Giáo trình Nhân học văn hóa Việt Nam tiền đề và phương pháp tiếp cận: Phần 1
lượt xem 7
download
Giáo trình Nhân học văn hóa Việt Nam tiền đề và phương pháp tiếp cận" phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: các khái niệm; tiền đề nhân học văn hóa Việt Nam; phương pháp tiếp cận nhân học văn hóa Việt Nam theo địa lý-địa văn hóa; phương pháp tiếp cận nhân học văn hóa Việt Nam theo lịch sử - văn hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nhân học văn hóa Việt Nam tiền đề và phương pháp tiếp cận: Phần 1
- CK.0000071234 s . HOÀNG NAM mm III M i É Ulf NAM N TIỀN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP TIÊP CẬN t
- N H Â N H Ọ C VĂ N H Ó A V IỆ T NA M TIỀN Đ Ê VÀ PH Ư Ơ NG P H Á P T IẾ P CẬ N
- GS.TS. HOÀNG NAM NHÂN HỌC VĂN HÓA VIỆT NAM TIỂN ĐỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP TIÊP CẬN (Giáo trình đại học) NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI - 2014
- Con đường khoa học luôn rộng mờ đón chcio những người có ỷ chí, có nghị lực và giau lỏng nhân ái
- MỤC LỤC T rang Lòi nói đẩu 7 Chưoìig 1 CÁC KHÁI NIỆM 9 1.1. Khái niệm Nhàn học văn hóa 9 1.2. Khái niệm tiền đề 18 1.3. Khái niệm phươngpháp tiếp cận 19 Chương 2 TIÈN ĐÈ NHÂN HỌC VĂN HÓA VIỆT NAM 22 2 .1. Tiền đề tự nhiên 22 2.2. Tiền đề xã hội 36 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP TIÉP CẬN NHÂN HỌC VĂN HÓA VIỆT NAM THEO DỊA L Ý - Đ Ị A VĂN HÓA 67 3.1. Vị trí địa lý tự nhiên 68 3.2. Địa hình 70 3.3. Tài nguyên thiên nhiên 78 3.4. Phân vùng văn hóa ở Việt Nam 87 Chương 4 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NHÂN HỌC VẶN HỎA VIỆT NAM THEO LỊCH s ử - VAN HÓA 155 4 .1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử và sơ sử 156 4.2. van hóa Việi Nam thiên niên ký đàu trước cồng nguyén 1ÒO 4.3. Vãn hóa Việt Nam thời phong kiến tự chù 173 4.4. Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ XVI đến 1858 180 4.5. Văn hóa Việt Nam thời Pháp thuộc ( ] 858-1945) 184 4.6. Văn hóa Việt Nam từ 1945 đến nay 187
- 6 NHẦN HỌC VĂN HÓA VIỆT NAM. Chưong 5 PHƯƠNG PHÁP TIÉP CẬN NHÂN HỌC VĂN HÓA VIỆT NAM THEO NGÔN NGỮ - DÂN T ộ c NGÔN NGŨ HỌC 192 5.1. Nhân học văn hóa các dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á 192 5.2. Nhân học văn hóa các dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Thái 230 5.3. Nhân học văn hóa các dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Hán - Tạng 26! 5.4. Nhân học văn hóa các dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Mông - Dao 283 5.5. Nhân học văn hóa các dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo 311 Chương 6 NHÂN HỌC VĂN HÓA: BIÉN ĐỐI, NGUYEN NHÂN, x u HƯỚNG 343 6.1. Những biến đổi trong nhân học văn hóa các dân tộc Việt Nam 343 6.2. Nguyên nhân biến đổi nhân học văn hóa các dân tộc Việt Nam 378 6.3. Xu hướng biến đổi nhân học văn hóa các dân tộc Việt Nam 385 Chirong 7 NHÂN HỌC VĂN HÓA: BẢO TỒN, PHÁT HUY VÀ PHÁT TRIẺN 391 7.1. Bảo tồn và phát triển - Mâu thuẫn biện chứng giữa hai mặt đối lập 391 7.2. Khái niệm bảo tồn, phát huy và phát triển Nhân học văn hóa 392 7.3. Khái niệm giá trị văn hóa 399 7.4. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa 401 7.5. Xác định nguồn lực cho việc bảo tồn, phát huy và 403 phát triển văn hóa dân tộc Kết luận 406 Tài liệu tham khảo chính 412
- LỜI NÓI ĐẦU Một trong những mục tiêu rất quan trọng trong việc giảng dạy ờ bậc đại học và sau đại học là trang bị cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, phương pháp nghiên cứu khoa học. Trong từng môn học, kết hợp với từng bài giảng, eiàng viên luôn làm rõ đổi tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ nehiên cứu của môn học. Ba nội dung này được đề cập trong bài N hập môn - bài m ở đầu vào m ột môn học. Tuy nhiên, trong ba nội dung rất cơ bản của bài nhập môn này, đôi khi, người học lại không m ấy quan tâm đến nội dung p hư ơ ng pháp nghiên cứu khoa học, m à lại chú tâm nhiều hơn vào nội dung đối tirợng và nhiệm vụ nghiên cứu. N hư chủng ta biết, từ góc độ công việc khác nhau, người ta có thể đưa ra nhiều khái niệm về khoa học khác nhau. Song, đối với người trực tiếp làm khoa học, theo tôi cần nhận thức rằng KHOA HỌC = ĐÓI TƯỢNG + PHƯ ƠNG PHÁP nghiên cứu. Do vậy, nếu đã chọn cho mình cái nghiệp làm khoa học, thì phải nhận thức và dành thời gian cũng như công sức thích hợp, cân đối cho cả hai nội dung (đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu), phù hợp với điều kiện cụ thể của từng người. Nếu như học ở phổ thông là HỌC ĐÊ BIẾT, thì học ở đại học là HỌC ĐÊ LÀM . Đẻ làm được thì phải biết phương pháp, biết cách vận dụng phư ơng pháp học được vào giải quyết công việc thực tiễn. Xuất phát từ nhận thức như vậy,
- 8 NHÂN HỌC VÃN HÓA VIỆT NAM. cuốn sách Nhân học văn hóa Việt Nam: Tiền đề và phương pháp tiếp cận được biên soạn nhàm góp thêm một tiếng nói cụ thể hơn, liên quan đến phương pháp nghiên cứu Nhân học vãn hóa Việt Nam. Đó là: Tiền đề Nhân học văn hóa Việt Nam và Phương pháp tiếp cận Nhân học văn hóa Việt Nam. Với “Tiền đề Nhân học văn hóa Việt NarrT, cuốn sách sẽ trình bày hai nội dung là: Tiền đề tự nhiên và Tiền đề xã hội. Các tiền đề này có một quá trình lịch sử tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển Nhân học văn hóa Việt Nam. Còn về ‘Thương pháp tiếp cận Nhân học văn hóa Việt Nam”, cuốn sách sẽ trình bày ba phương pháp tiếp cận là: Phương pháp tiếp cận theo địa lý tự nhiên - địa văn hoá, Phương pháp tiếp cận theo lịch sử nhân văn - sừ văn hóa và phương pháp tiếp cận theo ngôn ngữ dân tộc - dán tộc ngôn ngữ học. Việc biên soạn cuốn sách này chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót. Tác giả cuốn sách mong nhận được ý kiến phê bình, góp ý của bạn đọc. Cuốn sách sử dụng nhiều tư liệu, nhiều thành quả nghiên cứu cùa các bạn đồng nghiệp và tư liệu của các ngành khoa học liên quan. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, tác giả cuốn sách xin được bày tỏ lời tri ân sâu sắc tới các tác giả bậc “trưởng lão”, các bạn đồng nghiệp, các nhà khoa học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình cổ vũ tác già b icn so ạn cu ố n sách này. Trân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng 03 năm 2014 Tác giả
- Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM 1.1. Khái niệm Nhân học văn hoá Nhân học là khoa học nghiên cứu về nguồn gốc và tiến hoá của con ngư ời'. Việc nghiên cứu này có thể tiến hành từ các góc độ khác nhau như: nghiên cứu về hình thể con người; nghiên cứu về sự phát triển các hoạt động lao động sản xuất; nghiên cứu về ngôn ngữ; nghiên cứu về các hoạt động kinh te, chính trị, văn hoá, xã hội. Từ cách hiểu như trên, trong thực tiễn cuộc sổng đã hình thành một số môn khoa học liên quan đến Nhân học như: Nhân học kinh tế, Nhân học chính trị, Nhân học văn hoá, Nhân học xã hội, Nhân học y tế, Nhân học hinh thể,... Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi không có ý định nghiên cứu về Nhân học nói chung, mà chỉ đề cập đến Nhân học văn hóa Nhân học văn hóa là khoa học nghiên cứu về con người - cộng đồng người, từ góc nhìn văn hoá. Nói cách khác, Nhân học văn hóa là khoa học nghiên cứu về văn hóa của các dân tộc. Khái niệm Văn hóa V ăn h ó a là m ộ t khái n iệ m rất rộ n g , là n ử a c u ộ c s ô n g củ a từng con người, tùng dân tộc. N ửa kia là kinh tế. Cuộc sổng 1 Từ điên Bách khoa X ô viết, Nxb. Từ điển Bách khoa Xô viết, Moskva, 1987, tr. 66 (tiếng Nga).
- 10 NHÂN HỌC VĂN HÓA VIỆT NAM. con người không chi có cơm ngon và áo đẹp. mà còn cần có cả những “nụ hôn”. Theo quan điểm phép biện chứng duy vật, mọi vật tồn tại đều có sự thống nhất giữa các mặt đổi lập. Vận dụng quan điểm này vào văn hoá, chúng ta hiểu ràng, văn hóa là mặt đối lập cùa kinh tế. Văn hóa và kinh tể là hai mặt đối lập đề cấu thành xã hội. Văn hóa có khái niệm rất rộng, cho nên bấy lâu nay, trên thế giới đã có vài trăm định nghĩa về khái niệm văn hoá1. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả không có ý định tìm hiểu, phân tích, đánh giá các khái niệm văn hóa do các học giả đã nêu ra, mà chi có ý định lựa chọn một số khái niệm để giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý tưởng và mục đích do Nhân học văn hóa đặt ra. Sự lựa chọn những khái niệm đó được xuất phát từ một quan điểm nhất định - quan điểm tiếp cận ván hóa . Theo quan điểm đó khái niệm văn hóa được nhìn nhận từ các góc độ sau: - Khái niệm văn hoá, hiểu theo nghĩa rộng là tong thể các giá trị vật chat và tinh thần do con ngirời sáng tạo ra trong quá trình lịch sì?, còn hiểu theo nghĩa hẹp, văn hóa là những hoạt động của con ngirời nham thoả mãn nhu cầu đời song tinh than. Nhân học văn hóa sử dụng khái niệm Văn hóa theo nghĩa rộng, nghĩa là bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra; Khái niệm này cũng đồng nghĩa với việc khẳng định, người dân cộng đồng là chù nhân sáng tạo ru vủn hứa cùa mình. 1 Hoàng Nam, Bước đầu tìm hiếu Văn hoá lộc người, Văn hoá Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, H. 1998, tr. 8. ' Từ điển triết hục giàn yếu, Nxb. Chính trị quốc gia, Moskva, 1954, tr. 175; Từ điển tiếng Việt, 2008, Nxb. Đà Nằng, tr. 1360.
- C h ư ơ n g 1: C á c k h á i niệm 11 - Khái niệm văn hóa còn được Tồng Giám đốc UNESCO F. Mayor (1970) chi ra là: Văn hóa bao gồm tắt cả những gì làm cho dân tộc nàv khác với dãn tộc khác, từ những sàn phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, ph o n g tục tập quán, loi song và lao đ ộ n g '. Khái niệm này được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phù về các chính sách văn hóa tại Venise (Vcmidơ) năm 1970. Từ khái niệm này, chúng ta hiểu ràng. Hội nghị liên chính phù công nhận văn hóa là sự khác nhau, chứ không p h á i là sự hơn kém. - Ngoài hai khái niệm văn hóa nêu trên, trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa có nét riêng. Người vừa nhấn mạnh sự sáng tạo. lại vừa nhấn mạnh phương thức sừ dụng các sản phâm do con người làm ra. Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cùa cuộc sống, loài ngtròi mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày vê ăn, mặc, ờ và các phương thức sừ dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoa'. Ờ đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi phương thức sử dụng khác nhau cũng là văn hoá. - Từ góc độ là người làm công tác văn hoá, chúng ta hiểu rang: Văn hóa là ý tirởng cùa cộng đồng dân tộc, được chính cộng đong dân tộc đó hiện thực hoá, thông qua cách ím g xử với tự nhiên và xã hội, thành sàn phẩm có giá trị vật chất và tinh thần3. ' Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Nxb. Từ điển bách khoa, H. 2005.tr.798. 2 Hồ Chí Minh. Toàn lập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1995, tr. 431 . 3 Hoàng Nam, Tống quan vàn hoá truyền thống các dân tộc Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc. H. 201I, tr. 8.
- 12 NHÂN HỌC VÁN HÓA VIỆT NAM. - Văn hóa học cũng như mọi khoa học khác có phần lý thuyết và phần ứng dụng. Từ những khái niệm nêu trên là phần lý thuyết, khi ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, nói một cách nôm na, đơn giản dễ hiểu: Văn hóa là cải thật mà không thô, là cái tinh mà không già. Ờ đây cần hiểu rằng, cái thật là cái nội dung cốt lõi cùa sự việc; còn cái tinh là cái hình thức thể hiện sự việc đó. Nội dung là cái tồn tại khách quan; còn hình thức thể hiện thường mang theo yếu tố chủ quan. Nội dung sự việc và hình thức thể hiện phải luôn phù hợp với nhau thì mới phản ánh đúng chân lý khách quan. Điều quan trọng cùa chân lý khách quan là mọi việc phải đạt được tính công khai, không có vùng bí mật. Công khai những việc không thuộc phạm vi bí mật cá nhân, không vi phạm chế độ bảo mật quôc gia. Cóng khai sự việc là giải pháp quan trọng đạt đến chân lý khách quan. Công khai là văn hoá, văn hóa là công khai. - Người có văn hóa là người hiểu biết triết lý cuộc sống, sống hướng thiện, và hành xừ theo triết lý cuộc sổng: theo luân lý, đạo đức và pháp luật; không hành xừ trái luân lý, đạo đức và pháp luật. Vãn hóa gắn bó hữu cơ với con người, là sản phẩm hoạt dộng của con người. Không có văn hóa ngoài xã hội loài người và cũng không có loài người không có văn hoá. Trong xâ hội loài người, con người là chú nhân sáng tạo ra van hoả, nhung ngược lại, chính con người cũng là sản phẩm của văn hóa đó. Trong cuốn sách này, Nhân học văn hóa chù yếu đề cập đến vãn hóa truyền thống.
- C h ư ơ n g 1: C á c k h á i n iê m 13 Trong N hân học văn hóa , văn hóa được phân chia thành ba loại hình: Văn hóa vật chất, Văn hóa tinh thần và Văn hóa xã hội. Văn hóa vật chất. Trong văn hóa vật chất bao gồm các thành tố cơ bản là: địa vực cư trú (làng), nhà ở, trang phục, ẩm thực, phương tiện đi lại và phương tiện vận chuyển của một dân tộc Văn hóa tinh thần. Trong văn hóa tinh thần có các thành tố cơ bản là: ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết), tín ngưỡng (đa thần, độc thần (tôn giáo thế giới)), lề hội dân gian, văn nghệ dân gian (văn chương, hội hoạ, điêu khẳc, âm nhạc, sân khấu, kiến trúc nghệ thuật), tri thức dân gian. Văn hóa x ã hội. Trong văn hóa xã hội có các thành tổ: tổ chức gia đình, quan hệ dòng họ, thiết chế xã hội, tục lệ cưới xin, tập quán sinh đẻ, nuôi dạy con, tập quán tang ma. Sự phân loại ba loại hình văn hóa là mang tính tương đối. Bởi vì, trong thực tế cuộc sổng, m ột sản phẩm văn hóa luôn có giá trị đáp ứng nhu cầu cuộc sống cả về vật chất, tinh thần và xã hội. Thí dụ, Một ngôi nhà ờ, được coi là văn hóa vật chất, nhưng để dựng ngôi nhà, người ta phải xem phong thuỳ, chọn địa điểm, chọn hướng nhà, phải xem ngày tháng khởi công, xem ngày tháng đặt thượng lương, đổ mái bằng. N hững việc nêu trên đều là nhu cầu tâm linh và thuộc về văn hóa tinh thần. Khi ngôi nhà làm xong, cà gia đình vào ò. Gia đình lại thuộc về văn hóa xã hội. M ột thí dụ khác, lễ hội là văn hóa tinh thần, nhưng trong lễ hội luôn có vật cúng: xôi, gà, rượu, vàng, hương,... N hững lễ vật này đều là vật chất, rồi sự tham gia đông đảo cùa người dân vào lễ hội lại là văn hóa xã hội. Đám cưới là văn hóa xã hội, nhưng trong đám cưới có lễ vật
- 14 NHÂN HỌC VĂN HÓA VIỆT NAM. dẫn cưới: thịt lợn, gạo, rượu, chăn màn, quần áo,... đều là vật chất. Trong thù tục cưới xin không thể thiếu các lễ nghi như: nghi lễ khi cô dâu vào nhà chồng, nghi lễ cô dâu, chú rể lạy gia tiên. Những nghi lễ này hoàn toàn thuộc về văn hóa tinh thần. Văn hóa là một phạm trù lịch sử, nó luôn biến đổi trong thời gian. Sự biến đổi văn hóa có phần do tự thân vận động, nhung cũng có phần do nhũng tác động từ bên ngoài. Những tác nhân cùa sự biến đổi văn hóa thường rất đa dạng, có phần là do tác động từ tiền đề tự nhiên hoặc tiền đề xã hội. Nhản học văn hóa nghiên círu sự biến đoi văn hóa luôn coi văn hóa là trung tâm, từ đó xem xét các yếu tố tự thân vận động cùa văn hóa và các yếu to từ bên ngoài tác động vào văn hóa. Nhân học văn hóa nghiên cứu văn hóa theo quan điểm coi văn hóa là một thực thể, tồn tại trong xã hội loài người theo nguyên lý: Văn hóa là đa dạng nhưng lại thong nhất; Văn hóa là biến đổi, biến đổi là văn hoá; Văn hóa là tong hợp, có tính cơ bàn, tính hệ thong và tính toàn diện; Văn hóa là sáng tạo, cho nên có chủ nhân sáng tạo, Văn hóa là tương đổi. Văn hóa là đa dạng nhưng lại thống nhất, thống nhất trong đa dạng. Đa dạng mà thống nhất, bởi văn hóa phải thích ứng với môi trường tự nhiên khác nhau. Tính đa dạng thể hiện ờ chỗ, dù cùng một dân tộc, nhưng sinh sổng ờ các vùng địa lý khác nhau, thì hoạt động kinh tế của họ phải khác nhau: người sinh sống ở miền núi thì phải làm nương, trồng trọt khô cạn', còn người sinh sống ở đồng bằng thì phải làm ruộng nước\ sinh sống trên sông nước, biển cả thì phải làm nghề đánh bắt thuỷ hải sản. Sự đa dạng văn hóa còn được quy định bởi phong tục tập quán dân tộc. Các dân tộc đều có phong tục,
- C h ư ơ n g 1: C á c k h á i n iệ m 15 tập quán riêng, bản sắc riêng cùa dân tộc mình. Chính cái bản sắc đó đã góp phần làm cho văn hóa các dân tộc thêm đa dạng. Còn tính thống nhất, được thể hiện ở chồ, các dân tộc khác nhau, nhung cùng sinh sổng trong một môi trường địa lý và cùng một số phận lịch sử, thì văn hóa của họ sẽ mang tỉnh thong nhất. Dù là dân tộc nào, nhưng khi sinh sống ở miền núi cao, với lao động thù công, đều phải kiếm sống bằng văn hóa trồng trọt trên khô cạn; hoặc dưới thời Bắc thuộc các dân tộc khác nhau đều chịu ảnh hưởng của tư tường Khổng Tử, chịu ảnh hưởng của tư tưởng Đạo giáo. Văn hóa là biến đối, biến đổi là văn hóa. Văn hóa luôn biến đổi, nhưng trong biến đổi đó luôn tính đến việc bảo tồn giá trị bản sắc dân tộc trong văn hóa, giá trị lịch sử, giá tri tinh thần, giá trị trí tuệ, giá trị chất xám, mà chù nhân sáng tạo ra nó đã gửi gấm trong sản phẩm đó. Bảo tồn và biến đổi chính là một cặp mâu thuẫn biện chứng của quá trình vận động, phát triển văn hoá. Bảo tồn mà không phát triển sẽ rơi vào chù nghĩa bảo thủ, lồi thời, chậm phát triển; Phát triển văn hóa mà không bảo tồn, không kế thừa được giá trị bản sắc dân tộc, giá trị tinh thần, sẽ dễ bị mất gốc, dễ tự đánh mất bản thân mình, tự coi mình la “con mồ côi”. Xử lý mâu thuẫn giữa bảo tồn văn hóa và phát triển, cần dựa vào quy luật phát triển, tức là luôn tính đến sự cân đối giữa hai mặt đổi lập: cân đối giữa bảo tồn và phát triển. Có như vậy, sự phát triển mới có bản sắc dân tộc; m ớ i đ ả m b à o c h o x ã h ộ i luôn đi tá i tư ơ n g lai ngày c à n g tư ơ i sáng hơn, đời sống mọi mặt ngày càng được nâng cao hơn. Văn hóa là tổng thể của nhiều mối quan hệ trong đời sống xã hội. V ăn hóa được hình thành và phát triển do tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, xã hội, phong tục tập quán
- 16 NHẢN HỌC VÃN HÓA VIỆT NAM. cộng đồng. Do vậy, nếu nhìn nhận văn hóa mà chi nhìn từ một khía cạnh vật chất, hay một khía cạnh tinh thần, thì chúng ta sẽ khó nhận ra bản chất của văn hoá. Hơn nữa, văn hóa còn trực tiếp liên quan đến các hoạt động kinh tế và chính trị xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: Vãn hoá, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không đứng ngoài, mà phải điírng trong kinh tế và chính trị\ Văn hóa có chù nhản sáng tạo, chủ nhân sáng tạo là người đầu tiên có ý tưởng, người hiện thực hoá ý tường đó thành sản phẩm văn hóa bàng chính sức lao động cùa chính mình. Do vậy, trong từng sản phẩm văn hóa đều chứa đụng một hàm lượng trí tuệ, một hàm lượng chất xám nhất định cùa chủ nhân sáng tạo ra nó. Chù nhân sáng tạo văn hóa là người hiểu rõ nhất giá trị tinh thần, giá trị bản sắc dân tộc trong từng sản phẩm văn hoá. Do đó, họ xứng đáng có vị trí trong việc đánh giá giá trị văn hóa cần bảo tồn, cũng như định hướng tiếp nhận văn hóa tinh hoa của các dân tộc khác vào đời sống của cộng đồng dân tộc để không làm mất bản sắc dân tộc minh. Vàn hóa là tưong đối. Mọi hiện tượng văn hóa của dân tộc, mọi giải pháp văn hóa đều có mặt mạnh và mặt yếu cùa nó. Đó chính là tính tương đối cùa văn hoá. Việc cộng đồng lựa chọn sừ dụng văn hóa nào trong cuộc sống vừa là do tâm lý cộng đồng, vừa cũng là do hoàn cảnh lịch sử quy định. Khái niệm Dân tộc Dân tộc học hiểu dân tộc là một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử. 1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1996, tr. 368-369.
- C h ư ơ n g 1: C á c k h á i niệm 17 Hiện nay có nhiều lý thuyết bàn về tiêu chí xác định một dân tộc, có ý kiến muốn nhấn mạnh yếu tố địa lý, nghĩa là cùng dân tộc phải là cùng cư trú liền khoảnh trên một vùng địa lý tự nhiên nhất định, được xác định cụ thể; Có ý kiến lại muốn nhấn mạnh yếu tố lịch sừ, tức là người cùng dân tộc, phải có một quá trình lịch sử quan hệ với nhau từ trước; Có ý kiến muốn nhẩn mạnh yếu tố ngôn ngừ, hoặc yếu tố nhân chùng,... Dân tộc học nước ta hiện nay nêu lên ba tiêu chí quan trọng để xác định một dân tộc. Ba tiêu chí đó nói lên sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác ở trong nước ta. Theo đó, là một dân tộc phải có ba tiêu chí. Ba tiêu chí đó là: - Tên g ọi dân tộc, - Tiếng nói dân tộc, - Phong tục tập quán dân tộc. Theo kết quả điều tra về thành phần các dân tộc Việt Nam, do Tổng cục Thống kê công bố năm 1979, nước ta có 54 dân tộc (xem “Tiền đề xã hội”). Dân tộc là một phạm trù lịch sử, thể hiện ở sự cố kết hoặc phân ly giữa các dân tộc. Thời kỳ nguyên thuỳ, loài người tản đi kiếm thức ăn. Một mặt, việc thu hái lượm hoa quả, củ rễ cây; hoặc săn bắt các các loại chim muông, thú rừng để ăn. M ặt khác, những cánh rừng rộng, rậm rạp, những con sông lớn. đều là những “bức trường thành” tự nhiên ngăn cách sự gặp gỡ, giao lưu giữa những con nguời trong xã hội nguyên thùy với nhau. Với cách kiếm ăn như vậy, làm cho loài người phân ly. Bước sang xã hội văn minh, hình thành nhà nước, nhất là từ khi phát triển kinh tế hàng hoá, loài người ngày càng cốrkct -v ớt nhaq. Nước „ta Ịuy có 54 dân tộc,
- 18 NHÂN HỌC VÃN HÓA VIỆT NAM. nhung hiện nay xu hướng cố kết dân tộc, hội nhập quốc gia đang diễn ra một cách tự nhiên và mạnh mẽ. 1.2. Khái niệm tiền đề Theo quan điểm triết học biện chứng, mọi hiện vật, mọi sự việc đầu có điều kiện để xuất hiện, có điều kiện để phát triển và có điều kiện để diệt vong. Các điều kiện đó, trong nghiên cứu này gọi là tiền đề. Tiền đề là cái có trước, là điều kiện tiên quyết, làm cơ sờ cho sự xuất hiện một cái khác trên đó. Tiền đề là các hiện tượng tự nhiên và xã hội, mà sự tồn tại của nó có giá trị tác động và quy định sự hình thành và phát triển vãn hóa. Tiền đề có thể coi như là cơ sở hạ tầng trong quan hệ với kiến trúc thượng tầng, là văn hóa. Tiền đề cũng là một phạm trù lịch sử, luôn biến đồi theo các điều kiện lịch sừ xã hội cụ thể. Một khi tiền đề văn hóa thay đổi thì tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi của văn hóa, làm cho văn hóa phù hợp với tiền đề mới. Khải niệm tiền để nhân học văn hóa Tiền đề Nhân học văn hóa là điều kiện có trước nhân học văn hoá, có giá trị làm cơ sở cho sự xuất hiện, phát triển, diệt vong của nhân học văn hoá. Nhân học văn hóa có hai tiền đề làm cơ sở cho sự hình thảnh, phái triển. Đó là lièn dè lự nhiên và lièii dè xã hội. Khái niệm tiền đề tự nhiên. Tiền đề tự nhiên hay còn gọi là môi trường thiên nhiên, là đặc điểm địa lý tự nhiên, có giá trị tác động vào sự hình thành cùa văn hóa. Đặc điểm của tự nhiên, có ba nội dung chi phổi sự hình thành văn hóa. Đó là:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
0 p | 327 | 114
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 p | 411 | 71
-
Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
60 p | 276 | 39
-
Phương pháp hệ thống trong tìm hiểu “văn hóa nhận thức” truyền thống Việt Nam (Áp dụng phương pháp hệ thống vào việc dạy - học bài Văn hóa nhận thức trong Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam của GS.TS. Trần Ngọc Thêm)
7 p | 270 | 27
-
Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam Phùng Hoài Ngọc.Phần 1: Văn hóa học đại cươngVăn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả . Edouard HerriotChương 1: Văn hóa và văn hóa họcVăn hóa l
60 p | 161 | 22
-
Nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo từ góc độ Nhân học Văn hóa - Xã hội
8 p | 107 | 12
-
Giáo trình Nhân học đại cương: Phần 2
163 p | 43 | 11
-
Giáo trình Nhân học đại cương: Phần 1
149 p | 47 | 11
-
Giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam (Ngành: Hành chính văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
109 p | 16 | 11
-
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia (Tập 2)
761 p | 19 | 11
-
Giáo trình Nhân học văn hóa Việt Nam tiền đề và phương pháp tiếp cận: Phần 2
226 p | 12 | 8
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
96 p | 16 | 7
-
Thực trạng và giải pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học viên các trường sĩ quan quân đội
5 p | 38 | 4
-
Giáo dục nhân cách văn hóa cho thế hệ trẻ trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay
14 p | 3 | 1
-
Cơ sở lí luận của giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ
6 p | 24 | 1
-
Về một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn để phát huy nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam hiện nay
6 p | 43 | 1
-
Nhận diện văn hóa học tập của học sinh ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
6 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn