Giáo trình Nhân học văn hóa Việt Nam tiền đề và phương pháp tiếp cận: Phần 2
lượt xem 8
download
Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Nhân học văn hóa Việt Nam tiền đề và phương pháp tiếp cận" phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: phương pháp tiếp cận nhân học văn hóa Việt Nam theo ngôn ngữ - dân tộc ngôn ngữ học; nhân học văn hóa: biến đối, nguyên nhân, xu hướng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nhân học văn hóa Việt Nam tiền đề và phương pháp tiếp cận: Phần 2
- Chưong 5 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NHÂN HỌC VĂN HÓA VIỆT NAM THEO NGÔN NGỮ - DÂN TỘC NGÔN NGỮ HỌC Theo kết quả điều tra dân tộc, công bố năm 1979, nước ta có 54 dân tộc. Tiếng nói của 54 dân tộc thuộc 5 hệ ngôn ngữ khác nhau. Đó là, hệ ngôn ngữ Nam Á; hệ ngôn ngữ Thái; hệ ngôn ngừ Hán - Tạng; hệ ngôn ngữ Mông - Dao; và hệ ngôn ngữ Nam Đảo. 5.1. N h ân h ọc văn hóa các dân tộc th u ộc hệ ngôn ngữ Nam Á Các dân tộc hệ Nam Á, được chia thành hai nhóm: nhóm ngôn ngữ Việt - Mường và nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer. 5.1.1. Văn hóa truyền thống các dân tộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường 5.1.1.1. Dân tộc, địa vực cư trú Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường có 4 dân tộc, trong đó: Dân tộc Kinh cư trú tập trung ở đồng bằng, châu thổ, ven biển, hải đảo và khắp các huyện thị cả nước. Vùng châu thổ sông Mêkông (Tây Nam bộ) có đặc điểm là nhiều kênh rạch,
- C h ư ơ n g 5 : P h ư ơ n g p h á p tiếp c ậ n n h â n h ọ c . . 193 có Đ ồng Tháp Mười rộng lớn, sình lầy (huyện Tháp Mười, tỉnh Đ ồng Tháp). Đồng bằng Bẳc Bộ có diện tích nhỏ hơn Nam Bộ, dân đắp đê để lấy đất cấy lúa. Người Mường cư trú tập trung ở 4 m ường thuộc tỉnh Hòa Bình: Bi, Vang, Thàng, Động và nhiều nơi khác thuộc miền núi các tỉnh Thanh Hoá, Phú Thọ và tỉnh Son L a ... Dân tộc Thổ cư trú ờ miền núi tinh N ghệ An. Dân tộc Chúrt cư trú ờ miền núi tỉnh Q uảng Bình. Cả hai dân tộc (Thô, Chứt) đều có nguồn gốc từ vùng đồng bằng các tinh Nghệ An và Q uảng Bình đi lên miền núi, do những nguyên nhân lịch sử khác nhau. 5 .1.1.2. Hoạt động kinh tế truyền thống Kinh tế nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), ngư nghiệp, diêm nghiệp, khai thác tự nhiên, thù công nghiệp, trao đổi, mua bán. Trồng trọt: Tất cả các dân tộc nhóm ngôn ngữ Việt - M ường đều sinh sống bàng nghề cấy trồng lúa nước, gieo trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn; nhiều loại cây rau xanh, cây ăn quả và cây công nghiệp khác. Dân tộc Kinh: trồng lúa nước, dùng sức kéo là trâu, bò. Ở miền Bắc, làm lúa nước theo kỹ thuật gieo mạ, nhổ mạ, cấy. Đap đê ven theo các dòng sông để tránh lũ. lụt mùa hè. o miền Nam , đồng bào sạ lúa, không đắp đê, chung sổng với lũ vào m ùa nước nổi. M ùa mưa, nước sông tràn bờ, m ang phù sa màu m ỡ bồi đắp cho đồng ruộng và tôn cao châu thổ sông M êkông. Cũng khi nước tràn bờ sông, người nông dân có thể ờ nhà sàn vớt được nhiều cá.
- 194 NHÂN HỌC VÃN HÓA VIỆT NAM. Các dân tộc Mường, Thổ cũng làm ruộng nước ở các thung lũng, chân núi, nơi đồng bào cư trú. Ruộng ở chân núi thường là nơi đất cao. Cho nên để đảm bảo nước cho cây lúa, đồng bào M ường cũng như các dân tộc sinh sổng, làm ruộng ở các tỉnh Việt Bẩc, làm guồng quay (cọn nước) đưa nước từ dưới sông, suối lên tưới cho ruộng bậc thang. Dân tộc Chứt, có làm ruộng, nhưng ít ruộng, cho nên, làm thêm nương rẫy. Trong trồng trọt, các dân tộc còn trồng cây rau xanh; cây ăn quả: dừa, xoài, đu đù, mít, dứa, vải, nhãn, cam, chôm chôm, nhãn tiêu, sầu riêng, măng cụt. Ngoài ra, còn trồng cây công nghiệp như: mía, bông, chè, dâu. Chăn nuôi'. Các dân tộc nuôi trâu, bò, ngựa, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, nuôi cá, tằm. Đồng bào nuôi gia súc làm sức kéo; nuôi gia cầm làm vật hiến sinh trong các dịp lễ tết, cưới xin, ma chay, phục vụ cúng bái, rồi ăn thịt. Một phần đem bán ở chợ nông thôn. Ngư nghiệp: cư dân sinh sống ở ven biển, cửa sông, hải đảo chuyên làm nghề đánh bắt thuỷ hải sản: cá, cua, tôm, mực, sò, ngao,... Đồng bào dùng thuyền, bè làm phương tiện đi lại. Ra khơi xa, dùng thuyền buồm, lợi dụng sức gió, sáng căng buồm, gió đẩy thuyền chạy ra khơi, chiều gió đẩy thuyền về lộng. Dùng lưới để vây bắt cá ngoài khơi, dùng chài, vó để đánh bắt cá ờ trên sông, kênh rạch. Diêm nghiệp: một số cư dân chuyên làm nghề muối ở ven biển. Khai thác tự nhiên: Cư dân sinh sổng ở miền núi thu hái nhiều- lâm, thổ sản, săn bắt động vật hoang dã; cư dân sinh sống ờ đồng bằng, ven biển thu hái nhiều loại sản vật (thực vật, động vật) gắn với sông nước.
- C h ư ơ n g 5: P h ư ơ n g p h á p tiếp c ă n n h â n h ọ c.. 195 Ngành nghề thù cô n g: Trong nền kinh tự túc, tự cấp, các dân tộc đều có các nghề thủ công: dệt, đan lát, m ộc,... Dân tộc Kinh có nghề thù công phát triển hơn cả về loại hình nghề cũng như kỹ thuật. C ũng dùng kỹ thuật thủ công, nhưng dân tộc Kinh đạt trình độ tinh xào hơn, làm nhiều nghề thủ công m ỹ nghệ. Trao đổi, mua b á n : Phát triển khá m ạnh ở vùng đồng bằng, cửa sông ven biển - cảng thị: K inh kỳ, phố Hiến, Vân Đồn. Có quan hệ buôn bán với cả khách hàng nước ngoài: Trung Q uốc, N hật Bản, Thái Lan, Lào, C am puchia. Mặt hàng chủ yếu: đồ gốm sứ, tơ lụa, ngà voi. Nơi họp chợ, ở miền N am có chợ họp ngày trên sông, hàng chở ở trên thuyền, các thuyền ghe bám sát vào nhau để mua, bán. M iền Bắc thường họp chợ ở các ngã ba, ngã tư, các thị trấn. 5.1.1.3. Đ ặc điểm văn hóa truyền thống nhóm Việt - M ường: văn hóa vật chất, vân hóa tinh thần, văn hóa x ã hội Văn hóa vật chất Làng. Các dân tộc dựng làng ở đồng bàng, hoặc ở chân núi. Người K inh ở bắc, dựng làng giữa đồng ruộng; người Kinh ở nam, dựng nhà trên các giồng đất. Làng người Kinh ở bắc cỏ cổng làng; trung tâm văn hóa làng là “đình làng, giếng nước, cây đa". K hông gian làng người Kinh ở miền Nam thường có m iệt vườn: cây dừa, cây nhãn tiêu, xoài, mít, đu đù, chôm chôm, sầu riêng, m ăng cụt, v.v... Làng của người Mường thường ở chân núi, có cây si, cây cau. Nhà ở. Dân tộc Kinh ở nhà đất; các dàn tộc khác ở nhà sàn. D ân tộc M ường có câu: “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui,
- 196 NHÂN HỌC VĂN HÓA VIỆT NAM. ngày lui, tháng tới". N hà người Kinh trước đây ở bắc là nhà tranh, vách đất, nguyên vật liệu chính là gỗ xoan làm cột, kèo, xà, lợp bằng rơm, rạ; m ột cửa đi lại, hướng nam, có ao trước nhà, nhà bếp riêng; người Kinh ở nam, dựng nhà bằng cây đước, lá dừa nước, sau nhà là kênh rạch. Các dân tộc khác ở nhà sàn, mở cửa đi lại ở đầu hồi, bếp đặt ở trong nhà. Dân chài lưới thì ở nhà thuyền. Mỗi chiếc thuyền là nơi của một gia đình. Thuyền vừa là nơi ở, sinh hoạt gia đình, vừa là phương tiện đi đánh bắt cá gần bờ. Trang phục. N ữ ở bắc mặc áo vải, màu nâu sồng, xẻ ngực, quần chân què, đầu chít khăn mỏ quạ. Kiểu dáng áo quần này phù hợp với điều kiện lao động trên đồng ruộng đồng bằng sông Hồng, còn ở miền Nam: bộ bà ba đen, đầu trùm khăn rằn ri kẻ ô vuông hoặc để đầu trần. Miền Nam quanh năm nắng, bộ bà ba màu đen giúp cản tia nắng chiếu vào người, giữ cho da được trắng, mịn màng, duyên dáng hơn. Người Mường mặc áo ngắn, xẻ trước ngực. Chiếc váy của phụ nữ Mường có đặc điểm khác nguời là khi mặc, phần cạp váy được kéo cao lên che phần ngực của chị em phụ nữ. Âm thực. Cư dân sống bàng nghề trồng trọt, thì nguồn lương thực chính cùa họ là lúa gạo. Bữa ăn trong truyền thống của đồng bào là cơm, rau, cá, thịt. Thực phẩm hàng ngày có phần do gia đình trồng trong vườn, cũng có phần thu hái từ tự nhiên: trên rừng, dưới sông suối, ruộng. Khẩu vị ăn từng vùng miền có sự khác nhau. Người Kinh ờ miền bắc thiên về ăn mặn, miền Trung ăn cay, còn miền Nam, thức ăn thường có vị ngọt. Đồng bào Mường ưa thích món thịt trâu, gà nấu lá lồm (lá chua hái từ tự nhiên).
- C h ư ơ n g 5 : P h ư ơ n g p h á p tiếp c â n n h ă n h o c . . 197 Đồng bào M ường uống rượu cần. Rượu cần là rượu không chưng cất, được chế biến từ gạo hoặc ngô, sắn. Các nguyên liệu này được nấu chín, tãi ra để nguội, trộn đều với men rượu, rồi đem ù kín trong hũ. độ nửa tháng là đem ra uống được. Rượu cần thường được uống trong các ngày lễ hội, dịp có đông người vui chơi, ngày tết,... M ột hũ rượu cần có thể cắm nhiều vòi và nhiều người cùng hút (uổng) m ột lúc. P hương tiện vận chuyển. C ùng nói tiếng nói thuộc m ột ngừ hệ, nhưng sinh sổng ở những vùng có địa hình khác nhau, cho nên, khi cần vận chuyển đồ nặng, thì hình thức vận chuyển rất đa dạng. Cư dân đồng bàng, m iền bắc chù yếu gánh bằng đôi quang, có thúng, m ủng chứa đồ. Ờ miền nam, khi cần vận chuyển đồ, người ta dùng ghe, xuồng. Mồi gia đình ở vùng châu thổ sông M êkông thư ờng có một vài chiếc ghe, xuồng, vừa làm phương tiện đi lại, vừa làm phương tiện vận chuyển. Cư dân miền núi lại hay dùng gùi đeo sau lung là phương tiện vận chuyển. Cư dân sinh sống ở ven biển, hải đảo thì đi lại bằng thuyền. Văn hoá tinh thần Ngôn ngữ. Mỗi dân tộc có tiếng nói riêng. Tiếng nói của dân tộc được sử dụng làm phương tiện giao tiếp trong cộng đồng của dân tộc mình. Điều đáng chú ý là trong tiếng nói cùa 4 dân tộc, trong nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, tiếng K inh là tiếng nói có sự phát triển hơn, do kinh tế, xã hội, văn hóa của dân tộc Kinh phát triển hơn. Tiếng Kinh được các dân tộc khác cùng sử dụng làm phương tiện giao tiếp chung trong cả nước và gọi là
- 198 NHÂN HỌC VĂN HÓA VIỆT NAM. tiếng Việt (nói tắt), nói đầy đủ nghĩa là tiếng Việt Nam. Mọi người trong nước, khác dân tộc, khi giao tiếp với nhau đều sử dụng tiếng Kinh. Người' nước ngoài học tiếng Việt, nói tiếng Việt tức là nói tiếng Kinh. Tiếng nói dân tộc Kinh trở thành tiếng nói quốc gia. Các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, không phải dân tộc nào cũng sử dụng chữ viết từ thời cồ đại, mà duy nhất dân tộc Kinh là sử dụng chữ. Thời Bấc thuộc, dân tộc Kinh dùng chữ Hán. Sau đó một vài thế kỷ, người Việt Nam, sáng tạo ra chữ Nôm và chữ Nôm tiếp tục hoàn chinh vào các thế kỷ sau. Chữ Nôm được sáng tạo theo nguyên tắc và trên cơ sở của chữ Hán với cách đọc Hán - V iệt1. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chừ Quốc ngữ (theo hệ chữ cái La tinh) được dùng phổ biến thì chữ Nôm dần bị đẩy lùi về quá khứ, không sử dụng nữa. Các dân tộc Mường, Thổ, Chứt trước đây không có chữ viết. Ngày nay, đều dùng chữ La tinh. Tín ngưỡng. Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường tin theo đa thần và độc thần. Tín ngưỡng đa thần là tin vào nhiều thần, tin vào “vạn vật hữu linh”, mọi vật đều có linh hồn, có thần linh. Tín ngưỡng đa thần tồn tại mang tính phổ biến trong nhiều dân tộc, trong đó có các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. Biểu hiện tập trung nhất cùa tín ngưỡng đa thần là việc thờ cúng tổ tiên và thờ cúng các thần linh (nhân thần và nhiên thần). 1 Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, H. 1995, tr. 543.
- C h ư ơ n g 5 : P h ư ơ n g p h á p tiếp c ậ n n h â n h o c .. 199 Việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện trong từng gia đình, với các hình thức và cách bài trí khác nhau. Nhà dân tộc Kinh có cửa ra vào dưới mái chính, đối diện với cửa ra vào nhà là chỗ để bàn thờ, còn người M ường làm cửa ra vào nhà ờ đầu hồi, nừa nhà phía có cừa vào gọi là phía trước, còn nửa kia gọi là phía sau. N gười M ường quan niệm, phía trước - nơi có cột gốc (cột chồ) là nơi cư ngụ của linh hồn tổ tiên và thế giới thần linh, cho nên có nhiều kiêng kỵ liên quan đến hành vi ứng xử của con người ở gian này: không được dựa lưng, gác chân, treo đồ vào cột này. Bàn thờ tổ tiên của người Mường có thờ cả bên nội và bên ngoại. Tín ngưỡng độc thần. Xã hội loài người phát triển từ xã hội nguyên thuỷ lên xã hội văn minh, thì trong quan niệm tín ngưỡng cũng xuất hiện tín ngưỡng độc thần. Tín ngưỡng độc thần thường được hiểu là tôn giáo lớn thế giới. X ưa nay, quan niệm các tôn giáo lớn thế giới gồm có: Phật giáo, Thiên Chúa giáo (Kitô) và Hồi giáo (Islam). Phật giáo, ra đời vào thế kỳ thứ V trước công nguyên ở Án Độ, được truyền vào miền Bắc nước ta từ thời Bắc thuộc. Từ thế kỷ thứ X, sau khi nước ta độc lập, đạo Phật đã phát triển mạnh và có nhiều đóng góp tích cực vào việc dựng nước; đồng thời cũng trường thành nhanh chóng, đạt đinh cao ở thời Lý - Trần. Thời đó nhiều chùa, bảo tháp được xây dựng khắp các làng quê. Nước ta thời đó có 953 chùa (1031) và 84 nghìn bảo tháp (1129). Một trong những đặc điểm của Phật giáo sau khi truyền bá và phát triển ở nước ta là thờ Phật tại nhà. Trên bàn thờ nhiều gia đình, bên cạnh thờ tổ tiên, người Kinh còn dành chỗ cho thờ Phật. Trong đời sổng thường ngày, người Kinh
- 200 NHÂN HỌC VÃN HÓA VIỆT NAM. chịu ảnh hưởng cùa tư tường “nhân quả'’ cùa đạo Phật. Điều này thể hiện ở các câu nói dân gian: “ờ hiền gặp lành”, “ác giả, ác báo” hoặc “ở hiền thì lại gặp lành, ờ ác gặp dữ tan tành như tro” (ca dao). Thiên chúa giáo, ra đời vào thế kỷ thứ I ở Palestin, với tư cách là tôn giáo cùa những người nô lệ, cùng khổ chống lại chủ nô. v ề sau, bị bọn chủ nô lợi dụng, biến nó thành tôn giáo cùa các giai cấp thống trị. Thiên chúa giáo đã thống trị châu Âu suốt thời kỳ trung đại (thế kỳ V - XV); là nền tảng quan trọng của văn minh và xã hội phương Tây. Cùng với sự phát triển của xã hội phương Tây, sự bành trướng của chù nghĩa thực dân Pháp, Thiên chúa giáo đã du nhập vào Việt Nam. Giáo phái của Thiên chúa giáo mà người Pháp truyền bá vào Việt Nam là giáo phái Catholic - công giáo. Giáo phái này chi thừa nhận Giáo Hoàng La Mã là người đứng đầu tinh thần - người kế thừa quyền lực do chúa Giê su giao cho. Thời Pháp thuộc, người Pháp đã cho xây dựng nhà thờ ở tất cả các thị xã - tỉnh lỵ, đã xây dựng một sổ vùng theo Thiên chúa giáo. Mặc dù Thiên chúa giáo được truyền bá vào Việt Nam hơn thế kỷ nay, nhưng nó không mấy phát triển vì lý do tín ngưỡng và chính trị1. Đạo Tin lành là một trong ba giáo phái của Thiên chúa giáo (hai giáo phái kia là Chính thống giáo và Công giáo), được tách ra từ giữa thế kỷ XVI ở các nước phương Tây. Đạo Tin lành cổ vũ cho đức tính tiết kiệm - dùng của cải tiết kiệm 1 Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), Từ điển Xã hội học, Nxb. Thế giới, H. 1994, tr. ] 13.
- C h ư ơ n g 5 : P h ư ơ n g p h á p tiế p c ậ n n h â n h o c .. 201 được để đầu tư vào sản xuất, và coi lao động là sứ mệnh của con người. Đạo Tin lành du nhập vào Việt Nam gắn liền với sự xâm lược cùa chù nghĩa đế quốc Mỹ. Ở Việt Nam, đạo Tin lành có chiều hướng phát triển từ những năm 80 - 90 cùa the kỷ trước. Tuy nhiên, hiện nay số tín đồ chưa nhiều. Ngoài ba tôn giáo lớn trên thế giới, ờ người Kinh còn có các tôn giáo khu vực: Khổng giáo, Đạo giáo; và các tôn giáo phát sinh từ trong nước ta: đạo Cao đài, đạo H oà hào (xem “Tiền đề xã hội”). Le hội. Lễ hội là hoạt động tinh thần vừa mang tính đời thường, vừa có ý nghĩa tâm linh sâu sẳc. Dân tộc nào cũng có lễ hội. Lễ hội cùa mỗi dân tộc luôn có tính tư tưởng, gắn liền với nghề nghiệp làm ăn chính và sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cùa họ. Các lễ hội nổi tiếng như Lễ hội Đền H ùng - giỗ tổ Hùng V ương (Phú Thọ), Lễ hội Dóng (H à Nội), Lễ hội chùa Hương (Hà Nội), Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh); Lễ hội Điện Hòn Chén, Lễ hội c ầ u ngư (Thừa Thiên Huế); Lễ hội Quan Thế âm - N gũ Hành Sơn; Lễ hội Cá Ông (Đ à N ăng); Lễ hội Bà Chúa X ứ (An Giang). Nhiều lễ hội khác liên quan đến cầu mùa, cúng tổ sư nghề thủ công, cúng cá Ô ng (cá voi). N goài ra còn các lễ hội do dân tộc M ường tổ chức như: LỖ liội “sác bùa" - lỏ chức chúc lél bàiig liéng còng, lễ hội “đoọc m oong” - tổ chức cả làng vào rừng vây đâm thú; lễ hội “khai hạ” - hạ điền; lễ hội “pồn pôông” - m ừng hoa. Văn nghệ. Khái niệm văn nghệ dân gian là những sáng tác dân gian và bao gồm các thành tố: Văn chương (nghệ thuật
- 202 NHÂN HỌC VÃN HÓA VIỆT NAM. dùng ngôn từ), hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, sân khấu, kiến trúc nghệ thuật. Dân tộc nào cũng có vãn nghệ dân gian. Tuy nhiên, việc nghiên cứu văn nghệ dân gian của các dân tộc còn chưa được nhiều. Dân tộc Kinh có những áng thơ văn nổi tiếng trong lịch sừ như: Truyện Kiều cùa đại thi hào Nguyễn Du, có nhiều làn điệu dân ca khắp ba miền Bấc, Trung, Nam: Quan họ, Ca trù, Cải lương; có nhiều thi hoạ trên kiến trúc cung đình Huế; có sân khấu chèo, sân khấu cải lương; có nhã nhạc cung đình Huế và kiến trúc cung đình Huế, kiến trúc Hoàng Thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ, được UNESCO công nhận là di sàn văn hóa thế giới. Trong văn hóa dân gian Nam Bộ còn có “đờn ca tài từ”, các truyện “công tử Bạc liêu”, truyện "Ba phi”, cũng gây ấn tượng mạnh đối với khách vãng lai. Dân tộc Mường có tác phẩm “Mo sử thi dân tộc Mường” nổi tiếng. Đây là một pho sử thi cổ sơ tiêu biểu, một tác phẩm tự sự dài hơi, được trình bày dưới hình thức diễn xướng tổng hợp, thu hút hầu hết các giá trị văn học nghệ thuật của dân tộc Mường. Nội dung chính cùa "Mo sử thi dân tộc Mường-’ là kể về những sự kiện lớn cùa lịch sừ hình thành vũ trụ và lịch sử loài người. Các dân tộc Thổ, Chứt cũng có những làn điệu dân ca riêng của mình đày trữ tình. Tục lệ cưới xin. Từng dân tộc có tục lệ cưới xin riêng, mang nét đặc thù dân tộc. Tuy nhiên, một sổ vấn đề mang tính quy luật trong lịch sử hôn nhân và gia đình, thi đều được tuân thủ như nhau. Đó là các dân tộc đều thực hiện hôn nhân ngoại
- C h ư ơ n g 5: P h ư ơ n g p h á p tiếp c ậ n n h â n h ọ c .. 203 hôn dòng họ; đều thực hiện hôn nhân một vợ, một chồng và sau hôn nhân đôi vợ chồng trẻ cư trú bên nhà chồng. Theo truyền thống, trai, gái dân tộc Kinh không được tự do tìm hiểu bạn đời, vì lề giáo phong kiến không cho phép, coi "nam nữ thụ thụ bất thân" (nam nữ thanh niên gặp nhau là hư thân). Cho nên, ‘"cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Với người M ường, trai gái lớn lên được tự do thổ lộ tình cám với nhau, nhưng đề tiến tới hôn nhân, thì quyền quyết định là do cha me. Dân tộc Thổ có tập quán, trai gái lớn lên được tự do tìm hiểu. Cách tìm hiểu rất độc đáo, trai gái quen nhau qua các dịp hội hè, lễ tết, có thể tìm hiểu nhau theo tùng đôi hay vài ba đôi. Sự độc đáo ờ đây là hiện tượng ”ngù m ái”. Có thể một trai cùng nằm trò chuyện với hai, ba gái; hoặc từng đôi trai gái nằm nói chuyện tâm tình với nhau. Đêm ngủ mái, trai gái nói chuyện lành mạnh với nhau, tôn trọng nhau, là những kỷ niệm trong sáng của cuộc đời. Tục “ngủ mái” không chấp nhận hành vi sàm sỡ. Nếu ai vi phạm, thì bị coi khinh, ghẻ lạnh và không còn cơ hội “ngủ mái” khác1. Dân tộc K inh rất coi trọng sự trong trắng cùa người con gái. Sau ngày cưới, qua đêm tân hôn, đôi vợ chồng trẻ làm lễ nhị hỷ - lễ lại m ặt, m ang theo lễ vật là một chiếc thù lợn được trùni vải kín đến gia đình bố mẹ vợ. Tại nhà bố mẹ vợ, trước mặt đồng đảo anh em. họ hàng, chù nhà m ở m iếng vải trùm , nếu thấy thù lợn còn nguyên tai, thì đó là cô dâu còn trong trắng; nếu thủ lợn đã bị cẳt tai, có nghĩa là cô dâu 1 Hoàng Nam, Tổng quan vân hoá truyền thống các dân tộc Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, H. 2011, tr. 924.
- 204 NHÂN HỌC VÃN HÓA VIỆT NAM. không còn trong trắng trước khi về nhà chồng. Đó là điều sỉ nhục lớn đối với nhà gái. Hạnh phúc gia đình coi như bị tan vỡ'. Với người Chứt, lễ vật trong đám cưới phái có thịt khi sấy khô. Trong đám cưới người Mường, người làm mối là người trung gian, không thuộc họ hàng bên nào. Khi đón dâu, đón rể, đều có tục lấy củ ráy rừng, củ chuối trộn với tro bếp ném vào đoàn người đón dâu và đưa dâu. v ề đến nhà chồng, cô dâu và chú rể làm lễ “lòn lau lót láo” - chui qua cổng cây lau. Tập quán tang ma. Tập quán làm tang ma luôn được coi là rất nghiêm túc. Tập quán này nói lên tấm lòng của người sống và linh hồn người chết. Cùng một mục đích, nhưng sự thề hiện ở các dân tộc lại có sự khác nhau. Dân tộc Kinh quan niệm "'song dầu đèn, chết kèn trống”. Làm ma chù yếu là thổi kèn mua vui cho linh hồn người chết. Trên đường đưa thi hài đi mai táng, người Kinh có tục lăn đường: “cha đưa, mẹ đón”. Sau mất 49 ngày (hoặc 50, 100 ngày), người nhà làm lễ cho linh hồn người chết được siêu thoát. Dân tộc Mường khi làm ma, thường treo quần, áo cùa các con trai, con gái trên cây xào, bắc trên quan tài theo chiều dài cùa quan tài. Bên cạnh quan tài, các cô con dâu ngồi quạt ma - quạt trực tiếp vào quan tài cho hồn người chết được mát mẻ. Người Thổ không có tục bốc mộ. Hàng năm, vào dịp tết nguyên đán, đồng bào tổ chức quét mả, mời tổ tiên về ăn tết cùng con cháu gia đình. 1 Hữu Ngọc (chù biên), Từ điền vân hoá co truyền Việt Nam, Nxb. Thế giới, H. 2002, tr.419.
- C h ư ơ n g 5 : P h ư ơ n g p h á p tiếp c ậ n n h â n h o c .. 205 5.1.2. Vãn hóa truyền thống các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khnter 5.1.2. J. Dán tộc và lịch sử cư trú Nhóm ngôn ngừ Môn - Khmer có 21 dân tộc, trong đó có một dân tộc là dân tộc Khmer làm ăn sinh sống ở châu thổ sông M êkông; 20 dân tộc còn lại sinh sống ở miền núi các tĩnh biên giới với Cam puchia và Lào, từ tỉnh Bình Phước (Đ ông Nam Bộ) cho đến tinh Lai Châu (Tây Bac). Một đặc điểm đáng chú ý là, tất cả 21 dân tộc trong nhóm ngôn ngừ Môn - K hm er đều cư trú ở vùng biên giới và ờ bên kia biên giới dều có người nói cùng ngôn ngừ với đồng bào. Hai vùng địa lý cư trú khác nhau (châu thổ, miền núi) đã quy định hai loại hình hoạt động kinh tế khác nhau: ở đồng bàng - gieo trồng lúa nước; ở miền núi - gieo trồng lúa cạn. Sự khác nhau về hoạt động kinh tế dẫn đến những nét khác nhau về văn hoá. 5.1.2.2. H oạt động kinh tê truyẻn thông D án tộc K hm er sinh sống ở châu thồ sông M êkông - nơi đất đai bằng phảng, nhiều sông nước, khí hậu ấm áp quanh năm. Điều kiện tự nhiên đó, rất thích hợp với việc làm ruộng nước. Khác với kỹ thuật gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa ở đồng bằng sông Hồng, người Khmer ở châu thổ sông M êkông dùng kỹ thuật sạ lúa - gieo thẳng. Kỹ thuật này giảm được công nhổ mạ, cấy lúa, - một công việc nặng nhọc cúa nhà nông. Cháu thổ sông M êkông có những vùng ngập nước quanh năm (Đồng Tháp Mười). Ở đây đồng bào gieo lúa nổi, gieo một lần thu hoạch ba năm mới cần gieo lại. Sông M êkông, vốn không được đắp đê như sông Hồng. Vào m ùa mưa, nước sông tràn
- 206 NHÂN HỌC VÃN HÓA VIỆT NAM. bờ chảy qua châu thổ, mang đến cho đồng ruộng lượng phù sa rất lớn, vừa đem lại màu mỡ cho đồng ruộng, lại vừa nâng mặt châu thổ lên cao khoảng 5 - 1Ocm /năm. Người Khmer ở châu thổ sông Mêkông, còn trồng nhiều cây ăn trái. Ngoài những cây trái mọc ờ nhiều nơi trên đất nước ta như: dừa, đu đù, xoài, bưởi, nhãn, ở vùng đất này còn có những loại cây trái chi trồng được ở đây như: thốt nốt, mãng cụt, sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, nhãn tiêu,... Việc cây trái phát triển nhiều ở vùng này, ngoài điều kiện khí hậu thuận lợi, đất đai mầu mỡ, còn có cả nguyên nhân xã hội. Đó là người Khmer là tín đồ đạo Phật. Tín đồ đạo Phật chi được ăn com trước 12 giờ tara. Sau đó, suốt cả buổi chiều họ chi được ăn hoa quả, không được ăn cơm nữa. Người Khmer nuôi nhiều gia súc, gia cầm. Đồng bào nuôi nhiều bò làm sức kéo. Con bò còn dùng để kéo xe. Ở vùng Bày Núi (An Giang) hàng năm có hội đua bò. Trong cuộc sống thường ngày, người Khmer thường hay thu hái các loại lâm sản, thuỳ sản để bổ sung nguồn thực phẩm cho bữa ăn. Lâm sản có cây đọt choại, hẹ nước, bồn bồn, cây điên điển, nấm tràm, v.v... Thuỳ sản ở Nam Bộ, mà dân gian đánh bắt ăn hàng ngày, chủ yếu là các loại cá như: cá đối, cá lù đù, cá trích, cá nhái, cá vồ, cá nâu, cá chim, cá lưỡi trâu, cá cơm, cá rựa, V . V. . . 1 Ngành nghề thù công. Đồng bào Khmer có nhiều ngành nghề thù công. Đáng kể nhất là những nghề thủ công có kỹ thuật ' Trương Thanh Hùng, Văn hoá ẩm thực Kiên Giang, Nxb. Văn hóa thông tin, H. 2003, tr. 16-17.
- C h ư ơ n g 5 : P h ư ơ n g p h á p t i ế p c â n n h â n h o c .. 207 tinh xảo như nghề dệt, nghề mộc, nghề kim hoàn. Ngoài ra, người K.hmer có nghề làm đường thốt nốt. Trao đoi, m ua bán. v ố n có quan hệ lâu đời với văn hóa Án Độ, người K hm er Nam bộ đã có quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá với Án Độ. Điều này thể hiện qua các hiện vật cùa m ột số di chỉ khảo cổ. N hững hiện vật tiêu biểu như: tượng thờ, tượng linh vật, tiền kim loại, v.v... Ờ N am Bộ có hình thức họp chợ độc đáo là chợ trên sông, Người m ua và người bán đều ngồi trên thuyền của mình di chuyển trên mặt nước sông. Các dân tộc M ôn - K hm er ờ m iền núi Neu dân tộc K hm er ở châu thổ sông M êkông sinh sống bàng nghề làm lúa nước, thì các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn - K hm er ở miền núi trồng trọt trên cạn, trên nương rẫy. Cây lương thực chính cùa họ là lúa nương. Ngoài cây lúa nương, đồng bào trồng thêm các loại cây: ngô, khoai, sắn..., trước tiên để làm thức ăn gia súc, gia cầm và đề phòng những năm mất mùa lúa, sẽ được sử dụng làm lương thực. Đồng bào cũng trồng các loại cây thực phẩm như: rau đậu, các loại bầu bí, ớt, hành, tỏi. Tuy nhiên số lượng cây thực phẩm được trồng ít, bởi vì, trên rừng núi còn nhiều lâm, thổ sản có thể thu hái về làm thức ăn hàng ngày. Chăn nuôi. Các dân tộc nhóm ngôn ngữ M ôn - Khmer ở m iền núi chăn nuôi các loại gia súc: trâu, bò, ngựa, voi, lợn, chỏ, mèo... Điều đặc biệt đáng chú ý là các dân tộc ở vùng Trường Sơn - Tây N guyên chăn nuôi gia súc không nhằm phục vụ việc làm sức kéo trong sản xuất, mà chủ yểu dùng làm vật hiến sinh cúng giàng, sau đó làm thực phẩm. Con trâu
- 208 NHÂN HỌC VÃN HÓA VIỆT NAM. còn được dùng làm vật trao đồi để lấy cồng, chiêng, ché,... Tuy nhiên, không phải là đồng bào không biết dùng sức kéo trong sản xuất, vì đồng bào đã sử dụng con voi trong việc kéo gồ, chở thồ hàng, thóc lúa. Dân tộc Mnông có truyền thống săn bẳt voi rừng về thuần dưỡng. Người Ba Na dùng ngựa để cưỡi đi săn thú trong rừng. Nhiều dân tộc trên Tây Nguyên sừ dụng voi làm sức kéo. Sinh sống ờ miền núi, nơi có "rừng vàng”, đồng bào các dân tộc đều tận dụng khai thác tự nhiên, thu hái các loại lâm sản: măng, nấm hương, mộc nhĩ, mật ong, trầm hương,... để làm thực phẩm, làm vật trao đổi lấy cồng, chiêng, ché, đồ trang sức quý giá khác. Ngành nghe thù công. Với nền kinh tế tự túc, tự cấp, các dân tộc đều có thể tự làm đồ dùng thù công để phục vụ cho nhu cầu gia đình và cá nhân trong lao động. Trong các ngành nghề thù công ở đồng bào, đáng chú ý là nghề dệt, nghề đan lát mây tre, nghề mộc và nghề tạc tượng gỗ. Đồng bào Tây Nguyên đan gùi làm phương tiện vận chuyển cùa cá nhân. Mỗi thành viên trong gia đình thường có vài ba gùi, được đan bằng mây, hoặc tre. Ra khỏi nhà đi lao động, mồi người đeo một gùi sau lưng. Có loại gùi đan bình thường, nhung cũng có loại gùi đan nghệ thuật, bắt chước các kiểu ba lô con cóc cùa chiến si giâi phóng quân, dạt chuẩn kỹ thuật tinh xảo. Nghề dệt ở đây có đặc điểm là trên nền màu chàm đen, đồng bào dệt cài những sợi chỉ đỏ, tạo nên hoa văn đường thẳng, đường nằm ngang trên váy, áo. Trong kỹ thuật dệt
- C h ư ơ n g 5 : P h ư ơ n g p h á p tiế p c ă n n h â n h ọ c .. 209 hoa vãn, dân tộc Cơ Tu có nghệ thuật dệt thổ cẩm với nhiều màu sắc phong phú mô tip đa dạng. Nghề mộc của đồng bào được thể hiện ở kỹ thuật làm nhà sàn để ở. Tuy nhiên, điển hình là kỹ thuật làm nhà rông. Nhà rông to hơn, cao hơn nhà ở, với mái cao vút, như lưỡi rìu bổ ngược thẳng lên trời. Cũng là nghề mộc, nhung không làm nhà, mà tạc đẽo tượng gỗ. Tượng gỗ ở các nhà mồ ở Tây Nguyên rất phong phú về số lượng và rất đa dạng về hình thức. 5.1.2.3. Đ ặc điẽm văn hóa nhỏm ngôn ngữ Môn - Khmer Văn hóa dân tộc Khm er ở đồng bằng Văn hóa vật chất Làng (phum). Nông dân sống thành từng làng. Làng người K hm er dựng trên các giồng đất, đường đi ờ giữa, hai bên đường là các ngôi nhà ở, đằng sau nhà ở thường là kênh rạch. Ờ Nam Bộ hầu như tất cả các làng đều có cấu trúc kiểu đường phố. N hà ở cùa người dân dày đặc dọc theo hai bên đường quốc lộ, tinh lộ. Mồi làng thường có một ngôi chùa. Chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa của dân làng: nơi con trai đi tu, nơi người dân thực hành các nghi lễ Phật giáo. Trong làng người K hm er có thể sống xen kẽ với các dân tộc Kinh, H oa và có quan hệ đoàn kết làm ăn. Nhà ở. N hà ở truyền thống cùa người K hm er Nam Bộ là nhà sàn. V ùng châu thổ sông M êkông là vùng sông nước, và trước đây, khi dân cư còn thưa thớt, còn nhiều rừng cây, thì có nhiều rắn, rết, đỉa, cọp beo,... cho nên đồng bào làm nhà sản để ở là để tránh ẩm ướt, tránh côn trùng, rắn, rết, cọp beo làm hại con người và khi mùa mưa lũ (mùa nước nổi) đến, không
- 210 NHÂN HỌC VĂN HÓA VIỆT NAM. phải chạy lụt, mà đồng bào còn có thể ngồi trên nhà sàn vớt lấy cá. Sau này dân số tăng nhanh, rừng bị chặt phá nhiều, diện tích rừng thu hẹp lại, gồ làm nhà trở nên hiếm, đồng bào làm nhà trệt để ờ. N hà trệt được làm từ cây gồ đước, mái lợp bằng lá dừa nước, phen che quanh nhà cũng là lá dừa. So với ngôi đình, thì ngôi nhà ở của người Khmer có phần sơ sài, tạm bợ. l^hà ở người Khmer có hai mái lớn và hai mái phụ. Bài trí bên trong nhà có nét đặc trưng cho người Khmer. Nhà chia thành hai nửa: trước và sau. Gian giữa phía trước là nơi tiếp khách, hai bên là chỗ ngủ của đàn ông; nửa phía sau chia thành hai buồng nhỏ dành cho phụ nữ. Đặc biệt, bên cạnh bàn tiếp khách, thường đặt các tủ kính, trong đó, bày biện những chiếc gối thêu, vừa để trang trí, vừa để tiện sử dụng mỗi khi có khách. Trang phục. Trang phục cổ truyền cùa người Khmer ít thấy sử dụng. Trong những ngày lễ hội cổ truyền trang trọng, phụ nữ Khmer lớn tuổi mặc áo dài đen, kín tà, quần ống rộng, cũng màu đen, quanh cổ quấn khăn trắng vắt qua vai. Quần áo thường ngày cùa phụ nữ trung niên là bộ bà ba đen, bói tóc gọn hay cắt ngắn, dùng khăn rằn ri kẻ ô vuông đội trên đầu hoặc vắt ngang vai. Âm thực. Thường ngày, người Khmer ăn cơm tẻ là chính. Trong các dịp lẽ, tết, đồng bào thường làm nhiều loại bánh trái để ăn như: bánh tét, bánh chưng, bánh ú, bánh chuối, bánh in. M ột nét ẩm thực mang tính đặc trưng cho người Khmer là: nhiều thực phẩm thuỷ sản, chế biến nhiều loại mắm,
- C h ư ơ n g 5 : P h ư ơ n g p h á p t i ế p c â n n h â n h o c .. 211 mắm bò hóc (prahổc), bún nước lèo. Sinh sống ờ vùng sông nước, người K hm er có nhiều món ăn được chế biến từ thuỷ, hải sản: các loại cá, mực, tôm, cua, rẳn. Đ ồng bào Khmer hay làm nhiều loại mắm tép - cá bé để nguyên con, ướp làm mẳm. Món m ắm tép đặc trưng là món mắm bò hóc. M ắm bò hóc có mùi thơm , có thể ăn sống, hoặc cho vào canh, nước lèo ăn với bún. Bún nước lèo là bún gạo bình thường, còn nước lèo là nước canh được chế biến từ cá lóc tán nhuyễn. Bún nước lèo được đồng bào ưa thích, được dùng phổ biến trong ngày mồng một tết ở chùa. Phương tiện vận chuyển, số n g trong môi trường tự nhiên là vùng sông nước, mồi gia đình thường có vài chiếc ghe, xuồng làm phương tiện vận chuyển; ghe, xuồng còn được sừ dụng rộng rãi cho cá nhân làm phương tiện đi lại trên kênh rạch. Sử dụng ghe, xuồng là nét khác biệt cùa vùng đất này đối với các vùng khác trong cả nước. Vãn hóa tinh thần Ngôn ngữ. Tiếng nói của người K hm er cùng nguồn gốc với tiếng nói nói cùa người C am puchia ở bên kia biên giới. G iữa người K hm er ở Việt N am và người C am puchia có thể giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần phiên dịch. Chính vì vậy, việc giao lưu kinh tế, văn hóa qua lại giữa cư dân hai q u ô c g ia râ t th u ậ n lọri. C hữ viết. C hữ viết cùa người K hm er N am Bộ có gốc từ chừ Ấ n Đ ộ cổ đại, được người K hm er sử dụng từ lâu đời. N hững pho sách trên lá thốt nốt, còn lưu giữ trong nhiều ngôi chùa cùa người K hm er N am Bộ, cũng đủ thấy sự
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
0 p | 328 | 114
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 p | 414 | 71
-
Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
60 p | 277 | 40
-
Phương pháp hệ thống trong tìm hiểu “văn hóa nhận thức” truyền thống Việt Nam (Áp dụng phương pháp hệ thống vào việc dạy - học bài Văn hóa nhận thức trong Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam của GS.TS. Trần Ngọc Thêm)
7 p | 271 | 27
-
Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam Phùng Hoài Ngọc.Phần 1: Văn hóa học đại cươngVăn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả . Edouard HerriotChương 1: Văn hóa và văn hóa họcVăn hóa l
60 p | 162 | 22
-
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia (Tập 2)
761 p | 21 | 12
-
Nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo từ góc độ Nhân học Văn hóa - Xã hội
8 p | 107 | 12
-
Giáo trình Nhân học đại cương: Phần 2
163 p | 44 | 11
-
Giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam (Ngành: Hành chính văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
109 p | 16 | 11
-
Giáo trình Nhân học đại cương: Phần 1
149 p | 49 | 11
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
96 p | 16 | 7
-
Giáo trình Nhân học văn hóa Việt Nam tiền đề và phương pháp tiếp cận: Phần 1
193 p | 15 | 7
-
Thực trạng và giải pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học viên các trường sĩ quan quân đội
5 p | 38 | 4
-
Nghiên cứu khoa học gắn kết với đào tạo, giảng dạy tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
7 p | 45 | 3
-
Cơ sở lí luận của giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ
6 p | 24 | 1
-
Giáo dục nhân cách văn hóa cho thế hệ trẻ trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay
14 p | 3 | 1
-
Về một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn để phát huy nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam hiện nay
6 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn