù hợp với năng lực của từng đối tượng HS, trong đó GV là người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tranh luận, tìm tòi, phát hiện kiến thức mới cho HS. HS không những được khuyến khích chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức mới, mà còn được tạo điều kiện phát triển năng lực tự đánh giá kết quả học tập. Qua đó, giúp cho HS có năng lực tự học, hoàn thiện nhân cách, thích ứng nhanh nhạy với những thách thức mới của cuộc sống trong bối cảnh hội nhập quốc tế trong nền kinh tế tri thức. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra khối lượng kiến thức tăng một cách “siêu tốc” mâu thuẫn với quỹ thời gian học tập ở nhà trường có hạn, nên giáo dục phải dựa trên nguyên tắc “học tập thường xuyên, suốt đời”. Do đó, cùng với việc dạy kiến thức đã được lựa chọn cẩn thận, cập nhật thường xuyên thì phải hướng vào một phạm trù khác nữa, đó là dạy phương pháp học trong mối quan hệ với nội dung kiến thức, phải coi việc dạy phương pháp học là quan trọng và còn quan trọng hơn cả dạy kiến thức. Tuy nhiên, cho đến nay PP học nói chung, PP học SH nó riêng, đặc biệt là PP tự học chưa được nghiên cứu phát triển. Nhiều quan niệm cho rằng môn SH có tính lôgic không cao như các môn khoa học tự nhiên khác, nhưng sự thực chính lôgic của tự nhiên, của sự sống là cao nhất. Họ cho rằng, môn SH chỉ cần học thuộc lòng và có trí nhớ tốt là đủ để đạt điểm cao. Quan niệm sai lầm như vậy đã làm thui chột tư duy đổi mới PP dạy hiện nay và dẫn đến hạn chế PP học bộ môn, không thể đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH. 19
- Như vậy, nhiệm vụ của LLDHSH không chỉ giới hạn ở nghiên cứu hoạt động dạy của thầy mà phải nghiên cứu sâu hơn vào hoạt động học của trò, không chỉ tập trung nghiên cứu PP dạy mà còn nghiên cứu các yếu tố cấu trúc khác của QTDH trong một hệ thống tác động qua lại với nhau, tương tác với môi trường, trực tiếp là môi trường giáo dục trong nhà trường và rộng hơn là môi trường cộng đồng xã hội. Phát triển các phương tiện dạy học Sinh học Một trong những nguyên tắc cơ bản là khi vận dụng PPDH không thể tách rời việc sử dụng các PTDH, trong đó có phương tiện trực quan. Đảm bảo nguyên tắc này là đảm bảo cung cấp tối đa tri thức cho HS. Nguồn tư liệu Multimedia đảm bảo tính trực quan trong dạy - học, là điều kiện quan trọng hỗ trợ cho quá trình quan sát tìm tòi phát hiện tri thức mới của HS. Do đó, cần nghiên cứu, sáng tạo và sử dụng có hiệu quả hệ thống các phương tiện dạy học như: - Các mẫu vật thật: gồm có các loại mẫu vật tươi, khô, ngâm, ép. - Các vật tượng hình: gồm có tranh vẽ, sơ đồ, biểu bảng, và mô hình. - Các phương tiện dạy học điện tử: gồm có các hình ảnh tĩnh và động, Phim, video, phần mềm dạy học, chương trình mô phỏng. - Phòng học đa phương tiện, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành sinh học. Trong hệ thống các phương tiện dạy học nêu trên, cần tập trung phát triển các phương tiện dạy học điện tử. Các tư liệu Multimedia khai thác từ trên mạng nhiều vô kể, nhưng không phải tư liệu nào cũng có thể sử dụng hiệu quả được. Cần thiết phải gia công sư phạm và gia công kĩ thuật bằng các phần mềm tin học. Các hình ảnh trực quan không những cung cấp tối đa tri thức cho HS, mà còn rèn luyện phong cách tư duy và hành động cho HS, tạo điều kiện tốt nhất cho các em hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn kiến thức môn học . Kiến thức trong SGK được viết theo kiểu hoạt động. Tuy nhiên, các hoạt động mà SGK nêu ra chỉ bằng một lệnh hay bằng câu hỏi mang tính chất định hướng. Như vậy, yếu tố hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tìm tòi mờ nhạt. Do đó, muốn tổ chức các hoạt động tìm tòi cho HS một cách tích cực, GV phải thiết kế hệ thống các thao tác dạy và thao tác học bằng một “tổ hợp nghe nhìn” tương ứng với một hoạt động tìm tòi theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện nhằm khắc phục mặt “tĩnh” của các phương tiện dạy học truyền thống và của sách giáo khoa. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lý luận giáo dục: Phần 2
77 p | 438 | 140
-
Lý luận dạy học vật lý - Phần 1
10 p | 356 | 94
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục địa lý trong nhà trường: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ
83 p | 441 | 92
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục địa lý trong nhà trường: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ
24 p | 258 | 39
-
Giáo trình Lý luận dạy học sinh học và kỹ thuật nông nghiệp: Phần 1 - ĐH Huế
55 p | 157 | 28
-
Giáo trình Lý luận dạy học sinh học và kỹ thuật nông nghiệp: Phần 2 - ĐH Huế
27 p | 163 | 27
-
Tiến trình dạy học dự án học phần “lý luận và phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông”
8 p | 51 | 8
-
Giáo trình Địa lý kinh tế - Xã hội Việt Nam (Tập 1): Phần 2
100 p | 13 | 5
-
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn Lý luận chính trị từ thực tiễn tại Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Tp. Hồ Chí Minh
8 p | 21 | 3
-
Phát triển năng lực giải thích các hiện tượng, quá trình tự nhiên cho học sinh trong dạy học địa lý lớp 10
9 p | 24 | 3
-
Vận dụng dạy học dựa trên vấn đề cho môn Thực hành Hóa đại cương tại Đại học Công nghệ TP. HCM
6 p | 39 | 3
-
Bài giảng Lý luận dạy học môn Toán 1: Mục đích và nội dung dạy học toán ở trường THPT - Tăng Minh Dũng
7 p | 33 | 3
-
Một số vấn đề lý luận về hoạt động dạy học môn Toán theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường tiểu học
3 p | 15 | 3
-
Thiết kế nghiên cứu trường hợp trong dạy học sinh học ở trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
12 p | 31 | 2
-
Thảo luận về chương trình và phương pháp dạy học tích cực phù hợp học phần Vật lý đại cương
7 p | 26 | 1
-
Thực trạng sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông
12 p | 7 | 1
-
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Hóc Môn Thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 13 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn