Giáo trình Pháp luật về các vấn đề xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
lượt xem 5
download
Giáo trình Pháp luật về các vấn đề xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) gồm các nội dung chính như sau: Pháp lệnh ưu đãi với người có công với cách mạng; Pháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Pháp luật bình đẳng giới; Pháp lệnh người cao tuổi; Pháp luật người khuyết tật; Pháp luật về phòng chống các tệ nạn xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Pháp luật về các vấn đề xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: PHÁP LUẬT VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI NGHỀ: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐCĐ ngày / / 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) Kon Tum, tháng 12 năm 2021
- 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................... 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .......................................................................... 6 LỜI GIỚI THIỆU ......................................................................................... 7 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ........................................................................... 8 CHƯƠNG 1. PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CM ............ 9 1. Khái quát chung ..................................................................................... 10 1.1. Khái niệm người có công với cách mạng ......................................... 10 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ............................................................................... 10 2. Một số nội dung cơ bản về Pháp lệnh ưu đãi người có công với CM ...... 11 2.1. Các đối tượng là người có công với cách mạng ............................... 11 2.2. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.............................................................................................. 12 2.3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng ...................................................................................................... 14 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................... 15 THỰC HÀNH ............................................................................................ 15 CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM ...................................................................................................................... 18 1. Các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em ............................................. 18 1.1. Các quyền cơ bản của trẻ em ........................................................... 18 1.2. Bổn phận của trẻ em ........................................................................ 23
- 2 2. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ................... 24 2.1. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt........................................... 24 2.2. Hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt .............................. 25 2.3. Chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ....... 26 3. Các hành vi bị nghiêm cấm và trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em…. .............................................................................................................. 26 3.1. Các hành vi bị nghiêm cấm.............................................................. 26 3.2. Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ........................... 27 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................... 30 THỰC HÀNH ............................................................................................ 31 CHƯƠNG 3. PHÁP LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI……….………………….33 1. Khái quát chung ..................................................................................... 34 1.1. Khái niệm bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới .. 34 1.2. Mục tiêu bình đẳng giới ................................................................... 34 1.3. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới ........................................ 34 2. Các lĩnh vực bình đẳng giới .................................................................... 35 2.1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ............................................ 35 2.2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế .............................................. 35 2.3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động............................................ 35 2.4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo .......................... 36 2.5. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ..................... 36 2.6. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, TDTT ................. 37 2.7. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế ................................................... 37 2.8. Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình ............................................ 37
- 3 3. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới ........................................................................................... 38 3.1. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới............................. 38 3.2. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới ................ 40 4. Các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới ................................................... 40 4.1. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới................................................... 40 4.2. Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ....................................................................................... 41 4.3. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản QPPL .... 41 4.4. Thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới.........................................41 4.5. Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới ............ 42 4.6. Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới ................................. 42 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................... 42 THỰC HÀNH ............................................................................................ 43 CHƯƠNG 4. PHÁP LUẬT NGƯỜI CAO TUỔI ....................................... 46 1. Khái niệm người cao tuổi ....................................................................... 46 2. Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi .................................................... 47 2.1. Quyền của người cao tuổi ................................................................ 47 2.2. Nghĩa vụ của người cao tuổi ............................................................ 47 3. Các hành vi bị nghiêm cấm .................................................................... 47 4. Vai trò của người cao tuổi ...................................................................... 48 5. Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi ..................................................... 49 5.1. Đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội ..................................... 49 5.2. Chính sách bảo trợ xã hội ................................................................ 49
- 4 5.3. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi ........................................................ 50 6. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước về người cao tuổi ............................ 50 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................... 51 THỰC HÀNH ............................................................................................ 51 CHƯƠNG 5. PHÁP LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT……….…………….54 1. Khái niệm người khuyết tật .................................................................... 55 2. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật ................................................. 55 3. Các hành vi bị nghiêm cấm .................................................................... 55 4. Giáo dục và phương thức giáo dục người khuyết tật ............................... 56 4.1. Giáo dục người khuyết tật ................................................................ 56 4.2. Phương thức giáo dục người khuyết tật............................................ 56 5. Bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật .................................................. 57 5.1. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng ....................... 57 5.2. Nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội .................. 57 5.3. Chế độ mai táng phí ......................................................................... 58 5.4. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật ..................................................... 58 5.5. Trách nhiệm của cơ sở chăm sóc người khuyết tật…………….. …..59 6. Chính sách của nhà nước về người khuyết tật ......................................... 59 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................... 60 THỰC HÀNH ............................................................................................ 60 CHƯƠNG 6. PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG CÁC TỆ NẠN XH…..63 1. Pháp lệnh phòng, chống mại dâm ........................................................... 64 1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng ........................................ 64 1.2. Các hành vi bị nghiêm cấm.............................................................. 64
- 5 1.3. Biện pháp phòng, chống mại dâm .................................................... 64 1.4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình trong phòng chống mại dâm ..................................................................................................... 66 2. Luật phòng, chống ma tuý ...................................................................... 68 2.1. Một số khái niệm ............................................................................. 68 2.2. Các hành vi bị nghiêm cấm.............................................................. 69 2.3. Tác hại của ma tuý........................................................................... 70 2.4. Trách nhiệm phòng, chống ma tuý ................................................... 71 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................... 74 THỰC HÀNH ............................................................................................ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 77
- 6 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình “Pháp luật về các vấn đề xã hội” được biên soạn dựa trên Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội trình độ cao đẳng. Mục đích của giáo trình để làm tài liệu giảng dạy chính thức cho giảng viên và làm tài liệu học tập chính thức cho sinh viên. Giáo trình “Pháp luật về các vấn đề xã hội” do chúng tôi biên soạn có tham khảo dựa trên tài liệu về Pháp lệnh, Nghị định, Luật liên quan đến các nội dung cơ bản trong chương trình, giáo trình về các vấn đề xã hội nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 7 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên trong nhà trường, giảng viên bộ môn đã biên soạn Giáo trình Pháp luật về các vấn đề xã hội dựa trên dựa trên một số giáo trình, tài liệu pháp luật về các vấn đề xã hội. Đối tượng mà Giáo trình này hướng đến là sinh viên năm thứ hai, ngành Công tác xã hội của Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum. Như vậy, đây là tập tài liệu lưu hành nội bộ chỉ phục vụ cho việc học tập của sinh viên trong nhà trường. Giáo trình được cấu trúc 6 chương: Chương 1: Pháp lệnh ưu đãi với người có công với cách mạng Chương 2: Pháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Chương 3: Pháp luật bình đẳng giới Chương 4: Pháp lệnh người cao tuổi Chương 5: Pháp luật người khuyết tật Chương 6: Pháp luật về phòng chống các tệ nạn xã hội Giáo trình được trình bày một cách cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu dưới dạng một bài giảng bộ môn nhằm giảm bớt thời gian ghi chép của người học để tập trung vào việc nghiên cứu, trao đổi thảo luận trên lớp. Trong mỗi chương được trình bày theo cấu trúc: giới thiệu những kiến thức cơ bản, mục tiêu, nội dung, câu hỏi ôn tập, thực hành. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi luôn bám sát chương trình môn học đã được nhà trường phê duyệt và cập nhật những kiến thức mới được đưa vào theo nội dung của Giáo trình bộ môn. Vì vậy, hy vọng đây sẽ là tập tài liệu có ích cho việc học tập của sinh viên trong nhà trường. Tuy đã nhiều cố gắng, nhưng vì những hạn chế về mặt thời gian cũng như nhân tố chủ quan của người biên soạn nên chắc chắn tập tài liệu này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô trong nhà trường để Giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. Kon Tum, tháng 12 năm 2021 Tham gia biên soạn Lê Thị Hoan (Chủ biên) Huỳnh Hà Tố Uyên (Thành viên)
- 8 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC TÊN MÔN HỌC: PHÁP LUẬT VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Mã môn học: 61012019 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (lý thuyết:13 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 30 giờ; kiểm tra: 02 giờ) Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học - Vị trí: môn học Pháp luật về các vấn đề xã hội là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo ngành công tác xã hội trình độ cao đẳng; được bố trí học sau các môn học cơ sở và một số môn học chuyên ngành (Học kì 2, năm 2) - Tính chất: Pháp luật về các vấn đề xã hội là môn học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội trình độ Cao đẳng. Thông qua môn học sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong vận dụng các chính sách pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các đối tượng bảo trợ xã hội, ưu đãi xã hội. Mục tiêu môn học - Kiến thức + Trình bày được một số nội dung cơ bản của Pháp lệnh về ưu đãi người có công với cách mạng; + Trình bày được các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, cách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; + Phân tích được các hành vi bị nghiêm cấm và trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; + Phân tích được nội dung: Pháp luật Bình đẳng giới; Pháp luật người cao tuổi; Pháp luật người khuyết tật; Pháp luật về phòng, chống các tệ nạn xã hội. - Kỹ năng
- 9 + Hình thành kỹ năng tiếp cận thực tiễn, kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để tự tìm hiểu, nghiên cứu và độc lập phân tích các hoạt động và hiện tượng chính trị - pháp lý trong xã hội; + Xây dựng kỹ năng giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các đối tượng bảo trợ xã hội, ưu đãi xã hội; + Hình thành kỹ năng tự tìm kiếm tài liệu liên quan đến môn học và trình bày được nội dung của các tài liệu này; xây dựng tác phong làm việc khoa học: làm việc cá nhân và làm việc nhóm để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung môn học. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Nhận thức đúng vị trí, vai trò của môn học; có tình cảm, niềm tin và ý thức học tập; thái độ tôn trọng pháp luật; + Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với nghề nghiệp, với môn học, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập, rèn luyện; + Nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật, hình thành thói quen tôn trọng và thực hiện pháp luật. Nội dung của môn học CHƯƠNG 1. PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG Giới thiệu: Chương 1 giới thiệu cho người học về khái niệm người có công với cách mạng; quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi với người có công với cách mạng; một số nội dung cơ bản của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Mục tiêu: - Kiến thức:
- 10 + Trình bày được khái niệm người có công với cách mạng + Trình bày được một số nội dung cơ bản của Pháp lệnh về ưu đãi người có công với cách mạng. + Phân tích được quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi với người có công với cách mạng; - Kỹ năng + Hình thành kỹ năng tiếp cận thực tiễn, khả năng vận dụng những kiến thức đã học để tự tìm hiểu, nghiên cứu và độc lập phân tích nội dung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; + Xây dựng tác phong làm việc khoa học: làm việc cá nhân và làm việc nhóm để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung môn học. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Nhận thức đúng vị trí, vai trò của vấn đề pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; + Có tình cảm, niềm tin và ý thức học tập; thái độ tôn trọng pháp luật; + Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với nghề nghiệp; biết phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập, rèn luyện. Nội dung chính: 1. Khái quát chung 1.1. Khái niệm người có công với cách mạng Người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng là những người đã có thành tích trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam (1). 1.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi với người có công với cách mạng
- 11 - Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công theo hướng mở rộng đối tượng, tăng mức hỗ trợ, bảo đảm công khai, minh bạch và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. - Bố trí tăng ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh huy động, đa dạng hóa nguồn lực xã hội, tổ chức thực hiện tốt hơn nữa Pháp lệnh và các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, quan tâm chăm lo y tế, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, nhà ở... trước hết là đối với những người, những gia đình còn nhiều khó khăn trong cuộc sống. - Làm tốt hơn nữa công tác tu bổ, tôn tạo mộ, nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công; đẩy nhanh công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; nhanh chóng giải quyết hồ sơ tồn đọng. - Phát triển sâu rộng các phong trào ''Đền ơn đáp nghĩa'', ''Uống nước nhớ nguồn'', "Xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng''… với nhiều chương trình phong phú, thiết thực, để cùng chung tay với Nhà nước chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần người có công và gia đình người có côngvới cách mạng. - Thường xuyên động viên, khích lệ, kịp thời biểu dương, khen thưởng các thương binh, bệnh binh, gia đình người có công phát huy truyền thống tốt đẹp, nỗ lực vươn lên, khắc phục khó khăn, tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Một số nội dung cơ bản của Pháp lệnh về ưu đãi người có công với cách mạng (1, 2) 2.1. Các đối tượng là người có công với cách mạng Theo Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14, ngày 09 tháng 12 năm 2020, người có công với cách mạng bao gồm: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- 12 - Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; - Liệt sĩ; - Bà mẹ Việt Nam anh hùng; - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; - Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; - Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh; - Bệnh binh; - Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; - Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày; - Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế; - Người có công giúp đỡ cách mạng. - Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ. 2.2. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng - Ngày 24/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. - Nghị định gồm 4 chương, 16 điều và 6 phụ lục quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
- 13 được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hằng năm của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. - Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng + Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng. Mức chuẩn này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh. + Tại Phụ lục của Nghị định cũng quy định cụ thể các mức hỗ trợ cho các đối tượng khác nhau như: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là 4,872 triệu đồng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là 1,361 triệu đồng; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là 1,679 triệu đồng; Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là 974.000 đồng. - Nhiều chế độ ưu đãi người có công + Ngoài quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp, Nghị định cũng quy định cụ thể các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng bao gồm: Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe; hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết; hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học; hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ; hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ; hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ; xác định danh tính hài cốt liệt sĩ; các chế độ ưu đãi khác. + Trong đó, về điều dưỡng phục hồi sức khỏe, Nghị định quy định: Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà mức chi bằng 0,9 lần mức chuẩn/01 người/01 lần và được chi trả trực tiếp cho đối tượng được hưởng. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung mức chi bằng 1,8 lần mức chuẩn/01 người/01 lần. Nội dung chi bao gồm: Tiền ăn trong thời gian điều dưỡng; thuốc thiết yếu; quà tặng cho đối tượng; các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho đối tượng trong
- 14 thời gian điều dưỡng (mức chi tối đa 15% mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung), gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, tham quan, chụp ảnh, tư vấn sức khỏe, phục hồi chức năng, sách báo, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các khoản chi khác phục vụ đối tượng điều dưỡng. + Về hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học, Nghị định quy định mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục mầm non: 0,2 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm. + Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người khuyết tật: 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm. + Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học: 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm. + Về hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, Nghị định quy định hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn cho thân nhân liệt sĩ (tối đa 03 người) hoặc người thờ cúng liệt sĩ mỗi năm một lần khi đi thăm viếng một liệt sĩ. + Mức hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ: 3.000 đồng/01 km/01 người. 2.3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng - Khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng. - Vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
- 15 - Lợi dụng việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có cộng với cách mạng để vi phạm pháp luật. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm người có công với cách mạng, nêu ví dụ minh họa. 2. Phân tích quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi với người có công với cách mạng. 3. Trình bày một số nội dung cơ bản của Pháp lệnh về ưu đãi người có công với cách mạng. 4. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng, nêu ví dụ minh họa. THỰC HÀNH 1. Mục đích, yêu cầu * Mục đích - Củng cố các kiến thức lý thuyết đã được học về quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi với người có công với cách mạn; nội dung cơ bản của Pháp lệnh về ưu đãi người có công với cách mạng; hành vi phạm pháp luật và các các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. - Rèn luyện kĩ năng cho người học khi áp dụng các kiến thức vào các tình huống thực tiễn. - Tăng cường kĩ năng làm việc nhóm, tăng cường sự tương tác giữa GV với SV và giữa SV với nhau. * Yêu cầu - Nắm vững lý thuyết, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nội dung thực hành theo phân công.
- 16 - Tiến hành nghiêm túc, đảm bảo thời gian, đúng nội dung. 2. Phương tiện thực hành Giấy A4, bút màu, máy tính xách tay 3. Nội dung thực hành - Phân tích quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi với người có công với cách mạng. - Trình bày một số nội dung cơ bản của Pháp lệnh về ưu đãi người có công với cách mạng. - Xây dựng (hoặc sưu tầm) clip về hành vi phạm pháp luật liên quan đến thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Qua đó nêu lên các các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (1 nhóm/ clip). 4. Cách tiến hành - Trước khi kết thúc tiết học, giáo viên tiến hành chia nhóm (mỗi nhóm không quá 6 người); các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, người trình bày và giao nhiệm vụ để các nhóm về nhà chuẩn bị. - Nội dung: mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung. - Các nhóm tiến hành làm việc và trình bày kết quả trên tính cá nhân bằng phần mềm Powerpoint. 5. Báo cáo kết quả và đánh giá (thực hiện vào tiết học đầu tiên của buổi học kế tiếp), với các bước tiến hành: - GV nêu lại mục đích, yêu cầu của tiết thực hành và nhắc lại nội dung nhiệm vụ của mỗi nhóm - Các nhóm trình bày kết quả thực hành đã chuẩn bị ở nhà - Các nhóm tiến hành nhận xét lẫn nhau - GV nhận xét, đánh giá, kết luận
- 17 6. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập * Nội dung đánh giá: - Khái niệm người có công với cách mạng - Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi với người có công với cách mạng; - Nột số nội dung cơ bản của Pháp lệnh về ưu đãi người có công với cách mạng. * Cách thức và phương pháp đánh giá: kết hợp với nội dung kiến thức của các chương khác để thực hiện 01 bài kiểm tra viết từ 1 đến 2 câu. Thang điểm 10.
- 18 CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM Giới thiệu: Chương 2 giới thiệu cho người học về các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, cách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; các hành vi bị nghiêm cấm và trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Mục tiêu: - Kiến thức + Trình bày được các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, cách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt + Phân tích được các hành vi bị nghiêm cấm và trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. - Kỹ năng + Hình thành kỹ năng giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho trẻ em. + Xây dựng tác phong làm việc khoa học: làm việc cá nhân và làm việc nhóm để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung môn học. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm Có ý thức tuyên truyền và thực hiện Pháp luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nội dung chính: 1. Các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em (3) Trẻ em là người có độ tuổi dưới 16 tuổi 1.1. Các quyền cơ bản của trẻ em
- 19 Theo Luật số:102/2016/QH13, Luật trẻ em, gồm 25 nhóm quyền cơ bản của trẻ em. * Quyền sống Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển. * Quyền được khai sinh và có quốc tịch Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật. * Quyền được chăm sóc sức khỏe Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh. * Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện. * Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu - Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. - Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh. * Quyền vui chơi, giải trí Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi. * Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc - Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình. - Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình pháp luật đại cương - ĐH Cần thơ
131 p | 395 | 80
-
Giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong nhà trường hiện nay - TS. Nguyễn Khắc Hùng
7 p | 217 | 40
-
Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội (Dùng cho sinh viên học nghề Công tác xã hội): Phần 1
45 p | 123 | 21
-
Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội (Dùng cho sinh viên học nghề Công tác xã hội): Phần 2
35 p | 108 | 19
-
Bài giảng Tập huấn Phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn GDCD THCS
49 p | 221 | 16
-
Giáo trình Đạo đức công vụ: Phần 2
99 p | 21 | 11
-
Giáo dục pháp luật cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 p | 169 | 10
-
Giáo trình Pháp luật về xây dựng: Phần 2
104 p | 84 | 9
-
Tăng cường giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức kỉ luật quân sự cho quân nhân ở các đơn vị quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh
5 p | 115 | 7
-
Tài liệu tập huấn nghiệp vụ công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật
29 p | 26 | 6
-
Giáo trình Pháp luật (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
140 p | 13 | 6
-
Giáo trình Luật pháp về các vấn đề xã hội (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
84 p | 41 | 5
-
Giáo trình Luật pháp và các vấn đề xã hội (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
182 p | 10 | 4
-
Quyền con người - Một nội dung quan trọng cần đưa vào giảng dạy trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
6 p | 71 | 3
-
Tập huấn cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh các trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh
98 p | 45 | 3
-
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Tiền Giang
3 p | 11 | 2
-
Quy định pháp luật về công nhận tổ chức Tôn giáo
3 p | 44 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn