Giáo trình Nuôi kỳ đà sinh sản - MĐ04: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè
lượt xem 24
download
Giáo trình Nuôi kỳ đà sinh sản có 06 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao gồm chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng trị bệnh. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nuôi kỳ đà sinh sản - MĐ04: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI KỲ ĐÀ SINH SẢN MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ: NUÔI RẮN, KỲ ĐÀ, TẮC KÈ Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi ở nước ta theo hướng công nghiệp đa sản phẩm, Trường Cao Đẳng Nông nghiệp Nam Bộ được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo nghề “Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè”, trình độ sơ cấp. Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề được tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau, nhằm hướng tới hình thành những năng lực thực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học. Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng đào tạo là lao động nông thôn, người có trình độ học vấn thấp hoặc không đủ điều kiện về thời gian để học tập dài hạn các bậc đào tạo cao hơn. Chương trình diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên. Tài liệu này được viết theo từng mô đun của chương trình đào tạo sơ cấp nghề, được dùng làm giáo trình cho các học viên nhưng đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, người sử dụng lao động... Giáo trình nuôi kỳ đà sinh sản có 06 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao gồm chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng trị bệnh. Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới; vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Th.S Phạm Chúc Trinh Bạch 2. Th.S Nguyễn Văn Dương 3. BSTY. Nguyễn Hạ Mai 4. Ths. Phan Văn Đầy 5. Ths. Nguyễn Tiến Huyền
- 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................... 2 MỤC LỤC ................................................................................................................. 3 Bài 1: Chuẩn bị chuồng trại .................................................................................... 7 A. Nội dung ............................................................................................................ 7 1. Chuẩn bị địa điểm xây dựng: ............................................................................. 7 2. Xác định diện tích............................................................................................... 8 3. Xác định kiểu chuồng ......................................................................................... 9 3.1. Chuồng ghép đôi giao phối ............................................................................. 9 3.2. Chuồng đẻ...................................................................................................... 10 4. Xây dựng chuồng ............................................................................................. 10 4.1. Chuồng kỳ đà giao phối ................................................................................ 10 4.2. Chuồng kỳ đà đẻ trứng .................................................................................. 12 5. Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi ............................................................................. 13 6. Chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi ..................................................................... 14 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................... 15 C. Ghi nhớ ............................................................................................................ 17 Bài 2: Chuẩn bị thức ăn ......................................................................................... 18 A. Nội dung: ......................................................................................................... 18 1. Xác định nguồn thức ăn.................................................................................... 18 2. Chuẩn bị thức ăn ............................................................................................... 19 3. Chế biến thức ăn ............................................................................................... 20 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................... 21 C. Ghi nhớ ............................................................................................................ 22 Bài 3: Chuẩn bị con giống ...................................................................................... 23 A. Nội dung: ......................................................................................................... 23 1. Nhận biết đặc điểm các giống .......................................................................... 23 1.1. Đặc điểm nhận dạng kỳ đà hoa: .................................................................... 23 1.2. Đặc điểm nhận dạng kỳ đà vân: .................................................................... 24 2. Xác định tiêu chuẩn chọn giống ....................................................................... 26 3. Chọn giống ....................................................................................................... 26 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................... 27 C. Ghi nhớ ............................................................................................................ 29 Bài 4: Nuôi dưỡng, chăm sóc ................................................................................. 30 A. Nội dung .......................................................................................................... 30 1. Kiểm tra sức khỏe hàng ngày ........................................................................... 30
- 4 2. Kiểm tra khối lượng cá thể ............................................................................... 30 3. Thực hiện vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi ..................................... 33 4. Thực hiện vệ sinh dụng cụ chăn nuôi............................................................... 34 5. Xác định khẩu phần ăn cho kỳ đà .................................................................... 34 6. Cho kỳ đà ăn, uống........................................................................................... 35 7. Ghi sổ sách theo dõi ......................................................................................... 37 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................... 37 C. Ghi nhớ ............................................................................................................ 39 Bài 5: Kiểm tra ấp nở ............................................................................................. 40 A. Nội dung .......................................................................................................... 40 1. Kiểm tra cơ học ................................................................................................ 40 2. Kiểm tra sinh học trứng ấp ............................................................................... 42 3. Kiểm tra nhiệt độ, ẩm độ ổ ấp .......................................................................... 43 4. Kiểm tra độ an toàn ấp nở trứng ...................................................................... 43 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................... 45 C. Ghi nhớ ............................................................................................................ 47 Bài 6: Phòng và trị bệnh ........................................................................................ 48 A. Nội dung .......................................................................................................... 48 1. Phòng và trị bệnh dinh dưỡng .......................................................................... 48 1.1. Bệnh thiếu vitamin A .................................................................................... 48 1.2. Bệnh thiếu vitamin B1 .................................................................................. 48 1.3. Bệnh thiếu Canxi và Phospho ....................................................................... 49 1.4. Bệnh táo bón.................................................................................................. 49 2. Phòng và trị bệnh do vi sinh vật ....................................................................... 51 2.1. Rộp da, phồng da do nhiễm khuẩn ................................................................ 51 2.2. Tổn thương đầu mũi . .................................................................................... 51 2.3. Bệnh thối miệng ............................................................................................ 52 2.4. Hoại tử (khô) đuôi hoặc ngón chân ............................................................... 52 2.5. Bệnh xuất huyết, sình hơi, truỵ tim ............................................................... 53 2.6. Bệnh gan thận mủ .......................................................................................... 54 3. Bệnh ký sinh trùng và nấm............................................................................... 55 3.1. Bệnh ký sinh trùng đường ruột ..................................................................... 55 3.2. Bệnh ký sinh trùng ngoài da.......................................................................... 56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................... 57 C. Ghi nhớ ............................................................................................................ 59 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN (MÔN HỌC) ....................................... 60 I. Vị trí, tính chất của mô đun: ............................................................................. 60 II. Mục tiêu: .......................................................................................................... 61 III. Nội dung chính của mô đun: .......................................................................... 61 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành ......................................................... 62 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................... 71
- 5 VI. Tài liệu cần tham khảo ................................................................................... 73 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM ....................................................................... 75 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ........................................................ 75
- 6 MÔ ĐUN: NUÔI KỲ ĐÀ SINH SẢN Mã mô đun: 04 Giới thiệu mô đun Mô đun ”Nuôi kỳ đà sinh sản” là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè. Học xong mô đun này người học có khả năng thực hiện được các công việc về: chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng trị bệnh. Mô đun được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi công việc gồm nhiều bước công việc liên quan mật thiết với nhau và được bố trí thành một bài học. Quỹ thời gian để giảng dạy mô đun được thiết kế 64 giờ, trong đó lý thuyết 12 giờ, thực hành 44 giờ, kiểm tra 8 giờ. Phần lý thuyết của mô đun gồm 6 bài, phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng trị bệnh .
- 7 Bài 1: Chuẩn bị chuồng trại Mục tiêu - Trình bày được nội dung cơ bản về chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi kỳ đà sinh sản. - Chuẩn bị được chuồng trại, dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi đúng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng. A. Nội dung 1. Chuẩn bị địa điểm xây dựng: Chọn vị trí phù hợp nơi có nước để tắm, rộng, trong không gian có tàng cây che phủ cho mát mẻ vì trong đời sống hoang dã bên ngoài, thường bắt gặp kỳ đà ban ngày thì rúc mình trong hang hốc, khi kiếm ăn thì len lỏi dọc theo các bụi bờ ven sông, ven suối. Vì vậy nền đất làm chuồng nuôi kỳ đà tốt nhất là nuôi dưới các tàng cây cổ thụ tỏa bóng mát suốt ngày. Đất phải cao ráo để dễ thoát hết nước dội chuồng và tắm cho vật Hình 4.1.1. Chuồng nuôi kỳ đà nuôi. dưới bóng cây Trong trường hợp không có sẵn cây bóng mát ta nên trồng cây xung quanh khu vực chuồng nuôi vừa tạo cảnh quan vừa có bóng mát cho kỳ đà ẩn nấp, nhất là trong mùa nắng hạn. Hình 4.1.2. Trồng cây lấy bóng mát ở chuồng nuôi kỳ đà
- 8 Do thức ăn của kỳ đà có nguồn gốc động vật, trong đó có thức ăn thối là thức ăn chúng thích nên chuồng nuôi cần phải tẩy rửa thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra cần lưu ý chọn nơi có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý như rọi đèn điện, xây hang bằng bê tông để đảm bảo nhiệt độ sống thích hợp cho chúng. Chọn nơi có mái che hoặc tận dụng các sân trống để nuôi, chỗ đặt chuồng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, chống gió lạnh thổi vào. Chọn nơi gần nguồn cung cấp thức ăn cho kỳ đà. 2. Xác định diện tích Kỳ đà là loài bò sát, thân mình giống như con thằn lằn hay cá sấu, thân dài từ 2m đến gần 3m (kể cả đuôi), vì vậy chuồng nuôi kỳ đà phải rộng rãi tối thiểu 2m2/con để dễ xoay trở. Nếu nuôi kỳ đà sinh sản, diện tích này cần phải nới rộng thêm. Trong điều kiện nuôi nhốt, để tận dụng diện tích khi nuôi kỳ đà ta bố trí 2 1m /1-2 con. Kích thước chuồng: dài 3m, rộng 2m, cao tối thiểu 1,2m, bên trong chuồng tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài. Trung bình với kích thước chuồng như vậy có thể nuôi 5-10 con. Khi nuôi kỳ đà sinh sản chuồng trại cũng như nuôi kỳ đà thịt nhưng cần phải có thêm 2 loại chuồng đó là: Chuồng ghép đôi giao phối và chuồng đẻ trứng. Chuồng ghép đôi giao phối: khi ghép đôi giao phối trung bình 1 con đực/2 con cái. Với kích thước chuồng (dài x rộng) là 1m x 1m có thể nhốt 2 con đực và 4 con cái. Chuồng kỳ đà đẻ trứng: kích thước 2m x 2m (dài x rộng). Trung bình 1 m2/nhốt 6 con. Tuy nhiên do kỳ đà đẻ trứng không đồng nhất và khi đẻ kỳ đà đẻ 1 lượt vì vậy sau khi kỳ đà mẹ đẻ xong di chuyển sang chuồng khác. Hình 4.1.3. Chuồng kỳ đà đẻ trứng.
- 9 3. Xác định kiểu chuồng 3.1. Kiểu chuồng ghép đôi giao phối Xây dựng kiên cố giống như chuồng nuôi kỳ đà thịt. - Có thể xây thành từng ngăn với kích thước 3m x 2m x 1,2m (dài x chiều rộng x chiều cao) để nhốt 5-10 con/ngăn, bên trong 4 vách tô láng, ở các góc chuồng xây tránh tạo độ nhám để kỳ đà trèo ra ngoài. Trong chuồng nền có độ dốc thoát nước, có máng để kỳ đà tắm và uống nước, có khoảng sân chiếm 1/3 diện tích không có mái che để nhận ánh sáng mặt trời. Hình 4.1.4. Chuồng nuôi kỳ đà Hình 4.1.5. Góc chuồng nuôi kỳ đà theo kiểu nuôi tập trung theo kiểu nuôi tập trung - - Nếu người nuôi có điều kiện nên xây kiên cố 1m x 1m x 1,2m (chiều dài x chiều rộng x chiều cao), mặt trên xây kín ½ diện tích và chừa 1/2 diện tích còn lại căng lưới lỗ nhỏ giúp kỳ đà tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Mật độ nhốt khoảng 6 con/1m2 (2 con đực và 4 con cái). Hình 4.1.6. Chuồng nuôi kỳ đà với lưới sắt lỗ nhỏ ở mặt trên.
- 10 3.2. Kiểu chuồng đẻ Kỳ đà sinh sản có đặc tính ăn trứng sau khi đẻ vì vậy làm chuồng sàn để trứng đẻ ra không bị kỳ đà bố mẹ và kỳ đà khác trong chuồng ăn.. Hình 4.1.7. Mặt trên chuồng Hình 4.1.8. Bên trong chuồng kỳ đà đẻ trứng kỳ đà đẻ trứng Khi kiểm tra và xác định kỳ đà mẹ mang thai cần chuyển kỳ đà mẹ sang chuồng đẻ trứng. Chuồng đẻ trứng thiết kế dạng chuồng sàn, bên dưới nền đổ cát dày 0,2m; phía trên là sàn có kích thước lỗ sàn khoảng 3 x 10cm để trứng kỳ đà đẻ và lọt xuống nền cát, sàn cách nóc chuồng khoảng 30cm. Phía trên rào kín bằng lưới B40. 4. Xây dựng chuồng 4.1. Chuồng kỳ đà giao phối Chuồng kỳ đà giao phối được xây kiên cố và chắc chắn. Chiều dài và chiều rộng của chuồng là 1m. Phía mặt trên căng 50% diện tích là lưới lỗ nhỏ để giúp kỳ đà có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, kỳ đà là loài có máu lạnh nên chúng cần được sưởi ấm thường xuyên khoảng 2-3 tiếng mỗi ngày. 4.1.9. Tấm lưới phủ mặt trên chuồng.
- 11 Hình 4.1.10. Cửa chuồng kỳ đà giao phối. Bên trong có thể xây thêm tấm bê tông để tạo nơi trú ẩn cho chúng. Hình 4.1.11. Tấm bê tông làm nơi trú Hình 4.1.12. Tấm bê tông che nắng. ẩn. Chuồng với kích thước như vậy nuôi 2 con đực với 4 con cái. Nhiệt độ thích hợp nhất khoảng 34-35oC. Khí hậu miền Nam nhiệt độ luôn ổn định, miền Bắc có mùa đông khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 rơi vào thời điểm kỳ đà sinh sản, kỳ đà vẫn có thể phát triển bình thường nhưng khu vực chuồng cần che chắn cẩn thận để tránh rét, mùa sinh sản của kỳ đà ở miền Bắc trễ hơn ở miền Nam khoảng 2 tháng. Hình 4.1.13. Hai con kỳ đà đực, cái trong chuồng giao phối.
- 12 4.2. Chuồng kỳ đà đẻ trứng Kỳ đà mang thai, đến kỳ đẻ trứng cần chuyển trứng sang chuồng đẻ trứng có thiết kế riêng có ưu điểm là bảo vệ trứng kỳ đà khi đẻ không bị ăn mất, đồng thời trứng kỳ đà không bị dính vào nhau thành một khối khi đẻ. Kích thước chuồng là 2mx2m, là 4m2. Hình 4.1.14. Kích thước chuồng đẻ trứng Chuồng đẻ đơn giản nhưng rất hiệu quả, chuồng xây cao 1,5m (ở trên có lưới và mái che để cho kỳ đà không chui ra ngoài). Đáy chuồng cho trải cát dày khoảng 20-30cm để trứng khi rơi vào sẽ không bị dập trứng, từ mặt cát lên khoảng 30cm lót một tấm sàn (có kích thước lỗ ngang 3cm, dài 10cm) để cho kỳ đà nằm trên đó, khi kỳ đà đẻ thì trứng rơi xuống cát, trứng sẽ được thu nhặt. Như vậy hạn chế kỳ đà ăn trứng. Trong tự nhiên do môi trường rộng nên kỳ đà ít khi gặp trứng, những con kỳ đà khác tìm thấy trứng thì khó. Còn nuôi trong chuồng nền bình thường thì khi vừa đẻ ra thì bị những con khác ăn mất. Hình 4.1.15. Đáy chuồng kỳ đà Hình 4.1.16. Mặt trên chuồng đẻ trứng. phủ lưới B40. .
- 13 Mật độ nhốt 6 con/1m2, vì vậy chuồng này có thể thả tối đa 24 con. Sau khi đẻ xong thì bắt kỳ đà đó ra Chuồng nên quay về hướng Đông để có ánh nắng buổi sáng chiếu vào. Cửa chuồng thiết kế nằm phía trên sao cho có thể bắt kỳ đà ra và thả vào chuồng dễ dàng. Hoặc có thể làm chuồng xây cao 1,5m (ở trên có lưới và mái che để cho kỳ đà không chui ra ngoài), chiều rộng 1m, dài 2m. Đáy chuồng đổ cát dày khoảng 20- 30cm, sàn chuồng dùng lưới B40, hoặc lưới mắt cáo vuông 4cm, cách mặt đất 30cm. Khi kỳ đà đẻ, trứng sẽ rơi xuống cát, trứng không bị dập vỡ và kỳ đà không ăn trứng được. 5. Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi Trong chuồng nuôi kỳ đà ngoài việc phải đủ máng ăn, máng uống (có thể xây cố định vào một góc nào đó trong chuồng mà tiện lợi việc cho ăn, cho uống và vệ sinh), có thể làm hang nhân tạo cho chúng vào ngủ, nghỉ ban ngày. Ngoài thiên nhiên, các bọng cây mà kỳ đà chiếm làm hang ổ thường có dạng dựng đứng. Còn những hang chúng đào dưới đất cũng có độ dốc nghiêng. Tuy nhiên với hang nhân tạo cho chúng ở không cần đặt ngầm sâu vào lòng đất mà cứ đặt nằm ngang trên mặt nền chuồng là được. Hang giả là những ống phi 0,1m đến 0,3m và có chiều dài khoảng 2,5m hoặc hơn (gần bằng với chiều dài của chuồng). Số lượng hang giả nhiều hay ít ra sao còn tùy thuộc vào số lượng vật nuôi trong chuồng. Có thể dùng ống nhựa loại lớn vì kỳ đà không có thói quen gậm nhấm. Hình 4.1.17. Xây hang nhân Hình 4.1.18. Hang nhân tạo nhiều tạo cho kỳ đà trú ẩn. ngăn.
- 14 Hình 4.1.19. Hang nhân tạo bằng Hình 4.1.20. Bố trí hang nhân tạo ống cống. cho kỳ đà trú ẩn. 6. Chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi Khi nuôi kỳ đà sinh sản không đòi hỏi nhiều trang thiết bị mắc tiền, tuy nhiên khi nuôi với số lượng lớn cần chuẩn bị mốt số trang thiết bị như sau: -Máy bơm áp lực để tắm kỳ đà và sát trùng chuồng trại. -Tủ đông để trữ thức ăn cho kỳ đà - Ngoài ra cần trang bị những vật dụng rẻ tiền khác như: vợt lưới để khống chế kỳ đà, khay nhựa, giỏ nhựa, vỉ để tạo môi trường ấp trứng, nhiệt kế, ẩm kế,... Hình 4.1.21. Vợt lưới khống Hình 4.1.22. Khay và giỏ nhựa chế kỳ đà. ấp trứng.
- 15 Hình 4.1.23. Túi lưới khống chế kỳ đà. Hình 4.1.24. Sắp xếp khay vận chuyển kỳ đà thịt B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: 1.1. Trình bày những vấn đề cần lưu ý khi chọn địa điểm xây dựng chuồng nuôi kỳ đà sinh sản? 1.2. Trình bày những yêu cầu tối thiểu khi xây dựng chuồng nuôi kỳ đà sinh sản? 1.3. Trình bày những vật dụng và trang thiết bị cần thiết khi nuôi sinh sản ? 1. 4. Đánh dấu X vào đúng hoặc sai :
- 16 Stt Nội dung Đúng Sai 1.4.1 Nuôi kỳ đà sinh sản cần phải xây dựng thêm kiểu chuồng cho kỳ đà đẻ trứng 1.4.2 Kỳ đà có tập tính ăn trứng sau khi đẻ ? 1.4.3 Sau khi ghép đôi giao phối 1 tháng phải kiểm tra kỳ đà mang thai 1.4.4 Khi kỳ đà mang thai phải chuyển qua chuồng đẻ 1.4.5 Cần soi trứng kiểm tra 24 giờ sau khi đưa vào ấp 2. Bài tập thực hành: Bài TH 1. Nhận xét ưu nhược điểm của một số kiểu chuồng nuôi kỳ đà sinh sản (qua hình ảnh hoặc tham quan tại trang trại chăn nuôi kỳ đà). Học viên chỉ rõ những ưu nhược điểm của từng kiểu chuồng. 2.1. Mục đích - Hướng dẫn học viên xác định một số kiểu chuồng nuôi kỳ đà sinh sản. 2.2. Yêu cầu - Xác định được ưu nhược điểm của một số loại chuồng nuôi kỳ đà sinh sản. - Học viên nắm vững và thành thạo kích thước, mật độ nuôi,...đối với từng kiểu chuồng 2.3. Dụng cụ, vật tư - Chuồng nuôi kỳ đà sinh sản. - Dụng cụ để thực hiện: thước đo, sổ sách ghi chép… - Bảo hộ lao động. 2.4. Hình thức tổ chức Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 3 - 6 người/nhóm. 2.5. Sản phẩm ứng dụng: các loại chuồng thích hợp nuôi kỳ đà sinh sản. 2.6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ Bước 2: Thực hành các thao tác: đo đạc, đếm. Bước 3: Đánh giá.
- 17 C. Ghi nhớ -Chọn địa điểm xây dựng chuồng nuôi kỳ đà sinh sản cần lưu ý: nơi có nguồn nước đầy đủ, không gian rộng, mát, gần nguồn cung thức ăn,… -Xây dựng chuồng nuôi kỳ đà sinh sản cần có 2 loại chuồng: chuồng kỳ đà phối giống và chuồng kỳ đà đẻ trứng. Chuồng phối giống: 6 con/m2, kích thước dài 1m, rộng 1m, cao tối thiểu 1,2m, bên trong chuồng tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài (hoặc rào lưới B40). Chuồng đẻ trứng: là chuồng sàn kích thước dài 2m, rộng 2m, cao tối thiểu 1,2m; nền chuồng đổ cát dày 20cm, trên là sàn kích thước lỗ 3cm x 10cm, cách sàn 20cm rào lưới). Trung bình với kích thước chuồng như vậy có thể nuôi 24 con. Chuồng có khoảng không tiếp xúc ánh sáng mặt trời, nền chuồng có độ dốc đảm bảo nước không ứ đọng. -Trong chuồng phải có máng uống hoặc bể tắm, trang bị thêm vợt, khay và giỏ nhựa để tạo môi trường ấp nở trứng. Nuôi với số lượng lớn phải có máy bơm áplực để phun xịt sát trùng và tắm rữa, tủ đông chứa thức ăn.
- 18 Bài 2: Chuẩn bị thức ăn Mục tiêu - Trình bày được cách nhận biết các loại thức ăn, lựa chọn, tính lượng thức ăn, chế biến, bảo quản thức ăn cho kỳ đà sinh sản. - Chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại, chất lượng thức ăn cho kỳ đà sinh sản theo đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung 1. Xác định nguồn thức ăn Kỳ đà là loài bò sát ăn thịt và ăn tạp, chúng có thể ăn nhiều loại động vật và côn trùng khác nhau, kỳ đà thường thích săn bắt và ăn những con mồi sống, nhưng với con mồi chết kỳ đà cũng ăn được. Thức ăn của kỳ đà là cóc, ếch, nhái, gà, vịt, tôm, cá, cua, chuột, ốc, chim chóc, thịt động vật các loại, hay thịt thứ cấp, có thể dùng phụ phẩm động vật để giảm chi phí (đầu gà, phủ tạng động vật, gà vịt chết, heo con ngộp, da heo,…). Những loài côn trùng cũng là thức ăn của kỳ đà như: sâu bọ, cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, cánh cam, nhện, mối, gián, ong, bướm, hoặc có thể tập cho kỳ đà ăn trứng gia cầm. Hình 4.2.1. Thức ăn của kỳ đà Nuôi kỳ đà từ khi nở đến 3 tháng nên cho kỳ đà ăn nhiều loại thức ăn có giá tri dinh dưỡng cao (thịt gà, dế, thịt bò, gan bò, chuột con…) và phối hợp nhiều loại thức ăn với nhau để kỳ đà phát triển tốt. Sau 3 tháng tuổi chủ nuôi có thể cho kỳ đà ăn thêm phủ tạng, phổi, lòng heo…để giảm chi phí thức ăn. Phải tập cho kỳ đà ăn thịt chín để dễ tìm nguồn thức ăn và dễ bảo quản thức ăn, kỳ đà ít bệnh. Trong tự nhiên, kỳ đà thường leo lên các cây cao để tìm đến các tổ chim để nhấm nháp chim non và trứng chim. Hình 4.2.2. Kỳ đà tìm thức ăn Nó cũng đào bới các bãi sông suối để ngoài tự nhiên tìm ăn trứng rùa, ba ba kể cả trứng của
- 19 đồng loại nó. Nuôi kỳ đà chỉ cần cho ăn những thức ăn rẻ tiền, dễ kiếm. Trong tự nhiên, chính vì ăn uống với thức ăn đa dạng như vậy kỳ đà được coi là thành viên có ích cho con người như: tiêu diệt chuột, côn trùng và sâu bọ phá hoại mùa màng. Khi nuôi kỳ đà không đưa mồi nhiều vào chuồng và phải thường xuyên phân loại vì lý do: - Không kiểm tra được khẩu phần ăn của từng con. - Dư thừa thức ăn gây tốn kém và lãng phí, chán ăn và gây ô nhiễm. - Trưởng thành không đồng đều. - Ảnh hưởng đến chất lượng và giảm số đầu con. - Ngăn ngừa cắn nhau, tránh thất thoát. Phát hiện kịp thời và cách ly bệnh để điều trị. Kỳ đà rất dễ gần nếu như đã quen hơi với người nuôi. Đặc biệt kỳ đà thường hay ăn và uống nước vào chiều tối, nên phải thay nước hàng ngày. Một con kỳ đà trưởng thành uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Vì vậy nước trong máng lúc nào cũng phải đầy đủ để chúng uống tự do. Nước dùng cho kỳ đà uống là thứ nước sạch ta dùng như nước máy, nước mưa, nước giếng. Mỗi ngày ta nên thay nước mới và trước đó cần phải cọ rửa máng cho sạch sẽ. Lưu ý: Trước khi vào chuồng nuôi phải mang đủ các thiết bị phòng hộ như: kính, găng tay, ủng cao su và nhất là không uống rượu, tránh bị lạ hơi gây sự phản ứng. 2. Chuẩn bị thức ăn Tính toán lượng thức ăn cần thiết cho cả đàn. Lượng thức ăn cần cho một kỳ đà sinh sản bằng 3-5% trong lượng cơ thể, 3 ngày cho ăn một lần. Nếu nuôi kỳ đà với số lượng nhiều, để chủ động nguồn thức ăn cho kỳ đà, người nuôi cần liên hệ thu mua các sản phẩm như: - Cá vụn, cá dư ở các chợ (đón mua vào giờ tan chợ) về trữ ở tủ đông. - Trứng gà vịt bị ấp sát, hay gia cầm con dị tật, yếu sức,… - Nội tạng gia súc, gia cầm phế phẩm (vốn là thứ kỳ đà thích ăn) về rữa sạch trữ đông hoặc luộc chín và trữ đông. - Nuôi dế (đẻ quanh năm) - Nuôi chim cút (lấy trứng và thịt) - Nuôi ếch, nhái - Nuôi cá đồng như cá lóc, cá rô,…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình nuôi trồng hải sản - Chương 7: Sinh học và kỹ thuật nuôi cá mú
16 p | 191 | 60
-
Giáo trình Nuôi tắc kè thương phẩm - MĐ05: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè
64 p | 196 | 57
-
Quy trình nuôi cá tra an toàn sinh học
4 p | 229 | 50
-
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm part 1
7 p | 291 | 48
-
Giáo trình Nuôi tắc kè sinh sản - MĐ06: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè
58 p | 185 | 43
-
Giáo trình nuôi trồng hải sản - Chương 9: Sinh Học và Kỹ Thuật Nuôi Cá Ngựa
24 p | 145 | 37
-
Bệnh ký sinh trùng của động vật thủy sản
0 p | 223 | 34
-
Giáo trình Nuôi kỳ đà thịt - MĐ03: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè
75 p | 152 | 34
-
Giáo trình Bán sản phẩm - MĐ07: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè
51 p | 102 | 20
-
Giáo trình Sản xuất giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật - Nghề: Bảo vệ thực vật (Cao đẳng) - CĐ Nghề Đà Lạt
92 p | 75 | 18
-
Giáo trình Nuôi rắn sinh sản - MĐ02: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè
97 p | 101 | 16
-
Giáo trình Nuôi rắn thịt - MĐ01: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè
99 p | 102 | 16
-
Giáo trình mô đun Chăn nuôi động vật hoang dã (Nghề: Thú y - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
126 p | 50 | 15
-
Giáo trình Chăn nuôi động vật hoang dã (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
86 p | 24 | 12
-
Giáo trình Bệnh động vật thủy sản: Phần 1
146 p | 18 | 8
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
29 p | 18 | 7
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp - khóa luận (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
29 p | 26 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn