Giáo trình Phương pháp dạy học mỹ thuật-tập 1
lượt xem 40
download
Trong xu thế đổi mới quá trình đào tạo hiện nay, mỗi trường sư phạm nói chung và trường ĐHSP Nghệ thuật TW nói riêng đều có các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, tùy vào đặc trưng của từng trường mà thực hiện theo các cách khác nhau nhưng cùng hướng tới mục đích chung là nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phương pháp dạy học mỹ thuật-tập 1
- MỤC LỤC Trang Mở đầu .............................................2 Chương 1. Khái quát chung về dạy học mỹ thuật ở phổ thông .............................3 Bài 1. Mỹ thuật với đời sống xã hội .................................................................................3 Bài 2. Mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình mỹ thuật phổ thông ..........................7 Bài 3. Đặc trưng, nguyên tắc, vai trò của dạy học mỹ thuật ở trường phổ thông .....14 Bài 4. Đặc điểm tâm lí và khả năng thể hiện ngôn ngữ tạo hình của học sinh phổ thông ...................................................................................................................................29 Chương 2. Phương pháp dạy học mỹ thuật .............................................................36 Bài 5. Một số phương pháp thường vận dụng trong dạy học mỹ thuật .....................37 Bài 6. Một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học mỹ thuật........................64 Bài 7. Một số kỹ thuật dạy học trong dạy học mỹ thuật .............................................87 Bài 8. Thực hành phương pháp và kỹ thuật dạy học......................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................99 1
- MỞ ĐẦU Trong xu thế đổi mới quá trình đào tạo hiện nay, mỗi trường sư phạm nói chung và trường ĐHSP Nghệ thuật TW nói riêng đều có các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, tùy vào đặc trưng của từng trường mà thực hiện theo các cách khác nhau nhưng cùng hướng tới mục đích chung là nâng cao chất l ượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông. Học phần này tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận và tìm hiểu những vấn đề chung về dạy – học mỹ thuật ở trường phổ thông; Phương pháp dạy học; Tâm lí lứa tuổi và khả năng thể hiện ngôn ngữ tạo hình của học sinh phổ thông. Trên cơ sở đó, sinh viên có ý thức học tập và rèn luyện, nâng cao năng lực học tập chuyên ngành và các môn học khác trong chương trình đào tạo. MỤC TIÊU - Sinh viên nắm được thực trạng dạy – học mỹ thuật ở một số tr ường phổ thông hiện nay. - Sinh viên hiểu quan niệm, mục tiêu, vai trò, vị trí, nội dung, phương tiện và đào tạo giáo viên trong dạy – học mỹ thuật - Sinh viên tiếp cận với phương pháp dạy học mỹ thuật phổ thông: Khái niệm; nội dung cơ bản của các phương pháp, kĩ thuật dạy học; đồng thời nắm được đặc điểm các phân môn; cách sử dụng các phương pháp cho từng phân môn - Sinh viên nắm được đặc điểm tâm lí và khả năng thể hiện ngôn ngữ tạo hình của học sinh phổ thông - Sinh viên có ý thức học tập và vận dụng được vào quá trình học tập; nâng cao nhận thức về môn học. 2
- CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở PHỔ THÔNG MỤC TIÊU: - Sinh viên hiểu quan niệm, mục tiêu, vị trí, nội dung, thực trạng, phương tiện và đào tạo giáo viên trong dạy – học mỹ thuật ở trường phổ thông hiện nay. - Sinh viên nắm được đặc điểm tâm lí và khả năng thể hiện ngôn ngữ tạo hình của học sinh - Sinh viên có ý thức tìm hiểu, trau dồi và vận dụng kiến thức trong học tập 3
- BÀI 1: MỸ THUẬT VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1. Một số vấn đề chung về Mỹ thuật 1.1. Mỹ thuật là gì ? Theo Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông thì Mỹ thuật là “ từ dùng để chỉ các lại hình nghệ thuật tạo hình chủ yếu là hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đ ồ họa, (Từ điển Mỹ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, 2002, tr 106). Đó là những loại hình nghệ thuật phản ánh cái đẹp bằng màu sắc, đường nét, hình khối...Mỹ thuật được ra đời từ rất sớm. Các loại hình nghệ thuật trên đều có một tiếng nói chung là tạo hình tạo khối bằng một hoặc nhiều yếu tố ngôn ngữ tạo hình. Do vậy, còn một cách gọi khác của Mỹ thuật là nghệ thuật tạo hình. Sự phát triển của Mỹ thuật cũng chính là sự phát triển của nghệ thuật tạo hình. 1.2. Các học thuyết về nguồn gốc của Mỹ thuật. Sự ra đời của nghệ thuật là do nhiều nguyên nhân: có nguyên nhân “Bắt chước”, có yếu tố “Du hí”- giải trí, vui chơi, có nhu cầu “Biểu hiện”, có yếu tố “Ma thuật” và cả “kỹ thuật”; nhưng nguồn gốc cơ bản nhất của nghệ thuật là do xuất hiện sinh lực thừa, từ đó tạo ra tự do sáng tạo và nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ. Như vậy, nghệ thuật xuất hiện khi con người đạt tới một trình độ sáng tạo trong lao động. 1.3. Các loại hình cơ bản của Mỹ thuật. 1.3.1 Nghệ thuật Hội họa 1.3.1.1 Khái niệm: Hội họa là loại hình nghệ thuật thị giác mang tính tạo hình trực tiếp thông qua các phương tiện biểu đạt: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian,... Không gian trong hội họa là không gian ảo hay còn gọi là không gian tạo hình ( phối cảnh) 1.3.1.2 Các thể loại của Hội họa: Hội họa hoành tráng: Kết hợp với kiến trúc nơi công cộng; sử dụng chất liệu bền vững như đá, gốm, đồng,.... Hội họa giá vẽ: Kích cỡ vừa đủ treo được lên tường trong phòng; thể hiện một phương diện nào đó của cuộc sống 1.3.2 Nghệ thuật Điêu khắc 1.3.2.1 Khái niệm: 4
- Điêu khắc là nghệ thuật tạo hình bằng cách phối các mảng, khối, nét trong không gian ba chiều để tạo nên hình thể, thực thể nhằm biểu hiện các giá trị tinh thần của con người cũng như các phương diện của đời sống Khác với hội họa là diễn tả không gian ba chiều trên một mặt phẳng, điêu khắc được thể hiện bằng hình khối cụ thể trong một không gian nhiều chiều Điêu khắc được gọi là nghệ thuật tạo hình vì loại hình nghệ thuật này chủ yếu sử dụng các phương tiện tạo hình để tái tạo con người và cảnh vật mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Là nghệ thuật mang tính không gian, điêu khắc không phản ánh quá trình vận động, biến đổi của đối tượng miêu tả mà chỉ giữ lại những khoảnh khắc điển hình, tiêu biểu nhất, có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu lắng nhất. 1.3.2.2 Các thể loại của Điêu khắc: Thể loại tượng tròn: mang tính trang trí, kỷ niệm, chất liệu đa dạng Thể loại phù điêu; chạm khắc: mang tính trang trí, thường gắn với một bề mặt không gian với chất liệu cụ thể Thể loại tượng đài: mang tính tưởng niệm, hoành tráng, thường đặt ngoài trời, chất liệu bền chắc. 1.3.3 Nghệ thuật Trang trí 1.3.3.1 Khái niệm: Trang trí là nghệ thuật sắp xếp các yếu tố hình mảng, đường nét, màu sắc, hình khối, đậm nhạt trên mặt phẳng hay trong không gian theo những nguyên tắc chung để tạo nên một sản phẩm đẹp, hợp nội dung đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của con người. 1.3.3.2 Các thể loại Trang trí Thể loại trang trí cơ bản gồm: Trang trí hình vuông; hình tròn; hình chữ nhật và trang trí đường diềm. Đây là những bài tập đầu tiên trong hệ thống những bài thực hành trang trí cơ bản nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản của nghệ thuật trang trí. Thể loại trang trí ứng dụng: Là những vật dụng hàng ngày ( đĩa; khăn trải bàn; thảm...) được trang trí một cách tự do, tạo nên vẻ đẹp cho sản phẩm, các họa ti ết trang trí không nhất thiết phải sắp xếp theo những nguyên tắc bố cục trang trí. 1.3.4 Nghệ thuật Kiến trúc 1.3.4.1 Khái niệm: 5
- Kiến trúc là loại hình nghệ thuật nhằm kết hợp cái đẹp với cái thực dụng để sáng tạo không gian sinh tồn của con người Nghệ thuật kiến trúc ra đời đáp ứng đồng thời hai yêu cầu cơ bản: sử dụng và thẩm mỹ. Bản chất của nghệ thuật kiến trúc mang trong mình hai thuộc tính cơ bản: Tính thực dụng và tính thẩm mỹ. 1.3.4.2. Các thể loại kiến trúc: - Kiến trúc cung đình - Kiến trúc tôn giáo - Kiến trúc quân sự - Kiến trúc dân dụng - Kiến trúc công cộng 2. Mỹ thuật với đời sống xã hội - Nhu cầu ăn - Nhu cầu mặc - Nhu cầu ở - Nhu cầu phương tiện sinh hoạt Bài tập phát triển kỹ năng 1. Anh/chị hãy trình bày khái niệm Mỹ thuật ? 2. Anh/ chị so sánh đặc trưng ngôn ngữ tạo hình với đặc trưng ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật khác ? 3. Thông qua các nhu cầu cơ bản của con người, anh/ chị hãy phân tích vai trò c ủa Mỹ thuật trong đời sống xã hội? 6
- BÀI 2: MỤC TIÊU, CẤU TRÚC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MỸ THUẬT PHỔ THÔNG 1. Mục tiêu chương trình Mỹ thuật phổ thông 1.1. Kiến thức - Học sinh có những kiến thức ban đầu về Mỹ thuật - Hình thành những kiến thức cơ bản, cần thiết về ngôn ngữ tạo hình - Hiểu biết sơ lược về thành tựu của một số giai đoạn Mỹ thuật Việt Nam và thế giới. 1.2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, cảm thụ, phát triển tư duy, trí tưởng tượng và sáng tạo thông qua thực hành trong học tập các phân môn và trong cuộc sống - Kỹ năng nhận biết, thưởng thức, phân tích, đánh giá các tác phẩm Mỹ thuật Việt Nam và thế giới qua các giai đoạn Mỹ thuật trong chương đồng thời biết vận dụng các kỹ năng đó vào học tập và cuộc sống 1.3. Thái độ - Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và con người - Cảm nhận vẻ đẹp của các tác phẩm, công trình Mỹ thuật, trên cơ sở đó có ý thức và trách nhiệm hơn với bản thân và xã hội. 2. Nội dung, cấu trúc chương trình Mỹ thuật phổ thông 2.1. Dạy học Mỹ thuật qua một số giai đoạn ở nước ta 2.1.1. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp trước 1954: Dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông chỉ được thực hiện ở một số tỉnh, thành phố lớn vùng tạm chiếm và một số trường ở vùng tự do, còn hầu hết các trường không dạy – học mỹ thuật Chương t.rình dựa theo chương trình Mỹ thuật của Pháp gồm Vẽ tả thực; Vẽ trang trí; Vẽ tranh theo đề tài và Xem tranh. 2.1.2. Từ 1954 đến 1975: Đất nước chia 2 miền: Miền Bắc dạy học Mỹ thuật chưa rộng khắp, chỉ thực hiện ở các tỉnh, thành phố lớn. Chương trình dựa theo chương trình của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là Liên Xô (trước đây). Ở miền Nam dạy – học Mỹ thuật theo chương trình phổ thông của Pháp. Chương trình được biên soạn lại phù hợp với thực tế Việt Nam theo tinh thần giảm số giờ học, giảm nội dung vì cơ sở vật chất và 7
- chất lượng giáo viên chưa đáp ứng kịp. 2.1.3. Từ năm 1975 đến năm1980: Dạy – học mỹ thuật phổ thông được thực hiện theo chương trình thống nhất. Chương trình soạn thảo theo cách rà soát lại các chương trình cũ do đ ội ngũ, chuyên gia, giáo viên có kinh nghiệm biên soạn. Trên thực tế chương trình mỹ thuật ở THCS trước năm 1980 chưa có hiệu lực về mặt pháp lý; nhiều nơi tự ý thay đổi, điều chỉnh tùy tiện. Một số nơi đã có cán bộ chuyên môn chỉ đạo việc dạy và học mỹ thuật như Hà Nội hay cán bộ chỉ đạo kiêm nhiệm như Hà Nam Ninh ( Hà Nam, Nam Đinh, Ninh Bình) Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh ( Nghệ An, Hà Tĩnh),.. Đội ngũ giáo viên giảng dạy còn thiếu nhiều, do vậy phương án đào tạo giáo viên dạy kiêm nhiệm là chủ yếu. 2.1.4. Từ năm 1980 đến năm 2000 Chương trình Mỹ thuật được biên soạn lại theo tinh thần cải cách giáo dục do Hội đồng bộ môn gồm các chuyên gia đầu ngành của Bộ Văn Hóa – Thông tin, Bộ Giáo dục – Đào tạo soạn thảo. Chương trình có tham khảo chương trình của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á. ( Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật bản, Thái Lan,...). Chương trình gồm các các vấn đề lớn như: Mục tiêu; Phương hướng; Kiến thức và những yêu cầu cần đạt. Chương trình cụ thể cho từng lớp, gồm các phân môn: - Vẽ theo mẫu ( trước là Vẽ tả thực) - Vẽ trang trí - Vẽ tranh ( trước là Vẽ tranh theo đề tài ) - Giới thiệu Mỹ thuật ( trước là Giảng tranh) Từ năm học 1995 – 1996 chương trình được triển khai trên phạm vi toàn quốc theo sách giáo khoa thống nhất. 2.1.5. Từ năm 2000 đến nay: Từ năm 2000, chương trình mỹ thuật phổ thông được xây dựng mới. Chương trình xây dựng trên cơ sở chương trình giai đoạn trước, nhưng có rà soát, bi ện t ập phù hợp với tình hình dạy học theo xu hướng mới, phù hợp với thực tế phát tri ển giáo dục và kinh tế của đất nước trong giai đoạn mới; Đổi mới cách vận dụng phương pháp dạy học mỹ thuât; Đội ngũ giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng Nhìn chung, chương trình môn mỹ thuật mới, về nội dung không có gì thay đổi lớn, 8
- chủ yếu là thay đổi cách vận dụng phương pháp dạy – học. 2.2. Tình hình dạy học Mỹ thuật phổ thông hiện nay 2.2.1. Vị trí môn học trong chương trình giáo dục phổ thông: Là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông. Kết quả học tập mỹ thuật của học sinh được dùng để đánh giá, xếp loại học sinh hàng năm. Môn học đ ược thực hiện theo qui định và phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2.2.2. Đội ngũ giáo viên Giáo viên dạy mỹ thuật phổ thông được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều cơ sở như: Trường CĐSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội, CĐSP Thành phố Hồ Chí Minh,… nhưng chủ yếu vẫn là trường ĐHSP Nghệ thuật TW. Giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ thường xuyên nhằm đạt được trình độ chung 2.2.3 Học sinh Học sinh phổ thông rất thích hoạt động tạo hình. Vẽ tranh, nặn tạo dáng, xem tác phẩm mỹ thuật dần trở thành nhu cầu của học sinh. Tuy nhiên học sinh ít được quan sát, thực hành; môi trường thẩm mỹ hạn hẹp…do đó hiểu biết về mĩ thuật chưa thực sự sâu rộng. Học sinh THCS còn bị chi phối, ảnh hưởng về các môn học chính, về thi nên phần nào ảnh hưởng tới học mỹ thuật. Phương tiện học tập chưa đầy đủ và đa dạng; phương pháp dạy – học của giáo viên chưa linh hoạt do vậy phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập mỹ thuật của các em. 2.2.4. Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất cho dạy học mỹ thuật nói chung còn chưa đầy đủ. Ít trường có phòng học chức năng. Bộ đồ dùng dạy học mỹ thuật từ lớp 1- lớp 9 chưa đầy đủ, đa dạng. Chưa có các loại mẫu đạt quy chuẩn ( hình khối, tượng..) Sách đọc thêm và các tài liệu khác còn hạn chế 2.3 Tham khảo dạy học Mỹ thuật ở một số nước trên thế giới 2.3.1. Các khu vực châu Á ( Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Lào, Thái Lan…) số tiết học từ 2- 3 tiết trên tuần 2.3.2. Các nước châu Âu: Môn học thường được gọi Nghệ thuật tạo hình. 3. Nội dung cấu trúc chương trình Mỹ thuật hiện nay 3.1. Nội dung chương trình mỹ thuật Tiểu học 9
- Giai đoan 1 (lớp 1, 2, 3 ): Giai đoan này goi là Nghệ thuật (gôm mĩ thuật, âm ̣ ̣ ̣ ̀ nhac và thủ công).Thời lương cho mĩ thuật: 35 tiêt/nam (1 tuân hoc 1 tiêt; môi tiêt từ 35 ̣ ̣ ́ ̆ ̀ ̣ ́ ̃ ́ đên 40 phút). Hoc sinh không có sách giáo khoa nhung có Vở thực hành. Giáo viên có ́ ̣ ̛ sách hương dân. ́ ̃ Giai đoan 2: Mĩ thuật (lớp 4, 5) Là môn hoc độc lập. Thời lương: 35 tiêt/nam (1 ̣ ̣ ̣ ́ ̆ tuân hoc 1 tiêt; môi tiêt từ 35 đên 40 phút). Hoc sinh có sách giáo khoa và Vở thực ̀ ̣ ́ ̃ ́ ́ ̣ hành. Giáo viên có sách hương dân. Nội dung môn Mĩ thuật từ lớp 1 đên lớp 5 đươc ́ ̃ ́ ̣ trình bày cụ thể trong chuong trình từng khôi lớp có những nội dung chính sau: ̛ ̛ ́ Vẽ theo mâu: Hướng dân hoc sinh vẽ từ những nét đon gian như thăng, cong, ... ̃ ̃ ̣ ̛ ̉ ̉ đên những mâu có câu trúc phức tap như vẽ mâu có hai đồ vật. ́ ̃ ́ ̣ ̃ Vẽ trang trí: Hướng dân hoc sinh vẽ từ bài tập đon gian như vẽ tiêp hình có săn, ̃ ̣ ̛ ̉ ́ ̃ vẽ màu vào hình có săn đên những bài tập tập sáng tao về bố cuc và hoạ tiêt một cách ̃ ́ ̣ ̣ ́ ̛ ̉ đon gian, ... Vẽ tranh: Hướng dân hoc sinh thể hiện cam nhận cua mình qua bài vẽ về những ̃ ̣ ̉ ̉ đề tài: sinh hoat, lễ hội, phong canh hoặc vẽ chân dung, tinh vật và vẽ tự do, ... ̣ ̉ ̃ Tập nặn tao dáng: Hướng dân hoc sinh rèn luyện khả nang tao hình theo ý thích ̣ ̃ ̣ ̆ ̣ qua hình khôi đon gian cua trái cây, con vật và người, .... ́ ̛ ̉ ̉ Thương thức mĩ thuật: Hướng dân hoc sinh tìm hiêu và cam nhận một số tác ̀ ̃ ̣ ̉ ̉ phâm nghệ thuật và một số tranh thiêu nhi trong nươc và thế giới. ̉ ́ ́ Chương trình Mỹ thuật Tiẻu học ( Công văn số 9832/BGD& ĐT – GDTH ngày 01/9/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) Phân Phân Phân Phân môn Phân môn môn môn Thường môn Tổng Lớp Vẽ Vẽ Ghi chú Vẽ thức Mỹ Tập nặn cộng theo trang tranh thuật tạo dáng mẫu trí 1 9 tiết 9 tiết 10 tiết 4 tiết 2 tiết 34 * 34 tiết kể tiết+1 cả 2 tiết 2 9 tiết 8 tiết 9 tiết 4 tiết 4 tiết 34 kiểm tra học tiết+1 kì 1 và 2 3 8 tiết 8 tiết 9 tiết 5 tiết 4 tiết 34 *1 tiết tổng tiết+1 4 8 tiết 9 tiết 9 tiết 4 tiết 4 tiết 34 kết năm học tiết+1 * Tổng 166 10
- 5 8 tiết 9 tiết 9 tiết 4 tiết 4 tiết 34 tiết trong 5 tiết+1 năm học Tổng 42 tiết 43 tiết 46 tiết 21 tiết 14 tiết 166 tiết 3.2. Nội dung chương trình mỹ thuật THCS Vẽ theo mẫu: Học sinh biết quan sát, so sánh tỉ lệ, biết cách vẽ từ bao quát đến chi tiết, cách bố cục bài vẽ cân đối; Vẽ được hình gần đúng mẫu, nét vẽ có đậm, có nhạt; Vẽ đâm nhạt bằng đen trắng và bằng màu: Biết phân mảng và diễn tả đậm nhạt ở mức độ: đậm, trung gian và sáng; Bước đầu tập diễn tả chất của mẫu Vẽ trang trí: Học sinh biết vẻ đẹp của trang trí qua bố cục, hình vẽ và màu sắc. Thể hiện được các bài trang trí cơ bản và ứng dụng bằng màu sẵn có; Phát huy khả năng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh Vẽ tranh: Học sinh biết quan sát, tìm hiểu vẻ đẹp của con người và cuộc sống xung quanh; Biết khai thác nội dung tranh đề tài và tranh các thể loại; hình thành tính cảm thẩm mỹ; Vẽ được tranh và vẽ màu theo ý thích; Thường thức Mỹ thuật : Học sinh hiểu biết hơn về nền văn hóa của Việt Nam và thế giới; Thấy được vẻ đẹp của các tác phẩm hội họa, điêu khắc, các công trình kiến trúc và một số tác giả tiêu biểu Các bài học Thường thức mỹ thuật nhằm cung cấp những kiến thức sơ lược về giá trị văn hóa, trên cơ sở đó học sinh tìm hiểu và phân tích. Mỗi nội dung có hai bài: bài một giới thiệu khái quát chung; bài hai giới thiệu tác giả và phân tích các công trình, tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu. Chương trình mỹ thuật THCS ( Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học - áp dụng từ 26/9/2011 ) Lớp Phân môn Phân Phân môn Phân môn Tổng Vẽ theo môn Vẽ Vẽ tranh Thường cộng mẫu trang trí thức Mỹ Ghi chú thuật 6 9 tiết 9 tiết 9 tiết 7 tiết 34 tiết * 34 tiết kể cả 2 +1 tiết kiểm tra học 7 9 tiết 8 tiết 11 tiết 6 tiết 34 tiết kì 1 và 2 +1 *1 tiết tổng kết 8 8 tiết 10 tiết 10 tiết 6 tiết 34 tiết 11
- +1 năm học 9 3 tiết 6 tiết 5 tiết 4 tiết 18 tiết * Lớp 9 học một Tổng 29 tiết 33 tiết 35 tiết 23 tiết 123 tiết học kì, kiểm tra học kì trong 18 tiết/năm *Tổng 123 tiết trong 4 năm học. 3.2 Đặc điểm cấu trúc chương trình mỹ thuật phổ thông Tính chất của chương trình được xây dựng theo phương thức đồng tâm, mức độ nâng cao dần theo các khối lớp, kiến thức của bài trước là cơ sở để hoàn thành các bài sau nhưng được lặp lại với mức độ yêu cầu cao dần theo khối lớp. Ch ương trình được sắp xếp đan xen theo từng phân môn từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Nội dung các bài học sát với thực tiễn cuộc sống, có tính chọn lọc và mang tính giáo dục cao. Trên cơ sở đó, hình thành và cung cấp cho học sinh phương pháp làm việc, học tập khoa học. Bài tập phát triển kỹ năng 1. Anh/chị nêu mục tiêu của dạy học mỹ thuật ở phổ thông ? 2. Anh/chị phân tích và làm rõ cấu trúc chương trình Mỹ thuật phổ thông hiện nay ? 12
- BÀI 3: ĐẶC TRƯNG, NGUYÊN TẮC, VAI TRÒ CỦA DẠY HỌC MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1. Đặc điểm tiết học Mỹ thuật ở trường phổ thông 1.1 Phân môn Vẽ theo mẫu 1.1.1. Đặc điểm Vẽ theo mẫu ở THCS là phân môn "khô" nhất trong các phân môn của mĩ thuật, tương đối "khó dạy" với giáo viên và "khó học" với học sinh. Dạy - học vẽ theo mẫu cần chú ý: 1.1.1.1. Về phía giáo viên Vẽ theo mẫu phải vẽ đi vẽ lại các hình khối cơ bản, đồ dùng quen thuộc. Chuẩn bị mẫu chưa chú ý đến tính thẩm mĩ, cụ thể là: tỷ lệ và đậm, nhạt giữa các vật mẫu (kích thước to quá, nhỏ quá, đậm nhạt quá tương phản); cách đặt mẫu (đặt thẳng hàng ngang, xa hoặc gần nhau quá,... giữa các vật mẫu). Phương pháp hướng dẫn vẽ thường chung chung cho tất cả các bài, giáo viên ít quan tâm đến yêu cầu kiến thức cơ bản của từng loại bài để tìm ra đặc điểm về hình dáng, cấu trúc, về bố cục, đậm nhạt - vẻ đẹp riêng của mẫu. Chú ý nhiều về kỹ năng vẽ, ít quan tâm đến bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ qua hình dáng, tỷ lệ, đậm nhạt, cách đặt mẫu; đồng thời vẽ đẹp của bố cục, cách thể hiện nét và đậm nhạt ở bài vẽ,... 1.1.1.2. Về phía học sinh Vẽ theo mẫu là phân môn khó so với trang trí và vẽ tranh, có nhiều lý do: Vẽ những mẫu quá quen thuộc với các em; Đa số các bài vẽ bằng bút chì đen, không hấp dẫn so với vẽ màu; Khả năng quan sát của học sinh còn hạn chế, chưa chú ý so sánh để tìm tỷ lệ của mẫu,... vì thế các bài vẽ phần lớn chưa đạt yêu cầu, thể hiện ở: Bố cục bài vẽ chưa đẹp thường không cần đối giữa hình vẽ và tờ giấy (đa số hình vẽ nhỏ và lệch); Hình vẽ chung chung, chưa sát tỉ lệ, do vậy không lột tả được đặc điểm của mẫu; Vẽ đậm nhạt: khi thì mờ ảo làm cho hình yếu, lúc lại quá tách 13
- bạch (ranh giới đậm nhạt rõ ràng) giữa các mảng, ngay cả ở hình trụ, hình cầu, tạo cho bài vẽ khô cứng. 1.1.2. Chuẩn bị cho bài dạy vẽ theo mẫu Để dạy - học vẽ theo mẫu có hiệu quả, giáo viên cần chú ý: 1.1.2.1. Mẫu vẽ 1.1.2.2.Tìm, chọn mẫu vẽ Mẫu vẽ thể hiện được mức độ của nội dung kiến thức về hình khối, đường nét, đậm nhạt. Yêu cầu mẫu phải đẹp về hình: thể hiện ở tương quan tỷ lệ các bộ phận của từng vật mẫu và giữa các vật mẫu với nhau, tránh to quá, nhỏ quá đối l ập nhau; Đẹp về đậm nhạt: tránh mờ ảo hoặc quá tương phản giữa các vật mẫu. Có thể tìm chọn mẫu vẽ ở địa phương (dạng tương đương). 1.1.2.3.Bày mẫu Nên bày mẫu vừa tầm nhìn với học sinh. Nếu là mẫu nhỏ, có thể bày nhiều mẫu để học sinh vẽ theo nhóm. Bố cục đẹp: có trước, có sau, có xa, gần hoặc che khuất hợp lý. Ánh sáng chiếu tới mẫu rõ ràng: có đậm nhạt đẹp (không mờ nhạt, không quá tương phản). 1.1.2.4. Hình gợi ý cách vẽ Hình minh họa trên bảng, trên giấy để gợi ý cách vẽ ở một vài hướng nhìn khác nhau. Các bài vẽ của họa sĩ, của học sinh để đối chiếu, so sánh. 1.1.3. Khai thác nội dung bài Để học sinh vẽ theo mẫu có kết quả, giáo viên cần lưu ý: 1.1.3.1. Tổ chức cho học sinh học tập một cách chủ động, cụ thể là: Yêu cầu học sinh chuẩn bị mẫu vẽ trước để các em tiếp cận với bài học. Học sinh được tham gia lựa chọn và bày mẫu, thảo luận để tìm ra cách sắp xếp có bố cục đẹp. 1.1.3.2. Giải thích rõ ràng các khái niệm, ngôn ngữ, thuật ngữ cho học sinh Vẽ: Vẽ không đòi hỏi đúng, chính xác 100% như thực, như vẽ kỹ thuật. Nét vẽ thẳng hay cong chỉ là tương đối, không dùng thước, hay com pa đ ể vẽ, mà vẽ 14
- bằng tay. Đo và ước lượng bằng mắt để tìm ra tỉ lệ của mẫu, không tính toán chi li như vẽ kỹ thuật. Theo: Vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của người vẽ, không sao chép, rập khuôn, miễn sao lột tả được đặc điểm của mẫu. Mẫu: Nhìn mẫu thực có ở trước mặt để vẽ, không vẽ tiếp (ở nhà) khi không có mẫu. Quá trình vẽ theo mẫu là quá trình liên tục, thể hiện ở: quan sát - nhận biết - ghi nhận - vẽ (theo trí nhớ) - quan sát,… Vẽ mẫu là nhìn mẫu thực để vẽ lại, mô phỏng lại theo cách nhìn, cách cảm nhận của người vẽ, sao cho rõ đặc điểm của đối tượng. Bài vẽ theo mẫu của học sinh sẽ khác nhau về bố cục, hình dáng, đậm nhạt, vì mỗi em vẽ từ góc nhìn riêng, quan trọng hơn là cách nhìn, cách cảm nhận không giống nhau về mẫu. Các ngôn ngữ: nét, hình vẽ, hình mảng, hình khối, đậm, nhạt, bố cục,… Các thuật ngữ: cân đối, nhịp điệu,… 1.1.3.3. Các phương pháp thường vận dụng trong dạy - học vẽ theo mẫu Phương pháp quan sát: Quan sát có ý nghĩa đặc biệt với vẽ theo mẫu, bởi trong suốt quá trình làm bài học sinh luôn phải nhìn mẫu để tìm ra đặc điểm của nó qua hình dáng, tỷ lệ, đậm nhạt. Vì thế, giáo viên cần cho học sinh rõ: Mục đích c ủa quan sát; Phương pháp quan sát. Phương pháp trực quan: Dạy - học mĩ thuật là dạy - học bằng trực quan. Do vậy, dạy vẽ theo mẫu, giáo viên cần sử dụng phối hợp các loại trực quan đ ể phát triển tư duy, sáng tạo về bố cục, vẽ hình, vẽ đậm nhạt, vẽ màu cho học sinh. Kết hợp giữa vật thực, hình minh họa và với bài vẽ của học sinh để gợi ý, hướng dẫn. Phương pháp gợi mở: Khi học sinh làm bài, sự gợi ý của giáo viên là rất cần thiết, thể hiện ở: Gợi ý học sinh ngay ở từng bài vẽ về cách vẽ hình, tìm tỉ lệ,… Chỉ ra ở mẫu thực để học sinh so sánh, tìm ra những chỗ chưa đúng ở bài vẽ và tự điều chỉnh. 1.2. Phân môn Vẽ trang trí 1.2.1. Đặc điểm. 15
- Vẽ trang trí là phân môn "tự do" trong suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo về bố cục, họa tiết, màu sắc, … trên cơ sở của lý thuyết chung. Vẽ trang trí giúp phát triển khả năng suy nghĩ, sáng tạo, độc lập trong học tập của học sinh. Kết quả bài vẽ trang trí thấy rõ ràng hơn sau mỗi giờ học cả về nhận thức thẩm mĩ và thực hành, do đó kích thích tinh thần học tập của các em. Sản phẩm do trang trí tạo nên gắn liền với cuộc sống của mỗi con người và thiết thực gần gũi với học tập, sinh hoạt của học sinh. Dạy - học vẽ trang trí cần chú ý: 1.2.1.1. Về phía giáo viên Dạy trang trí có nhiều thuận lợi, giáo viên chuẩn bị ĐDDH dễ dàng và phong phú. Kết quả bài dạy thường thấy rõ và có hiệu quả cao hơn so với các phân môn khác. Song thực tế vẫn còn những tồn tại. Ví dụ:Chuẩn bị ĐDDH chưa rõ trọng tâm, cho từng loại bài. Nhận xét đánh giá kết quả học tập ít chú ý đến nêu lên các "lý do" vì sao bài vẽ đẹp hoặc chưa đạt yêu cầu, do vậy học sinh thường công nhận h ơn là hiểu biết và cảm thụ. 1.2.1.2. Về phía học sinh Học sinh thích học vẽ trang trí, vì các em được làm bài tự do, được dùng màu sắc. Hơn nữa loại bài này phù hợp với nữ học sinh: bởi các em có tâm lý muốn làm đẹp và muốn công việc của các em thường đòi hỏi tính cần cù, cẩn thận và khéo tay hơn. Nhìn chung, vẽ trang trí của học sinh tính sáng tạo còn hạn chế, thể hiện ở: Bố cục hình mảng và sử dụng màu ở các bài vẽ vẫn có dạng chung chung, màu sắc tươi sáng nhưng chưa rõ trọng tâm; Bài vẽ chưa rõ đặc điểm vùng miền, nhất la trang trí ở các vùng dân tộc ít người thường thấy ở bố cục, họa tiết, màu sắc,…. (vẫn còn chung chung). 1.2.2. Chuẩn bị cho bài dạy vẽ trang trí. Để dạy - học trang trí có hiệu quả, giáo viên cần chú ý Đồ dùng dạy - học phải đầy đủ, đa dạng và đẹp, gồm có: Vật thực ( đồ gốm, khăn, bìa sách,…); Hình ảnh (ảnh hoa lá, lều trại, hội trường… ); Hình gợi ý cách vẽ (cách vẽ bố cục mảng, vẽ họa tiết, vẽ màu (ở biểu bảng và ở bảng lớp); Các bài vẽ trang trí để tham khảo (của họa sĩ, của học sinh các lớp trước). Đồ dùng dạy - học vẽ trang trí phải rõ trọng tâm bài dạy, cụ thể là: Về bố 16
- cục mảng; Về cách vẽ họa tiết; Về cách vẽ màu… với nhiều phương án khác nhau để gợi ý cách suy nghĩ, tìm tòi cho học sinh. 1.2.3. Khai thác nội dung bài 1.2.3.1. Tổ chức cho học sinh học tập một cách chủ động, cụ thể: Học sinh tham gia chuẩn bị ĐDDH cùng với giáo viên, như vậy sẽ nắm được trước nội dung bài, đồng thời ĐDDH sẽ phong phú hơn. Thảo luận phân tích ĐDDH để tìm ra nội dung. 1.2.3.2. Giải thích rõ các khái niệm, ngôn ngữ, thuật ngữ trang trí: Vẽ trang trí : Thế nào là trang trí? (khác với vẽ theo mẫu?); Các khái niệm: Bố cục, trang trí, trình bày, thiết kế mĩ thuật, sắp xếp, … có gì giống và khác nhau? (mức độ và cách sử dụng?); Đặc điểm của trang trí? Các ngôn ngữ: Đặc điểm của nét, hình, mảng, họa tiết, mà sắc, đậm nhạt, bố cục,… Các thuật ngữ: Nhịp điệu, hài hòa, cân đối, đối xứng,… Các khái niệm, ngôn ngữ, thuật ngữ của trang trí thường mông lung, đôi khi tr ừu tượng, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu dần ở mỗi bài cụ thể, có như vậy bài vẽ của các em mới có hiệu quả nhất định. 1.2.3.3. Các phương pháp thường vận dụng trong dạy - học vẽ trang trí Đặc điểm của trang trí là luôn tìm tòi, sáng tạo để có cái mới ở mỗi bài, ở từng học sinh, do vậy dạy - học trang trí thường vận dụng các phương pháp sau: Phương pháp gợi mở: Gợi ý học sinh quan sát, nhận xét tìm ra sự khác nhau của bố cục mảng, cách vẽ họa tiết, cách vẽ màu; Chỉ ra cho học sinh những cái được, cái chưa được ở ngay mỗi bài vẽ; Gợi ý, động viên, khích lệ học sinh tìm tòi sáng tạo. Phương pháp luyện tập: Yêu cầu học sinh tìm ra nhiều cách vẽ khác nhau về bố cục mảng, vẽ họa tiết và vẽ màu. Tổ chức cho học sinh tham gia thảo luận, nhận xét đánh giá để tìm ra các bài vẽ đẹp. 1.3. Phân môn Vẽ tranh 1.3.1. Đặc điểm Vẽ tranh không đơn giản là vẽ được các hình ảnh, vẽ được màu, mà qua các 17
- hình ảnh, màu sắc của tranh "nói" được lên điều gì để người xem cảm nhận được và tỏ thái độ: yêu, ghét, vui, buồn, … và suy nghĩ, hành động theo cảm nhận của mình. Qua vẽ tranh, phát triển khả năng quan sát, tìm hiểu thực tiễn cuộc sống xung quanh và giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người. Dạy - học vẽ tranh cần chú ý: 1.3.1.1. Về phía giáo viên Khai thác đề tài thường chưa sâu, chưa rộng, chung chung, vì thế chưa tìm ra được nội dung chủ yếu, đó là chủ đề. Giáo viên mới khai thác các yếu tố kỹ thuật vẽ tranh như: bố cục, hình ảnh chính phụ, màu sắc; chưa quan tâm nhiều đến các dạng bố cục, cái tĩnh, động của hình ảnh và đặc trưng của màu sắc. Đồng thời chưa làm cho học sinh hiểu: Vì sao vẽ như vậy?. Tính thẩm mĩ của bố cục, hình ảnh và màu sắc chưa được làm rõ. (Đẹp ở chỗ nào?) 1.3.1.2. Về phía học sinh Một số học sinh thích vẽ tranh, nhiều bức tranh có ý hay, dí dỏm và sâu sắc ở cách về khai thác nội dung, cách bố cục, tìm hình ảnh và vẽ màu. Qua vẽ tranh các em đã có ý thức tìm hiểu cuộc sống xung quanh hơn. Nhìn chung, tranh vẽ của học sinh còn hạn chế nhiều về cách tìm ý, bố cục thiếu trọng tâm (dàn trải), hình tượng thiếu "động" và màu sắc chung chung, chưa làm rõ ý định, hãy còn công thức hoặc lặp lại một cách tự nhiên như: cây phải màu xanh, đất phải màu nâu,… chưa quan tâm đến đậm nhạt, sắc thái của màu. 1.3.2. Chuẩn bị cho bài dạy vẽ tranh Đồ dùng dạy - học cần đầy đủ, phong phú và đẹp, gồm có: Ảnh: phong cảnh, danh lam, di tích văn hóa, lễ hội, các con vật,… Các phiên bản tác phẩm hội họa của họa sĩ, của thiếu nhi; Bài vẽ đẹp của học sinh cùng nội dung (các cách thể hiện khác nhau); Hình gợi ý minh họa cách vẽ: các phương án bố cục, vẽ hình, vẽ màu (rõ đặc điểm cho từng nội dung); Hình minh họa trên bảng. Trình bày ĐDDH: Trình bày rõ ràng theo ý định và có trọng tâm theo từng mạch nội dung: giới thiệu về 18
- bố cục, hình vẽ, vẽ màu. 1.3.3. Khai thác nội dung bài 1.3.3.1. Tổ chức cho học sinh học tập một cách chủ động Thông báo trước cho học sinh về bài học để các em đọc trước và xem hình minh họa ở SGK hoặc quan sát thực tế để tìm hiểu nội dung. Học sinh tham gia chuẩn bị ĐDDH: sưu tầm các phiên bản tranh, ảnh, các bài vẽ cùng nội dung của các bạn và tập tìm hiểu nhận xét. 1.3.3.2. Giải thích rõ các khái niệm, ngôn ngữ, thuật ngữ Vẽ tranh: Thế nào là vẽ tranh? Phân biệt giữa tranh và ảnh? Các yêu cầu vẽ tranh: tìm, chọn nội dung; bố cục, hình tượng và màu sắc trong tranh. Các ngôn ngữ: bố cục, hình tượng, sắc thái,… Các thuật ngữ: cân đối, hài hòa, thể loại, đề tài, chủ đề,… 1.3.4. Các phương pháp thường vận dụng trong dạy - học vẽ tranh - Phương pháp trực quan - Phương pháp gợi mở - Phương pháp làm việc theo cặp, theo nhóm - Phương pháp luyện tập 1.4. Phân môn Thường thức mĩ thuật 1.4.1. Đặc điểm Dạy - học thường thức mĩ thuật tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với các giá trị văn hóa và hiểu hơn về thực tế xung quanh. Thông qua tìm hiểu, phân tích các công trình, tác phẩm mĩ thuật ở bố cục, hình tượng, màu sắc tạo điều kiện cho học sinh cảm nhận vẻ đẹp và có ý thức trân trọng, bảo vệ giữ gìn nền văn hóa của dân tộc và nhân loại. Dạy - học thường thức mĩ thuật cần chú ý: 1.4.1.1. Về phía giáo viên Thiếu kinh nghiệm dạy loại bài học này, khai thác nội dung chưa toát lên đặc điểm và vẻ đẹp của các công trình, tác phẩm mĩ thuật, thường phân tích các y ếu tố 19
- kỹ thuật nhiều hơn yếu tố thẩm mĩ, đó là vẻ đẹp của bố cục, hình tượng màu sắc. 1.4.1.2. Về phía học sinh Có thói quen học thuộc SGK, chưa chú ý nhận xét, phân tích, so sánh đ ể thấy giá trị và nghệ thuật và ý nghĩa của các tác phẩm đối với nền văn hóa c ủa đ ất n ước hay nhân loại. 1.4.2. Chuẩn bị cho bài dạy thường thức mĩ thuật 4.2.1. Tổ chức cho học sinh học tập một cách tích cực Yêu cầu học sinh xem trước bài, hình minh họa ở SGK để nắm sơ bộ về nội dung và tìm ra những ý hay hoặc những điều chưa hiểu ở bài học. Tham gia sưu tầm tư liệu phục vụ cho bài học (phiên bản tranh, ảnh các công trình kiến trúc). Tổ chức tham quan di tích văn hóa, bảo tàng, phòng tranh và nghe nói chuy ện về mĩ thuật (tác giả, tác phẩm,…). 4.2.2. Khai thác nội dung, cần tập trung vào: Sự ra đời của các công trình, tác phẩm mĩ thuật, qua đó học sinh thấy đ ược hoàn cảnh lịch sử: kinh tế - xã hội; Giá trị thẩm mĩ của các công trình, tác phẩm mĩ thuật qua bố cục, hình tượng, màu sắc; Đặc điểm mĩ thuật của các thời kỳ, trường phái mĩ thuật. 4.2.3. Các phương pháp thường vận dụng trong dạy - học thường thức mĩ thuật - Phương pháp vấn đáp: nếu câu hỏi theo từng nội dung để học sinh suy nghĩ trả lời. - Phương pháp đàm thoại: yêu cầu học sinh tham khảo SGK, xem hình minh họa, tự nêu ra những vấn đề của nội dung và thảo luận. - Phương pháp làm việc theo cặp, theo nhóm: chia cặp, nhóm theo từng nội dung, giáo viên nêu ra yêu cầu, học sinh tự tìm hiểu và nêu lên nhận xét, sau đó thảo luận chung cả lớp. 2. Một số nguyên tắc trong dạy học Mỹ thuật. 2.1 Khái niệm về nguyên tắc dạy học Nguyên tắc dạy học là hệ thống xác định những yêu cầu cơ bản, có tính chất xuất phát để chỉ đạo việc xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật part 1
21 p | 341 | 96
-
Giáo trình mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật part 2
21 p | 255 | 72
-
Giáo trình mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật part 3
21 p | 276 | 68
-
Giáo trình mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật part 4
21 p | 258 | 62
-
Giáo trình mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật part 5
21 p | 215 | 50
-
Giáo trình mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật part 7
21 p | 225 | 49
-
Giáo trình mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật part 8
21 p | 237 | 44
-
Giáo trình mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật part 9
21 p | 202 | 43
-
Giáo trình mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật part 6
21 p | 212 | 41
-
Giáo trình Phương pháp dạy học mỹ thuật - Tập 2
56 p | 196 | 25
-
Giáo trình mô đun Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật
207 p | 63 | 13
-
Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật: Phần 1
77 p | 16 | 8
-
Giáo trình Phương pháp dạy học Mĩ thuật (Tập 2): Phần 1 - Nguyễn Thu Tuấn
89 p | 57 | 7
-
Một số phương pháp dạy học mĩ thuật phát huy tính tích cực học tập cho học sinh tiểu học
7 p | 64 | 6
-
Giáo trình Phương pháp dạy học Mĩ thuật (Tập 2): Phần 2 - Nguyễn Thu Tuấn
74 p | 51 | 6
-
Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật: Phần 2
126 p | 19 | 6
-
Đổi mới phương pháp dạy học hát ca khúc mầm non cho sinh viên
3 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn