Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế (Ngành: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
lượt xem 5
download
Giáo trình "Phân tích hoạt động kinh tế (Ngành: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp; phân tích kết quả sản xuất của doanh nghiệp Chương 3: Phân tích các yếu tố sản xuất; phân tích tình hình giá thành sản phẩm;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế (Ngành: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
- BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH/NGHỀ: QUẢN TRỊ KINH DOANH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ- ngày…….tháng….năm ......... của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà nội, năm GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGÀNH/NGHỀ: QUẢN TRỊ KINH DOANH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 389ĐT/QĐ-CDDXD1 ngày 30 tháng 09 năm 2021 của Hiệu trưởng Trưởng Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà nội, năm 2021 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Cuốn sách này được giới thiệu tới bạn đọc như là giáo trình lý thuyết và thực hành đối với ngành quản trị doanh nghiệp nói riêng và ngành quản trị kinh doanh nói chung. Đặc biệt giáo trình đã cố gắng tiếp cận các vấn đề của quản lý chất lượng gắn với các yêu cầu của thị trường và khách hàng. Giáo trình được cấu tạo thành 6 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp Chương 2: Phân tích kết quả sản xuất của doanh nghiệp Chương 3: Phân tích các yếu tố sản xuất Chương 4: Phân tích tình hình giá thành sản phẩm Chương 5: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận Chương 6: Phân tích tình hình tài chính Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã cân nhắc và lựa chọn các nội dung phù hợp nhất với mục tiêu đào tạo để đảm bảo tính khoa học, tính hiện đại của giáo trình, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc và các thầy, cô giáo. Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc! Hà Nội, ngày tháng năm Người biên soạn 3
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1 .......................................... 8 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP ................................ 8 1.1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ..................................... 8 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh tế ................. 8 1.1.1.1. Khái niệm về phân tích ........................ 8 1.1.1.2. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh tế ............ 8 1.1.1.3. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh ......... 8 1.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế ............... 8 1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế .............. 10 1.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ....... 10 1.2.1. Phương pháp so sánh số liệu phân tích ................ 11 1.2.2. Phương pháp phân tích nhân tố ..................... 15 1.2.2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn ................. 15 1.2.2.1.1. Khái niệm: .............................. 15 1.2.2.1.2. Đặc điểm: ............................... 15 1.2.2.1.3. Trình tự phân tích: ......................... 15 1.2.2.1.4. Ưu, nhược điểm của phương pháp ............... 17 1.2.2.2. Phương pháp tính số chênh lệch ................. 18 1.2.2.2.1. Khái niệm: .............................. 18 1.2.2.2.2. Đặc điểm: ............................... 18 1.2.2.2.3. Trình tự phân tích .......................... 19 1.2.3. Phương pháp cân đối ............................ 20 1.2.3.1. Khái niệm:................................ 20 1.2.3.2. Trình tự phân tích ........................... 20 CHƯƠNG 2 ......................................... 23 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP ....... 23 2.1. Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH ................. 23 2.1.1. Ý nghĩa: .................................... 23 2.1.1.1. Đối với kinh tế doanh nghiệp.................... 23 2.1.1.2. Đối với kinh tế quốc dân ...................... 23 2.1.2. Nhiệm vụ phân tích ............................. 23 2.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH ........................... 23 2.2.1. Phân tích kết quả sản xuất về số lượng (LƯỢNG) ......... 23 2.2.1.1. Phân tích kết quả sản xuất về khối lượng ............ 23 2.2.1.2. Phân tích kết quả sản xuất mặt hàng chủ yếu ......... 28 4
- 2.2.1.3. Phân tích tính đồng bộ của sản xuất ............... 31 2.2.2. Phân tích kết quả sản xuất về chất lượng ............... 33 2.2.2.1. Đối với sản phẩm không được phân chia thứ hạng chất lượng: (Phân tích tình hình sai hỏng trong sản xuất) .............. 34 2.2.2.2. Đối với sản phẩm được phân chia thứ hạng chất lượng .. 39 CHƯƠNG 3 ......................................... 45 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT ..................... 45 3.1. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ LAO ĐỘNG TỚI SẢN XUẤT: ........................................... 45 3.1.1. Phân tích tình hình lao động về mặt số lượng ............ 46 3.1.1.1. Đối với lao động trực tiếp ...................... 46 3.1.1.2. Đối với lao động gián tiếp ..................... 48 3.1.2. Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặt thời gian ...... 49 3.1.3. Phân tích tình hình năng suất lao động. ................ 54 3.1.3.1. Khái niệm về NSLĐ: ......................... 54 3.1.3.2. Các chỉ tiêu về NSLĐ......................... 55 3.1.3.3. Phương pháp phân tích: ....................... 56 3.1.4. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về yếu tố lao động tới kết quả sản xuất của doanh nghiệp ................. 56 3.2. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ NGUYÊN VẬT LIỆU (NVL) TỚI SẢN XUẤT ............................... 59 3.2.1. Phân tích tình hình cung ứng (cung cấp) NVL ở doanh nghiệp . 59 3.2.1.1. Phân tích cung ứng vật tư theo số lượng ............ 59 3.2.1.2. Phân tích cung ứng NVL theo chủng loại (nguyên vật liệu chủ yếu).......................................... 61 3.2.1.3. Phân tích cung ứng vật tư về mặt đồng bộ ........... 62 3.2.1.4. Phân tích cung ứng vật liệu về mặt chất lượng ........ 63 3.2.1.5. Phân tích tính chất kịp thời của việc cung ứng NVL ..... 64 3.2.2. Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất ..... 65 3.2.2.1. Vai trò dự trữ NVL cho sản xuất ................. 65 3.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình dự trữ NVL cho sản xuất ............................................ 66 3.2.2.3. Phân loại dự trữ NVL ........................ 66 3.2.2.4. Phương pháp phân tích: ....................... 67 3.2.3. Phân tích tình hình sử dụng NVL .................... 67 3.2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng khối lượng NVL vào sản xuất sản phẩm ......................................... 67 3.2.3.2. Phân tích mức tiêu dùng NVL cho sản xuất đơn vị sản phẩm69 3.2.3.3. Phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí NVL cho sản xuất sản phẩm ................................... 73 5
- 3.2.4. Phân tích mối liên hệ giữa tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng NVL đến kết quả sản xuất kinh doanh. .................... 75 3.3. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ MÁY MÓC, THIẾT BỊ (MM-TB) TỚI SẢN XUẤT ............................. 78 3.3.1. Phân tích tình hình sử dụng MM-TB về SỐ LƯỢNG ....... 78 3.3.2. Phân tích tình hình sử dụng MMTB về THỜI GIAN ....... 81 3.3.3. Phân tích tình hình sử dụng MMTB về NĂNG SUẤT (CÔNG SUẤT) ......................................... 82 3.3.4. Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng MMTB tới kết quả sản xuất của doanh nghiệp .................................. 82 3.3.4.1. Phương trình kinh tế ......................... 82 3.3.4.2. Phương pháp phân tích ....................... 82 CHƯƠNG 4 ......................................... 85 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ............. 85 4.1. Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH ....... 85 4.1.1. Ý nghĩa ..................................... 85 4.1.2. Nhiệm vụ ................................... 85 4.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH ........................... 86 4.2.1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm (Phân tích chung tình hình thực hiện giá thành sản phẩm). ............... 86 4.2.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được. .......................................... 87 4.2.2.1. Đánh giá chung ............................ 88 4.2.2.2. Phân tích nhân tố ảnh hưởng ................... 90 4.2.3. Phân tích chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng sản lượng hàng hóa. . 97 4.2.4. Phân tích các khoản mục giá thành. .................. 97 4.2.4.1. Phân tích khoản mục chi phí NVL trực tiếp: .......... 97 4.2.4.2. Phân tích chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất 100 4.2.4.3. Phân tích chi phí sản xuất chung ................ 103 4.2.4.4. Phân tích chi phí QLDN, chi phí bán hàng .......... 103 CHƯƠNG 5 ........................................ 104 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUÂN .......... 104 5.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM .......................................... 104 5.1.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ ............................. 104 5.1.1.1. Ý nghĩa ................................. 104 5.1.1.2. Nhiệm vụ ................................ 104 5.1.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ chung ..... 104 5.1.2.1. Chỉ tiêu phân tích .......................... 104 5.1.2.2. Phương pháp phân tích ...................... 105 6
- 5.1.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu108 5.1.3.1. Chỉ tiêu phân tích .......................... 108 5.1.3.2. Phương pháp phân tích ...................... 108 5.1.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 108 5.2. PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN TỪ TIÊU THỤ SẢN PHẨM ............................................... 109 5.2.1. Khái niệm và ý nghĩa........................... 109 5.2.1.1. Khái niệm:............................... 109 5.2.1.2. Ý nghĩa: ................................ 109 5.2.2. Đánh giá chung .............................. 110 5.2.2.1. Chỉ tiêu phân tích .......................... 110 5.2.2.2. Phương pháp phân tích ...................... 110 5.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ................... 112 5.2.3.1. Phương trình kinh tế ........................ 113 5.2.3.2. Phương pháp phân tích ...................... 113 CHƯƠNG 6 ........................................ 119 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ...................... 119 6.1. Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ............................................... 119 6.1.1. Ý nghĩa.................................... 119 6.1.2. Nhiệm vụ .................................. 120 6.2. TÀI LIỆU PHÂN TÍCH............................ 120 6.2.1. Bảng cân đối kế toán ........................... 120 6.2.1.1. Khái niệm:............................... 120 6.2.1.2. Kết cấu ................................. 120 6.2.1.3. Mục đích ................................ 124 6.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh ...................... 125 6.2.2.1. Khái niệm ............................... 125 6.2.2.2. Kết cấu ................................. 125 6.2.2.3. Mục đích ................................ 126 6.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ....................... 126 6.2.3.1. Khái niệm:............................... 126 6.2.3.2. Kết cấu ................................. 126 6.2.3.3. Mục đích của việc phân tích ................... 128 7
- CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm về phân tích Phân tích theo nghĩa chung nhất là phương pháp nghiên cứu, là sự phân chia cái chung, cái toàn bộ thành các phần, các bộ phận khác nhau nhằm nghiên cứu sâu sắc các sự vật, hiện tượng, quá trình, nhận biết các mối liên hệ bên trong và sự phụ thuộc trong sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, các quá trình đó. 1.1.1.2. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh tế Hoạt động kinh tế là một trong những hoạt động cơ bản của loài người. Có rất nhiều nhân tố tác động tới hoạt động kinh tế: các yếu tố tự nhiên, khoa học kỹ thuật, văn hoá…do vậy: Phân tích hoạt động kinh tế: là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động của các hiện tượng kinh tế nhằm phục vụ một mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. 1.1.1.3. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, rồi bằng các phương pháp phân tích (liên hệ so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại) nhằm rút ra kết luận, tìm ra tính quy luật, xu hướng vận động, phát triển của sự vật hiện tượng nghiên cứu. 1.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế Đối tượng phân tích họat động sản xuất kinh tế là những hiện tượng kinh tế gắn liền với họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở các số liệu, tài liệu được rút ra từ hệ thống thông tin kinh tế của đơn vị, phân tích hoạt động kinh tế nghiên cứu: Kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể của một ngành hoặc một doanh nghiệp; Các chỉ tiêu kinh tế; Các nhân tố ảnh hưởng. Cụ thể: - Kết quả sản xuất kinh doanh: gồm kết quả của toàn bộ quá trình SXKD cũng như kết quả của từng khâu, từng giai đoạn, từng hoạt động kinh doanh. - Chỉ tiêu kinh tế: là biểu hiện của kết quả SXKD, đó là sự xác định về nội dung và phạm vi của kết quả SXKD. Nội dung chủ yếu của phân tích là các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi nhuận… Có các loại chỉ tiêu kinh tế như: + Chỉ tiêu số lượng: phản ánh quy mô của kết quả hay điều kiện SXKD. Ví dụ: Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, Tổng doanh thu, lao động, vốn, diện tích … 8
- + Chỉ tiêu chất lượng: phản ánh hiệu suất, hiệu quả kinh doanh, hiệu suất, hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất. Ví dụ: Giá thành đơn vị (phản ánh chi phí đầu vào tốt hay không tốt); Năng suất lao động của công nhân (phản ánh hiệu quả làm việc của công nhân); tỷ suất chi phí; doanh lợi… - Các nhân tố ảnh hưởng: là những tác động ảnh hưởng đến kết quả SXKD. Một cách chung nhất, nhân tố là những yếu tố bên trọng của mỗi hiện tượng, quá trình… và mỗi biến động của nó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả biểu hiện trên các chỉ tiêu. Ví dụ: doanh thu bán hàng phụ thuộc vào lượng hàng bán ra, giá cả bán ra và cơ cấu mặt hàng có giá bán ra khác nhau. Đến lượt mình, khối lượng hàng hoá bán ra, giá cả hàng hoá bán ra, kết cấu hàng hoá bán ra lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác nữa. Nhân tố ảnh hưởng cũng được chia làm nhiều loại khác nhau trên các góc độ khác nhau. Nhân tố ảnh hưởng cũng được chia làm nhiều loại: + Theo tính chất của nhân tố: Nhân tố số lượng và nhân tố chất lượng. Nhân tố sốlượng phản ánh quy mô kinh doanh: số lượng lao động, vật tư, hàng hoá sản xuất, tiêu thụ… Ngược lại, nhân tố chất lượng thường phản ánh hiệu suất kinh doanh như: giá thành 1 sản phẩm, tỷ suất chi phí, năng suất lao động… + Theo xu hướng tác động của nhân tố: Nhân tố tích cực và tiêu cực. Nhân tố tích cực là các tác động tốt hay làm tăng độ lớn của hiệu quả kinh doanh. Còn nhân tố tiêu cực là các tác động xấu hay làm giảm quy mô kết quả kinh doanh. Ví dụ: Lợi nhuận = DThu – CPhí Nếu DT -> LN =>nhân tố tích cực DT -> LN =>nhân tố tiêu cực + Theo tính tất yếu của nhân tố: Nhân tố chủ quan và khách quan. Nhân tố khách quan là loại nhân tố thường phát sinh và tác động như một yêu cầu tất yếu, không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động của một doanh nghiệp có thể chịu tác động bởi các nhân tố khách quan như: sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, luật pháp, chế độ chính sách của nhà nước, môi trường kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá, giá cả chi phí, giá cả dịch vụ thay đổi, thuế suất, lãi suất, tiền lương tối thiểu… cũng thay đổi theo. Nhân tố chủ quan là nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu như thế nào tuỳ thuộc vào nỗ lực chủ quan chủ thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Các nhân tố như: trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác các nhân tố khách quan của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến giá thành, mức chi phí, thời gian lao động, lượng hàng hoá, cơ cấu hàng hoá… sản xuất kinh doanh. Ví dụ: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN chịu sự tác động của các nhân tố khách quan như: sự phát triển của lực lượng sản xuất, luật pháp, chế độ chính sách kinh tế của nhà nước ...=> các nhân tố này làm cho giá cả hàng hóa, dịch vụ, thuế suất, lãi suất, tiền lương tối thiểu cũng thay đổi theo. 9
- Như vậy, đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế là các hoạt động sản xuất kinh doanh của một ngành, một doanh nghiệp, nó phải được biểu hiện bằng các chỉ tiêu cụ thể, các chỉ tiêu đó phải có quan hệ tác động qua lại, biểu hiện sự liên quan qua các nhân tố ảnh hưởng. Ví dụ: Nói đến lợi nhuận thì ở đây là lợi nhuận trước thuế hay sau thuế, lợi nhuận đạt được trong 06 tháng hay là cả năm, lợi nhuận tất cả các mặt hoạt động hay chỉ là kết quả của một mặt hàng chính nào đó. Hay khi nói đến các nhân tố tác động, ta có chỉ tiêu sau: Giá trị sản lượng = Tổng số giờ làm việc x Giá trị bình quân một giờ làm việc Đối tuợng phân tích ở đây là chỉ tiêu giá trị sản lượng có hai nhân tố tác động là tổng số giờ và giá trị bình quân một giờ làm việc. Việc thực hiện kế hoạch của đối tượng phân tích sẽ tùy thuộc vào việc thực hiện kế hoạch của hai nhân tố tác động trên. 1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế - Đánh giá chính xác, cụ thể các quá trình và kết quả hoạt động kinh tế đạt được theo mục tiêu phù hợp với nội dung đã đặt ra của từng thời kỳ, phù hợp với các chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính của nhà nước và ngành đã ban hành. - Xác định các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng và tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. - Đề xuất các biện pháp để hạn chế, loại trừ tác động của nhân tố tiêu cực, động viên, phát huy ảnh hưởng của nhân tố tích cực. - Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định. 1.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Phương pháp phân tích là tổng hợp các phương thức, cách thức cần thiết để nghiên cứu đối tượng phân tích, cho phép thực hiện nhịêm vụ phân tích đề ra. Có các phương pháp sau: - Phương pháp so sánh số liệu phân tích, - Phương pháp phân tích nhân tố: Phương pháp phân tích nhân tố thuận; Phương pháp phân tích nhân tố nghịch. - Phương pháp liên hệ cân đối, Phương pháp phân tích nhân tố theo nhân tố thuận và nghịch như sau; + Phương pháp phân tích nhân tố thuận: Phương pháp thay thế liên hoàn, Phương pháp số chênh lệch, + Phương pháp phân tích nhân tố nghịch Phương pháp hồi qui đơn biến, Phương pháp hồi qui đa biến. 10
- 1.2.1. Phương pháp so sánh số liệu phân tích Khái niệm: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu kỳ gốc) So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như: Xác định số gốc để so sánh (tiêu chuẩn so sánh); Xác định điều kiện so sánh và Xác định mục tiêu so sánh. 1.2.1.1. Xác định số gốc để so sánh Trước hết chọn chỉ tiêu của một kỳ làm căn cứ để so sánh, được gọi là kỳ gốc. Tùy theo, mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Nếu: + Kỳ gốc là năm trước: Muốn thấy đuợc xu hướng phát triển của đối tượng phân tích. + Kỳ gốc là năm kế hoạch (hay là định mức): Muốn thấy được việc chấp hành các định mức đã đề ra có đúng theo dự kiến hay không. + Kỳ gốc là chỉ tiêu trung bình của ngành (hay khu vực hoặc quốc tế): Muốn thấy được vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng thị trường của doanh nghiệp. + Kỳ gốc là năm thực hiện: Là chỉ tiêu thực hiện trong kỳ hạch toán hay kỳ báo cáo. Việc xác định số gốc để so sánh phụ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích: - Khi nghiên cứu nhịp độ biến động tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước (năm nay so với năm trước, tháng này so với tháng trước…). - Khi nghiên cứu nhịp điệu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từong khoảng thời gian trong 1 năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước (tháng hoặc quý). - Khi đánh giá mức độ biến động so với các mục tiêu đã dự kiến, trị số thực tế sẽ được so sánh với mục tiêu nêu ra (thường trong kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp). - Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể so sánh số thực tế với mức hợp đồng hoặc tổng nhu cầu… - Ngoài ra, việc so sánh theo thời gian, phân tích kinh tế còn tiến hành so sánh kết quả giữa các đơn vị: so sánh mức đạt được của các đơn vị với một đơn vị được chọn làm gốc để so sánh, đơn vị điển hình trong từng lĩnh vực, từng chỉ tiêu phân tích. Các trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước, kỳ kế hoạch hoặc cùng kỳ năm trước gọi chung là trị số kỳ gốc và thời kỳ chọn làm gốc so sánh gọi chung là kỳ gốc, thời kỳ chọn để phân tích gọi tắt là kỳ phân tích. 1.2.1.2. Điều kiện so sánh (nguyên tắc so sánh): 11
- - Tiêu chuẩn so sánh: + Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh để đánh giá tình hình thực hiện so với mục tiêu dự kiến đã đề ra. + Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua: nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế. + Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. + Chỉ tiêu bình quân của ngành. + Các thông số của thị trường - Điều kiện so sánh + Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. + Phải cùng phương pháp tính toán. + Phải cùng một đơn vị đo lường. + Phải cùng một khoảng thời gian hạch toán Cụ thể: - Khi so sánh các chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp phải thống nhất về nội dung và cơ cấu của các chỉ tiêu. Ví dụ: Khi so sánh chỉ tiêu giá thành công tác xây lắp phải quy về cùng một khối lượng và cơ cấu giá thành. - Khi so sánh các chỉ tiêu số lượng phải thống nhất về mặt chất lượng. Ví dụ: so sánh các chỉ tiêu giá trị phải thống nhất về mặt giá cả, khi so sánh các chỉ tiêu hiện vật phải thống nhất về các quy định về quy cách, phẩm chất. - Khi so sánh các chỉ tiêu chất lượng phải thống nhất về mặt số lượng. Ví dụ: khi so sánh quỹ tiền lương phải tính trên cùng một khối lượng công việc hay cùng một số lượng công nhân, so sánh các chỉ tiêu năng suất lao động phải tính cùng trong một khoảng thời gian như năm, quý, tháng, ngày… - Khi so sánh các chỉ tiêu hiện vật khác nhau phải tính các chỉ tiêu này bằng những đơn vị tính đổi nhất định. Việc lựa chọn đơn vị tính đổi là tuỳ thuộc vào nội dung chỉ tiêu cần so sánh. Đơn vị tính đổi được chọn phải phản ánh được số lượng hoặc chất lượng của chỉ tiêu so sánh và tịên lợi cho việc tính toán. - Khi không so sánh được bằng các chỉ tiêu tuyệt đối thì có thể so sánh bằng các chỉ tiêu tương đối. Khi so sánh mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau ngoài các điều kiện đã nêu cần đảm bảo các điều kiện khách như cùng phương hướng kinh doanh, cùng điều kiện kinh doanh… tương tự như nhau. Tất cả các điều kiện trên, gọi chung là đặc tính “có thể so sánh” hay tính “so sánh được” của các chỉ tiêu phân tích. 1.2.1.3. Mục tiêu so sánh: Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh tế là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối cùng xu hướng biến động với chỉ tiêu phân tích. 12
- - Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa 2 thời kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc hay chung hơn, so sánh giữa số phân tích và số gốc. - Mức biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. Trong nhiều trường hợp, khi so sánh cần kết hợp đồng thời cả mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối. 1.2.1.4. Kỹ thuật so sánh Chọn chỉ tiêu so sánh và chỉ tiêu gốc (M1 là chỉ tiêu so sánh, M0 là chỉ tiêu gốc); M, IM là mức biến động kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc; - So sánh đơn thuần + Số tuyệt đối: M = M 1 − M 0 M1 + Số tương đối: I M = x 100% M0 Nếu M > 0 và IM > 100% => Doanh nghiệp sử dụng kỳ TH vượt KH M < 0 và IM Doanh nghiệp sử dụng kỳ TH không vượt KH - So sánh có liên hệ: Mức biến động là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối: Kỳ thực hiện - (Kỳ gốc x Hệ số điều chỉnh) Mức động tương đối = Kỳ thực hiện / (Kỳ gốc x Hệ số điều chỉnh) Ta có công thức xác định cụ thể cho từng đối tượng: ' M1 + Số tuyệt đối: M = M 1 − M 0 x M '0 M1 + Số tương đối IM = ' x100% M1 M0x ' M0 Nếu M > 0 và IM > 100% => Doanh nghiệp sử dụng lãng phí M < 0 và IM Doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm Ví dụ 1: Có số liệu tài tại bảng phân tích biến động các khoản mục của một doanh nghiệp sau: 13
- Bảng phân tích biến động các khoản mục Chệnh lệch Số Kế hoạch Thực hiện Khoản mục Số tuyệt đối Số tương đối TT (đồng) (đồng) (đồng) (%) 1 Doanh thu 100.000 130.000 +30.000 30 2 Giá vốn hàng bán 80.000 106.00 +26.000 32.5 3 Chi phí hoạt động 12.000 15.720 +3.720 31 4 Lợi nhuận 8.000 8.280 +280 3.5 Yêu cầu: So sánh tình hình thưc hiện so với kế hoạch của các chỉ tiêu: Doanh thu, Giá vốn, Chi phí hoạt động, Lợi nhuận? Bài giải Theo phương pháp so sánh đơn thuần ta có Doanh thu: đat 130%, vượt 30% (30 triệu đồng) Giá vốn hàng bán: đat 132,5%, vượt 32,5 % (26 triệu đồng) Chi phí hoat đong: đạt 131%, vượt 31% (3,720 triệu đồng) Lợi nhuận đạt 03,5%, vượt 3,5% (0,28 triệu đồng) Ví dụ 2: Có tài liệu của một doanh nghiệp sau TT Chỉ tiêu ĐVT KH TH 1 Khối lượng SF Trđ 6.000 6.300 2 Số LĐ sử dụng trong kỳ Người 2.000 2.036 Yêu cầu: Kiểm tra tình hình lao động của DN trong kỳ qua đó đánh giá thực chất việc sử dụng lao động tăng, giảm lao động là biểu hiện của lãng phí Bài giải: + Kiểm tra tình hình lao động • So sánh đơn thuần - So sánh tuyệt đối: M = M1 - M0 = 2036 – 2000 = 36 (người) >0 M1 2036 - So sánh tương đối: iM= x 100 = x 100 = 101,8(%) >100% M0 2000 NX: Do ảnh hưởng của số lao động trong kỳ, thực tế tăng so với kế hoạch + Đánh giá: Ta sẽ phải so sánh xem số lao động sử dụng của kỳ TH so với kỳ KH tác động như thế nào so với tổng khối lượng sản phẩm làm ra. Thì phải dùng 14
- • So sánh có liên hệ (có điều chỉnh) - So sánh tuyệt đối: M '1 6300 M= M1 - M0 ' = 2036- 2000 =2036-2100 = -64 người < 0 M0 6000 - So sánh tương đối: M1 2036 2036 iM= ' x 100 = x 100 = x100 = 96,95% < 100% M1 6300 2100 M0x ' 2000x M0 6000 NX: Việc sử dụng lao động là tiết kiệm (vì số lao động tăng nhưng tăng không cùng với tốc độ tăng khối lượng sản phẩm làm ra) Từ đó có thể tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng và nêu biện pháp khắc phục hay phát huy các thành tích 1.2.2. Phương pháp phân tích nhân tố Phương pháp phân tích nhân tố theo nhân tố thuận và nghịch như sau; + Phương pháp phân tích nhân tố thuận: Phương pháp thay thế liên hoàn, Phương pháp số chênh lệch, + Phương pháp phân tích nhân tố nghịch Phương pháp hồi qui đơn biến, Phương pháp hồi qui đa biến. 1.2.2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn 1.2.2.1.1. Khái niệm: Khái niệm: là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích). Lưu ý: + Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích có quan hệ tích số (hoặc thương số) với chỉ tiêu phân tích. + Là phương pháp thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ kỳ gốc (hoặc kế hoạch) thay thế các nhân tố của kỳ báo cáo (hoặc kỳ thực hiện) để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. 1.2.2.1.2. Đặc điểm: Đây là phương pháp loại trừ vì để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó, phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. 1.2.2.1.3. Trình tự phân tích: Bước 1: Xác định phương trình kinh tế (PTKT) 15
- - Xác định PTKT có mối quan hệ toán học (tích số/thương số) của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng Lưu ý: Trong mỗi loại sắp xếp các nhân tố chủ yếu trước, thứ yếu sau ... Nếu có nhiều nhân tố lượng hoặc nhiều nhân tố chất thì sắp xếp nhân tố chủ yếu trước, nhân tố thứ yếu sau. PTKT: M=axbxc Số kỳ phân tích sẽ là: M1 = a1 x b1 x c1 Số kỳ gốc sẽ là: M0 = a0 x b0 x c0 Trị số trung gian: Ma = a1 x b0 x c0 Mb = a1 x b1 x c0 Mc = a1 x b1 x c1 Bước 2: Xác định đối tượng phân tích: Đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. M = M1 – M0 Bước 3: Tiến hành phân tích: Lần lượt thay thế từng nhân tố theo trình tự đã sắp xếp: nhân tố nào được thay thế thì lấy số liệu của chỉ tiêu thực tế thay vào số liệu của chỉ tiêu gốc (hoặc kế hoạch). Thay thế xong một nhân tố phải tính ra kết quả của nhân tố đó ảnh hưởng bằng cách lấy kết quả thay thế trừ đi kết quả của lần thay thế liền kề trước đó. Phương trình có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần. Số chênh lệch giữa các lần thay thế chính là mức độ ảnh hưởng của nhân tố được thay thế. - Do ảnh hưởng của nhân tố a thay đổi ( Ma) Ma=Ma - M0 = (a1 x b0 x c0) – (a0 x b0 x c0) - Do ảnh hưởng của nhân tố b thay đổi ( Mb) Mb=Mb - Ma = (a1 x b1 x c0) – (a1 x b0 x c0) - Do ảnh hưởng của nhân tố c thay đổi ( Mc ) Mc=Mc - Mb = (a1 x b1 x c1) – (a1 x b1 x c0) Bước 4: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng tổng số chênh lệch của đối tượng phân tích. M = Ma + Mb + Mc = M1 - M0 Ví dụ: Xét 2 chỉ tiêu: Quỹ tiền lương và Giá trị sản xuất. 16
- Quỹ tiền lương = Số CN bq x Tglvbq 1 CN x Tiền lương bq giờ. Giá trị sản xuất = Số CN bq x Tglvbq 1 CN x NSLĐ bq giờ. Cả hai chỉ tiêu này đều được biểu hiện thông qua hai nhân tố giống nhau là Số CN bình quân và Thời gian làm việc bình quân 1 CN => đây là nhân tố số lượng. Nhân tố còn lại là tiền lương bình quân giờ và NSLĐ bình quân giờ là nhân tố chất lượng. 1.2.2.1.4. Ưu, nhược điểm của phương pháp - Ưu điểm: + Là phương pháp đơn giản dễ hiểu dễ tính toán. + Có thể chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, qua đó phản ánh được nội dung bên trong của hiện tượng kinh tế. - Nhược điểm: + Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác không đổi, nhưng trong thực tế có trường hợp các nhân tố đều cùng thay đổi. + Khi sắp xếp trình tự các nhân tố, trong nhiều trường hợp để phân biệt được nhân tố nào là nhân tố số lượng và chất lượng là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố không chính xác Ví dụ 3: Có số liệu về thời gian làm việc của 1 doanh nghiệp trong kỳ như sau: Số chênh lệch (TH so với KH) Thứ tự các chỉ tiêu ĐVT Số KH Số TH Số tuyệt Số tương đối đối Số CN bình quân trong kỳ Người 1.000 900 -100 -10 Số ngày 1 CN làm việc Ngày 250 260 +10 4 trong kỳ Số giờ làm việc bình quân Giờ 8 7.8 -0.2 -2.5 1 CN trong ngày Tổng số giờ làm việc của 1.000 2.000 1.825.2 -174.8 -8.74 CN toàn DN trong kỳ Giờ Yêu cầu: Hãy xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổng số giờ làm việc của CN toàn DN trong kỳ Bải giải: Căn cứ vào số liệu giả định trên, ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn như sau: Bước 1: Phương trình kinh tế: Tổng số giờ làm = Số CN bình x Số ngày làm x Số giờ làm việc 17
- việc trong kỳ của quân trong kỳ việc bình quân bình quân của 1 CN trong DN của 1 CN trong CN trong ngày DN (M) = (a) x (b) x (c) Số thực tế sẽ là: M1 = a1b1c1 = 900 x 260 x 7.8 = 1825.2 (nghìn giờ) Số kế hoạch sẽ là: M0 = a0b0c0 = 1000 x 250 x 8 = 2000 (nghìn giờ) Bước 2: Đối tượng phân tích sẽ là: + M = M1 – M0 = 1825.2 – 2000 = -174.8 (nghìn giờ công) Từ đó tính ảnh hưởng của từng nhân tố liên quan. Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng: - Xác định ảnh hưởng của số công nhân sử dụng bình quân trong kỳ thay đổi: + a = (a1b0c0 - a0b0c0) = (900 x 250 x 8) – (1000 x 250 x 8) = - 200 (nghìn giờ) - Xác định ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân của một công nhân trong kỳ: + b = (a1b1c0 – a1b0c0) = (900 x 260 x 8) – (900 x 250 x 8) = 72 (nghìn giờ) - Xác định ảnh hưởng của số giờ làm việc bình quân của 1 công nhân trong ngày: + c = (a1b1c1 – a1b1c0) = (900 x 260 x 7.8) – (900 x 260 x 8) = -46.8 (nghìn giờ) Bước 4: Tổng hợp: + M = M1 – M0 = a +b + c = -200 + 72 + (-46.8) = -174.8 (nghìn giờ công) Từ đó nhận xét và phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu cần phân tích. 1.2.2.2. Phương pháp tính số chênh lệch 1.2.2.2.1. Khái niệm: Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó với đối tượng phân tích. Đây là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn. Nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên hoàn. Nó khác ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. 1.2.2.2.2. Đặc điểm: Khi xác định nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, thay vì ta tiến hành thay thế số liệu mà sẽ dùng số chênh lệch của từng nhân tố để tính ảnh hưởng của từng nhân tố 18
- 1.2.2.2.3. Trình tự phân tích Về nguyên tắc, trình tự sắp xếp các nhân tố trong phương trình kinh tế cũng giống như khi dùng phương pháp thay thế liên hoàn. Cụ thể như sau: Bước 1: Phương trình kinh tế: PTKT: M=axbxc Số kỳ phân tích sẽ là: M1 = a1 x b1 x c1 Số kỳ gốc sẽ là: M0 = a0 x b0 x c0 Bước 2: Xác định đối tượng phân tích: Đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. M = M1 – M0 Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng: - Xác định ảnh hưởng do nhân tố a thay đổi: + a = (a1- a0) x b0 x c0 - Xác định ảnh hưởng do nhân tố b thay đổi: + b = a1 x (b1 - b0) x c0 - Xác định ảnh hưởng do nhân tố c thay đổi: + c = a1 x b1 x (c1 –c0) Bước 4: Tổng hợp: + M = M1 – M0 = a +b + c 1.2.2.2.4. Ưu, nhược điểm của phương pháp - Ưu điểm: Ngắn gọn, đơn giản hơn phương pháp thay thế liên hoàn. - Nhược điểm: Giống phương pháp thay thế liên hoàn. Ví dụ 4: Với ví dụ trước, áp dụng phương pháp tính số chênh lệch thay số vào ta có: Bước 1: Phương trình kinh tế: Số ngày làm Tổng số giờ làm Số giờ làm việc Số CN bình việc bình quân việc trong kỳ của = x x bình quân của 1 quân trong kỳ của 1 CN trong CN trong DN CN trong ngày DN (M) = (a) x (b) x (c) Số thực tế sẽ là: M1 = a1b1c1 = 900 x 260 x 7.8 = 1825.2 (nghìn giờ) Số kế hoạch sẽ là: M0 = a0b0c0 = 1000 x 250 x 8 = 2000 (nghìn giờ) 19
- Bước 2: Đối tượng phân tích sẽ là: + M = M1 – M0 = 1825.2 – 2000 = -174.8 (nghìn giờ công) Từ đó tính ảnh hưởng của từng nhân tố liên quan. Bước 3: Tiến hành phân tích: + a = (900-1000)x250x8= - 200 (nghìn giờ công) + b = 900x(260-250)x8= 72 (nghìn giờ công) + c = 900x260x(7.8-8)= - 46.8 (nghìn giờ công) - Tổng hợp: + M = M1 – M0 = a +b + c = -174.8 (nghìn giờ công) Từ đó nhận xét và phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu cần phân tích. 1.2.3. Phương pháp cân đối 1.2.3.1. Khái niệm: Trong quá trình hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối, cân đối là sự cân bằng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh doanh ví dụ: giữa tài sản và nguồn vốn, giữa các nguồn thu với nguồn chi, nhu cầu sử dụng với khả năng thanh toán, nguồn sử dụng vật tư với nguồn huy động. Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ “tổng số” người ta dùng phương pháp cân đối. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và trong công tác hạch toán nhằm nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về lượng giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khái niệm: Là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng sẵn có mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc lập. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng. 1.2.3.2. Trình tự phân tích Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ “tổng số” người ta dùng phương pháp cân đối theo phương trình kinh tế sau Bước 1: Phương trình kinh tế: Ví dụ khi phân tích tình hình cung cấp và sử dụng vật liệu có thể tiến hành trên cơ sở phân tích mối liên hệ cân đối được thể hiện qua biểu thức kinh tế sau: Số vật tư Số vật tư sử Số vật tư tồn Số vật tư tồn + nhập kho = dụng trong + kho đầu kỳ kho cuối kỳ trong kỳ kỳ Qua phương trình kinh tế trên có thể thấy rõ là nếu như có sự phá vỡ mối liên hệ cân đối chứng tỏ những sai sót trong việc ghi chép hoặc trong việc tính toán các chỉ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phân tích họat động kinh doanh - Phần II - PGS.TS. Trương Bá Thanh
106 p | 3293 | 1554
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 1 - ThS. Đồng Văn Đạt (chủ biên)
140 p | 364 | 111
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 2 - ThS. Đồng Văn Đạt (chủ biên)
139 p | 237 | 76
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (dùng cho các ngành kế toán, quản trị kinh doanh thương mại trình độ cao đẳng): Phần 1 - ThS. Nguyễn Thị Việt Châu
68 p | 597 | 58
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 2 - PGS.TS. Trương Bá Thanh
60 p | 148 | 32
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (188 trang)
188 p | 114 | 26
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
99 p | 52 | 17
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Văn Dược
117 p | 93 | 14
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - TS. Nguyễn Xuân Quyết
90 p | 86 | 13
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Kinh doanh thương mại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
128 p | 42 | 12
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
69 p | 61 | 11
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Quản trị nhà hàng)
140 p | 71 | 9
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Huỳnh Minh Vũ
75 p | 93 | 8
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
125 p | 34 | 8
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trình độ: Cao đẳng) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
70 p | 40 | 8
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 1 - TS. Dương Xuân Thao
89 p | 18 | 7
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp
85 p | 25 | 5
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 2 - TS. Dương Xuân Thao
67 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn