Giáo trình Nhà nước và pháp luật: Phần 2
lượt xem 2
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 giáo trình "Nhà nước và pháp luật" tiếp tục trình bày các nội dung kiến thức về: Tòa án, viện kiểm sát nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính quyền địa phương các cấp; Pháp luật; Hình thức pháp luật; Hệ thống pháp luật Việt Nam; Quy phạm pháp luật;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nhà nước và pháp luật: Phần 2
- CHƯƠNG VIII TÒA ÁN, VIỆN KIỂM SÁT NƯỚC CHXNCN VIỆT NAM Xin chào anh/chị học viên. Rất hân hạnh gặp anh/chị trong chương VIII môn Nhà nuớc và Pháp luật. Chương VIII trình bày về Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân nước ta, vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức tòa án và Viện kiểm sát các cấp. Chương VIII gồm 4 nội dung: I. Vị trí, vai trò, chức năng, nguyên tắc tổ chức, hoạt động cùa Tòa án. II. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án các cấp. III. Vị trí, vai trò, chức năng, nguyên tác tổ chức hoạt động cùa Viện kiểm sát. IV. Nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát các cấp. M ục đích chung là học xong chương VIII, các anh chị có kiến thức chung về hệ thống các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát ở nước ta, phân biệt hai cơ quan này với cơ quan khác trong Bộ máy nhà nước như Quốc hội, Chính phủ. M ục đích cụ thể ề Hiểu rõ được Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân cấp tinh, thành phố trực thuộc Trung uơng, Tòa án nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và quận. ■ Hiểu rõ được Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện kiểm sát cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tinh và quận. I. Vị trí, vai trò, chức năng, nguyên tắc tổ chức hoạt động của Tòa án 1. Tòa án là c ơ quan x é t x ử của nước CHXHVN Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chù nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản cùa N hà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản tư do danh dự và nhân phẩm của công dân. 117 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Bằng hoạt động cùa mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành vói Tổ quốc, chấp hành nghiêm chình pháp luật, tôn trọng những quy tác của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. 2. Hệ thống Tòa án ở nước ta bao gôm: ■ Tòa án nhân dân tối cao; ■ Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; • Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tinh; • Các Tòa án quân sự; ■ Các Tòa án khác do luật định; ■ Trong tình huống đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt. 3. Chế độ b ổ nhiệm Thấm phán được thực hiện đõì với các Tòa án các cấp: Chế độ bầu Hội thẩm nhân dân thực hiện đối với các Tòa án nhân dân địa phương. Chế độ bầu cừ Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, các Tòa án quân sự khu vực. Việc xét xử cùa Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia, việc xét xử cùa Tòa án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo luật tố tụng. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. 4. Chẽ độ hoạt động của Tòa án: ■ Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tòa án xét xử tập thề và quyết định theo đa số. Thành phần Hội đồng xét xừ ờ mỗi cấp xét xử do luật tố tụng quy định. ■ Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục cùa dân tộc hoặc để giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng cùa họ. ■ Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi còng dân đều bình đẳng tnróc pháp luật không phân biệt nam. nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tồ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và các cơ sờ sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. ■ Tòa án bào đàm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bào vệ và lợi ích hợp pháp cùa đương sự. Tòa án bào đàm cho nhũng người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án. ■ Tòa án thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xừ, cấp sơ thẩm, xét xừ lần thứ nhất, cấp phúc thẩm xét xừ lần thứ hai. Bàn án, quyết định sơ thẩm của Tòa án 118 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo luật tố tụng. Bản án, quyêt định sơ thâm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bàn án, quyết định của Tòa án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do luật tố tụng quy định. ■ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước ủ y ban Thường vụ Quốc hội và Chù tịch nước; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Chánh án Tòa án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp; trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân. ■ Tòa án nhân dân tối cao quản lý các Tòa án nhân dân địa phương về tồ chức có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân địa phương. Tòa án nhân dân tối cao quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức có sự phối họp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng. Câu hỏi nôi duns h C âu 1: Trình bày nguyên tắc tổ chức hoạt động của Tòa án nhân dân? Câu 2 (trắc nghiêm ): Hệ thống Tòa án ờ nước ta bao gồm những cơ quan nào? Chọn phương án đúng nhất: A. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân các cấp địa phương, các Tòa án quân sự, các Tòa án khác do luật quy định. B. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tình, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tòa án khác do luật quy định. c . Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tinh. D. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân các cấp địa phương, các Tòa án quân sự. II. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân các cấp 1. Tòa án nhân dân tô i cao Là cơ quan cao nhất của quốc gia. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm có Hội đồng Thẩm phán tối cao, Tòa án quân sự Trung ương Tòa 119 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- án hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính và các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao v.v... Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án. ■ Nhiệm vụ và quyền hạn cùa Tòa án nhân dân tối cao là hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xừ của các Tòa án. Giám đốc việc xét xử cùa các Tòa án các cấp; giám đốc việc xét xử cùa Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác, trừ trường hợp có quy định khác khi thành lập Tòa án đó.Trình dự án luật và pháp lệnh. ■ Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử. Giám đốc Thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định cùa luật tố tụng. Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật cùa Tòa án cấp dưới tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định cùa luật tố tụng. ■ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thù tục giám đốc thẩm, tái thẩm và là cơ quan hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, một số Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không quá mười bày người. ■ Hội đồng Thầm phán Tòa án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn: Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Hướng dần các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật. Tổng kết kinh nghiệm xét xử, thông qua báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án để trinh Quốc hội, ủ y ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. ■ Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trường Bộ tư pháp có trách nhiệm tham dự các phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thảo luận việc huớng dẫn áp dụng pháp luật. ■ Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động và Tòa hành chính của Tòa án nhân dân tối cao có Chánh Tòa, các Phó Chánh Tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án. Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động và Tòa hành chính thực hiện giám đốc thẩm, tái thâm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo luật tô tụng. 120 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ■ Các Tòa phúc thẩm cùa Tòa án nhân dân tối cao có Chánh Tòa, các Phó Chánh Tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án thực hiện phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định cùa luật tố tụng. Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của Tòa án nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương về tuyên bố phá sản. Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định cùa Tòa án nhân dân tình, thành phố trực thuộc Trung ương về việc giải quyết các cuộc đình công. ■ Chánh án T òa nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bàn án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án các cấp theo quy định của luật tố tụng. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình. ■ Bồ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Tòa, Phó Chánh Tòa các Tòa chuyên trách, Vụ trưởng, Phó vụ trưởng và các chức vụ khác trong Tòa án nhân dân tối cao, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sụ khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án các Tòa án nhân dân địa phương sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân địa phương; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ cùa các Tòa án. ■ Báo cáo công tác của các Tòa án truớc Quốc hội, ủ y ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. ■ Chi đạo việc soạn thào các dự án luật, pháp lệnh do Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội và ủ y ban Thường vụ Quốc hội. ■ Quy định bộ máy giúp việc cùa Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương và trình ủ y ban Thuờng vụ Quốc hội phê chuẩn; quy định bộ máy giúp việc của các Tòa án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và trình ủ y ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. • Tổ chức kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí trong phạm vi trách nhiệm của ngành Tòa án bảo đảm đúng quy định cùa pháp luật về ngân sách' thực hiện các công tác khác theo quy định của pháp luật. 121 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- • Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công cùa Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác Tòa án, Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao. 2. Tòa án nhân dân tinh, thành phở trực thuộc Trung ương ■ Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tình, thành phố trực thuộc Trung ương gồm có ừy ban Thẩm phán, Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính; trong trường hợp cần thiết ủ y ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Tòa án chuyên trách theo đề nghị cùa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ máy giúp việc. ễ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưong có Chánh án, các Phó Chánh án,Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án. ■ Tòa án nhân dân tỉnb, thành phố trực thuộc Trung ưoug có thầm quyền: Sơ thẩm những vụ án theo luật tố tụng. Phúc thẩm những vụ án mà bàn án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo luật tố tụng. Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bàn án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị theo luật tố tụng. Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. ■ ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn xừ giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cùa Tòa án cấp dưới bị kháng nghị. Bào đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật tại Tòa án cấp minh và các Tòa án cấp dưới, tổng kết kinh nghiệm xét xử. Thông qua báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác của các Tòa án ờ địa phương để báo cáo trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Tòa án nhân dân tối cao. Phiên họp cùa ủ y ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phài có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia. Quyết định của ủ y ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương phài được quá nửa tồng số thành viên biểu quyết tán thành. ■ Các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc T rung ưong có Chánh Tòa, Phó Chánh Tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án. ■ Tòa hình sự, Tòa dân sự và Tòa hành chính Tòa án nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn: Sơ thẩm những vụ án theo luật tố tụng. Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm 122 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định cùa luật tố tụng. ■ Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn: Sơ thẩm những vụ án kinh tế theo luật tố tụng. Phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bàn án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật cùa Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo luật tố tụng. Giải quyết việc phá sản theo quy định pháp luật. ■ Tòa lao động Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn: Sơ thẩm những vụ án lao động theo luật tố tụng. Phúc thẩm những vụ án lao động mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo luật tố tụng. Giải quyết các cuộc đình công theo quy định pháp luật. ■ Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ưong có nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức công tác xét xử. Chủ tọa các phiên họp của ử y ban Thẩm phán. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án cấp dưới theo luật tố tụng. ■ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Tòa, Phó Chánh Tòa các Tòa chuyên trách và các chức vụ khác trong Tòa án cấp mình, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán. Tổ chức bồi duỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ Tòa án cấp mình và cấp dưới. Báo cáo công tác của các Tòa án địa phương trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Tòa án nhân dân tối cao. ■ Thực hiện các công tác khác theo quy định của pháp luật. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công cùa Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ùy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác Tòa án địa phương. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao. 3. Tòa án nhãn dãn huyện, quận, thị xã, thành phô trực thuộc tinh • Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có Chánh án, một hoặc hai Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thu ký Tòa án. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc không tổ chúc ra các Tòa chuyên trách. ■ Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tinh có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án theo luật tố tụng. 123 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ■ Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tinh có nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức công tác xét xử và các công tác khác theo quy định cùa pháp luật. Báo cáo công tác của Tòa án trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Tòa án cấp trên trực tiếp. • Phó Chánh án giúp Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án và chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao. 4. Tòa án quân sự ■ Các Tòa án quân sự được tổ chức ừong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án theo quy định của pháp luật. • Các Tòa án quân sự gồm có: Tòa án quân sự Trung ương, các Tòa án quân sự quân khu và tucmg đương, các Tòa án quân sự khu vực. ■ Tòa án quân sự Trung ương có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án. Chánh án Tòa án quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. ■ Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thư ký Tòa án. s. Thẩm phán và Hội thẩm ■ Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nuớc CHXNCN Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế XHCN, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có then gian làm công tác thực tiễn theo quy định cùa pháp luật, có năng lực làm công tác xét xử, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bồ nhiệm làm Thẩm phán. ■ Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước CHXNCN Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế XHCN, có sức khòe bảo đảm nhiệm vụ được giao, thì có thể được bầu hoặc cử làm Hội thẩm. ■ Thẩm phán, Hội thẩm chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại, thì Tòa án nơi Thẩm phán, Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xừ phải có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán, Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của pháp luật. 124 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ■ Nghiêm cấm mọi hành vi cản ứỡ Thẩm phán, Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ. ■ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị cùa Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chánh án mới. Ệ Phó Chánh án và Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. ■ Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị cùa các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán. ề Chánh án, Phó Chánh án các Tòa án nhân dân địa phương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Thuờng trực Hội đồng nhân dân địa phương; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Toà án quân sự khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. ■ Nhiệm kỳ của Phó Chánh án và Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự là năm năm. ■ Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra theo sự giới thiệu cùa ủ y ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với ủ y ban M ặt trận Tổ quốc cùng cấp. ■ Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với cơ quan chinh trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương. 125 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Ệ Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực do Chù nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị cùa Chánh án Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương. * Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân là năm năm. • Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân địa phương theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Câu hỏi nôi duns II: Cầu 1: Vị trí của Tòa án nhân dân tối cao trong bộ máy Nhà nuớc theo Hiến pháp hiện hành? Câu 2: Theo pháp luật hiện hành, nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao được quy định như thế nào? Câu 3 (trắc nghiêm): Hệ thống Tòa án ở nước ta hiện nay bao gồm những cơ quan nào? (Chọn phương án trà lời đúng nhất). A. Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân tình, tòa án nhân dân huyện. B. Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương, tòa án nhân dân huyện, quận. c . Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã. D. Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tinh, các tòa án quân sự. III. Vị trí, vai trò, chức năng của Viện Kiếm sát 1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiềm sát các hoạt động tư pháp theo quy định cùa Hiến pháp và pháp luật. Hệ thống Viện kiềm sát nhân dân bao gồm: ■ Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quyền công tố và kiềm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. 126 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ■ Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ờ địa phương mình. ■ Các Viện kiểm sát quân sự thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bào vệ pháp chế xã hội chù nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sàn của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm đề mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích họp pháp cùa công dân đều phải được xừ lý theo pháp luật. 2. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng công tác. Thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trọng việc điều tra các vụ án hình sự cùa các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định cùa pháp luật. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhân dân. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. 3. Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận các tin báo, tố giác về tội phạm do các cơ quan, tổ chức, đom vị vũ trang nhân dân và cá nhân chuyển đến thực hiện việc thống kê tội phạm. 4. Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân có quyền ra quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu và chịu trách nhiệm về văn bàn đó. Trong trường hợp các văn bản nói trên trái pháp luật thì tùy theo tính trách nhiệm hình sự. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự giám sát Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân. 127 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng làm nhiệm vụ theo sự phân công cùa Viện trường. Khi Viện trường vắng mặt, một Phó Viện trường được Viện trường ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác cùa Viện kiểm sát. Phó Viện trường chịu trẫch nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được giao. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, quản lý đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên, Điều tra viên nhàm thực hiện đầy đù trách nhiệm cùa mình, xây dựng ngành kiểm sát trong sạch, vũng mạnh. Kiểm sát viên, Điều ứa viên phải tôn trọng và chịu sự giám sát cùa nhân dân. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan nhà nước, tồ chức, đon vị vũ trang nhân dân và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện đề Kiểm sát viên, Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ. Nghiêm cấm mọi hành vi gây cản trở Kiểm sát viên, Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ. Câu hỏi nôi dune III: Câu 1: Trình bày các nguyên tắc tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát? Câu 2 (trắc nghiêm): Hệ thống Kiểm sát ở nước ta hiện nay bao gồm những cơ quan nào? (Chọn phương án đúng nhất). A. Viện kiềm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, các Viện kiểm sát quân sự. B. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tinh, thành phố trực thuộc T n ^ọ ương, các Viện kiểm sát quân sự. c . Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quận, huyện, thị xã, thành phố trục thuộc tỉnh, các Viện kiểm sát quân sự. D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. IV. Nhiệm vụ, quyền hạn cua Viện Kiếm sát J ễ Thực hiện quyền công tô' và kiếm sát điều tra các vụ án hình sự ■ Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một sô hoạt động điều tra, 128 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Không đê người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chê các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm một cách trái pháp luật. Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đẩy đù, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khác phục và xử lý nghiêm minh. Việc truy cứu ứách nhiệm hình sự đối vói bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật. ế Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn: Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can. Đe ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều ữa; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định cùa pháp luật. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự. Quyết định áp dụng, thay đổi, hùy bò biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác, phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định cùa cơ quan điều ư a theo quy định cùa pháp luật. Hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều ưa. Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chi hoặc tạm đình chỉ điều tra; đình chỉ hoặc tạm đình chi vụ án. ■ Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn: kiểm tra việc khởi tố; kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật cùa những người tham gia tố tụng. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra theo pháp luật. Yêu cầu cơ quan điều tra khấc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu Thủ trường cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh Điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức và đơn vị hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. ■ Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên phải nghiêm chinh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình trong việc khởi tố, bắt, giam, giữ, truy tố và các quyết định khác theo quy định của pháp luật. 2. Thực hành quyền công tô'và kiểm sát xét x ử các vụ án hình s ự • Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người đúng 129 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội; kiểm sát việc xét xừ các vụ án hình sự, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm chinh, kịp thời. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sụ. Viện trường kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn: đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa. Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại tòa án sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm, tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Phát biểu quan điểm của Viện kiềm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm. ■ Khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật ữong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng, kiểm sát các bàn án và quyết định cùa Tòa án nhân dân theo quy định cùa pháp luật. Yêu cầu Tòa án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị. ■ Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật; kiến nghị với Tòa án nhân dân cùng cấp và cấp dưới khấc phục vi phạm trong việc xét xử; kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự. 3. Kiềm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật ■ Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật nhằm bào đảm việc giải quyết các vụ án đúng pháp luật, kịp thời. Khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định cùa pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn: Kiềm sát việc thụ lý, lập hồ sơ vụ án; yêu cầu Tòa án nhân dân hoặc tự xác minh những vấn đề cần làm sáng tỏ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án; khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật. Tham gia các phiên tòa và phát biểu quan điểm cùa Viện kiểm sát nhân dân về 130 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- việc giải quyết vụ án. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử cùa Toà án nhân dân. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng, kiểm sát các bàn án và quyết định của Tòa án nhân dân. Yêu cầu Tòa án nhân dân áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. Yêu cầu Tòa án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật để xem xét, quyết định việc kháng nghị. ■ Khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định cùa pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định cùa Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật; kiến nghị với Tòa án nhân dân cùng cấp và cấp dưới khắc phục những vi phạm pháp luật việc giải quyết các vụ án; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự. 4. Kiểm sát việc th i hành án • Viện kiềm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bàn án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật nhàm bảo đảm các bản án, quyết định đó được thi hành đúng pháp luật, đầy đủ, kịp thời. ■ Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Yêu cầu Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án; Tự kiểm tra việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật và thông báo kết quà kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân; Thi hành án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật; Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án; Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức đơn vị và cá nhân có liên quan và việc giải quyết kháng cáo, khieu nại, tố cáo đối với việc thi hành án; 131 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tham gia việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích; Đe nghị miễn chấp hành hình phạt theo quy định cùa pháp luật; Kháng nghị với Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành, cơ quan, tồ chức, đơn vị có trách nhiệm trong việc thi hành án; yêu cầu đình chi việc thi hành án, sừa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; ữong trưởng hợp do pháp luật quy định thì khởi tố về dân sự. Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đan vị và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Đối với kháng nghị quy định tại khoản 5 Điều 24 của Luật này, Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan có ữách nhiệm trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị. 5. Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù ■ Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật cùa các cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam,, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, nhằm bảo đảm: Việc tạm giữ, tạm giam, quàn lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật; Chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù được chấp hành nghiêm chinh; Tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phám của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù và các quyền khác cùa họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn ữọng. ■ Khi thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sâu đây: Thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam; Kiểm tra hồ sơ, tài liệu của cơ quan cùng cấp và cấp dưới có trách nhiệm tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; gặp, hỏi 132 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- người bị tạm giữ, tạm giam và những người chấp hành án phạt tù về việc giam, giữ; Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; Yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới quản lý noi tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tà kiểm tra những nơi đó và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; Yêu cầu cơ quan cùng cấp, cấp dưới và người có trách nhiệm thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam, quàn lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; Kháng nghị vói cơ quan cùng cấp với cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, chấm dứt việc vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật. ■ Trong quá trình kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm: Phát hiện và xử lý kịp thời các truờng hợp oan, sai trong tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục nguời chấp hành án phạt tù; quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật; Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù thì khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khời tố về hình sự. ■ Cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo đục người chấp hành án phạt tù phải chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giữ, tạm giam, nguời chấp hành án phạt tù trong thời gian 24 giờ, kể từ khi nhận được khiếu nại, tố cáo. Đối với quyết định quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này, cơ quan, đơn vị hoặc người có trách nhiệm phải chấp hành ngay; nếu không nhất trí với quyết định đó thì vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp. Trong thòi hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân cấp trên trực tiếp phải giải quyết. 133 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đối với kháng nghị quy định tại khoản 6 Điều 27 cùa Luật này, cơ quan, đơn vị hữu quan có trách nhiệm trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị; nếu không nhất trí với kháng nghị đó thì cơ quan, đơn vị hữu quan có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát nhân dân cấp ưên trực tiếp; Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp phải giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định của Viện kiểm sát nhân dân cấp ttên trực tiếp phải được chấp hành. 6. Tồ chức Viện kiểm sát nhân dân ■ Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiềm sát nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tinh, các Viện kiểm sát quân sự. ■ Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: ủ y ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện. Văn phòng và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, Viện kiểm sát quân sự Trung ương. ■ Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trường, các Phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên và các Điều ữa viên. ■ ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Viện trường, các Phó Viện trường; một sổ Kiểm sát viên do ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao. ■ ủ y ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp do Viện trường chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan ữọng về phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác cùa toàn ngành; dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trinh Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình ủy ban thường vụ Quốc hội về những ý kiến của Viện trưởng không nhất tri vói nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm gửi Thủ trường Chính phủ; những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động quan trọng, những vấn đề quan ứọng khác do ít nhất một phần ba tổng số thành viên ủy ban kiểm sát yêu cầu. Nghị quyết của ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trong truờng hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo 134 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- phía có ý kiến của Viện trường. Nếu Viện trường không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên ùy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo của ủ y ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước. ■ Viện trư ở n g Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm -vụ và quyền hạn: lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác kiểm sát và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân về mọi mặt; quyết định những vấn đề công tác kiểm sát không thuộc thẩm quyền cùa ủy ban kiểm sát; ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với ngành kiểm sát. Chi đạo, kiểm sát hoạt động cúa Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành kiểm sát. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình ủ y ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân địa phương; quy định bộ máy làm việc cùa Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng và trình ùy ban thuờng vụ Quốc hội phê chuẩn. Chi đạo việc xây dựng và trình dự luật, dụ án pháp lệnh theo quy định cùa pháp luật; đề nghị ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh khi thấy cần thiết cho việc áp dụng thống nhất pháp luật. Trinh Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin giảm án tử hình. Tồ chức việc thống kê tội phạm; tham dự các phiên họp cùa Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. ■ C ơ cấu tể chức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc T ru n g ươ ng gồm có: ủ y ban kiểm sát, các phòng và Văn phòng. Viện kiểm sát nhân dân tinh, thành phổ trực thuộc Trung ương gồm có Viện trường, các Phó Viện trường và các Kiểm sát viên. ■ ủ y b an kiểm sát Viện kiểm sát nh ân dân tỉnh, th àn h phố trự c thuộc T ru n g ương gồm: Viện trường, các Phó Viện trưởng, một số Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương. ủ y ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương họp do Viện trưởng chủ trì để thào luận và quyết định những vấn đề quan trọng về việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, kê hoạch công tác, chi thị, thông tư và quyết định của Viện kiêm sát nhân dân tôi cao; báo cáo tổng kết công tác với Viện kiểm sát nhân dân tôi cao, báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp; những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động quan trọng. Những vấn đề quan trọng khác do Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định. 135 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ■ Nghị quyết của ủy ban kiềm sát phải được quá nửa tồng số thành viên ủy ban kiểm sát biểu quyết tán thành; ừong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trường không nhằ trí với ý kiến của đa số thành viên ủy ban kiềm sát thì thực hiện theo quy định cùa đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định những vấn đề không thuôc thẩm quyền cùa ủy ban kiểm sát. ễ Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm cỏ các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc do Viện trường, các Phó Viện trưởng phụ trách. Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tinh gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trường và các Kiểm sát viên. 7. Viện kiếm sát quân sự ■ Các Viện kiềm sát quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. ■ Các Viện kiểm sát quân sự gồm có Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực. • Căn cứ vào nhiệm vụ cùa quân đội ữong từng thời kỳ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng và trình ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực. ■ Viện kiểm sát quân sự Trung ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện truờng Viện kiểm sát quân sự Trung ương là Phó Viện trường Viện kiềm sát nhân dân tối cao, có nhiệm vụ chi đạo hoạt động của Viện kiểm sát quân sự các cấp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác kiểm sát trong Quân đội trước Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao. ■ Quân nhân, công chức và công nhân quốc phòng làm việc ờ Viện kiểm sát quân sự có các quyền và nghĩa vụ theo chế độ của quân đội; được hường chê độ phụ cấp đối với ngành kiểm sát. ■ Tổ chức và hoạt động của các Viện kiểm sát quân sự, việc giám sát đối với hoạt động của các Viện kiểm sát quân sự do ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. 136 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: Phần 1 - PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
264 p | 1123 | 122
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: Phần 2 - PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
355 p | 321 | 96
-
Giáo trình Nhà nước và pháp luật đại cương: Phần 1
155 p | 813 | 92
-
giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới: phần 1
181 p | 551 | 63
-
Giáo trình Nhà nước và pháp luật đại cương: Phần 2
195 p | 210 | 59
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: Phần 1
246 p | 236 | 54
-
giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới: phần 2
253 p | 259 | 51
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Tập 1): Phần 2
275 p | 202 | 45
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Tập 1): Phần 1
207 p | 194 | 41
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: Phần 2
225 p | 176 | 36
-
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật: Phần 1 - GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
253 p | 62 | 20
-
Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
117 p | 212 | 13
-
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật: Phần 2 - GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
283 p | 20 | 12
-
Giáo trình Đại cương về nhà nước và pháp luật: Phần 1
189 p | 29 | 10
-
Giáo trình Đại cương về nhà nước và pháp luật: Phần 2
210 p | 17 | 6
-
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật (Nghề: Pháp luật - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
182 p | 11 | 4
-
Giáo trình Nhà nước và pháp luật: Phần 1
118 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn