Giáo trình Nhà nước và pháp luật: Phần 1
lượt xem 2
download
Giáo trình "Nhà nước và pháp luật: Phần 1" trình bày các nội dung chính sau đây: Học thuyết Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật; Học thuyết về nhà nước của một số học giả phương Tây; Tư tưởng phương Đông (Cổ trung đại) về nhà nước và pháp luật; Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nhà nước và pháp luật: Phần 1
- BỘ G IÁ O DỤC VÀ Đ À O TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHÚ BIÊN: GS.TS. NGUYẺN VÃN THẢO ríi |7 đ | nhà xuất bản lao đ ộ n g - XÃ HỘI [x { il HÀ N Ộ I, 2009
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC M ỏ HÀ NỘI ■ ■ ■ ■ NHÀNIÍỚC VÀ P H Á P LUẬT G S .T S N guyễn V ăn T h ảo (C hủ biên) G S .T S T rần Đ ình H uỳnh P G S.T S N guyễn T ất V iễn T h S. N guyễn T hị H ồng K hánh NHÀ XUẤT BẨN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI HÀ NỘI - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI NÓI ĐẦU Xin chào các anh/chị học viên! Giáo dục mờ và từ xa là nhiệm vụ trọng tâm của Viện Đại học Mở Hà Nội. Do tính đặc thù cùa loại hình đào tạo, Nhà truờng đã biên soạn học liệu theo chuẩn của các nước trong khu vực ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi cho người học lĩnh hội tri thức và phát triển kỹ năng. Giáo trinh “Nhà nước và Pháp luật” do tập thể tác giả biên soạn, đó là: - GS.TS Nguyễn Văn Thảo - GS.TS Trần Đình Huỳnh - PGS.TS Nguyễn Tất Viễn - ThS. Nguyễn Thị Hồng Khánh Nhóm tác giả là những nhà khoa học đã nhiều năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, có nhiều công trình nghiên cứu đã được xuất bản. Giáo trình “Nhà nước và Pháp luật” biên soạn lần này là kết quả tích luỹ về kinh nghiệm giảng dạy và quá trình trực tiếp làm công tác quản lý trên các cương vị khác nhau liên quan đến các chuyên đề của môn học. Giáo trình gồm 15 chương, được biên soạn công phu, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp luật. Sau khi học xong môn học này anh/chị sẽ vững vàng và tự tin hơn trong công tác và cuộc sống, thực hiện tốt phương châm “Sống và làm việc theo pháp luật” . Chúc các anh/chị học tập tốt! BAN BIÊN TẬP 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- CH Ư Ơ N G l HỌC THUYẾT MÁC - LÊNIN VÊ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Xin chào anh/chị học viên. Rất hân hạnh được gặp anh/chị trong chương I môn Nhà nước và Pháp luật. Môn học này được giảng dạy tại các trường Đại học trong cà nước theo Quy chế chung cùa Bộ giáo dục và Đào tạo. Mở đầu là chương I, trinh bày học thuyết Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật. Học thuyết Mác - Lênin về Nhà nước được Mác (1818 - 1830) và Ăngghen (1820 - 1895) viết trong nhiều tác phẩm, chù yếu viết trong duy vật lịch sừ (Triết học). Cả ba bộ phận cùa Học thuyết Mác - Lênin (Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học) đều có đề cập ít nhiều đến vấn đề nhà nước nhưng được trình bày nhiều hơn ờ phần Duy vật lịch sử (Triết học) về nguồn gốc. bàn chất, chức năng nhà nước. Khi còn sống Mác đang viết bàn thào về Nhà nước nhưng chưa viết xong thì ông qua đời. Ăngghen đã tiếp thu và cuốn sách ra đời với tên gọi "Nguồn gốc sở hữu. nguồn gốc gia đình, nguồn gốc nhà nước". Cuốn sách đã được dịch sang tiếng Việt từ hơn ba thập ký. được đánh giá •cao về nền tảng tư tường, tư duy lý luận và phương pháp luận nghiên cứu lịch sừ Nhà nước. Lênin (1870 - 1924) người tiếp tục sự nghiệp cùa Mác - Ãngghen. dựa vào điều kiện lịch sử cụ thể của thời ki đó đã bổ sung, phát triển học thuyết của Mác - Ảngghen về triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học. Với thực tiễn phong phú của Cách mạng Tháng mười và Nhà nước Xô Viết đầu tiên trong lịch sử, các tác phẩm cùa Lênin tập trung nhiều vào luận điểm về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về nhà nước và chuyên chính vô sàn. về nhiệm vụ chính trị trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nói riêng về nhà nước, về lịch sừ tư tường chính trị pháp lý. học thuyết Lênin về nhà nước đã đưa ra nhiều luận điểm có tính khoa học và thực tiễn cao những giải đáp đúng đắn cho nhiều câu hòi mà nhiều học giả trước đã trà lời vẫn chưa thấu đáo, còn nhiều tranh cãi. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Năm 1917, tác phẩm Nhà nước và Cách mạng cùa Lênin ra đời. trình bày có hệ thống, đầy đủ về vấn đề nhà nước, nguồn gốc nhà nước, những tiền đề hình thành nhà nước ban đầu trong lịch sứ loài người, sự phát triển các nhà nước với nhiều hình thức khác nhau, vai trò, vị trí cùa nhà nước trong xã hội được ấn định khác nhau trong mỗi quốc gia, vào những thời điểm lịch sử phát triên của mỗi giai đoạn. v ề sau này, học thuyết Mác - Ảngghen - Lênin về nhà nước và pháp luật được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới cả những nước có nền kinh tế phát triển như Pháp. Anh, Thụy Điển, Đức. Hệ thống các nước xã hội chú nghĩa trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tác phẩm được xuất bản. nhiều giáo trình cùa các trường Đại học, Học viện các nước đã được viết đề giảng dạy cho sinh viên. Đó là những luận điểm về: • Nhà nước và pháp luật là sản phẩm của xã hội loài người đã phân chia thành các giai cấp. • Nhà nước là một giai cấp được tổ chức thành giai cấp thống trị. Nhà nước là công cụ thống trị cùa giai cấp này đối với giai cấp khác. Trong tác phâm "Nguồn gốc cùa gia đình, của chế độ tư hữu và cùa Nhà nước", và trong tác phẩm "Chống Đuy-ring" đều cho rằng Nhà nước xuất hiện từ sự cần thiết đối với một xã hội đã phân chia giai cấp, phải xử lý các mối quan hệ giữa các lực lượng đối chọi nhau trong xã hội. Nhà nước như vậy có vè như đứng trên xã hội, song thực ra, là công cụ cùa giai cấp thống trị về kinh tế, nhờ công cụ Nhà nước ấy, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị cá về chính trị. • Lẽnin và nhiều nhà lý luận của Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Quốc đã đưa ra luận điểm về xây dựng một nền dân chủ mới của số đông, một triệu lần dân chú hơn dân chù tư sản, tạo lập một Nhà nước đã không còn là Nhà nước nguyên nghĩa và hướng dần dần đến tự tiêu vong. C hư ơ ne I gồm 4 nôi dune: I- Nguồn gốc N hà nước II- Bàn chất, vai trò, chức năng của Nhà nước III- Kiểu N hà nước IV- Hình thức Nhà nước M ục đích ch u n g là khi học xong chương I, học viên nắm được lịch sử ra đời N hà nước của xã hội loài người, tiến trình phát triển các kiểu Nhà nước 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- khác nhau tù khi có Nhà nước đến nay, có khả năng bước đầu xem xét, đánh giá các Nhà nước cụ thể hiện đang tồn tại. Mục đích cụ thể là học viên sẽ: • Nắm được khái niệm Nhà nước là một tổ chức thế nào, nguồn gốc ra đời Nhà nước, những dấu hiệu cơ bàn thề hiện một quốc gia, một Nhà nước. • Nắm được bàn chất, vai trò của Nhà nước trong đời sống xã hội, nó thể hiện nhũng chức năng gì trong muôn vàn hoạt động của con người trong xã hội. • Hiểu thế nào là kiều Nhà nước, hình thức Nhà nước để có thể liên hệ với thực trạng các nước hiện nay có những hình thức gì trong việc tổ chức quốc gia của mình. I. Nguồn gốc Nhà nước Thị tộc là tổ chức cơ sờ đầu tiên của xã hội loài người trong chế độ Cộng sản nguyên thùy, được tổ chức theo huyết thống. Nhiều thị tộc hợp thành bộ tộc. Nhiều bộ tộc hợp thành bộ lạc. Quyền lục trong xã hội nguyên thùy là quyền lực xã hội với hệ thống quàn lý rất đơn giản (Hội đồng thị tộc, hội đồng bộ tộc, hội đồng bộ lạc), không mang tính giai cấp, không tách rời xã hội, do xã hội tồ chức ra và phục vụ lợi ích của cà cộng đồng. Sự tồn tại và cách tồ chức quyền lực đó là biểu hiện rõ rệt nhất của xã hội Cộng sản nguyên thủy. Xã hội cộng sản nguyên thủy đã có 3 lần phân công lớn về lao động xã hội: 1. Trồng trọt tách khỏi chăn nuôi. 2. Thù công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. 3. Buôn bán phát triển, thương nghiệp xuất hiện. Do phân công lao động, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, chế độ tư hữu xuất hiện. Số người giàu có, chiếm nhiều tư liệu sản xuất và sản phẩm, làm giàu bằng cách bóc lột trở thành giai cấp thống trị, còn những người nghèo khồ trong thị tộc, những tù binh trong chiến tranh trờ thành nô lệ, trở thành giai cấp bị bóc lột... Để điều hành và quàn lý xã hội mới, đòi hỏi phải có tổ chức mới khác về chất so với xã hội thị tộc. Tổ chức đó chính là Nhà nước. Nhà nước xuất hiện một cách khách quan do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu đó là tiền đề kinh tế và xã hội của việc xuất hiện Nhà nước. Tiền đề kinh tế về sự ra đời Nhà nước là sàn phẩm xã hội ngày càng nhiều, chế độ tư hữu về tài sàn bắt đầu xuất hiện. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tiền đề xã hội về sự ra đời Nhà nước đó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp. Việc xuất hiện Nhà nước với các tiền đề kinh tế, xã hội còn có những dấu hiệu cơ bản trong quá trình hình thành Nhà nước. Các dấu hiệu là: 1. Dấu hiện về biên giới lãnh thô Nhà nuớc chi xuất hiện trên cơ sở một lãnh thổ đã vạch ra, có đường biên giới. Điều này có nghĩa là phải có nước nhà rồi mới có Nhà nước. Trước khi Nhà nước xuất hiện, các thị tộc, bộ tộc không vạch rõ biên giới lãnh thổ của mình. 2. Dấu hiệu về cộng đồng dân cư sống trong lãnh thô Tất cả những người sống trong lãnh thổ đều thuộc một cộng đồng thống nhất cùa quốc gia: đó là dân tộc. Mặc dù có thể khác nhau về cách sống, phong tục, tập quán, tiếng nói, tôn giáo, giàu nghèo, v.v... mọi người sống trong một lãnh thổ quốc gia đều cùng là một dân tộc, có quyền và nghĩa vụ như nhau. Nhà nước đặt ra pháp luật là để cho cà nước, tất cả cộng đồng dân tộc phải tuân theo, do đó pháp luật mang tính xã hội rộng rãi, quy tắc xử sự chung cho toàn xã hội. 3. Dấu hiệu về bộ máy quyền lực được hình thành đê quàn lý quốc gia và quàn lý các công việc đời sổng cùa quốc gia đó. Đã có một lãnh thổ nhất định, một cộng đồng dân cư thì phải có một bộ máy dể quản lý lãnh thổ và dân cư. 4. Thuế là một dấu hiệu thể hiện Nhà nước yêu cầu cộng đồng dân cư đóng góp để nuôi bộ máy quyền lực. Câu hỏi về n ô i (luns I C âu 1: Trinh bày tóm tát học thuyết Mác - Lênin về Nhà nuớc và pháp luật? C ầu 2 : Những tiền đề làm xuất hiện sự ra đời của N hà nuớc? Câu 3 (trắc nghiêm ): Nhà nước chi xuất hiện khi có đủ những dấu hiệu nào? Hãy chọn phương án trả lời đúng. A. Dấu hiệu về việc vạch biên giới lãnh thổ thành một quốc gia, dấu hiệu cộng đồng dân cư sống trong quốc gialòdấu hiệu bộ máy quàn lý quốc gia đó. B. Dấu hiệu biên giới lãnh thổ, dấu hiệu cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó được coi là một dân tộc. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- c. Dấu hiệu về việc vạch biên giới lãnh thổ thành một quốc gia, dâu hiệu cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó là một dân tộc, dấu hiệu về Nhà nước yêu cầu dân đóng thuế. D. Dấu hiệu về việc vạch biên giới trờ thành một quốc gia, dân cư sông trong quốc gia đó đều là một dân tộc, hình thành bộ máy để quản lý quổc gia. II. Bản chất, vai trò, chức năng của Nhà nước 1. Bản chất của Nhà nước Mặc dù khẳng định rằng Nhà nước xét về bản chất trước hết đó là một bộ máy cùa giai cấp, bộ máy để duy trì sự thống trị giai cấp đó là những người giàu có, cầm quyền. Bản chất cùa Nhà nước chỉ rõ Nhà nước đó là của ai, do giai cấp nào tồ chức và lãnh đạo, phục vụ quyền lợi cho giai cấp nào. Nhà nước là công cụ sắc bén nhất thề hiện và thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền. Do vậy, Nhà nước bao giờ cũng mang bàn chất giai cấp. Tuy nhiên một Nhà nước sẽ không thề tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không phục vụ chung lợi ích của xã hội, phục vụ lợi ích cùa dân cư trên lãnh thổ quốc gia, nên Nhà nước phải là một tổ chức đại diện cho cộng đồng dân cư, một dân tộc nhất định. Những điểm sau đây thể hiện bàn chất cùa Nhà nước: • Nhà nước thiết lập một quyền lực công khai, đề thực hiện quyền lực đó, Nhà nước tồ chức ra các cơ quan Nhà nước. • Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ: không phụ thuộc vào huyết thống, giới tính, tôn giáo v.v... Chính sự phân chia các đơn vị hành chính lãnh thồ tạo nên sự hình thành các cơ quan quàn lý Nhà nước từ cấp Trung ương đến địa phương. • Nhà nước có chù quyền quốc gia. Chú quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý, thể hiện Nhà nước có quyền tự quyết về chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. • Chì Nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bẳt buộc đối với mọi công dân. Nhà nước và pháp luật luôn luôn gan chặt với nhau. Không có Nhà nước nào lại không ban hành pháp luật và bào đàm cho pháp luật thực hiện trong cuộc sống. Như vậy bản chất cùa Nhà nước là sự thể hiện tính giai cấp, tính dân tộc tính xã hội của Nhà nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2. Vai trò của Nhà nước Mác đã phân tích vai trò của Nhà nước trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nó từ Nhà nước cổ Hy Lạp (Aten), Nhà nước La Mã và nhiều quốc gia khác. Những luận điểm về vai trò của Nhà nước của các học giả nổi tiếng trước Mác như J.LocKe (người Anh 1632 - 1704) Montesquieu (người Pháp 1689 - 1755) Rousseau (1712 - 1778), Hégel (người Đức 1770 - 1831) và nhiều người khác đều được Mác nhắc đến như là để chứng minh cho quan điểm của Mác về vai trò Nhà nước trong lịch sử. Trong hơn 20 thế ki tồn tại các Nhà nước ở nhiều quốc gia đã có một thời kỳ dài, rất dài Nhà nước đã nhân danh quốc gia bao trùm lên toàn bộ xã hội, toàn bộ cuộc sống của dân cư, quản lý khắc nghiệt con người. Nhà nước còn hợp tác với nhà thờ tôn giáo xiết thòng lọng vào cổ công dân thực hiện sự thống trị cùa mình đối với toàn xã hội. Quan sát hiện tượng đó, nhiều học giả cho ràng cần tách cộng đồng dân cư khỏi Nhà nước vì xã hội dân cư là một xã hội buôn bán (société marchande) không để cho N hà nước bao trùm lên cái xã hội buôn bán đó. Cũng cần tách nhà thờ khỏi Nhà nước, tách tôn giáo khỏi chính trị. Nhà nước chỉ làm những việc đích thực cùa Nhà nước, không dính đến nhà thờ cũng không dính đến xã hội của công dân. Nhà nước và xã hội là hai cơ cấu khác nhau nhưng không loại trừ nhau, mà liên hệ và hỗ trợ chặt chẽ lẫn nhau. Mác quan niệm rằng chế độ dân chủ tư sàn đã giúp cho xã hội phân chia thành hai phạm vi sinh hoạt. Phạm vi thứ nhất là chính trị, là việc cầm quyền, sử dụng quyền qua bộ máy Nhà nước, phạm vi thứ hai là xã hội gồm những chuyện “đời thường” như buôn bán, chữa bệnh, thực hiện những nhu cầu sinh hoạt như ăn ở, đi lại, học hành, giải trí, xây dựng hạnh phúc gia đình v.v... Phạm vi thứ hai được mọi người cho ràng nên để từng người tự lo, tự giải quyết, tự thỏa mãn, tự tổ chức vì nó ngoài phạm vi thẩm quyền của Nhà nước. Hai phạm vi đó, theo Mác, chỉ là trò bịp của chế độ dân chủ mà giai cấp tư sàn khoe khoang. Phạm vi Nhà nước là một cánh tay, phạm vi xã hội là một cánh tay tạo cho giai cấp tư sản có hai cánh tay để dễ thống trị xã hội mà thôi. Trong thời kỳ cách mạng chuyển từ xã hội tư sản sang xã hội cộng sàn, Mác cho ràng không cần phân biệt phạm vi Nhà nước là lĩnh vực công với phạm vi xã hội là lĩnh vực tư mà phải thu gộp lại tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục... cùa xã hội trở thành một khối thống nhất, không phân biệt công tư, dưới sự lãnh đạo chung cùa chính trị. N hà nước sẽ trở thành 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- bộ máy phục vụ chung toàn xã hội, chăm lo cho mọi người trong xã hội, dẫn dăt xã hội trong một thời kỳ được gọi là thời kỳ quá độ để chuẩn bị trong tương lai sẽ có một xã hội mới xuất hiện, đó là xã hội cộng sàn. 3. Chức năng nhà nước: Chức nàng nhà nước thể hiện những hoạt động cơ bàn, lâu dài của Nhà nước. Đó là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Cltức năng đổi nội là những mặt hoạt động cơ bàn của Nhà nước trong nội bộ đất nước như phát triển mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng... duy tri trật tự, ổn định xã hội, bảo vệ mọi thành quả đạt được. Chửc năng đối ngoại là những mặt hoạt động cơ bàn cùa Nhà nước về thiết lập mối quan hệ với các Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các dân tộc trên thế giới để cùng nhau hợp tác trên mọi lĩnh vực, phát triển đất nước, phòng thù quốc gia, chống sự xâm lược và can thiệp từ bên ngoài. Câu hỏi về nôi dunp ỉ ỉ Câu 1: Trình bày quan điểm cùa Mác - Lênin về vai trò của Nhà nước? Câu 2 (trắc nghiêm): Những đặc tính nào thể hiện đầy đù nhất bản chất Nhà nước? (chọn đáp án đúng nhất). A. Tính gia cấp, tính xã hội. B. Tính xã hội, tính giai cấp, tính dân tộc. c . Tính giai cấp, tính xã hội, tính nhân dân. D. Tính dân tộc, tính nhân dân. IIIắ Kiếu nhà nước Kiểu Nhà nước là tổng thể các đặc điểm thề hiện bản chất giai cấp. vai trò xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại, phát triển của Nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Tương ứng với mỗi phương thức sản xuất là một kiểu thiết chế chính trị - pháp lý nhất định. Trong lịch sử của xã hội có giai cấp đã tồn tại các hình thái kinh tể xã hội: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội có bốn kiểu Nhà nước: Nhà nước chiếm hữu nô lệ Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sàn, Nhà nước xã hội chù nghĩa. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Điểm này anh chị nghiên cứu chù yếu về kiểu Nhà nước chiếm hữu nô lệ, kiêu Nhà nước phong kiến, kiều Nhà nước tư sản, còn kiểu Nhà nước xã hội chù nghĩa sẽ nghiên cứư ở phần bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1. Nhà nước chiếm hữu nô /ệ Nhà nước chiếm hữu nô lệ là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người xuất hiện trên cơ sờ của sự tan rã chế độ thị tộc, bộ lạc với chế độ tư hữu, phân chia xã hội thành giai cấp: chù nô và nô lệ. Nô lệ phụ thuộc vào chủ nô cả thể xác và tinh thần. Ngoài ra còn có những người thợ thủ công, người làm nghề tự do ờ thành thị được gọi là thị dân. Nhà nước chiếm hữu nô lệ hình thành cùng với việc xóa bỏ chế độ thị tộc, bộ lạc, con người sống quần tụ theo huyết thống, đến một thời điểm nhất định người ta đã phân vạch biên giới quốc gia theo lãnh thồ, mọi người sống trên lãnh thổ là một dân tộc cùa một quốc gia. Bộ máy cai quản quốc gia đó là Nhà nước. Nhà nước thiết lập và cùng cố quyền lực bàng một hệ thống bộ máy để cai trị dân cư, giữ chủ quyền quốc gia, bảo vệ chặt chẽ quyền sờ hữu của chủ nô. Những nhà nước được nói đến nhiều cùa thời kì chiếm hữu nô lệ là nhà nước cồ Hi Lạp Aten (600 năm trước Công nguyên), Nhà nước La Mã cổ đại. Ở các quốc gia này nền sản xuất hàng hóa được hình thành từng bước, các chủ nô buôn bán, giao dịch chuyển nhượng tài sản với nhau kể cà mua bán nô lệ đều được nhà nuớc quy định trong chế độ hợp đồng, cầm cố, vay mượn như luật Đôracông của N hà nước Hi Lạp, luật La Mã của Nhà nước La Mã. Mác và Ãngghen đã nhận định luật La Mã là bộ luật hoàn thiện cùa thòi kì lịch sử đó, quy định về quyền sở hữu tư, các định chế về mua bán, hợp đồng, vay mượn, cầm cố... trong một xã hội đã có sản xuất hàng hóa, các quốc gia đã có hoạt động buôn bán, những quan hệ về lưu thông tiền tệ, hàng hóa ngày càng phát triển. Nhà nước chiếm hữu nô lệ là công cụ của giai cấp chù nô nên những người nô lệ và cả dân tự do (thợ thù công, thị dân...) đã cùng nhau nổi dậy, khởi nghĩa chống lại giai cấp chù nô. Ket quà cùa những cuộc đấu tranh đó dẫn đến sự tan rã tất yếu của N hà nước chiếm hữu nô lệ và sự ra đời một nhà nước kế tiếp, đó là kiểu N hà nước phong kiến. 2. Nhà nước phong kiến Nhà nước phong kiến là một kiểu Nhà nước bóc lột, tiến bộ hom so với Nhà nước chiếm hữu nô lệ. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Ở các nước châu Âu, Nhà nước phong kiến được hình thành trên sự sụp đô cùa chế độ chiếm hữu nô lệ. Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là sờ hữu cùa giai cấp địa chủ phong kiến đối với ruộng đất và một số tư liệu sản xuất khác. Đặc trưng cùa xã hội phong kiến là cấu trúc thứ bậc của tình trạng chiêm hữu ruộng đất. Đẳng cấp phong kiến ở một số nước được chia ra như sau: công, hầu, bá, từ và đều gắn liền với điền trang, thái ấp ở mức độ khác nhau. Thứ bậc ờ vị trí cao nhất của xã hội phong kiến là vua hoặc quốc vương. Địa chủ và nông dân là hai giai cấp cơ bản của chế độ phong kiến, ngoài ra còn có các tâng lớp khác như: tăng lữ, thợ thủ công và thương nhân. Bộ máy Nhà nước phong kiến hoàn chình hơn so với bộ máy Nhà nước chiếm hữu nô lệ. Trong giai đoạn cát cứ, bộ máy Nhà nước phong kiến đứng đầu là lãnh chúa, bên cạnh lãnh chúa gồm những người giúp việc và lực lượng vũ trang. Vua hoặc quốc vương là lãnh chúa lớn nhất. Vua hoặc quốc vương có những quan chức, nhân viên giúp việc và lực lượng quân sự thường trực. Bộ máy nhà nước ở giai đoạn nhà nước Trung ương tập quyền hoàn chỉnh hon ở giai đoạn cát cứ. Ờ cấp Trung ương có vua và các quan lại. chức sắc. Ờ cấp địa phương có các quan lại cai quàn từng vùng, từng cấp. Đặc điêm cùa kiêu Nhà nước phong kiến là: • Mang nặng tính tôn giáo, thần quyền. Trong lịch sử, nhiều nhà nước phong kiến coi tôn giáo như là quốc đạo, dựa vào tôn giáo để củng cố quyền lực, rất tôn sùng và kính trọng những người đứng đầu tôn giáo. Nhiều tín điều cùa tôn giáo được Nhà nước phong kiến thừa nhận, trờ thành pháp luật, bắt buộc nhân dân phái thực hiện, vi những tín điều đó có lợi cho quý tộc, địa chủ. ở nhiều nước phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Nhà nước phong kiến đã ghi nhận và ban hành nhiều tín điều, đạo lý của các đạo, các tôn giáo như đạo Phật, đạo Khổng. ở các nước phương Tây, nhất là châu Âu, luật lệ của giáo hội, tòa án cùa giáo hội được Nhà nước phong kiến công nhận, luật lệ giáo hội có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội, ngoài giáo hội, tòa án giáo hội có thẩm quyền rộng rãi, xử cả những người ngoài giáo hội. • Duy trì, củng cố, bảo vệ đặc quyền đặc lợi cùa quý tộc, địa chù. lãnh chúa, mà cao nhất là vua. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Vua là người thay mặt thiên tử, không chịu trách nhiệm đạo lý, pháp lý về việc mình làm, vua muốn làm gì cũng được, ban hành pháp luật, thu thuế, bo nhiệm quan lại, phong cấp ruộng đất, tự mình xét xử theo ý mình là một người giữ độc quyền và đặc quyền. Pháp luật cùa một số Nhà nước cát cứ phong kiến ở châu Âu quy định lãnh chúa cỏ nhiều đặc quyền, đặc lợi như thu thuế, tịch thu tài sản của nông dàn, xét xử nông dân, đi đến đâu nông dân noi đó phải phục vụ. Pháp luật của Nhà nước phong kiến Trung Quốc quy định mười tội - “Thập ác” - đều là những tội xâm phạm đến vua, quan lại, cận thần, cũng như quy định tám hạng người được giảm tội hoặc tha tội - “Bát nghị” - đều là những người thuộc đẳng cấp trên, gia tộc và cận thần của vua. • Quan hệ giữa nhà vua và các lãnh chúa, giữa các đăng cấp quý tộc, địa chủ vừa là mối quan hệ quyền lực (chi huy) vừa là mối quan hệ khế ước (dân sự). Các lãnh chúa cam kết trung thành với vua trong hai nhiệm vụ chính: chiến tranh và đóng thuế. Nhà vua cam kết sẽ bảo vệ lãnh chúa khi có đe dọa xâm lược và cho lãnh chúa mọi đặc quyền trong vùng đất của họ. Đây là mối quan hệ rất phức tạp bởi các cuộc chiến tranh giữa các lãnh chúa, chúa tể, nhà vua diễn ra triền miên, cũng bởi các đặc quyền đặc lợi phải hứa, phải giữ giữa các lãnh chúa, chúa tể và vua. • Hà khác, dã man, tàn bạo với nông dân. Nhà nước phong kiến đều cấm nông dân không được bỏ ruộng đất của địa chủ mà mình đã nhận để đi nơi khác. Nếu bò đi, bắt được sẽ giao cho chủ, bắt cả gia đình và mọi tài sản, bị xử rất tàn bạo. Những hình phạt như chôn sống, thiêu đốt, treo cổ, chặt đầu, dìm nước, vứt vạc dầu đang đun, voi giày ngựa xéo, phanh thây, lăng trì, tràm khiên, lục thi, v.v... đều rất phổ biến trong pháp luật cùa Nhà nước phong kiến từ phương Đông đến phương Tây. Khi nhận xét về luật Karôlina của Nhà nước phong kiến Đức quy định về hình phạt cắt tai, xẻo mũi, chặt ngón tay ngón chân, chặt đầu, khoét mắt, kẹp bằng kim nung đỏ v.v... Ăngghen đã lên án tính chất dã man, tàn bạo của bọn lãnh chúa, giáo sĩ quý tộc muốn xừ nông dân thế nào tùy ý thích của chúng. Nhà nước phong kiến còn lưu lại hiện nay rất nhiều các bộ luật pháp điển như: Pháp điển đại toàn 1649 của Nga Hoàng Bộ luật Karôlina Đức Luật nhà Tống, nhà Đường, nhà Măn Thanh (Trung Quốc) 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Luật Hồng Đức, luật Gia Long (Việt Nam) 3. Nhà nước tư sản Tiền đề ra đời cùa Nhà nước tư sàn là sự khùng hoàng toàn diện cùa chê độ phong kiến. Ngay trong lòng xã hội phong kiến đã hình thành quan hệ sản xuất tư bản chù nghĩa. Con đường thứ nhất để thay thế hình thái kinh tế - xã hội phong kiến bang hình thái kinh tế - xã hội tư bàn là thông qua cuộc cách mạng tư sản được hình thành dưới hình thức khời nghĩa vũ trang. Cuộc cách mạng tư sản ở Hà Lan (thê ki 16), cách mạng tư sản Anh (thế kỉ 17), cách mạng tư sàn Pháp (1789). Con đưcmg thứ hai ra đời nhà nước tư sản là thông qua các cuộc cải cách, thề hiện ở sự thỏa hiệp của tu sản với tầng lớp quý tộc phong kiến, cuối cùng giai cấp tư sản thâu tóm quyền hành như ở Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác, còn tầng lớp quý tộc phong kiến giữ được hình thức chính thề quân chủ hạn chế. Con đường thứ ba là sự hình thành các Nhà nước tư sản bàng cách di dân như Hoa kỳ, Canada, úc. Bộ máy nhà nước tư sản được tồ chức theo nguyên tắc ba quyền phân lập và đối trọng. Nguyên tắc này được coi là hòn đá tảng của nền dân chủ tư sàn. Nội dung của nguyên tắc là: ❖ Quyền lực Nhà nước phải được phân chia thành ba bộ phận: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi bộ phận nhà nước giữ một quyền. Các quyền đó độc lập với nhau, cân bàng và quyền này hạn chế quyền kia. ❖ Nghị viện là cơ quan giữ quyền lập pháp. Nghị viện là cơ quan nhà nước có vai trò rất lớn. Thông qua nghị viện, các thể chế dân chủ được hình thành và phát triển. Trước đây, trong chế độ đại nghị, cơ quan lập pháp có ưu thế và nhiều quyền hạn hơn so với cơ quan giữ quyền hành pháp, quyền tư pháp. Nghị viện thành lập chính phủ từ số các thành viên cùa đảng phái chính trị hoặc liên minh các đàng chiếm đa số trong nghị viện. Chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện. Nhưng trong quá trình phát triển, vai trò của nghị viện dần dần bớt đi, cơ quan hành pháp ngày càng có nhiều quyền hành. Tùy theo truyền thống lịch sử cùa mỗi nước, nghị viện tư sàn cùa nhiều nước được tồ chức theo chế độ hai viện: thượng nghị viện và hạ nghị viện như ờ Mỹ, Anh. Thượng nghị viện là cơ quan đại biểu cho tầng lớp quý tộc tư sàn ờ các nước liên bang thượng nghị viện còn đại diện cho các nước bang thành 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- viên. Các thượng nghị sĩ đuợc bầu gián tiếp hoặc trực tiếp, căn cứ vào tài sản, học vấn v.v... như ở Anh, Mỹ. Thuợng nghị sĩ có thể do người đứng đầu nhà nước bổ nhiệm (Canada). Hạ nghị viện là một cơ quan có thành phần dân chủ hom gồm đại biểu các tầng lớp xã hội. Thông thường các nghị sĩ hạ nghị viện được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Hạ nghị viện và thượng nghị viện được thành lập theo cách thức khác nhau, có thẩm quyền khác nhau trong hoạt động lập pháp. Một số nước khác tổ chức chế độ một viện, là hình thức tồ chức cơ quan lập pháp thành một cơ quan duy nhất gồm tất cả các nghị sĩ. Chế độ nghị viện hiện nay là một vấn đề phức tạp, dù sao nó vẫn luôn là một trong những chế định dân chù nhất trong cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước tư sản. ❖ N suvên thù quốc sia là người đứng đầu Nhà nước có thể là tổng thống trong các nước cộng hòa, là vua trong các nước quân chù lập hiến, người được coi là biểu tuợng cho truyền thống dân tộc. Các nước theo chế độ cộng hòa, nguyên thủ quốc gia do cử tri bầu hoặc do nghị viện bầu ra. Trong các nước theo chế độ quân chủ lập hiến, chức vụ nhà vua được lập theo thừa kế. Ờ các nước cộng hòa tổng thống quyền hạn của nguyên thủ quốc gia rất lớn, thông thường tồng thống kiêm thủ tướng (như Mỹ, Nga, Philippin, Indonesia hiện nay), ờ các nước cộng hòa đại nghị (như CHLB Đức, Án Độ) hoặc quân chủ lập hiến thì vai trò của nguyên thù quốc gia phần lớn mang tính chất đại diện hình thức (như Nhật, Thái Lan, Malaysia). ❖ Chính phù là cơ quan nắm quyền hành pháp. Hành pháp là một trong ba quyền lực N hà nước, chính phù có quyền rất lớn trong việc điều hành toàn bộ công việc cùa đất nước, cả công việc đối nội và đối ngoại. ❖ Tòa án là cơ quan nắm quyền tư pháp, một trong ba quyền lực Nhà nước, chức năng của tư pháp là bảo đảm giải quyết tranh chấp, xét xử vi phạm pháp luật. Các thẩm phán cùa tòa án tư sàn ngày nay mang tính chuyên nghiệp cao, được bổ nhiệm trong thời gian dài, thậm chí suốt đời. Ở các nước tư bàn, bên cạnh các toà án cổ điển (tòa hình sự, tòa kinh tế, tòa dân sự, v.v...) còn có tòa án hành chính, tòa án hiến pháp. Tòa án hiến pháp thực hiện chức năng chủ yếu là kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật và nghị định. Mục đích cùa việc thành lập tòa hiến pháp nhằm đàm bào tuân thủ hiến pháp và kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật và các hành vi của chính phù. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- So với kiêu Nhà nước phong kiến, kiểu Nhà nước tư sản tiến bộ hơn nhiều. Những thành tựu mà Nhà nước tư sàn đã đạt được có thể coi là một trong những thành tựu chung cùa văn minh nhân loại. Có mấy điểm đáng chú ý: • Nhà nước tư sàn được thành lập do bầu cừ. Nhà nước phong kiến được thành lập do cha truyền con nối. • Mặc dù Nhà nước tư sàn mang bán chất giai cấp, phục vụ cho lợi ích cùa giai cấp tư sản như Mác - Ăngghen đã chi rõ, nhưng do những điều kiện mới cùa xã hội tư sản trước áp lực cùa các lực lượng dân chủ, đối lập nên Nhà nước tư sản buộc phải đưa ra các định chế thể hiện những đòi hòi tiến bộ cùa các lực lượng trong xã hội. Một ví dụ như sự xuất hiện về học thuyết Nhà nước pháp quyền. Học thuyết này đòi hỏi Nhà nước, mặc đù là người làm ra, ban hành pháp luật nhưng lại phải đặt mình dưới pháp luật, phải tuân theo pháp luật cùa chính mình đặt ra. Vì sao lại như vậy. Vì có một thứ pháp luật chung cho mọi Nhà nước, cao nhất, vĩnh hằng, bất biến mà mọi người phải tuân theo. Đó là tự nhiên pháp. Tự nhiên pháp lấy hoài bão cao cả của con người về quyền tự do làm tiêu đích. Mỗi Nhà nước cụ thể có hệ thống pháp luật riêng của mình, nhưng đó chỉ là luật thực định. Luật thực định phải tuân theo luật tự nhiên. • Sự thống nhất quốc gia. Đặc điểm của Nhà nước phong kiến là duy trì sự phân tán quyền lực giữa nhà vua với các lãnh chúa, do đó quốc gia chưa trở thành bộ máy thực sự có uy quyền, có hiệu lực trên toàn lãnh thồ. Sự xuất hiện Nhà nước tư sàn gắn với ba đặc điểm là lãnh thổ quốc gia phân vạch rõ ràng Nhà nước trực tiêp quàn lý dân cư trong lãnh thô, bộ máy quyền lực thống nhất từ Trung ương đến các vùng. • Nhà nước tư sản phân chia pháp luật thành luật công, luật tư. Pháp luật cùa Nhà nước phong kiên chưa có sự phàn biệt này. Trong lịch sừ pháp luât phong kiến, phần lớn các bộ luật đều quy định cà luật dân sự, luật hinh sự luât tố tụng, có khi cà luật hành chính. Pháp luật tư sản đặt ra sự phân biệt: luật công và luật tư. Luật công, là bộ phận pháp luật đặt ra các quy định về tổ chức hoạt động cùa các cơ quan Nhà nước vê duy trì trật tự chung, trật tự công cộng trong xã hội như Luật hiến pháp, Luật hành chính, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự Luật về thuế v.v... 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- L uật tu-, là một bộ phận pháp luật đặt ra các quy định về quyền tư nhân, quyền của mỗi một công dân trong các giao dịch dân sự, buôn bán, thương mại, sàn xuất, kinh doanh, lao động v.v... Ý nghĩa của việc phân chia luật công, luật tư là ở việc tạo lập nên một vị trí pháp lý, luật công do các cơ quan công quyền điều khiển, luật tư do mỗi nguời công dân tự thực hiện, tự điều khiển (tư quyền). • Nhà nước tư sản có hai hệ thống pháp luật khác nhau xuất hiện từ điều kiện kinh tế và lịch sử của mỗi nước. Hệ thống luật thành văn, gọi là hệ thống luật lục địa châu Ẩu (Công ti năng tan - Continental) Hệ thống luật án lệ, không thành văn, gọi là hệ thống Ảngglô sắc xông (Anglo - Saxon). Hệ thống luật thành văn bao gồm pháp luật của các nước châu Âu lục địa và một số nước Nam Mỹ, đại diện là Pháp, Đức, Ý, Brazil, Venezuela. Hệ thống này chịu ảnh hưởng sâu sắc của Bộ luật La Mã, phân chia rõ rệt luật công, luật tu và có đầy đủ một hệ thống văn bán pháp luật tư hiến pháp, các bộ luật đạo luật, các văn bản dưới luật như sắc lệnh, nghị định, quyết định, thông tư. Hệ thống luật án lệ bao gồm luật của các nước Anh, Mỹ và các nước trong khối Liên hiệp Anh hoặc chịu ảnh hưởng nhiều của nước Anh (như Canada). Các quy định pháp luật của những nước này phần lớn không thành văn nên khi áp dụng pháp luật vào đời sống, các quan tòa và các nhà hành chính đều phải căn cứ vào án lệ để giải quyết công việc. Án lệ là những bản án điển hình được các quan tòa tư pháp hoặc nhà hành chính giải quyết tốt nhiều kinh nghiệm hay được ghi lại, công bố thành từng tập, như điều hướng dẫn cho các quan chức căn cứ vào đó mà giải quyết các vụ án tương tự, nên được gọi là pháp luật tiền lệ (tiền lệ pháp). Câu hỏi về nôi dunp I II Câu 1: So sánh những điểm tiến bộ (điểm chủ yếu) của N hà nước tư sàn so với Nhà nước phong kiến? Câu 2 (trắc nghiêm) Những đặc điểm cùa việc phân chia quyền lực trong bộ máy N hà nước tư sản và bộ máy N hà nước phong kiến (chọn đáp án đúng nhất). A. Nhà nước tư sản: thống nhất quyền lực. 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nhà nước phong kiến: tập trung quyền lực vào vua, chúa. B. Nhà nước tư sản: phân chia quyền lực thành ba quyền. Nhà nước phong kiến: tập trung quyền lực vào vua, chúa. c . Nhà nước tư sản: phân chia quyền lực thành ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước phong kiến: tập trung quyền lực vào vua, chúa. D. Nhà nước tư sản: phân chia quyền lực thành quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, truy tố tội phạm. Nhà nước phong kiến: tập trung vào tay vua, chúa. IV. Hình thức Nhà nước Hình thức Nhà nước là cách tổ chức thực hiện quyền lực, các mô hình tổ chức, sự phân chia bộ máy, quyền hạn cùa mỗi cơ quan, cấp Trung ương và cấp địa phương chủ yếu nhất là sụ phân công quyền lực giữa cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, giữa các cơ quan Trung ương vói cơ quan địa phương. Tuy gọi là hình thức nhưng nó hết sức quan trọng, hiệu quả làm việc cùa một quốc gia phụ thuộc một phần không nhỏ vào vấn đề cách thức tổ chức thực hiện quyền lực. Có hai hình thức lớn là hình thức chính thể và hình thức cấu trúc cùa Nhà nước: 1. Hình thức chính thể Cách phân công quyền lực giữa các cơ quan cấp cao nhất cùa Nhà nước. Nếu quyền lực tập trung vào trong tay một người (vua), người đó thực hiện quyền lực suốt đời theo chế độ cha truyền con nối, được gọi là chính thể quân chủ. Nếu quyền lực được phân chia cho nhiều cơ quan mỗi cơ quan nắm giữ một quen lục theo chế độ bầu cừ, công dân bỏ phiếu bầu ra cơ quan cao nhất được gọi là chính thể cộng hòa. Chính thế quân chù lại được chia thành chính thể quân chù tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế. Trong Nhà nước quân chủ tuyệt đối người đứng đầu Nhà nước (Vua, Hoàng đế) có quyền lực vô hạn, còn trong chính thề quân chủ hạn chế thì quyền lực do Vua nắm giữ, bên cạnh có Nghị viện, Chính phủ Tòa án nắm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chính thể quân chủ hạn chế còn gọi là quân chủ lập hiến, như Vương quốc Anh, Nhật Hoàng, Vua Thái Lan và nhiều quốc gia hiện nay đang tổ chức theo chế độ Vương quốc. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: Phần 1 - PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
264 p | 1123 | 122
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: Phần 2 - PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
355 p | 321 | 96
-
Giáo trình Nhà nước và pháp luật đại cương: Phần 1
155 p | 813 | 92
-
giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới: phần 1
181 p | 551 | 63
-
Giáo trình Nhà nước và pháp luật đại cương: Phần 2
195 p | 210 | 59
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: Phần 1
246 p | 236 | 54
-
giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới: phần 2
253 p | 259 | 51
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Tập 1): Phần 2
275 p | 202 | 45
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Tập 1): Phần 1
207 p | 194 | 41
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: Phần 2
225 p | 176 | 36
-
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật: Phần 1 - GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
253 p | 62 | 20
-
Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
117 p | 212 | 13
-
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật: Phần 2 - GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
283 p | 20 | 12
-
Giáo trình Đại cương về nhà nước và pháp luật: Phần 1
189 p | 29 | 10
-
Giáo trình Đại cương về nhà nước và pháp luật: Phần 2
210 p | 17 | 6
-
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật (Nghề: Pháp luật - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
182 p | 11 | 4
-
Giáo trình Nhà nước và pháp luật: Phần 2
167 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn