TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG<br />
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
------------ ------------<br />
<br />
GIÁO TRÌNH<br />
MÔN HỌC: NHẬP<br />
<br />
MÔN TIN HỌC<br />
<br />
PHẦN I – NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN - HỆ ĐIỀU HÀNH<br />
<br />
Giảng viên: ĐÀO TĂNG KIỆM<br />
Bộ môn : TIN HỌC XÂY DỰNG<br />
<br />
Hà nội 2011<br />
----------<br />
<br />
Giáo trình Nhập môn Tin học: Phần I – Những khái niệm cơ bản<br />
<br />
GVC: Đào Tăng Kiệm<br />
<br />
PHẦN 1<br />
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN - HỆ ĐIỀU HÀNH<br />
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN<br />
<br />
1. Đối tượng của Tin học (TH)<br />
1.1. Định nghĩa : TH là khoa học nghiên cứu về cấu trúc & tính chất của TT, về thu thập,lưu<br />
trữ & truyền tin<br />
1.2. Nguồn gốc<br />
Toán học ( logic toán ): đảm bảo toán học,thuật toán<br />
Vật lý ( điện tủ) :Thiết bị tính toán, TB lưu trữ,xử lý,truyền tin<br />
1.3. Các ngành liên quan đến TH :<br />
- Kỹ thuật chế tạo máy tính<br />
- Xây dựng ngôn ngữ lập trình<br />
- Lý thuyết thuật toán và lập trình<br />
- Cấu trúc dữ liệu và Quản trị dữ liệu<br />
- Một số lĩnh vực chuyên sâu<br />
2. Thông tin & xử lý thông tin<br />
2.1 Thông tin (TT)<br />
- Khái niệm: TT rất đa dạng có thể là chữ,số, âm thanh, hình ảnh …<br />
- Tính chất thông tin: Xác đinh qua định tính và định lượng<br />
- Đối tượng của thông tin: TT phục vụ cho nhiều đối tượng: khoa học, xã hội , truyền<br />
thông, giải trí . . .<br />
2.2 Tin học : là môn khoa học lưu trữ, xử lý và truyền tin.<br />
2.3 Xử lý thông tin<br />
- Xử lý thông tin là quá trình lưu trữ, cách lưu trữ, tìm kiếm và truyền tin.<br />
- Để biểu diễn thông tin người ta sử dụng kỹ thuật số (rời rạc rời rạc hóa thông tin thành hai<br />
số 0 &1)<br />
T/tin vào<br />
<br />
Xử lý thông tin<br />
<br />
T/tin ra<br />
<br />
Theo tập quy tắc xác định trước<br />
2.4. Lưu trữ, tìm kiếm & truyền tin<br />
Các kiểu dữ liệu :<br />
+ Data là những thông tin cụ thể ( chưa xử lý )<br />
+ Information là những dữ liệu đã được máy tính xử lý<br />
+ Dữ liệu thông thường có nhiều kiểu khác nhau: nguyên, thực, ký tự, logic…<br />
Bộ môn Tin học Xây dựng<br />
<br />
2<br />
<br />
Giáo trình Nhập môn Tin học: Phần I – Những khái niệm cơ bản<br />
<br />
GVC: Đào Tăng Kiệm<br />
<br />
+ Dữ liệu có nhiều cách cấu trúc: Dữ liệu đơn ; Dữ liệu mảng; Bản ghi ; Tệp ; Cơ sở<br />
dữ liệu ; Hệ quản trị CSDL<br />
2.5. Các ứng dụng chính của Tin học:<br />
- Xử lý các bài toán khoa học kỹ thuật: về các lĩnh vực cơ bản, kỹ thuật, công nghệ .. .<br />
- Xử lý các bài toán về xã hội: thống kê, tìm kiếm, lưu trữ …<br />
- Phục vụ cho các bài toán về quốc phòng, vũ trụ …<br />
- Phục vụ các bài toán về thông tin :xử lý, truyền tin, đa phương tiện …<br />
- Các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, điện ảnh, truyền hình . . .<br />
- Các lĩnh vực giải trí …<br />
3. Sự phát triển và cấu trúc của máy tính<br />
3.1. Lịch sử phát triển của máy tính:<br />
Các thế hệ<br />
Thế hệ thứ<br />
nhất: 1950 1959<br />
<br />
Thiết bị - Phần cứng<br />
Đặc điểm nổi bật<br />
Bóng đèn điện tử<br />
<br />
Bóng bán dẫn<br />
Thế hệ thứ hai Có bộ nhớ lớn<br />
1959 - 1963 Nhiều bộ xử lý cùng<br />
làm việc<br />
Mạch tích hợp<br />
Thế hệ thứ ba: Có màn hình màu<br />
1964 – 1980 Thiết bị ngoại vi<br />
Hệ ĐH phát triển<br />
Mạch tích hợp lớn<br />
Các bộ vi xử lý Intel,<br />
Thế hệ thứ tư Motorola, Pentium<br />
1980 đến nay.<br />
<br />
Tốc độ<br />
<br />
Ngàn<br />
FT/s<br />
<br />
Vạn FT/s<br />
<br />
Triệu<br />
FT/s<br />
<br />
Tỷ FT/s<br />
<br />
Ngôn ngữĐặc điểm<br />
Ngôn ngữ ký hiệu<br />
<br />
Ngôn ngữ thuật toán<br />
FORTRAN,COBO, MINSK-32<br />
ALGOL<br />
Ngôn ngữ bậc cao<br />
Phần mềm chuyên<br />
dụng, tự động hóa<br />
thiết kế<br />
Ngôn ngữ trí tuệ<br />
nhân tạo<br />
Hệ xử lý TT tự động<br />
<br />
3. 2. Cấu trúc cơ bản của máy vi tính:<br />
Phần cứng là các thiết bị, máy móc để lưu<br />
trữ, xử lý & truyền tin<br />
<br />
<br />
<br />
Cấu trúc bên ngoài :<br />
Màn hình<br />
Cây (CPU)<br />
Bàn phím<br />
Thiết bị ngoại vi<br />
Sơ đồ cấu tạo chức năng :<br />
<br />
Bộ môn Tin học Xây dựng<br />
<br />
Các máy tính<br />
đặc trưng<br />
EDVAC<br />
STRELA<br />
URAL<br />
<br />
IBM 360,<br />
EC-1050, . .<br />
Máy mini<br />
Máy vi tính<br />
Mạng cục bộ &<br />
diện rộng<br />
<br />
Bộ nhớ<br />
<br />
Thiết bị<br />
nhập<br />
<br />
Bộ điều khiển<br />
Đvị xử lý TT<br />
<br />
Thiết bị<br />
xuất<br />
<br />
Bộ số học<br />
Lôgic<br />
<br />
3<br />
<br />
Giáo trình Nhập môn Tin học: Phần I – Những khái niệm cơ bản<br />
<br />
GVC: Đào Tăng Kiệm<br />
<br />
3.3.<br />
Các bộ phận chức năng:<br />
Bộ nguồn<br />
- Cung cấp nguồn điện cho mọi bộ phận trong dàn máy<br />
- Chuyển đổi nguồn điện phù hợp với bo mẹ<br />
- ổn định dòng điện<br />
- Cung cấp các đầu nối nguồn<br />
- Thông gió cho thành phần nằm trong vỏ máy<br />
Bo mẹ<br />
- Là bo chính (bảng mạch ) là một thành phần rất quan trọng, là nơi kết nối các bộ phận<br />
của máy tính .<br />
- Các bộ phận trong bo mẹ: ổ cắm cho CPU ; cắm thêm bộ nhớ truy xuất nhanh; ổ cắm<br />
cỏc thanh RAM; Các rãnh cắm cho các thiết bị ngoại vi; Các cổng giao tiếp với thiết bị<br />
ngoại vi.<br />
- Mỗi loại bo thích hợp với một bộ VXL & loại RAM<br />
Bộ xử lý trung tâm -CPU<br />
- Là bộ não của máy tính,có nhiệm vụ thi hành chương trình lưu trong bộ nhớ chính.<br />
- CPU gồm:<br />
- Bộ điều khiển<br />
- Bộ số học và lôgic (ALU)<br />
- Các thanh ghi (Register):là bộ nhớ tốc độ cao ( bộ đếm chương trình, thanh ghi lệnh...)<br />
- Các loại vi xử lý của Intel: - 4004 -8088 (máy PC); 80286 - 80486 (máy XT & AT);<br />
Pentium - PentiumIV (máy Pentium )<br />
Bộ nhớ - Bộ nhớ trong<br />
- Bộ nhớ trong: ROM, RAM, Cache<br />
- Tốc độ truy cập nhanh, gắn chặt trong máy, lưu lại thông tin gần nhất, tắt máy bị mất<br />
DL<br />
- RAM :bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên ,lưu dữ liệu, chương trình, kết quả ( tạm thời )<br />
- ROM : bộ nhớ tĩnh,cài sẵn trong máy,lưu các thông tin của các CT & số liệu cơ bản<br />
cho hoạt động hệ thống MT. Tốc độ truy cập cao, không bị mất khi tắt máy, không biến đổi<br />
được .<br />
- PROM,EPROM,EEPROM :chỉ đọc được ,sản xuất sẵn để cài thêm<br />
- Bộ nhớ mở rộng (cache) : đặt trên bo mẹ để tăng tốc độ xử lý của máy<br />
Bộ nhớ - Bộ nhớ ngoài<br />
- Bộ nhớ ngoài : Lưu trữ lâu dài các dữ liệu, chương trình, Phục vụ cho các mục đích cá<br />
nhân, Có thển gắn vào máy hoặc để ngoài, Có thể sao chép, thay đổi, xóa …<br />
- Các loại: Băng từ, đĩa cứng, đĩa mềm, máy in, máy vẽ CD ROM, USB<br />
Hệ thống vào/ra: Chức năng: Trao đổi dữ liệu giữa vi xử lý và hệ thống bên ngoài.<br />
- Các thành phần:<br />
<br />
Bộ môn Tin học Xây dựng<br />
<br />
4<br />
<br />
Giáo trình Nhập môn Tin học: Phần I – Những khái niệm cơ bản<br />
<br />
GVC: Đào Tăng Kiệm<br />
<br />
+ Các thiết bị ngoại vi.<br />
+ Các bản mạch ghép nối.<br />
Đường truyền :Là các dây dẫn song song khắc trên bảng mạch nối giữa các bộ phận<br />
với nhau trong máy tính. Các loại đường truyền:<br />
Bus vào ra ; Bus bộ xử lý; Bus địa chỉ; Bus bộ nhớ ( nối giữa CPU & RAM ). . .<br />
Cổng là nơi nối máy tính với các thiết bi bên ngoài.Có 2 loại cổng là cổng nối tiếp &<br />
cổng song song ( theo kiểu truyền )<br />
3.4. Nguyên lý làm việc :<br />
- Làm việc theo chương trình<br />
- Thi hành các lệnh<br />
4. Cách biểu diễn số trong máy tính - Các hệ đếm:<br />
4.1 Các hệ cơ số đếm:<br />
Trong một máy tính thường dùng các hệ cơ số 10, 8, 16 và 2.<br />
Hệ cơ số 60 (cổ đại ): phút, giây . . .<br />
Hệ 16 (hexa): từ 0-10, A-F<br />
Hệ 12 (tá ) : tháng, giờ<br />
Hệ 10 (thập phân): cho các ngành khoa học<br />
Hệ 8 (bát phân): dựng 0-7<br />
Hệ 2 (nhị phân ):0 & 1<br />
4.2.Chuyển đổi các hệ :<br />
Để chuyển đổi một số hệ 10 sang hệ bất kỳ có thể theo công thức :<br />
- Hệ 10 : abcd …( n số) - Hệ bất kỳ : hệ x<br />
Công thức chung : a*x n-1 + b* x n-2+ … d*x0<br />
- Ví dụ: Từ hệ 2 -10 : Dùng công thức : a.23 + b.22 + c.21 + d.20<br />
Số 1AD (16) = 1*162 + 10*161 +13*160 = 429 (10)<br />
- Từ hệ 10 sang hệ 2: chia cho 2, lấy các phần dư (0,1) từ dưới lên trên.Ví dụ:<br />
25 2<br />
1 12 2<br />
Hệ 10 :25<br />
0 6 2<br />
Hệ 2 :11001<br />
0 3 2<br />
1 1 2<br />
1 0<br />
4.3 Đơn vị đo thông tin:<br />
- Dùng hai ký tự 0 và 1 để lưu trữ và xử lý các thông tin, được gọi là bit.<br />
- Các đơn vị đo: byte, Kb, Mb, Gb...<br />
Trong đó:<br />
1 Byte (B) = 8bit ;<br />
1 kilo byte (KB) = 1024 byte ;<br />
1Giga byte (GB) = 1024 KB ;<br />
1 Tita byte (TB) = 1024 GB<br />
Bộ môn Tin học Xây dựng<br />
<br />
5<br />
<br />