TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG<br />
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
------------ ------------<br />
<br />
GIÁO TRÌNH<br />
MÔN HỌC: NHẬP<br />
<br />
MÔN TIN HỌC<br />
<br />
PHẦN III – NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL -1<br />
<br />
Giảng viên: ĐÀO TĂNG KIỆM<br />
Bộ môn : TIN HỌC XÂY DỰNG<br />
<br />
Hà nội 2011<br />
----------<br />
<br />
Giáo trình Nhập môn Tin học: Phần III – Ngôn ngữ lập trình Pascal - 1<br />
<br />
GVC: Đào Tăng Kiệm<br />
<br />
PHẦN 3<br />
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL<br />
Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN<br />
I. Ngôn ngữ lập trình Pascal:<br />
1. Giới thiệu chung về ngôn ngữ lập trình:<br />
Từ trước tới nay đã có hàng nghìn ngôn ngữ lập trình khác nhau được thiết kế và sử dụng.<br />
Hàng năm lại có nhiều ngôn ngữ mới ra đời. Các ngôn ngữ được dùng phổ biến có thể kể<br />
đến : Ngôn gữ Ada, Angol, APL, Asembly Basic, C, C++,Cobol, Fortran, Delphi, Java,<br />
Lisp,Pascal,Perl,PHP,Prolog, Python, Ruby …Sự phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự<br />
phát triển của tin học và phần cứng. Mỗi loại ngôn ngữ thích hợp với một lĩnh vực và một<br />
số dạng bài toán nhất định. Ví dụ, trong khối kỹ thuật, các ngôn ngữ được sử dụng nhiều là<br />
Algol, Fortran, C++, Basic, Visual Basic, Java, Pascal …<br />
Các ngôn ngữ lập trình có thể xây dựng dựa trên “ Lập trình tuyến tính”, “ Lập trình có cấu<br />
trúc” : Pascal; “Lập trình hướng đối tượng” : Java, Delphi,Visual Basic; “Lập trình trên nền<br />
Web”: HTML.<br />
2. Các ưu điểm của Pascal và yêu cầu hệ thống:<br />
- Pascal là do Niklaus Wirth phát triển dựa trên Algol năm 1970, nó là ngôn ngữ lập trình có<br />
cấu trúc. Pascal phù hợp với các dạng bài toán kỹ thuật và dễ diễn tả các sơ đồ thuật toán,<br />
phù hợp cho việc giảng dạy trong các trường phổ thông và đại học.<br />
- Với các phiên bản khác nhau của Pascal nó có thể dùng trong các hệ điều hành DOS,<br />
Window cà cũng có một số hệ điều hành dùng Pascal để viết (như Macintosh).<br />
- Pascal là ngôn ngữ lập trình định kiểu và có trình biên dịch mạnh, có thể giải được các bài<br />
toán đệ qui.<br />
- Tuỳ theo từng phiên bản của Pascal mà có thể chạy trên môi trường DOS hoặc Window<br />
3. Khởi động và giao diện Turbo Pascal:<br />
Từ DOS : C:\ > CD TP<br />
<br />
C:\ TP > CD BIN<br />
<br />
<br />
<br />
C:\ TP \ BIN > TURBO <br />
Trên màn hình xuất hiện màn hình soạn thảo của Turbo Pascal. Bạn có thể bắt đầu gõ<br />
chương trình .<br />
Từ WINDOWS có thể bằng nhiều cách :<br />
Chọn và nhấn vào biểu tượng của PASCAL trên màn hình (nếu có)<br />
Bộ môn Tin học Xây dựng<br />
<br />
2<br />
<br />
Giáo trình Nhập môn Tin học: Phần III – Ngôn ngữ lập trình Pascal - 1<br />
<br />
<br />
<br />
GVC: Đào Tăng Kiệm<br />
<br />
Nhấn Start Run Browse mở hộp hội thoại, từ Look in tìm thư mục và tệp chứa<br />
Turbo Pascal ( Turbo.exe ) nhấn OPEN sẽ hiện màn hình Pascal (nền xanh):<br />
<br />
II. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ:<br />
<br />
-<br />
<br />
<br />
<br />
-<br />
<br />
1. Ký hiệu cơ sở của Pascal<br />
Bộ ký tự :<br />
Các chữ : 26 chữ cái từ A-W không phân biệt chữ hoa và chữ thường.<br />
Số từ 0-9<br />
Các dấu : . , ’ ( ) / [, ], *, …và một số ký tự đặc biệt. Không được sử dụng các ký hiệu<br />
toán học và vật lý như Ω, ∆, ∂, ∑ … Trong đó: dấu phẩy (,) dùng để nhăn cách các<br />
thành phần trong danh sách; Dấu chấm (.) ngăn phân nguyên- thập phân; dấu nhát<br />
đơn (’ ..’) giới hạn hằng xâu ký tự; Dấu ngoặc tròn ( ( ..) ) chứa các biểu thức, đối số<br />
của hàm ; dấu bằng (=) phép so sánh; dấu chấm phẩy (;) dùng ngăn cách các câu; dấu<br />
ngoặc vuông ( [ ] ) giới hạn chỉ số của mảng.<br />
Dấu của phép tình số học : + - / * Div Mod<br />
Dấu của phép tình so sánh: > ,= ,