Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Trồng vải, nhãn
lượt xem 67
download
Giáo trình Phòng trừ dịch hại thuộc MĐ04 nghề "Trồng vải, nhãn". Mô đun gồm 4 bài, mỗi bài được hình thành từ sự tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trên các lĩnh vực: điều tra phát hiện, nhận biết và phòng trừ dịch hại trên đối tượng cây trồng là cây vải, nhãn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Trồng vải, nhãn
- 1 BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI MÃ SỐ: 04 NGHỀ: TRỒNG VẢI, NHÃN Trình độ sơ cấp nghề
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho nông dân. Trong khuôn khố Chương trình Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình nghề Trồng vải, nhãn xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình dùng cho đào tạo trình độ sơ cấp nghề đối với nghề Trồng vải, nhãn. Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại vải, nhãn là một trong 6 giáo trình được biên soạn sử dụng cho khoá học. Trên quan điểm đào tạo năng lực thực hành, đồng thời xuất phát từ mục tiêu đào tạo là người học sau khi hoàn thành khoá học là học viên có khả năng thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất trong điều tra phát hiện và phòng trừ các loại dịch hại cơ bản hại vải nhãn. Chúng tôi đã lựa chọn các kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng mục tiêu trên. Phần kiến thức lý thuyết được đưa vào giáo trình với phạm vi và mức độ để người học có thể lý giải được các biện pháp kỹ thuật được thực hiện trong quá trình phòng trừ dịch hại. Kết cấu mô đun gồm 4 bài. Mỗi bài được hình thành từ sự tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trên các lĩnh vực: điều tra phát hiện, nhận biết và phòng trừ dịch hại trên đối tượng cây trồng là cây vải, nhãn Chúng tôi hy vọng giáo trình sẽ giúp ích được cho người học. Tuy nhiên do khả năng hạn chế và thời gian gấp rút trong quá trình thực hiện nên giáo trình không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của độc giả, của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và người sử dụng. Chúng tôi sẽ nghiêm túc tiếp thu và chỉnh sửa để giáo trình ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của người học. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2011 Tham gia biên soạn: Chủ biên: TS. Nguyễn Bình Nhự Cộng sự: TS. Nguyễn Văn Vượng Ths. Trần Thế Hanh
- 4 MỤC LỤC TIÊU ĐỀ TRANG MÃ TÀI LIỆU: ................................................................................................. 1 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................. 2 MỤC LỤC ........................................................................................................ 3 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT .................................. 6 MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI ............................................................... 7 Giới thiệu về mô đun ........................................................................................ 7 Bài 1: Điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn ............................................................... 8 A. Nội dung ...................................................................................................... 8 1. Ý nghĩa và sự cần thiết của việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn ................... 8 2. Một số khái niệm chung về sâu bệnh hại và điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn.. 9 3. Chọn điểm và vị trí điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn ..................................... 10 4. Điều tra thành phần và diễn biến sâu bệnh hại vải, nhãn ............................. 14 4.1.2. Điều tra thành phần sâu bệnh hại trên vườn vải, nhãn ........................... 16 4.2. Điều tra diễn biến sâu bệnh hại vải, nhãn ................................................. 17 5. Tính toán kết quả và đánh giá tình hình sâu bệnh hại vải, nhãn ................... 20 5.1 các chỉ tiêu đánh giá tình hình sâu hại ....................................................... 20 5.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sâu hại ...................................................... 21 B. Câu hỏi và bài tập....................................................................................... 22 Bài 2: Phòng trừ sâu hại vải, nhãn .................................................................. 23 Mục tiêu ......................................................................................................... 23 A. Nội dung .................................................................................................... 23 1. Bọ xít hại vải, nhãn ..................................................................................... 23 1.1.Triệu chứng tác hại ................................................................................... 23 1.2. Nhận biết bọ xít hại vải, nhãn .................................................................. 24 1.3. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại của bọ xít hại vải, nhãn ......................................................................................................... 26 1.4. Phòng trừ bọ xít hại vải, nhãn .................................................................. 27 1.5. Thực hành bài 2: Pha và sử dụng thuốc hoá học trừ sâu hại vải, nhãn ...... 27 2. Nhện lông nhung hại vải ............................................................................. 30 2.1. Triệu chứng tác hại .................................................................................. 30 2.2. Nhận biết nhện lông nhung hại vải ........................................................... 32 2.3 Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại của nhện lông nhung hại vải .................................................................................................. 32 2.4. Phòng trừ nhện lông nhung hại vải........................................................... 33 3. Sâu đục thân cành vải, nhãn ........................................................................ 34 3.1. Triệu chứng tác hại .................................................................................. 34 3.2. Nhận biết sâu đục thân cành vải, nhãn ..................................................... 35 3.3. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân cành vải, nhãn ................................................................................................. 37
- 5 3.4. Phòng trừ sâu đục thân cành vải, nhãn ..................................................... 37 4. Sâu đục cuống quả và sâu đục quả vải ........................................................ 38 4.1. Triệu chứng tác hại .................................................................................. 38 4.2. Nhận biết sâu đục cuống quả vải .............................................................. 39 4.3. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại của sâu đục cuống quả vải.................................................................................................. 40 4.4. Phòng trừ sâu đục cuống quả vải.............................................................. 41 5. Phòng trừ một số sâu hại khác hại vải nhãn ................................................ 42 5.1. Sâu gặm vỏ .............................................................................................. 42 5.2. Sâu đục gân lá .......................................................................................... 43 5.3. Rệp hại vải nhãn ...................................................................................... 44 B. Câu hỏi và bài tập....................................................................................... 46 Bài 3: Phòng trừ bệnh hại vải, nhãn ................................................................ 47 Mục tiêu ......................................................................................................... 47 A. Nội dung .................................................................................................... 47 1. Bệnh sương mai hại vải, nhãn ..................................................................... 47 1.1.Triệu chứng tác hại do bệnh sương mai .................................................... 47 1.2. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của nấm và quy luật phát sinh phát triển của bệnh sương mai .............................................................................................. 48 1.3. Phòng trừ bệnh sương mai hại vải, nhãn .................................................. 49 1.4. Thực hành bài 3: pha chế thuốc Booc đô sử dụng trừ một số bệnh hại vải, nhãn 49 2. Bệnh thán thư hại vải, nhãn......................................................................... 52 2.1.Triệu chứng tác hại do bệnh thán thư ........................................................ 52 2.2. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của nấm và quy luật phát sinh phát triển của bệnh thán thư .................................................................................................. 53 2.3. Phòng trừ bệnh thán thư hại vải, nhãn ...................................................... 53 3. Bệnh chổi rồng hại nhãn ............................................................................. 53 3.1.Triệu chứng tác hại do bệnh chổi rồng ...................................................... 53 3.2. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh phát triển của bệnh chổi rồng ... 54 3.3. Phòng trừ bệnh chổi rồng hại nhãn........................................................... 55 4. Phòng trừ một số bệnh hại khác hại vải, nhãn ............................................. 55 4.1. Bệnh ghẻ cành ......................................................................................... 55 4.2. Bệnh ám khói. .......................................................................................... 56 5. Hướng dẫn sử dụng thuốc bvtv trong phòng trừ sâu bệnh hại vải nhãn ....... 57 5.1.Sử dụng thuốc hóa học xử lý đất ............................................................... 57 5.2. Sử dụng thuốc hóa học xử lý giống .......................................................... 58 5.3. Sử dụng thuốc hóa học để phun thuốc ...................................................... 58 5.4. Sử dụng thuốc BVTV để bôi, quét lên cây ............................................... 60 B. Câu hỏi và bài tập....................................................................................... 61 Bài 4: Phòng trừ cỏ dại và dịch hại khác ......................................................... 62 Mục tiêu ......................................................................................................... 62 A. Nội dung .................................................................................................... 62 1. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn ..................................................................... 62 1.1. Tác hại của cỏ dại đối với vải, nhãn ......................................................... 62
- 6 1.2. Điều tra cỏ dại trên vườn vải, nhãn .......................................................... 63 1.3. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn .................................................................. 66 1.3.1. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn bằng biện pháp kỹ thuật canh tác ........... 66 1.3.2. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn bằng biện pháp hóa học ......................... 69 1.3.3. Thực hành bài 4a: Sử dụng thuốc hóa học trừ cỏ dại hại vải nhãn ......... 69 2. Phòng trừ một số dịch hại khác hại vải, nhãn .............................................. 72 2.1. Phòng trừ dơi hại vải, nhãn ...................................................................... 72 2.1.1. Tác hại của dơi hại quả vải, nhãn .......................................................... 72 2.1.2. Đặc tính sinh học của dơi ...................................................................... 72 2.1.3. Biện pháp hạn chế tác hại của dơi ......................................................... 72 2.3. Phòng trừ chuột hại vải, nhãn................................................................... 73 2.3.1. Tác hại của chuột .................................................................................. 73 2.3.2. Một số đặc tính sinh học của chuột ....................................................... 73 2.3.3. Biện pháp phòng trừ chuột .................................................................... 75 2.3.4. Thực hành bài 4b: thực hiện một số biện pháp thủ công diệt chuột ....... 80 B. Câu hỏi và bài tập....................................................................................... 84 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................ 85 I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun...................................................................... 85 II. Mục tiêu của mô đun .................................................................................. 85 III. Nội dung chính của mô đun ...................................................................... 86 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, thực hành.................................................... 86 4.1. Nguồn lực cần thiết cho việc giảng dạy môđun ........................................ 86 4.2. Phạm vi áp dung chương trình ................................................................. 87 4.3. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môđun ........... 87 4.4. Những trọng tâm chương trình cần chú ý ................................................. 87 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .......................................................... 87 VI. Tài liệu tham khảo ................................................................................... 90
- 7 ́ ́ CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIÊT TĂT MĐ: Mô đun LT: lý thuyết TH: thực hành KT: kiểm tra
- 8 MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI VẢI, NHÃN Mã mô đun: MĐ04 Giới thiệu về mô đun Phòng trừ dịch hại vải, nhãn là mô đun thứ tư trong các mô đun của nghề Trồng vải nhãn. Mô đun này cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc điều tra phát hiện và phòng trừ các loại dịch hại cơ bản hại vải, nhãn. Bài 1: Điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn Mã bài: MĐ04-01 Mục tiêu - Giải thích được sự cần thiết của việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn. - Hiểu được ý nghĩa của các chỉ tiêu sử dụng trọng việc đánh giá tình hình diễn biến các loại sâu bệnh chủ yếu hại vải, nhãn. - Thực hiện được việc chọn khu vực, điểm, vị trí điều tra và điều tra thành phần và diễn biến sâu bệnh chủ yếu. - Từ kết quả điều tra rút ra được nhận xét đánh giá về thành phần và diễn biến sâu bệnh chủ yếu trong vườn vải, nhãn. A. Nội dung 1. Ý nghĩa và sự cần thiết của việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn - Do nhiều yếu tố khác nhau sâu bệnh hại luôn có sự thay đổi về chủng loại, giai đoạn phát dục, mật độ…Sự biến động này dẫn đến mức độ tác hại của sâu bệnh đối với cây cũng có sự thay đổi theo thời gian. Để nắm được sự thay đổi đó cần thực hiện công việc theo dõi tình hình diễn biễn sâu bệnh trên vườn vải, nhãn - công tác đó được gọi là điều điều tra phát hiện sâu bệnh hại. Hay nói cách khác điều tra phát hiện sâu bệnh hại nhằm nắm diễn biến tình hình biến động sâu bệnh, cụ thể về: Thời điểm xuất hiện. Biến động mật độ và mức độ gây hại Mặt khác điều tra sâu bệnh hại còn nhằm thu thập thông tin về diễn biến các yếu tố có liên quan đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại, bao gồm:
- 9 Diễn biến điều kiện thời tiết khí hậu. Tình hình sinh trưởng, phát triển của cây. Tình hình phát triển của thiên địch. Các biện pháp kỹ thuật mà con người tác động. - Ý nghĩa của việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn thể hiện ở chỗ kết quả điều tra là cơ sở cho việc xác định các biện pháp và chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm mục đích cuối cùng là chủ động trong việc tiến hành các hoạt động nhằm quản lý sâu bệnh hại vải, nhãn. - Nội dung của điều tra phát hiện sâu bệnh trên đồng ruộng: Điều tra thành phần sâu bệnh hại và diễn biến của chúng. Xác định đối tượng chủ yếu, diễn biến và mức độ của các đối tượng đó. 2. Một số khái niệm chung về sâu bệnh hại và điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn - Thành phần sâu bệnh hại là khái niệm dùng để chỉ tất cả các loại sâu, bệnh hại có mặt trên cây trồng nói chung và cây vải, nhãn nói riêng. Thành phần sâu, bệnh hại phản ánh mức độ phong phú về các đối tượng sâu, bệnh hại ở một giai đoạn nào đó. Tuỳ vùng và giai đoạn phát triển, thành phần sâu bệnh hại vải, nhãn có sự khác nhau. Có thể tham khảo bảng dưới đây Bảng 01: Một số đối tƣợng trong thành phần sâu bệnh hại vải, nhãn Sâu hại Bệnh hại TT Tên sâu hại TT Tên bệnh hại 1 Bọ xít hại vải 1 Bệnh thán thư 2 Nhện lông nhung 2 Bệnh sương mai 3 Sâu đục quả 3 Bệnh thối rễ 4 Sâu đục cuống quả 4 Bệnh ghẻ cành 5 Rệp muội 5 Bệnh muội đen 6 Ruồi đục quả 6 Bệnh chổi sể 7 Sâu đục gân lá 7 ...... ......
- 10 - Sâu bệnh hại chính là các loại sâu bệnh thường xuyên xuất hiện ở mức độ phổ biến và gây hại nặng hàng năm tại địa phương, khu vực, Các đối tượng được gọi là sâu bệnh hại chính phải là đối tượng hiện tại đang xuất hiện với mật độ cao và trong thời gian ngắn sắp tới có khả năng phát triển mạnh. Cũng như thành phân sâu bậnh hại, tuỳ vùng và giai đoạn phát triển đối tượng sâu bệnh hại chính có sự khác nhau. Có thể tham khảo bảng dưới đây Bảng 02: Một số đối tƣợng sâu bệnh hại chính hại vải, nhãn TT Sâu hại Bệnh hại 1 Sâu đục cuống quả Bệnh thán thư 2 Bọ xít hại vải Bệnh sương mai 3 Nhện lông nhung Bệnh chổi sể Điều tra về thành phần sâu hại là việc khảo sát vườn cây ăn quả thu thập các thông tin về loại sâu bệnh hại đang tồn tại, giai đoạn phát dục, mức độ gây hại, thành phần thiên địch tạo cơ sở cho việc xác định biện pháp cần tác động nhằm quản lý sâu bệnh hại. - Khu vực điều tra là khu vực được lựa chọn để tiến hành các hoạt động điều tra. Khu vực điều tra có thể là một vườn cây trong khu vực, một dải trên sườn đồi hoặc một đoạn trên hàng cây (nếu cây được trồng thành một hàng). Khu vực điều tra có diện tích khoảng 0,1 - 0,2 ha - Cây điều tra là cây được lựa chọn để điều tra. Tại mỗi khu vực điều tra có thể có 1 hoặc nhiều cây cây được lựa chọn điều tra. Đối với cây vải nhãn, con số này là một hoặc 2 cây. - Vị trí điều tra là một điểm nào đó trên cây vải, nhãn mà tại đó việc thu thập các số liệu được tiến hành. Thông thường đối với cây còn nhỏ số vị trí điều tra có thể là 4 vị trí/1 cây (tương ứng với 4 hướng) ; đối với cây trưởng thành có kích thước lớn dố vị trí điều tra là 12 vị trí tương ứng với 4 hưởng ở 3 độ cao phần trên, giữa và dưới tán. Còn đối với cây trong vườn ươm không phân chia vị trí điều tra trên cây. 3. Chọn điểm và vị trí điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn Quy trình thực hiện việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn được tiến hành với các công việc theo sơ đồ sau: Sơ đồ 01: Các bƣớc trong quá trình điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn Chọn khu vực điều tra Chọn điểm điều tra
- 11 Xác định vị trí điều tra Tiến hành điều tra Xử lý kết quả, tính toán số liệu phản ánh tình hình sâu bệnh hại Các công việc 4 và 5 trong sơ đồ trên sẽ được hướng dẫn trong các nội dung ở phần sau. Trong phần này chúng ta tìm hiểu về cách xác định vùng, điểm và vị trí điều tra. Công việc này được thực hiện theo hướng dẫn các bước bảng 03: Bảng 03: Hƣớng dẫn các bƣớc thực hiện việc chọn khu vực, điểm và vị trí điều tra sâu bệnh hại vải. nhãn TT Tên bƣớc Nội dung, yêu cầu 1 Chọn khu vực - Nếu là vườn ươm: điều tra Chọn khu vực điều tra điển hình như trên. Số khu vực điều tra có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây: Diện tích < 0,1ha Số khu vực điều tra 1 Diện tích < 0,1 -1ha Số khu vực điều tra 2 Diện tích < 1ha Số khu vực điều tra 3 - Nếu là vườn trồng: + Trên vùng điều tra chọn 1-2 khu vực điều tra. Diễn tích mỗi khu vực 0,1 – 0,2 ha. + Số khu vực điều tra tuỳ quy mô diện tích vùng điều tra, nhưng có thể từ 1 đến vài khu vực điều tra. + Chọn khu vực điều tra đại diện cho vùng về: Đất đai, địa hình Loại và giống cây Tuổi cây Chế độ chăm sóc Tình hình sinh trưởng của cây 2 Chọn điểm - Nếu là vườn ươm: điều tra Trong khu vực điều tra chọn 5 điểm theo 2 đường chéo
- 12 góc. Diện tích mỗi điển điểm điều tra từ 1- 2 m2. Điểm điều tra cách bờ ít nhất 2 m. Hình 1: Điểm điều tra xác định theo đường chéo góc - Nếu là vườn trồng: điểm điều tra là cây. Số cây điều tra thay đổi từ 1 đến vài cây. Điểm điều tra được xác định theo các phương pháp: + Phương pháp hình nan quạt: thường áp dụng cho địa hình đồi dốc. Các điểm điều tra nằm trên các đường xuất phát từ 1 điểm xem hình dưới đây Hình 2: Điểm điều tra xác định theo đường nan quạt + Phương pháp ô bàn cờ Trên khu vực điều tra kẻ tưởng tượng các đường ngang dọc cácch đều nhau. Lấy các điểm điều tra nằm trên điểm giao cắt của các đường ngang, dọc đó. Theo phương pháp này điểm điều tra phân bố theo hàng cách đều nhau dạng như ô bàn cờ (hình 3)
- 13 Hình 3: Điểm điều tra xác định theo ô bàn cờ - Phương pháp lấy điểm ngẫu nhiên Trên khu vực điều tra lấy các điểm điều tra phân bố ngẫu nhiên. Phương pháp này thường được áp dụng với vườn cây ăn quả có hình dạng khác nhau (do yếu tố địa hình, đất đai hay địa giới chi phối) Hình 4: Điểm điều tra lấy ngẫu nhiên 3 Xác định các - Trên mỗi cây chọn ba tầng theo độ cao tán cây: vị trí điều tra Tầng trên: là phần ngọn cây với độ cao ≥ 2/3 tán Tầng giữa: là phần trung của tán cây với độ cao (1/3 đến 2/3 chiều cao tán Tầng dưới tán: là phần thấp nhất của tán cây. Độ cao ≥ 1/3 tán Các tầng nói trên được mô tả theo sơ đồ sau: Tầng trên Tầng giữa Tầng dưới
- 14 Hình 5: Xác định các tầng trong tán cây - Mỗi cây chọn bốn hướng: Hướng đông; Hướng tây; Hướng nam; Hướng bắc (hình 6) Hướng bắc Hướng tây Hướng đông Hướng nam Hình 6: Điểm điều tra theo các hướng Như vậy mỗi cây sẽ có 12 vị trí điều tra 4. Điều tra thành phần và diễn biến sâu bệnh hại vải, nhãn 4.1. Điều tra thành phần sâu bệnh hại vải, nhãn 4.1.1. Thực hành bài 1: Nhận biết một số đối tượng sâu hại chính trên vườn vải, nhãn * Mục đích Học viên nhận biết được các đối tượng sâu bệnh hại trên vườn vải, nhãn ở các pha phát dục khác nhau. Phân biệt được các đối tượng sâu bệnh hại vải, nhãn. Xác định được đối tượng gây hại thông qua các triệu chứng đặc trưng * Địa điểm thực hiện Trên thực tế vườn cây ăn quả
- 15 * Chuẩn bị các điều kiện cần thiết - Địa bàn thực tập: vườn vải, nhãn với diện tích ≥ 1ha - Dụng cụ: Bộ dụng cụ điều tra phát hiện sâu bệnh hại: Vợt Khay Bình tam giác Kẹp vv… - Dụng cụ quan sát: kính lúp, kính lúp - Bộ đồ bảo hộ lao động: Quần áo bảo hộ Găng cao su Mũ, kính bảo hộ * Nội dung - Thu thập sâu hại, mẫu triệu chứng do sâu, bệnh hại gây ra - Quan sát mô tả phân biệt các loại sâu hại - Xác định đối tượng sâu hại thông qua triệu chứng sâu, bệnh hại * Các bước tiến hành và yêu cầu cần đạt được Bảng 04: Hƣớng dẫn nhận biết sâu bệnh hại vải, nhãn TT Nội dung tiến hành Yêu cầu cần đạt 1 Xác định thời điểm tiến - Thời điểm tiến hành, nên chọn khi xuất hành hiện nhiều loại sâu bệnh hại nhất và với các pha phát dục, giai đoạn phát triển khác nhau. 2 Quan sát thu thập mẫu - Thu thập được đầy đủ các loại triệu sâu hại và triệu chứng chứng do sâu bệnh hại bệnh hại. 3 Phân loại nhận biết sâu - Phân loại chính xác các cá thể ở các pha bệnh hại phát dục, tuổi sâu khác nhau đối với cùng một đối tượng - Nhận biết chính xác các loại sâu hại, pha phát dục và tuổi sâu khác nhau của một loại sâu hại.
- 16 4 Nhận biết nguyên nhân - Mô tả đầy đủ các triệu chứng gây bệnh thông qua triệu - Xác định chính xác nguyên nhân gây chứng bệnh thông qua triệu chứng điển hình. * Đánh giá kết quả - Nội dung đánh giá + Đánh giá thông qua việc thực hiện các công việc trong quá trình thực hành + Đánh giá kết quả các nội dung thực hiện các bước công việc. - Kết quả thực hiện công việc của học viên được đánh giá thông qua các nội dung và với các yêu cầu sau đây:
- 17 Bảng 05: Đánh giá kết quả nhận biết sâu bệnh hại vải, nhãn Nội dung đánh TT Yêu cầu cần đạt đƣợc giá 1 - Thực hiện đầy đủ, dúng quy trình các bước được Quá trình thực hiện hướng dẫn - Ý thức, thái độ nghề nghiệp tốt 2 Thu thập mẫu sâu - Thu được đầy đủ các loại sâu hại, các pha phát hại dục hiện có trên vườn cây ăn quả 3 Thu thập mẫu triệu - Thu được đầy đủ các loại triệu chức với các chứng bệnh hại dạng biểu hiện khác nhau 4 Phân loại nhận biết - Phân biệt chính xác các loại sâu hại sâu hại - Phân loại chính xác các cá thể ở các pha phát dục khác nhau - Nhận biết được các tuổi sâu khác nhau đối với cùng một đối tượng 5 Nhận biết nguyên - Mô tả đầy đủ, chính xác các triệu chứng nhân gây bệnh - Xác định được đối tượng sinh vật gây bệnh hoặc thông qua triệu các nguyên nhân phi sinh vật gây ra triệu chứng chứng 4.1.2. Điều tra thành phần sâu bệnh hại trên vườn vải, nhãn Trên cơ sở kiến thức và kỹ năng có được từ việc nhận biết các đối tượng sâu bệnh hại vải, nhãn chúng ta có thể nhận biết được các đối tượng sâu hại ở các pha phát dục khác nhau, đồng thời cũng có thể xác định được đối tượng sinh vật hại thông qua các triệu chứng điển hình dù sinh vật đó không có mặt tại vị trí gây hại. Đây là cơ sở cần thiết cho việc tiến hành điều tra thành phần sâu bệnh hại. Việc điều tra thành phần sâu bệnh hại vải, nhãn tại các vị trí điều tra đã xác định được tiến hành theo các nội dung sau: * Thời gian điều tra: Điều tra định kỳ 10 ngày một lần * Các bước tiến hành: - Tại mỗi vị trí điều tra chọn 1 – 2 cành hoặc chùm hoa; 5 -10 lá hoặc quả. - Quan sát tìm sâu hại ở các pha phát dục khác nhau, thu gom triệu chứng do bệnh. - Mô tả sâu hại và xác định nguyên nhân gây bệnh. - Ghi chép thành phần sâu bệnh hại theo mẫu bảng dưới đây:
- 18 Bảng 6: Kết quả điều thành phần sâu bệnh hại vải nhãn TT Tên sâu bệnh hại Giai đoạn Vị trí gây hại Mức độ phổ phát triển biến* 1 2 3 ... Ghi chú: * mức độ phổ biến được đánh giá bằng các ký hiệu: + xuất hiện rất ít ++ xuất hiện chưa phổ biến +++ xuất hiện phổ biến ++++ xuất hiện rất phổ biến 4.2. Điều tra diễn biến sâu bệnh hại vải, nhãn Điều tra diễn biến sâu bệnh hại được tiến hành đối với các đối tượng sâu bệnh hại chính. Do nhận thức về sâu bệnh hại còn hạn chế nên các biện pháp phòng trừ được nông dân dân tiến hành hiện nay chưa thực sự phù hợp về loại biện pháp và mức độ can thiệp so với diễn biến phát triển của sâu bệnh hại. Trong thực tế, thuốc hóa học gần như là công cụ duy nhất được nông dân sử dụng, mặt khác nồng độ, liều lượng và phương pháp sử dụng thuốc cũng mang tính chất rất tùy tiện. Thực tế đó đã dẫn tới nhiều hậu quả đồng thời là mối nguy hại cho người sử dụng cũng như môi trường. Nhằm quản lý sâu bệnh hại vải nhãn đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện nay nhất là tiêu chuẩn VIETGAP trong nội dung này giáo trình đề cập phương pháp điều tra diễn biến sâu bệnh hại chính Mục đích: nhằm theo dõi, nắm bắt được tình hình thực tế về mức độ phát triển gây hại, phán đoán xu hướng tiến triển của chúng trong thời gian tới từ đỏ chủ động trong công tác quản lý sâu bệnh hại Quá trình điều tra diễn biến sâu bệnh hại cũng được tiến hành với các công việc: chọn khu vực, điểm, ví trí điều tra như đã đề cập trong nội dung phần 3 của bài học này. Tại mỗi vị trí điều tra việc điều tra diễn biến sâu bệnh hại vải nhãn được tiến hành như sau: * Thời gian điều tra: Điều tra định kỳ 10 ngày một lần
- 19 * Các bước tiến hành: - Bước 1: Chọn 1 – 2 cành hoặc chùm hoa; 5 -10 lá hoặc quả. - Bước 2: Đếm tổng số cá thể điều tra (lá, lộc, chùm hoa, quả) - Bước 3: Bắt sâu và thu thập cá thể bị hại (lá, lộc, chùm hoa, quả) bị hại - Bước 4: Phân tuổi sâu, cấp bệnh, cấp hại (theo các bảng 7 đến 11) Bảng 7: Bảng phân tuổi sâu đối với bọ xít hại vải, nhãn Tuổi sâu Đặc điểm mô tả Mới nở dài 6,3mm, rộng 4,5mm màu đỏ tươi sau vài giờ chuyển T1 sang màu xám. T2- 4 Màu đỏ nâu, đường viền cơ thể màu đen. Đôi mầm cánh hiện rõ lớp bột sáp che phủ cơ thể dày hơn, cơ T5 thể màu xám mốc. TT Con đực 24,5 x 14,3mm. Con cái 28,6 x 16,4 Bảng 8: Bảng phân cấp bệnh đối với bệnh hại lá, quả vải, nhãn Cấp bệnh Đặc điểm mô tả Cấp 1 1-5% diện tích lá (quả) bị bệnh Cấp 2 6-10% diện tích lá (quả) bị bệnh Cấp 3 11-15% diện tích lá (quả) bị bệnh Cấp 4 16-20% diện tích lá (quả) bị bệnh Cấp 5 >20% diện tích lá (quả) bị bệnh Bảng 9: Bảng phân cấp bệnh đối với bệnh hại tán lá vải, nhãn Cấp bệnh Đặc điểm mô tả Cấp 0 Không bị bệnh Cấp 1 1-10% diện tích tán cây bị bệnh Cấp 2 11-20% diện tích tán cây bị bệnh Cấp 3 21-30% diện tích tán cây bị bệnh Cấp 4 31-40% diện tích tán cây bị bệnh Cấp 5 > 40% diện tích tán cây bị bệnh
- 20 Bảng 10: Bảng phân cấp bệnh đối với bệnh hại thân cành vải, nhãn Cấp bệnh Đặc điểm mô tả Cấp 0 Không bị bệnh Cấp 1 10% số cành tuổi 1 bị bệnh Cấp 2 20% số cành tuổi 1 bị bệnh hoặc 10% số cành tuổi 1 bị bệnh Cấp 3 20% số cành tuổi 3 bị bệnh hoặc 10% số cành tuổi 5 bị bệnh Cấp 4 20% số cành tuổi 5 bị bệnh hoặc 10% số cành cơ bản bị bệnh 20% số cành cơ bản bị bệnh hoặc 50% chu vi vỏ gốc cây bị Cấp 5 bệnh Bảng 11: Bảng phân cấp hại đối với rệp hại hoa vải, nhãn Cấp 0 Không bị hại Cấp 1 < 25% số chùm hoa bị Cấp 3 25 - 50% số chùm hoa bị Cấp 5 > 50% số chùm hoa bị Bảng 12: Bảng phân cấp hại đối với nhện lông nhung hại vải, nhãn Cấp 0 Cây, lá hoa, quả không bị hại Cấp 1 < 10% diện tích lá, hoa, quả bị hại Cấp 3 10-25% diện tích lá, hoa, quả bị hại Cấp 5 26-50% diện tích lá, hoa, quả bị hại Cấp 7 51-75% diện tích lá, hoa, quả bị hại Cấp 9 >75% diện tích lá, hoa, quả bị hại Kết quả thu được ở mỗi kỳ điều tra được ghi chép theo mẫu bảng 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản lý dịch hại - MĐ04: Trồng rau hữu cơ
101 p | 478 | 220
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại cho cây chuối - MĐ04: Trồng chuối
96 p | 368 | 136
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại cho sầu riêng, măng cụt - MĐ06: Trồng sầu riêng, măng cụt
80 p | 308 | 108
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Trồng dưa hấu, dưa bở
116 p | 222 | 78
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại mía - MĐ04: Kỹ thuật trồng mía đường
69 p | 240 | 74
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Trồng đậu lạc
158 p | 199 | 57
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại dứa - MĐ05: Trồng dứa (khóm, thơm)
99 p | 217 | 56
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại mai vàng, mai chiếu thủy - MĐ05: Trồng mai vàng, mai chiếu thủy
82 p | 212 | 55
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại ong - MĐ05: Nuôi ong mật
46 p | 227 | 51
-
Giáo trình Quản lý dịch hại nho - MĐ04: Trồng nho
104 p | 158 | 50
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại khoai tây - MĐ05: Nhân giống và trồng khoai tây
108 p | 168 | 50
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Trồng măng tây, cà rốt, cải củ
109 p | 150 | 50
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu - MĐ03: Trồng dâu – nuôi tằm
58 p | 189 | 47
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Nhân giống lúa
106 p | 154 | 42
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại
158 p | 184 | 39
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại (Nghề: Trồng trọt) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
71 p | 44 | 5
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại (Nghề: Trồng trọt) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai
71 p | 41 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn