Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật (Nghề: Pháp luật - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
lượt xem 4
download
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật (Nghề: Pháp luật - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được kiến thức lý luận cơ bản nhà nước và pháp luật bao, bao gồm của nhà nước và pháp luật, các kiểu nhà nước và pháp luật trong lịch sử loài người. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật (Nghề: Pháp luật - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
- SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BNH VÀ XÃ HỘI ĐẮK LẮK TRƯỜNG TRUNG CẤP TRƯỜNG SƠN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT NGÀNH/NGHỀ: PHÁP LUẬT TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số:140/QĐ-TCTS ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường trung cấp Trường Sơn Đắk Lắk, năm 2022
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. ii
- LỜI GIỚI THIỆU Giới thiệu xuất xứ của giáo trình, quá trình biên soạn, mối quan hệ của giáo trình với chương trình đào tạo và cấu trúc chung của giáo trình. Lời cảm ơn của các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia. Đắk Lắk, ngày 02 tháng 8 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Thị Bích Điền - Chủ biên 2. Nguyễn Quốc Quân 3. Dương Văn Quý iii
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................... iii CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT................2 1. Vài nét tổng quan về môn học Lý luận về Nhà nước và pháp luật. ............................2 1.1. Quy định về lý luận nhà nước và pháp luật ..............................................................2 1.2. Phương pháp nghiên cứu của lý luận chung về nhà nước và pháp luật?..................3 1.3. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................3 2. Những góc độ tiếp cận Lý luận về nhà nước và pháp luật. .........................................4 3. Phương pháp học tập môn Lý luận về nhà nước và pháp luật ....................................5 CHƯƠNG 2 : KHÁI NIỆM VỀ NHÀ NƯỚC ...............................................................9 1. Các cách tiếp cận trong nghiên cứu về nhà nước ........................................................9 2. Các đặc trưng của nhà nước: Gồm 5 đặc trưng của Nhà nước cơ bản ......................16 2.1. Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt: .................................................16 2.2. Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ: .........................16 2.3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia : .........................................................................17 2.4. Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân .................................................................................................................................17 2.5. Nhà nước có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuế: .........................17 CHƯƠNG 3 : NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC .......................................................19 1. Các học thuyết cơ bản về nhà nước: ..........................................................................20 2. Điểm qua sự ra đời của một số nhà nước điển hình: .................................................23 CHƯƠNG 4: BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC .....................................................................26 1.Khái niệm bản chất Nhà nước và ý nghĩa của việc nghiên cứu .................................26 2. Các mối quan hệ của nhà nước với những yếu tố cơ bản trong xã hội có giai cấp ...26 3. Bản chất nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản. .........................................................27 CHƯƠNG 5: KIỂU NHÀ NƯỚC ................................................................................31 1. Khái niệm. .................................................................................................................31 2. Cơ sở tồn tại của Nhà nước. ......................................................................................31 3. Các kiểu nhà nước .....................................................................................................33 CHƯƠNG 6: CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC .................................................................38 1. Khái niệm chức năng nhà nước .................................................................................38 2. Phân loại chức năng nhà nước ...................................................................................40 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng nhà nước ...................................................41 iv
- 4.Hình thức, phương pháp thực hiện chức năng nhà nước............................................45 CHƯƠNG 7: CÁC KIỂU HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC ...............................................49 1.Khái niệm hình thức Nhà nước ..................................................................................49 2. Hình thức của các Nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản ..........................................49 CHƯƠNG 8: NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ .................................60 1.Khái niệm chung về hệ thống chính trị ......................................................................60 2. Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị .................................................64 CHƯƠNG 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ...................................................68 1.Tính tất yếu khách quan và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa. ......................68 2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa ...................................................................72 3. Hình thức của Nhà nước xã hội chủ nghĩa ................................................................73 4. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa ................................................................74 5. Bộ máy nhà nước XHCN ..........................................................................................76 CHƯƠNG 10: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN ........80 1.Sự phát triển của tư tưởng về Nhà nước pháp quyền. ................................................81 2.Một số dấu hiện cơ bản của Nhà nước pháp quyền ....................................................81 3.Phân biệt tư tưởng Nhà nước pháp quyền với tư tưởng pháp trị và chế độ pháp trị ..86 4. Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam: ..........................................................87 CHƯƠNG 11 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT .................................91 1.Nguồn gốc của pháp luật ............................................................................................91 2.Bản chất và các mối liên hệ của pháp luật..................................................................92 3.Hình thức của pháp luật ..............................................................................................95 4.Chức năng của pháp luật ............................................................................................95 5.Thuộc tính của pháp luật ............................................................................................97 CHƯƠNG 12 : CÁC KIỂU PHÁP LUẬT TRONG LỊCH SỬ .................................101 1.Khái niệm kiểu pháp luật ..........................................................................................101 2.Các kiểu pháp luật trong lịch sử ...............................................................................101 CHƯƠNG 13 : BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT XHCN VÀ HỆ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT XHCN ..............................................107 1.Khái niệm pháp luật XHCN .....................................................................................107 2. Bản chất ...................................................................................................................107 3.Vai trò của pháp luật XHCN ....................................................................................110 4. Hệ nguyên tắc cơ bản của pháp luật XHCN............................................................114 CHƯƠNG 14 : QUY PHẠM PHÁP LUẬT ..............................................................118 v
- 1.Khái niệm và đặc điểm .............................................................................................119 2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật...............................................................................120 3.Phân loại các quy phạm pháp luật ............................................................................123 4.Một số phương thức thể hiện chủ yếu của quy phạm pháp luật ...............................125 CHƯƠNG 15 : HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ...............................................................129 1.Khái niệm hệ thống pháp luật ...................................................................................129 2.Thành phần của hệ thống pháp luật ..........................................................................129 3.Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam .................................................130 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam .............................................................................................................................132 5. Các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật:.................134 6. Hệ thống hoá pháp luật ............................................................................................138 CHƯƠNG 16 : QUAN HỆ PHÁP LUẬT ..................................................................144 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật ........................................................144 2.Thành phần của quan hệ pháp luật ...........................................................................146 3.Sự kiện pháp lý .........................................................................................................149 CHƯƠNG 17 : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT..............153 1.Khái niệm các hình thức thực hiện pháp luật ...........................................................153 2.Áp dụng pháp luật - một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt .............................154 CHƯƠNG 18: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LUẬT .........156 1.Vi phạm pháp luật ....................................................................................................156 2.Trách nhiệm pháp lý .................................................................................................159 CHƯƠNG 19: Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ XHCN ..............................162 1.Ý thức pháp luật .......................................................................................................162 2. Pháp chế XHCN ......................................................................................................165 CHƯƠNG 20: CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ..............................................171 1.Điều chỉnh pháp luật .................................................................................................171 2.Cơ chế điều chỉnh pháp luật .....................................................................................172 vi
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số môn học: MH 07 VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: Là môn khoa học cơ sở trong nội dung chương trình đào tạo của nghề pháp luật. - Tính chất: Là môn khoa học xã hội, học sinh sẽ được tiếp cận với nội dung kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, chủ yếu, quan trọng nhất về nhà nước và pháp luật, giúp người học có được phương pháp tư duy đúng đắn, khoa học về tất cả các vấn đề của nhà nước và pháp luật, trên cơ sở đó, người học có thể tiếp tục học tập các môn học chuyên ngành MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Kiến thức: + Nắm được kiến thức lý luận cơ bản nhà nước và pháp luật bao, bao gồm của nhà nước và pháp luật, các kiểu nhà nước và pháp luật trong lịc sử loài người.... - Kỹ năng: + Vận dụng những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật vào cuộc sống và công việc - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Yêu đất nước; tôn trọng pháp luật. + Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật NỘI DUNG MÔN HỌC:
- CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã chương/mã CHƯƠNG : Giới thiệu: tổng quát giúp người học biết được Lý luận chung Nhà nước là học điều gì và học như thế nào? Mục tiêu: + Xác định được vị trí, vai trò của môn học trong hệ thống khoa học pháp lý. + Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của môn học. + Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu của môn học. Nội dung chính: 1. Vài nét tổng quan về môn học Lý luận về Nhà nước và pháp luật. 1.1. Quy định về lý luận nhà nước và pháp luật Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là môn học quan trọng trong hệ thống khoa học pháp lý. Dựa trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà nước ta cũng như tri thức chung của nhân loại về nhà nước và pháp luật, môn học này trình bày trúng giải một cách khoa học các vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật. Lý luận nhà nước và pháp luật là bộ môn khoa học pháp lí nghiên cứu những quy luật chung nhất của quá trình phát sinh, phát triển, tồn tại và tiêu vong của các kiểu nhà nước và pháp luật. Lí luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu các vấn đề cơ bản như nguồn gốc của nhà nước và pháp luật; bản chất, chức năng, hình thức, kiểu nhà nước và pháp luật; bộ máy nhà nước; hệ thống pháp luật, quan hệ pháp luật, quy phạm pháp luật; thực hiện và áp dụng pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, pháp chế xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền; ý thức pháp luật và văn hoá pháp lí. Lí luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu tất cả các kiểu nhà nước và pháp luật, tuy nhiên nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa được coi là trọng tâm nghiên cứu của bộ môn khoa học pháp lí này. Đây là một ngành khoa học pháp lý nghiên cứu các vấn đề cụ thể về nhà nước và pháp luật sau: Sự phát sinh, phát triển, tồn tại và thay thế của các kiểu nhà nước và pháp luật để từ đó khái quát hóa và nêu lên quy luật phát sinh và phát triển của nhà nước và pháp luật. Những đặc tính chung, cơ bản và những biểu hiện chủ yếu của nhà nước và pháp luật trong đời sống xã hội như bản chất, chức năng, vai trò, hình thức…, bao gồm sự biểu hiện ở từng kiểu nhà nước, pháp luật cụ thể trong lịch sử và ở nhà nước, pháp luật Việt Nam hiện nay. Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật với nhau và với một số hiện tượng xã hội khác như: kinh tế, chính trị, các tổ chức xã hội, đạo đức… 2
- 1.2. Phương pháp nghiên cứu của lý luận chung về nhà nước và pháp luật? Phương pháp nghiên cứu của lý luận chung về nhà nước và pháp luật bao gồm: Phương pháp nghiên cứu cụ thể của Lý luận chung là những cách thức mà khoa học này sử dụng để làm sáng tỏ những vấn đề thuộc đối tượng của mình. Phương pháp phân tích là phương pháp chia các vấn đề phức tạp thành những bộ phận, những yếu tố đơn giản đế nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề. Ví dụ: làm sáng tỏ các khái niệm về nhà nước và pháp luật bằng việc phân tích các đặc điểm của chúng. Phương pháp tổng hợp thường sử dụng khi liên kết các yếu tố đã phân tích, khái quát hoá để nêu lên kết luận. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học là dùng các thao tác tư duy để tách cái chung ra khỏi cái riêng, tạm thời gạt bỏ cái riêng để giữ lấy cái chung nhằm xây dựng nên những khái niệm chung, ví dụ, đề cập bản chất, kiếu nhà nước… Phương pháp xã hội học là thông qua phỏng vấn, đàm thoại, đối thoại, điều tra xã hội học… để tìm hiểu dư luận xã hội về một vấn đề nào đó, ví dụ, tìm hiểu về ý thức pháp luật… Phương pháp so sánh là tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa nhà nước và pháp luật với các hiện tượng xã hội khác để hiểu sâu về bản chất và đặc điểm của chúng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của lí luận chung về nhà nước và pháp luật là nhà nước và pháp luật - hai hiện tượng quan trọng và phức tạp nhất trong thượng tầng chính trị - pháp lí của xã hội. Tuy nhiên, nhà nước và pháp luật còn là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học xã hội như triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, chính trị học và các khoa học pháp lí khác. Vì vậy, cần xác định rõ phạm vi nghiên cứu nhà nước và pháp luật của các ngành khoa học xã hội nói trên. Triết học là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới.1 Kế thừa và phát triển những tinh hoa trí tuệ của loài người, triết học Mác - Lênin có nhiệm vụ nghiên cứu những quy luật chung nhất của quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Triết học Mác - Lênin nghiên cứu nhà nước và pháp luật cùng với những hiện tượng xã hội khác của thượng tầng chính trị - pháp lí và hạ tầng cơ sở để tìm ra quy luật phát triển của xã hội loài người nói chung, ttong đó có nhà nước và pháp luật. Như vậy, triết học Mác - Lênin nghiên cứu nhà nước và pháp luật cùng với các hiện tượng xã hội khác một cách chung nhất, khái quát nhất chứ không đi sâu nghiên cứu từng vấn đề cụ thể của nhà nước và pháp luật. Kinh tế chính trị học là khoa học nghiên cứu về quan hệ sản xuất, các quy luật chi phối quá trình sản xuất, phân phối và trao đối của cải vật chất trong xã hội con người ở các giai đoạn phát triển lịch sử khác nhau của nó. Nhà nước và pháp luật cũng là đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị học Mác - Lênin, nhưng kinh tế chính trị học Mác - Lênin chỉ nghiên cứu vai trò cùa nhà nước và pháp luật trong việc điều hành 3
- nền kinh tế và phân phối sản phẩm lao động xã hội chứ không đi sâu nghiên cứu các vai trò khác của nhà nước và pháp luật. Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học nghiên cứu quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện thực của các dân tộc trên thế giới. Việc nghiên cứu nhà nước và pháp luật của chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ diễn ra trong phạm vi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với những vấn đề cụ thể như: sự ra đời của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, vai trò của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, các chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa... Chính trị học là khoa học nghiên cứu quy luật hình thành và vận động của chính trị, quyền lực chính trị, cơ chế và phương thức thực hiện quyền lực chính trị, đảng chính trị và vai trò của các đảng chính trị trong cơ chế thực hiện quyền lực chính trị, hệ thống chính trị, quan hệ chính trị, lợi ích chính trị, hệ tư tưởng chính trị, ý thức chính trị... Chính trị học Mác - Lênin cũng nghiên cứu nhà nước và pháp luật trên cơ sở gắn nhà nước, pháp luật với việc thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội. Một số vấn đề quan trọng của nhà nước và pháp luật được chính trị học Mác - Lênin đề cập như quyền lực nhà nước (một dạng của quyền lực chính trị); mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với các dạng quyền lực chính trị khác; vai trò của nhà nước, pháp luật trong việc thực hiện quyền lực chính trị; quan hệ giữa nhà nước với các đảng chính trị và các tổ chức xã hội khác trong việc thực hiện quyền lực chính trị; vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ chính trị, các nhu cầu và lợi ích chính trị... Như vậy, việc nghiên cứu nhà nước và pháp luật của chính trị học Mác - Lênin cũng trong phạm vi, giới hạn nhất định. Các khoa học pháp lí ở Việt Nam hiện nay được chia thành bốn nhóm chính, một là, các khoa học pháp lí lí luận - lịch sử, gồm Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lí; hai là, các khoa học pháp lỉ chuyên ngành luật, như Luật hiến pháp Việt Nam, Luật hành chính, Luật hình sự, Luật dân sự, Luật lao động, Luật kinh doanh...; ba là, các khoa học pháp lí ứng dụng, như Tội phạm học, Thống kê tư pháp, Giám định pháp y, Điều tra tội phạm; bốn là khoa học luật quốc tế. 2. Những góc độ tiếp cận Lý luận về nhà nước và pháp luật. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng và phức tạp nên chúng rất nhiều môn khoa học pháp lý (những khoa học tập trung chủ yếu nghiên cứu các vấn đề của nhà nước và pháp luật) nghiên cứu ở những phạm vi, góc độ, mức độ khác nhau. Ở Việt Nam, hệ thống khoa học pháp lý bao gồm các nhóm cơ bản sau: - Nhóm khoa học lý luận và lịch sử gồm: Lý luận nhà nước và pháp luật; Lịch sử nhà nước và pháp luật; Lịch sử tư tưởng về nhà nước và pháp luật … - Nhóm khoa học pháp lý chuyên ngành gồm: Khoa học luật Hiến pháp; Khoa học luật hành chính; Khoa học luật hình sự,… - Nhóm khoa học luật quốc tế gồm: Công pháp quốc tế; Tư pháp quốc tế … - Nhóm khoa học pháp lý ứng dụng, và thực nghiệm gồm: Khoa học điều tra hình sự; Tội phạm học; Kỹ thuật xây dựng pháp luật… 4
- Lý luận nhà nước và pháp luật là một khoa học pháp lý độc lập trong hệ thống khoa học pháp lý. Nhưng nó có quan hệ mật thiết với các khoa học pháp lý khác và là khoa học pháp lý cơ sở đối với các khoa học pháp lý khác. Nếu lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề chung, cơ bản nhất của nhà nước và pháp luật dưới dạng những khái niệm, kết luận, không xuất phát từ động cơ chính trị để chỉ khen hoặc chê một chiều. Cần tìm hiểu, đánh giá một cách khách quan cả những tư tưởng, quan điểm phi macxit về nhà nước và pháp luật. Khắc phục những định kiến mang tính chủ quan phiến diện, những sai lệch khi đánh giá về vị trí, vai trò của các nhà nước và pháp luật không phải xã hội chủ nghĩa trong tiến trình phát triển lịch sử tự nhiên của nhân loại. - Toàn diện, tiếp cận xem xét nhà nước và pháp luật ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau như bản chất, hình thức, chức năng, cơ chế, các mối liên hệ .. của nhà nước và pháp luật. - Biện chứng: Thừa nhận nhà nước và pháp luật là những hiện tượng không “nhất thành, bất biến” mà luôn vận động, biến đổi. Vì vậy, phải xem xét nhà nước và pháp luật trong quá trình vận động, biến đổi của chúng. Xem xét nhà nước và pháp luật trong mối liên hệ ràng buộc và sự tác động qua lại với các hiện tượng khác của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, ý thức xã hội … Thừa nhận nhà nước và pháp luật vận động, phát triển luôn gắn liền với mâu thuẫn và việc giải quyết các mâu thuẫn như mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội, mâu thuẫn giữa cái tiên tiến với cái hậu, giữa cacis cũ với cái mới … Thừa nhận nhà nước và pháp luật luôn vận động, phát triển theo những quy luật, quy trình nhất định. -Duy vật: Thừa nhận nhà nước và pháp luật chỉ là những hiện tượng có tính lịch sử, chúng xuất hiện ở một giai đoạn nhất định và sẽ tiêu vong ở một giai đoạn nhất định. Từ đó, đặt nhà nước và pháp luật vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể, gắn chúng với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của giai đoạn đó để xem xét, đánh giá. Nhà nước và pháp luật thuộc kiến trúc thượng tầng nên phụ thuộc cơ sở hạ tầng, vì thế, khi giải thích các hiện tượng của nhà nước và pháp luật phải luôn xuất phát từ cơ sở kinh tế - xã hội. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của chúng xét đến cùng do kinh tế quyết định, song không được tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế đối với các vấn đề của nhà nước và pháp luật. Quần chúng nhân dân giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội, trong đó có nhà nước, pháp luật. 3. Phương pháp học tập môn Lý luận về nhà nước và pháp luật Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. 5
- Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. Lý luận về nhà nước và pháp luật có cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là phương pháp luận khoa học chung cho mọi khoa học, được vận dụng trong tất cả các quá trình, các giai đoạn nghiên cứu. Nội dung của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là những quy luật, những phạm trù của phép biện chứng duy vật và những nguyên tắc của phép biện chứng logic như: tính khách quan, tính toàn diện, tính lịch sử cụ thể … Nguyên tắc về tính khách quan trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải xem xét sự vật và đối tượng nghiên cứu đúng như nó có, không thêm bớt, không bịa đặt. Đối với nhà nước và pháp luật đòi hỏi phải nghiên cứu chúng đúng như chúng đã tồn tại trong thực tế khách quan, trong những mối quan hệ hiện thực. Nguyên tắc xem xét sự vật một cách toàn diện là một yêu cầu rất quan trọng để làm sáng tỏ bản chất của nhà nước và pháp luật. Vì nhà nước và pháp luạt là hai hiện tượng đặc biệt có quan hệ với tất cả các hiện tượng của thượng tầng kiến trúc cũng như hạ tầng cơ sở, cho nên nếu không hiểu mối quan hệ giữa chúng sẽ dẫn tới sự nhận thức phiến diện, sai lệch về bản chất của chúng. Một số học giả khi nghiên cứu nhà nước và pháp luật lại tách rời hai hiện tượng này với cơ sở hạ tầng nên không thể giải thích được một cách khoa học bản chất và những đặc trưng cơ bản của chúng. Để làm sáng tỏ bản chất của nhà nước và pháp luật còn đòi hỏi phải có quan điểm lịch sử cụ thể, gắn chúng với những giai đoạn phát triển nhất định. V.I.Lênin đã nhấn mạnh rằng: “Trong khoa học phải xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để em hiện nay nó đã trở thành như thế nào”. Ngoài các phương pháp nghiên cứu chung ở trên, lý luận về nhà nước và pháp luật còn vận dụng các phương pháp riêng để nghiên cứu. Các phương pháp riêng thông thường được sử dụng để giải quyết một số nhiệm vụ trong quá trình nghiên cứu, để giải thích, đánh giá và kết luận về một số vấn đề cụ thể của nhà nước và pháp luật trên cơ sở áp dụng các phương pháp chung. Phương pháp xã hội học (như theo dõi, phỏng vấn, thăm dò dư luận xã hội …) để nắm được những thông tin, tư liệu thực tiễn, thể hiện những quan niệm, quan điểm trong xã hội về các vấn đề khác nhau cua rnhaf nước và pháp luật, từu đó hình thành hoặc kiểm nghiệm lại những luận điểm, quan điểm, khái niệm, kết luận của lý luận về nhà nước và pháp luật. Ví dụ: để nghiên cứu về ý thức pháp luật, ý thức chính trị, văn hóa pháp luật, đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà nước và tác dụng của pháp luật … cần phải sử dụng phương pháp xã hội học. Phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi, thường xuyên trong quá trình nghiên cứu về nhà nước và pháp luật. Phân tích là phương pháp dung để chia cái toàn thể hay một vấn đề phức tạp ra thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để nghiên cứu và làm sáng rõ vấn đề. Chẳng hạn, để có thể luận giải được những vấn đề của nhà nước, lý luận phải “tách” nó ra thành các vấn đề cụ thể hơn như đặc điểm, chức năng, hình thức … để nghiên 6
- cứu. Hoặc trong mỗi vấn đề lớn đó lại chia ra thành những vấn đề nhỏ hơn để có điều kiện phân tích sâu hơn. Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố, các mặt đã được phân tích, vạch ra mối liên hệ giữa chúng nhằm khái quát hóa các vấn đề trong sự phân thức tổng thể. Phương pháp trừu tượng khoa học có vai trò rất quan trọng trong lý luận về nhà nước và pháp luật. Trừu tượng khoa học là phương pháp tư duy trên cơ sở tách cái chung ra khỏi cái riêng, tạm thời gạt bỏ cái riêng để giữ lấy cái chung. Bằng phương pháp trừu tượng hóa ta có thể vượt qua những hiện tượng có tính thức bề ngoài, ngẫu nhiên, thoáng qua, bất ổn định, để đi đến được cái chung mang tính tất yếu, bản chất và ổn định (mang tính quy luật). Là một khoa học lý luận, có nhiệm vụ xây dựng một hệ thống tri thức tổng quát với một hệ khái niệm, phạm trù và những luận điểm cơ bản, lý luận về nhà nước và pháp luật tất yếu phải sử dụng phương pháp trừu tượng khoa học. Phương pháp trừu tượng khoa học và một trong những phương pháp đặc thù của lý luận về nhà nước và pháp luật. Phương pháp so sánh là phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau trong đó có lý luận về nhà nước và pháp luật. Áp dụng phương pháp so sánh để nghiên cứu có thể phát hiện ra những điểm giống nhau và khác nhau của các hiện tượng nhà nước và pháp luật đã và đang tồn tại trong lịch sử; đồng thời phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự đồng nhất và dị biệt đó. Nhờ phương pháp so sánh hệ thống tri thức trong lý luận về nhà nước và pháp luật có được tính khách quan và khoa học. Khi nghiên cứu về nhà nước và pháp luật cần phải sử dụng kết hợp những phương pháp chung (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử) với những phương phác riêng; không thể chỉ chú ý tới một trong hai nhóm phương pháp đó, hoặc sử dụng chúng một cách tách biệt nhau. Những phương pháp chung là cơ sở, những phương pháp riêng lại thể hiện tính đặc thù của khoa học lý luận về nhà nước và pháp luật. Mỗi phương pháp riêng được sử dụng để nghiên cứu về nhà nước và pháp luật chỉ có thể mang lại kết quả tốt khi nó được sử dụng cùng với phương pháp biện chứng duy vật, với tư cách là một trong nhưng hình thức cụ thể hóa của nó và được phát triển trong sự nhận thức khoa học. BÀI TẬP: Câu hỏi nhận định đúng sai 1. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có Nhà nước đều là pháp luật. => Nhận định này Sai. Các quan hệ xã hội của chúng ta được điều chỉnh bơi các quy phạm đao đức và các quy phạm pháp luật, mà các quy phạm đạo đức thì có thể được thể chế hóa và đưa lên thành các quy phạm pháp luật nhưng không phải quy phạm đạo đức nào cũng được dưa lên thành luật cả. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội cho nên các quy tắc ứng xử được coi là các chuẩn mực đạo đứa đó đó không nhất thiết phải được xem là pháp luật mà nó song song tồn tại trong xã hội. 2. Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp. => Nhận định này Đúng. Nhà nước mang bản chất giai cấp. Nó ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và do một hay một liên minh giai cấp nắm giữ. 7
- 3. Tùy vào các kiểu Nhà nước khác nhau mà bản chất Nhà nước có thể là bản chất giai cấp hoặc bản chất xã hội. => Nhận định này Sai. Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp. 4. Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội. => Nhận định này Sai. Nhà nước mang bản chất giai cấp, nghĩa là Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp. 5. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thông trị tổ chức ra và sử dụng để thể hiện sự thống trị đối với xã hội. => Nhận định này Đúng. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp 6. Không chỉ Nhà nước mới có bộ máy chuyên chế làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã tồn tại từ xã hội cộng sản nguyên thủy. => Nhận định này Sai. Sự cưỡng chế trong xã hội cộng sản nguyên thủy không phải là một bộ máy chuyên chế, mà do toàn bộ thị tộc bộ lạc tổ chức. 7. Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối kháng. => Nhận định này Đúng. Từ sự phân tích bản chất giai cấp của Nhà nước cho thấy: Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để chuyên chính các giai cấp đối kháng . 8. Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, địa vị giai cấp. => Nhận định này Sai. Đặc điểm cơ bản của Nhà nước là phân chia dân cư theo lãnh thổ, tổ chức thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ trong phạm vi biên giới quốc gia. 9. Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng thì quyền lực chính trị đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo sức mạnh cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị. => Nhận định này Sai. Quyền lực kinh tế là quan trọng nhất, vì kinh tế quyết định chính trị, từ đó đảm bảo quyền áp đặt tư tưởng. 10. Kiểu Nhà nước là cách tổ chức quyền lực của Nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực Nhà nước. => Nhận định này Sai. Kiểu Nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của Nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiên tồn tại và phát triển của Nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định 8
- CHƯƠNG 2 : KHÁI NIỆM VỀ NHÀ NƯỚC Mã chương/mã CHƯƠNG : Giới thiệu: Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật thì tương đương với một quốc gia, là một Tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình, mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia do vậy nhà nước mang vai trò xã hội Mục tiêu: Nắm và trình bày được các đặc trưng của nhà nước Nội dung chính: 1. Các cách tiếp cận trong nghiên cứu về nhà nước - Cách tiếp cận triết học: Nghiên cứu về thời kỳ quá độ với tư cách là nghiên cứu về một giai đoạn phát triển của xã hội, do đó, trước hết cần phải sử dụng cách tiếp cận triết học. Với cách tiếp cận này, cho phép nhìn nhận xã hội như một cơ thể hoàn chỉnh, một hệ thống chỉnh thể luôn vận động và phát triển. Điều căn bản là, phát hiện và nhận thức được các quy luật phát triển xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Với lý thuyết hình thái kinh tế - xã hội, các nghiên cứu trước đây thường chú ý đến tính liên tục của sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội. Nghiên cứu về thời kỳ quá độ ở Việt Nam hiện nay cần vừa chú ý đến tính liên tục, vừa đặc biệt chú ý tới tính đứt đoạn, nhảy vọt, rút ngắn và bỏ qua một chế độ xã hội nhất định. Chỉ rõ tính tất yếu khách quan, những tính quy định và điều kiện của sự “nhảy vọt”, sự “rút ngắn”, sự “bỏ qua”,.. Bên cạnh cách tiếp cận triết học đối với hình thái kinh tế - xã hội, cần phối hợp sử dụng cách tiếp cận triết học đối với sự vận động, hình thành, phát triển của các nền văn minh, các nền văn hóa... Qua đây sẽ thấy được xã hội thực sự là một cơ thể sống động với nhiều mối quan hệ phong phú, đa dạng, đan xen lẫn nhau, vừa bao hàm tính phổ biến, vừa bao hàm tính đặc thù của sự vận động xã hội. - Cách tiếp cận kinh tế: Đây là cách tiếp cận trước đây vẫn được sử dụng khi xem xét phương thức sản xuất với sự vận động của mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đề cao công nghiệp cơ khí và coi chế độ công hữu là nguyên tắc của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp cận kinh tế cần xuất phát từ thực tiễn 9
- kinh tế đất nước trong mối quan hệ hữu cơ với kinh tế thế giới hiện nay bởi sự hội nhập kinh tế thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Ở Việt Nam, đặc biệt là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong quan hệ với nền kinh tế thị trường rộng lớn trên thế giới. Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, nảy sinh sự tùy thuộc và phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế các quốc gia, không phân biệt trình độ phát triển và chế độ chính trị; xuất hiện các cộng đồng kinh tế, các khu vực kinh tế; sự phát triển liên thông của các tập đoàn kinh tế mang tính chất phi quốc gia; sự trỗi dậy của một số nền kinh tế của các quốc gia và khu vực… Điều đó, đòi hỏi cách tiếp cận kinh tế đối với thời kỳ quá độ phải đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Nền kinh tế của một quốc gia là một tổng thể hoàn thiện nhưng chỉ là một bộ phận hữu cơ trong tổng thể nền kinh tế thế giới không tách rời. Nó vừa có tính độc lập, vừa có tính phụ thuộc. Các nền kinh tế của thế giới tồn tại trong bối cảnh tùy thuộc lẫn nhau. Cách tiếp cận kinh tế trong bối cảnh hiện nay là biện chứng và hoàn toàn khác với cách tiếp cận kinh tế trước đây. - Cách tiếp cận chính trị: Cho phép ta xem xét một cách tổng thể hệ thống chính trị, các quan hệ chính trị trong thời kỳ quá độ. Đó là, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị; vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền, phân chia quyền lực và thực thi quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực, đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; vấn đề xây dựng hệ thống chính trị; vấn đề cải cách hành chính; vấn đề dân chủ; vấn đề quan hệ giữa các tầng lớp, giai cấp, nhóm xã hội trong xã hội; các vấn đề quốc gia, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng… trong thời kỳ quá độ. Tiếp cận chính trị cho phép nhận thức được bản chất vấn đề giai cấp và đảng cầm quyền; nhất là vấn đề một đảng duy nhất lãnh đạo tiến trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. - Cách tiếp cận lịch sử: Nhìn nhận xã hội loài người vận động, phát triển như là một quá trình lịch sử tự nhiên, vừa liên tục, vừa đứt đoạn, vừa tiệm tiến, vừa nhảy vọt. Quá trình phát triển của xã hội loài người được hình thành bởi các thời đại, các giai đoạn, các thời kỳ khác nhau. Tiếp cận lịch sử cho phép ta khu biệt, phân chia giai đoạn, phân kỳ. Qua đó, nhận thức về từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng thời đại với đặc trưng, tính chất, nội dung, mục đích, động lực. Trên cơ sở sự nhận thức này, dự báo sự xuất hiện của các giai đoạn, các thời kỳ tiếp theo với những đặc trưng, tính chất, nội dung, mục đích và động lực của nó. Ở đây là dự báo và xây dựng kế hoạch phát triển về từng giai đoạn của thời kỳ quá độ cũng như toàn bộ quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Ở nước ta, tiếp cận lịch sử sẽ cho ta nhận thức được quá trình phát triển của xã hội Việt Nam trong lịch sử, những quy luật của sự vận động của lịch sử nước ta; nắm bắt được những CHƯƠNG học, kinh nghiệm lịch sử dân tộc từ đó nhận diện được những bước tiến “nhảy vọt”, “bỏ qua”, “sự phát triển rút ngắn” những giai đoạn nhất định đã từng diễn ra trong lịch sử dân tộc; nhận thức được đúng xuất phát điểm của thời kỳ quá độ; nhận diện thực trạng những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa của nước ta trong giai đoạn hiện nay… Do tính chất và đặc trưng của thời kỳ quá do đó đê nghiên cứu nó cần thực hiện các phương pháp tiếp cận đa dạng, liên ngành, tích hợp. Vì vậy cùng với các cách tiếp 10
- cận cơ bản nêu trên, trong quá trình nghiên cứu, nhiều trường hợp để nhận thức đầy đủ, toan diện về thời kỳ quá độ cần phối hợp sử dụng các cách tiếp cận: Dân tộc học, Xã hội học, Văn hóa học, Nhân học… Về các khái niệm thời kỳ quá độ và bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Thời kỳ quá độ Thời kỳ quá độ là thời kỳ chuyển biến từ trạng thái xã hội này sang trạng thái xã hội kia, là thời kỳ chuyển biến từ xã hội cũ sang xã hội mới - từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa. Có hai cách hiểu khác nhau về thời kỳ quá độ. Cách thứ nhất là chỉ có thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Cách thứ hai là lên chủ nghĩa xã hội có thể từ nhiều xuất phát điểm khác nhau. Có thể từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng có thể từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Đối với Việt Nam, thời kỳ quá độ là thời kỳ chuyển biến từ xã hội chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa lên xã hội xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, sự quá độ ở Việt Nam là từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Có rất nhiều tranh luận khác nhau về tên gọi xã hội chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Nhiều người cho rằng, C.Mác, Ph.Ăngghen chỉ đề cập tới vấn đề “thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội cộng sản chủ nghĩa” chứ không nói “thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa”. Trong lý luận của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội được xem là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản và thời kỳ quá độ là giai đoạn chuyển đổi từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa xã hội là một giai đoạn quan trong trong thời kỳ quá độ. Có thể mô hình hóa là: Thời kỳ quá độ - chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Trước đây, trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta thường nói “bỏ qua chủ nghĩa tư bản”, “bỏ giai đoạn tư bản chủ nghĩa” hoặc “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Đến Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng năm 1991, Đảng ta mới nói "bỏ qua chế độ tư bản". "Bỏ qua chế độ tư bản" nghĩa là như thế nào? Có người hiểu bỏ qua chế độ tư bản hay bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa là bỏ tất cả, không tiếp thu, kế thừa bất kỳ cái gì của chủ nghĩa tư bản. Đại hội IX, Đảng ta khẳng định "bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại"(1). Sự phát triển của lực lượng sản xuất là cái dẫn đến sự thay đổi các quan hệ sản xuất và từ đó kéo theo sự thay đổi các quan hệ xã hội khác. Trong tiến trình phát triển, rõ ràng không thể bỏ qua được sự phát triển của lực lượng sản xuất, song quan hệ sản 11
- xuất tư bản chủ nghĩa tuy còn tồn tại, còn được sử dụng nhưng không chiếm vị trí chủ đạo và đương nhiên theo đó không có sự xác lập kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Cùng với việc không thể bỏ qua sự phát triển của lực lượng sản xuất, thì cũng không thể bỏ qua những giá trị nhân văn, văn minh mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được. Do đó, không thể hiểu đơn giản việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua toàn bộ các yếu tố cấu thành chủ nghĩa tư bản, mà phải sử dụng các yếu tố tiên tiến, có giá trị phổ biển để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. V.I.Lê-nin nhấn mạnh rằng, phải dang hai tay để đón lấy cái tốt của nước ngoài (tư bản Tây Âu). Tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lê-nin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Trước hết, quan điểm của C.Mác về thời kỳ quá độ được thể hiện rất rõ trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôtha. C.Mác cho rằng, “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ quá độ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”. Trong Thư gửi K. Smit, Ph.Ăngghen viết: “Các giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa cộng sản - là đáng suy nghĩ, nhưng tôi khuyên ngài: không vội vã, không có những kết luận vội vã, đó là vấn đề khó khăn nhất trong tất cả các vấn đề, vì các điều kiện biến đổi không ngừng”. Với Ph. Ăngghen, thời kỳ quá độ bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, liên tục và biến đổi không ngừng. Xã hội xã hội chủ nghĩa, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, chỉ là giai đoạn đầu của xã hội chủ nghĩa cộng sản, do đó, nó được xem là một giai đoạn của thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội chủ nghĩa cộng sản. Như vậy, theo các ông: Thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội chủ nghĩa cộng sản là: Thời kỳ cải biến cách mạng một cách toàn diện và triệt để về kinh tế - xã hội; Tương ứng với thời kỳ quá độ về kinh tế - xã hội là thời kỳ quá độ về chính trị; Nhà nước của thời kỳ quá độ là nhà nước chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản; Thời kỳ quá độ bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, liên tục và biến đổi không ngừng. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, đặc điểm bao trùm của thời kỳ quá độ chính là xã hội quá độ, bao gồm trong đó sự hiện diện những dấu vết, những bộ phận của xã hội cũ (tư bản chủ nghĩa) ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội; đồng thời, là sự xuất hiện và hình thành những nhân tố của xã hội mới (xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa). Về đặc điểm kinh tế, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, mặc dù giai cấp tư sản đã bị lật đổ nhưng chế độ tư hữu vẫn tồn tại và việc cải tạo, đi đến xóa bỏ chế độ tư hữu là một quá trình dần dần và lâu dài, có thể là rất lâu dài. Về đặc điểm chính trị, trong nhiều tác phẩm, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản là thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. C.Mác và Ph.Ăngghen còn chỉ rõ nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ là cải biến xã hội tư bản chủ nghĩa từng bước, trên cơ sở đó hình thành xã hội chủ nghĩa cộng sản. Sau khi giành được chính quyền, giai câp vô sản dùng chế độ dân chủ nhân dân của mình làm phương tiện để cải biến kinh tế, xã hội. 12
- Xem xét sự phát triển của lịch sử nhân loại như một tiến trình tự nhiên bởi sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là nguyên nhân cốt yếu dẫn đến các cuộc cách mạng xã hội. Trong tác phẩm Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học Ph.Ăngghen, khẳng định, mục đích của cách mạng vô sản là nhằm giải phóng lực lượng sản xuất đã xã hội hóa cao khỏi sự giam cầm của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu tư nhân, là giải thoát những tư liệu sản xuất xã hội khỏi tính chất tư bản chủ nghĩa, từ đó thiết lập quan hệ sản xuất mới chủ nghĩa cộng sản dựa trên chế độ công hữu. Chính điều này, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vì lẽ đó, các ông nhắc nhở, giai cấp vô sản không được thỏa mãn với trình độ phát triển hiện có của lực lượng sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa, với toàn bộ tư bản và công cụ sản xuất mà mình đã tước đoạt được của giai cấp tư sản và phải trên cơ sở hiện có ấy mà phát triển mạnh mẽ số lượng những lực lượng sản xuất. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, hai ông chỉ rõ: giai cấp vô sản sử dụng sự thống trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản của giai cấp tư sản, để tập trung toàn bộ công cụ sản xuất xã hội vào tay nhà nước của giai cấp vô sản, qua đó có những giải pháp thúc đẩy tăng thật nhanh số lượng lực lượng sản xuất xã hội. Mặc dù vậy, các ông cũng chỉ rõ, việc cải tạo những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, xác lập quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa phải có lộ trình và được thực hiện một cách từng bước, dần dần và lâu dài. Với những đặc điểm và nội dung nêu trên, cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản thực hiện, sau khi giành chính quyền trực tiếp lãnh đạo nhân dân lao động thực hiện bước quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản chủ nghĩa thì vấn đề trọng yếu là quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản. Muốn củng cố chính quyền của mình trong thời kỳ cải biến cách mạng toàn diện, phức tạp với sự phản kháng và trỗi dậy quyết liệt giành lại chính quyền của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản đồng thời với việc xóa bỏ hoàn toàn bộ máy chính quyền của giai cấp tư sản, phải không ngừng xây dựng và hoàn thiện chính quyền của mình thật sự trong sạch, vững mạnh. Về điều này, trong Lời nói đầu viết cho lần xuất bản thứ ba bằng tiếng Đức tác phẩm Nội chiến ở Pháp, Ph.Ăngghen chỉ rõ: Muốn không để mất một lần nữa quyền thống trị mà mình vừa giành được, giai cấp vô sản, một mặt, phải xóa bỏ toàn bộ bộ máy áp bức cũ từ trước đến nay vẫn dùng để áp bức mình; mặt khác, lại phải đề phòng những đại biểu, viên chức của chính mình bằng cách tuyên bố tất cả những người này không trừ một ai, đều có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào. Như vậy, theo các nhà kinh điểm của chủ nghĩa Mác, trong thời kỳ quá độ: - Dù giai cấp tư sản đã bị lật đổ nhưng chế độ tư hữu vẫn tồn tại bởi cơ sở kinh tế - xã hội của sự tồn tại của nó vẫn tồn tại vì vậy việc cải tạo đi đến xóa bỏ, thủ tiêu nó là một quá trình rất lâu dài. - Do các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn tồn tại nên quy luật giá trị vẫn hoạt động do đó nó vấn điều tiết lao động và chi phối sản phẩm lao động do đó quan hệ phân phối vẫn nhiều mâu thuần và bất bình đẳng. 13
- - Sau khi nắm chính quyền, giai cấp vô sản dùng chế độ dân chủ nhân dân làm phương tiện cải biến kinh tế, xã hội, xây dựng xã hội mới và trấn áp những thế lực chống đối. - Nhà nước của thời kỳ quá độ là nhà nước chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản sử dụng nhà nước của mình để thực hiện cải biến xã hội một cách toàn diện và để trấn áp đối với các thế lực thù địch. - Mục đích quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ là nhà nước phải tập trung mọi nguồn lực, tạo mọi điều kiện để phát triển cho được lực lượng sản xuất mới. - Giai cấp vô sản phải xây dựng được chính quyền của mình vững mạnh, trong sạch. Đặc biệt, cùng với trấn áp các thế lực chống đối cần xây dựng được đội ngũ cán bộ, “viên chức” của mình thực sự là công bộc của dân, toàn tâm toàn ý phụng sự chế độ. Bởi chính sự thái hóa, biến chất, tham nhũng, cửa quyền của họ khi họ thực thi công vụ sẽ làm suy yếu và tan rã chính quyền cách mạng. - Giai cấp vô sản phải củng cố được vững chắc vai trò lãnh đạo xã hội của mình. Phải sử dụng một cách hiệu quả nhất quyền lực của mình, nếu mơ hồ về quyền lực chính trị, quyền lãnh đạo xã hội thì giai cấp vô sản sẽ mất vai trò lãnh đạo của mình trong thời kỳ quá độ. Điều này cũng đồng nghĩa, sẽ không diễn ra quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lê-nin về quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa C.Mác và Ph.Ăngghen không những bàn về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mà còn dự báo khả năng bỏ qua chủ nghĩa tư bản đối với một số nước trong những điều kiện nhất định. Ph.Ăngghen gọi đó là con đường phát triển rút ngắn. Những điều kiện cho sự phát triển rút ngắn (tức là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư bản) mà C.Mác và Ph.Ăngghen nêu ra là cách mạng vô sản đã thắng lợi ở Tây Âu; cách mạng vô sản ở Tây Âu kết hợp với cách mạng ở các nước lạc hậu; và, sự nêu gương và sự ủng hộ tích cực của các nước phương Tây đã làm cách mạng vô sản thành công đối với các nước lạc hậu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Có ý kiến cho rằng, hình như C.Mác và Ph.Ăngghen chưa dự báo con đường phát triển không tư bản chủ nghĩa. Không phải như thế, khi nghiên cứu tình hình kinh tế nước Nga, các ông đã dự đoán khả năng phát triển không tư bản chủ nghĩa. C.Mác cho rằng, công xã nông thôn Nga, bản thân nó đã có mầm mống xã hội chủ nghĩa, vì vậy nước Nga sẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội không phải theo con đường của các nước phương Tây mà bằng cách duy trì chế độ sở hữu công xã, cách quản lý công xã và thực hiện quyền có ruộng đất của nông dân. Theo C.Mác, bản thân chế độ công xã Nga không thể tự nó lớn lên thành chế độ xã hội chủ nghĩa được. C.Mác coi trọng ý kiến của Chernushevski cho rằng, nước Nga có khả năng không trải qua những đau khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa mà vẫn giành được tất cả những thành quả của chế độ ấy bằng cách phát triển những điều kiện lịch sử sẵn có của mình. Trong bài Bàn về những quan hệ xã hội ở Nga, Ph.Ăngghen dự đoán rằng, chế độ sở hữu công xã ở Nga có khả năng "chuyển lên một hình thái cao hơn mà nông dân Nga không cần phải trải qua giai đoạn trung gian là giai đoạn sở hữu nhỏ tư bản chủ nghĩa. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu… một cuộc cách mạng vô sản thắng lợi 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên)
74 p | 1794 | 243
-
Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật (Dùng cho đào tạo đại học và sau đại học luật): Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Động
200 p | 672 | 205
-
Bảng câu hỏi Tự Luận Lý Luận Nhà Nước
11 p | 604 | 151
-
Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật (Dùng cho đào tạo đại học và sau đại học luật): Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Văn Động
155 p | 324 | 149
-
Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên)
60 p | 549 | 146
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: Phần 1 - PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
264 p | 1120 | 122
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: Phần 2 - PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
355 p | 317 | 96
-
Giáo trình Lý luận về nhà nước pháp quyền (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
45 p | 367 | 67
-
Giáo trình Lý luận về nhà nước pháp quyền (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
93 p | 210 | 55
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: Phần 1
246 p | 236 | 54
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Tập 1): Phần 1
207 p | 194 | 41
-
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT.PHẦN DẪN NHẬP MÔN HỌCCHƯƠNG 1 KHOA HỌC LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VÀ MÔN HỌC LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
148 p | 228 | 41
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
78 p | 155 | 30
-
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật: Phần 1 - GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
253 p | 56 | 20
-
Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
117 p | 212 | 13
-
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật: Phần 2 - GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
283 p | 19 | 12
-
Giáo trình Lý luận nghiệp vụ Nhà nước & Pháp luật - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
59 p | 20 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn