intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật (Ngành: Quản lý toà nhà - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật (Ngành: Quản lý toà nhà - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số thiết bị điện trong nhà cao tầng như đèn chiếu sáng, cầu dao, áp to mát, công tắc ổ cắm; đọc được sơ đồ hệ thống cung cấp điện, sơ đồ hệ thống điện sinh hoạt trong nhà cao tầng, hệ thống chiếu sáng công cộng, chống sét nối đất của khu đô thị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật (Ngành: Quản lý toà nhà - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG KỸ THUẬT NGÀNH: QUẢN LÝ TÒA NHÀ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 389ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 30 tháng 09 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ Trung cấp ngành Quản lý tòa nhà ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật là môn học, mô đun chung nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số thiết bị trong tòa nhà, đọc được hệ thống cung cấp điện sinh hoạt, điện chiếu sang công cộng, nguyên tắc lập kế hoạch và dự toán sửa chữa, thay thế thiết bị cũng như quá trình vận hành, bảo dưỡng Giáo trình Quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật do bộ môn Định giá dự toán biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật, tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành của bộ Luật 2015. Nội dung gồm 5 chương sau: Bài 1: Đọc vẽ sơ đồ hệ thống điện Bài 2: Giao ca và cách sử dụng dụng cụ Bài 3: Vận hành tủ phân phối điện Bài 4: Quản lý công tơ điện các căn hộ Bài 5: Vận hành, quản lý hệ thống chiếu sang công cộng Bài 6: Vận hành máy phát điện Bài 7: Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chống sét, nối đất Bài 8: Xử lý sự cố đối với hệ thống điện sinh hoạt Bài 9: Bảo dưỡng thiết bị, sửa chữa điện dân dụng Bài 10: Sửa chữa, thay thế thiết bị chiếu sáng công cộng Bài 11: Lập kế hoạch, dự toán sửa chữa, thay thế Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Định giá dự toán của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường.
  3. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn Th.S. Tô Thị Lan Phương
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 Chương 1 Đọc bản vẽ hồ sơ điện 2 1.1 Khái niệm sơ đồ hệ thống điện 2 1.1.1 Khái niệm 2 1.1.2 Cấu tạo 2 1.2 Hướng dẫn đọc sơ đồ vận hành hệ thống điện tòa nhà 3 1.3 Quy trình vận hành hệ thống điện tòa nhà 3 1.4 Cách đọc bản vẽ điện dân dụng 4 1.4.1 Ký hiệu 4 1.4.2 Phương pháp đọc 6 1.5 Các loại sơ đồ 7 1.5.1 Sơ đồ nguyên tắc 7 1.5.2 Sơ đồ mặt bằng- sơ đồ lắp đặt 7 1.5.3 Sơ đồ đơn tuyến 7 Bài 2 Giao ca và cách sử dụng dụng cụ 10 2.1 Quy trình giao và nhận ca 10 2.1.1. Quy định về nhận ca 10 2.1.2 Quy định về giao ca 11 2.1.3 Quy định đối với nhân viên trong thời gian trực ca 12 2.2 Dụng cụ 13 2.2.1. Găng tay cách điện 13 2.2.2 Găng tay da bảo vệ 13 2.2.3 Tay áo cách điện 14 2.2.4 Quần áo chống hồ quang điện 14 2.2.5 Giầy ủng cách điện 15 2.2.6 Thảm cách điện 15 2.2.7 Dây cách điện 16 2.2.8 Sào cách điện cứu hộ 17 2.2.9 Thiết bị thử điện 17 Bài 3 Vận hành tủ phân phối điện 19 3.1 Vận hành tủ điện hạ thế 19 3.2 Đọc chỉ số đồng hồ đo điện 28 3.2.1 Ý nghĩa các thông số trên công tơ điện 28 3.2.2 Cách đọc công tơ điện 1 pha 29 3.2.3 Cách đọc công tơ điện 3 pha 29
  5. Bài 4 Quản lý công tơ điện của các căn hộ 32 4.1 Cấu tạo 32 4.2 Thông số 32 4.3 Nguyên lý hoạt động 33 4.4 Cách kiểm tra công tơ điện 33 4.5 Đọc chính xác chỉ số trên công tơ điện 34 4.6 Lắp đặt sửa chữa được hư hỏng thông thường trên công tơ điện 35 Bài 5 Vận hành, quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng 38 5.1 Hệ thống chiếu sáng công cộng 38 Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng của hệ thống chiếu 5.2 40 sáng công cộng Bài 6 Vận hành máy phát điện 43 6.1 Cấu tạo máy phát điện 43 6.2 Nguyên lý hoạt động 45 6.3 Quy trình vận hanh 46 Bài 7 Kiếm tra, bảo dưỡng hệ thống chống sét, nối đất 49 7.1 Hệ thống nối đất chống sét 49 7.2 Điện trở đất 51 Bải 8 Xử lý sự cố với hệ thống điện sinh hoạt 58 8.1 Các sự cố thông thường của mạng điện sinh hoạt 58 8.2 Xử lý các sự cố thông thường của mạng điện sinh hoạt 61 8.3 Những quy tắc an toàn khi dùng điện nhằm hạn chế hư hỏng 63 Bài 9 Bảo dưỡng thiết bị, sửa chữa điện dân dụng 67 9.1 Điện dân dụng 67 9.2 Thiết bị điện dân dụng 68 Bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng của thiết bị điện dân 9.3 75 dụng Bài 10 Sửa chữa thiết bị chiếu sáng công cộng 80 10.1 Ý nghĩa của việc sửa chữa bảo trì hệ thống chiếu sáng 80 10.2 Quy trình sửa chữa bảo trì hệ thống chiếu sáng 80 10.3 Các bước bảo trì, bảo dưỡng điện chiếu sáng 81 10.4 Quy trình lắp đặt điện trong tòa nhà 82 Bài 11 Lập kế hoạch, dự toán sửa chữa thay thế 84 11.1 Lập kế hoạch bảo trì tòa nhà 84 11.2 Các hạng mục bảo trì tòa nhà 86
  6. GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG KỸ THUẬT Tên môn học: Quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật Mã môn học: MH15 Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí của môn học: Môn học được bố trí học kì II của năm thứ 1. - Tính chất môn học: Là môn học chuyên ngành. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số thiết bị điện trong nhà cao tầng như đèn chiếu sáng, cầu dao, áp to mát, công tắc ổ cắm... + Đọc được sơ đồ hệ thống cung cấp điện, sơ đồ hệ thống điện sinh hoạt trong nhà cao tầng, hệ thống chiếu sáng công cộng, chống sét nối đất của khu đô thị. + Nguyên tắc cơ bản khi lập kế hoạch và dự toán sửa chữa, thay thế thiết bị - Kỹ năng: + Vận hành, quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa và lắp đặt thiết bị điện dân dụng của hệ thống điện trong nhà cao tầng, điện chiếu sáng công cộng, chống sét, nối đất... trong khu đô thị. + Xử lý được một số sự cố, bảo dưỡng, thay thế thiết bị của hệ thống điện dân dụng. + Lập được kế hoạch và dự toán cơ bản cho việc thay thế, sửa chữa - Về năng thái độ: + Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác + Có ý thức an toàn vệ sinh công nghiệp. Nội dung của môn học: 1
  7. Bài 1: ĐỌC BẢN VẼ SƠ ĐỒ HỆ THỐNG ĐIỆN Mã bài : B1 Giới thiệu: Bài “ Đọc bản vẽ sơ đồ hệ thống điện” là bài học đầu tiên nằm trong môn học Quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật. Bài học này sẽ trình bày cách đọc các ký hiệu thiết bị trên sơ đồ mặt bằng, thống kê chủng loại, số lượng thiết bị trên mặt bằng Mục tiêu: - Đọc ký hiệu các thiết bị điện trên sơ đồ mặt bằng ; - Thống kê được chủng loại, số lượng thiết bị điện trên sơ đồ mặt bằng. Nội dung chính: 1.1. Khái niệm sơ đồ hệ thống điện 1.1.1. Khái niệm Sơ đồ hệ thống điện tòa nhà là một bảng vẽ sơ lược của hệ thống điện trong một tòa nhà. Hệ thống điện này là một phần trong cơ điện và có chức năng hỗ trợ cho quá trình quản lý vận hành tòa nhà dễ dàng, hiệu quả hơn. Ngoài ra, sơ đồ này còn giúp các kỹ sư hiểu rõ hơn về tính năng cũng như mạng lưới của hệ thống điện trong tòa nhà. 1.1.2. Cấu tạo Ban quản lý vận hạnh tòa nhà nắm rõ cấu tạo hệ thống điện của tòa nhà để có thể đưa ra kế hoạch xử lý nhanh chóng khi có sự cố điện xảy ra. Hệ thống điện của tòa nhà được cấu tạo bao gồm những hạng mục về điện sau: - Về điện nặng: + Hệ thống nguồn chính: Đường dây, máy biến áp, tủ trung thế, đóng cắt chính + Hệ thống chiếu sáng dùng trong sinh hoạt + Hệ thống tủ điện để phân phối + Ổ cắm + Hệ thống chiếu sáng dùng trong sự cố + Hạng mục tiếp địa + Hạng mục chống sét - Về điện nhẹ: + Internet và mạng Lan + Điện thoại + An ninh, giám sát 2
  8. + Hệ thống về P 1.2. Hướng dẫn đọc sơ đồ vận hành hệ thống điện tòa nhà Để đọc được hướng dẫn sơ đồ vận hành hệ thống điện tòa nhà, ban quản lý tòa nhà cần hiểu được ký hiệu của các mạch điện, mạch kích, mạch khuếch đại… Sau đó, hãy vận dụng những kiến thức này để tiến hành đọc sơ đồ: - Mối quan hệ giữa các linh kiện, bộ phận, thiết bị: + Thông số điện áp định mức của các thiết bị điện theo nhà sản xuất. + Tiến hành xác định các giá trị thật của điện trở, điện áp để biết được mối quan hệ giữa các thiết bị. - Vai trò của các thiết bị trong mạch điện: + Tìm hiểu tông tin về các bộ phận của thiết bị điện; + Mục đích sử dụng các thiết bị - Vị trí của các linh kiện: + Linh kiện phải được lắp đặt đúng theo chiều phân cực (một chiều dương, một chiều âm) và theo một chiều cố định. + Phần chân kim loại dài hơn để biết được sự phân cực của các linh kiện này. - Chức năng và cách thức hoạt động: + Căn cứ vào sơ đồ của mạch điện trong tòa nhà để xác định được các chức năng và hiệu suất hoạt động của mỗi mạch điện 1.3. Quy trình vận hành hệ thống điện tòa nhà Để vận hành hệ thống điện tòa nhà một cách hiệu quả và trơn tru không phải một điều dễ dàng. Do đó, cần xây dựng một quy trình quản lý tòa nhà nói chung và vận hành hệ thống điện nói riêng cho phù hợp. Cụ thể 5 bước vận hành hệ thống điện gồm: Bước 1: Giám sát, kiểm tra hệ thống điện - Xác định số lượng, vị trí đặt thiết bị; - Bật CB để có thể cung cấp điện cho hệ thống; - Kiểm tra các thiết bị như đèn báo, chỉ số điện áp, nguồn điện,… Bước 2: Khởi động hệ thống: - Kiểm tra và xác định hệ thống điện đang ở trạng thái ổn định tiến hành khởi động hệ thống điện và các thiết bị để quá trình vận hành được hiệu quả Bước 3: Theo dõi tình trạng của hệ thống điện: 3
  9. - Trong quá trình hệ thống hoạt động, cần lưu ý thường xuyên kiểm tra sự vận hành của các thiết bị. - Trong quá trình theo dõi, có thể căn cứ vào đồng hồ kỹ thuật. - Song song hãy tiến hành so sánh các thông số của hệ thống với nhau để kịp thời phát hiện ra các sai sót và sửa chữa chúng. Bước 4: Tiến hành ngừng hoạt động: Để hệ thống nghỉ ngơi và tiến hành kiểm tra lỗi, có thể tiến hành đưa hệ thống về trạng thái Off và tắt hẳn CB nguồn cũng như các thiết bị. Bước 5: Bảo trì, sửa chữa hệ thống định kỳ: Sau khi hệ thống đã hoạt động được một thời gian nhất định thì rất cần được sửa chữa và bảo trì định kỳ. Tiến hành xem xét và đánh giá tình trạng của hệ thống điện khi thực hiện bảo trì kĩ thuật tòa nhà định kỳ để đưa ra phương án bảo trì phù hợp. Bước này nhằm hỗ trợ cho hệ thống điện làm việc năng suất và hiệu quả hơn. 1.4. Cách đọc bản vẽ điện dân dụng 1.4.1. Ký hiệu STT Loại thiết bị Ký hiệu 1 Dòng điện 1 chiều 2 Dòng điện xoay chiều 3 Cực dương 4 Cực âm 5 Mạch điện 3 dây 6 Dây pha 7 Dây trung tính 8 Hai dây chéo nhau 9 Hai dây nối nhau 10 Cầu dao 2 cực, ba cực 11 Cầu chì Chấn lưu 4
  10. STT Loại thiết bị Ký hiệu 1 Đèn sát trần 2 Đèn âm trần 3 Đèn treo tường 4 Đèn chống nổ có chụp Đèn chống nổ không chụp Đèn chống nước Đèn huỳnh quang Đèn sợi đốt Đèn trần trang trí STT Loại thiết bị Ký hiệu 1 Chuông điện 2 Quạt trần 3 Quạt treo tường STT Loại thiết bị Ký hiệu 1 Cầu dao 1 pha 2 Cầu dao 2 pha 3 Cầu dao 3 pha 4 Công tác đơn 5 Công tác đôi 6 Công tác ba 7 Công tác 2 chiều 8 ổ cắm điện 9 Ổ cắm điện nối đất 5
  11. 10 Ổ cắm điện kéo dài 11 Tủ điện 1.4.2. Phương pháp đọc Bước 1. Chuẩn bị bản vẽ cần thiết: Bản vẽ thiết kế điện là bản thiết kế cho người dùng biết các thông tin cụ thể về cách bố trí các thiết bị điện như: thiết bị dùng để chiếu sáng, vị trí sắp xếp các ổ cắm, công tắc và cầu dao điện, tổng quan cách đi dây điện, các loại ống bọc dây điện trong công trình, sơ đồ các nguyên lý hoạt động chính của nguồn điện,.. Tùy vào quy mô lớn nhỏ của công trình mà tất cả các dữ liệu và thông tin trên bản vẽ có thể được thể hiện trên cùng một bản vẽ hoặc thể hiện riêng biệt từng phần trên từng bản vẽ Bước 2: Cách đọc bảng ghi chú ký hiệu trên bản vẽ Các thiết bị điện chủ đạo như đèn, quạt có sử dụng điện, máy lạnh, ổ cắm,.. Tất cả đều có các ký hiệu riêng trong bản vẽ điện. Chúng được thể hiện rõ ràng qua bảng thiết kế để người dùng quan sát được theo một cách tổng quan nhất. Bước 3: Cách đọc bản vẽ khi đã bố trí các ký hiệu thiết bị điện dân dụng Cần xác định chính xác thông tin về các yếu tố cần thiết của từng thiết bị điện: - Vị trí lắp đặt của các thiết bị điện dân dụng; - Cách lắp đặt các thiết bị (trên trần, trên tường, sàn); - Kích thước, hình dạng chính xác và thực tế của thiết bị; - Các thông số, số liệu kỹ thuật khác kèm theo. Bước 4: Đọc cách đi dây trên bản vẽ - Điện chiếu sáng + Đèn trên bản vẽ được bố trí và điều khiển bởi công tắc nào? Chúng thuộc cụm công tắc nào? Vị trí được gắn ở đâu? + Nguồn cấp điện chính cho cụm công tắc đó thể hiện qua ký hiệu nào? - Ổ cắm, thiết bị điện dân dụng đặc biệt (máy bơm, máy phát điện, bình nóng lạnh,…) + Vị trí sẽ đặt ổ cắm, kích thước chiều cao của ổ cắm điện. + Các ổ cắm nào sẽ cùng dùng chung một nguồn điện cấp? 6
  12. + Ký hiệu dành cho các ổ cắm có chung nguồn với nhau là gì? - Thiết bị làm mát + Vị trí lắp đặt các thiết bị điện làm mát + Ký hiệu cụ thể và chính xác của nguồn cấp cho các thiết bị điện này Bước 5: Đọc chính xác sơ đồ nguyên lý của các bản vẽ Cần lưu ý các điểm quan trọng như: - Thông số cụ thể của các loại thiết bị đóng cắt, điều khiển - Thông số cáp nguồn, dây tải điện - Khoảng cách của công tắc/tủ điện trên sơ đồ và cách đi dây rõ ràng của từng loại thiết bị đến công tắc điện 1.5. Các loại sơ đồ 1.5.1. Sơ đồ nguyên tắc - Sơ đồ nguyên tắc là sơ đồ bộc lộ mối quan hệ về điện. Tuy nhiên, không bộc lộ cách sắp xếp và cách lắp ráp của những thành phần có trong sơ đồ. Sơ đồ nguyên tắc được sử dùng để điều tra và nghiên cứu nguyên tắc hoạt động của mạch điện và những thiết bị điện. 1.5.2. Sơ đồ mặt bằng – Sơ đồ lắp đặt Sơ đồ mặt bằng hay còn gọi là sơ đồ lắp đặt là sơ đồ biểu diễn vị trí lắp ráp, cách lắp ráp của các thành phần có trong mạch điện. Sơ đồ lắp đặt được sử dụng trong quá trình dự trù vật tư, lắp ráp, sữa chữa mạch điện và những thiết bị điện .Từ sơ đồ nguyên tắc, ta có thể kiến thiết xây dựng được nhiều sơ đồ lắp đặt khác nhau. 7
  13. 1.5.3. Sơ đồ đơn tuyến Sơ đồ đơn tuyến là 1 dạng của sơ đồ lắp đặt. Tuy nhiên, trong sơ đồ này thì đường dây chỉ vẽ có một nét và được đánh số lượng trong đường dây. Câu hỏi ôn tập Câu 1. Trình bày các bước đọc bản vẽ điện? Câu 2. Trình bày quy trình vận hành hệ thống điện Câu 3. Thống kê được số liệu, chủng loại thiết bị điện theo bản vẽ? Yêu cầu về đánh giá Người học cần trả lời trước các câu hỏi giao: - Kiếm tra thường xuyên dưới 30 phút; - Hình thức: tự luận; - Hệ số: 1; - Nội dung: kiểm tra trong phạm vị ”Câu hỏi ôn tập”. 8
  14. Ghi nhớ Người học cần ghi nhớ các nội dung sau đây: - Đọc được ký hiệu trên sơ đồ mặt bằng; - Thống kê được số lượng, chủng loại trên sơ đồ mặt bằng; - Trình bày được các bước đọc bản vẽ điện. - Trình bày được quy trình vận hành của hệ thống điện. 9
  15. Bài 2: GIAO CA VÀ CÁCH SỬ DỤNG DỤNG CỤ Mã bài : B2 Giới thiệu: Bài “ Giao ca và cách sử dụng dụng cụ” là bài học thứ 2 nằm trong môn học Quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật. Bài học này sẽ trình bày các loại dụng cụ được sử dụng trong công tác vận hành quản lý hệ thống điện, phân loại các dụng cụ, cấu tạo và phạm vi sử dụng; hướng dẫn quy trình giao ca Mục tiêu: - Biết tên các loại dụng cụ thường được sử dụng trong công tác vận hành quản lý hệ thống điện. - Phân biệt được từng loại dụng cụ, cấu tạo và phạm vi sử dụng của từng loại dụng cụ - Sử dụng hiệu quả các loại dụng cụ đúng vị trí, đúng lúc, chính xác, an toàn. - Nắm vững quy trình giao ca Nội dung chính: 2.1. Quy trình giao, nhận ca Quản lí tòa nhà thường phải có 3 ca trực, mỗi ca 8 tiếng, tối thiểu 3 người trực 24/7. Ở mỗi ca trực, trưởng ca sẽ phân công các nhiệm vụ cụ thể như kiểm tra hệ thống điện chiếu sáng, điện cho từng căn hộ, hệ thống bơm, quạt thông gió... Khi phát hiện các hỏng hóc thì báo cáo lại trưởng ca để đề xuất cũng như có hướng sửa chữa, khắc phục. 2.1.1. Quy định về nhận ca Nhân viên vận hành phải có mặt trước giờ giao nhận ca ít nhất 15 phút để tìm hiểu những sự việc xảy ra từ ca hiện tại và ca gần nhất của ca hiện tại để nắm được rõ tình trạng vận hành của trạm điện, nhà máy điện, hệ thống điện thuộc quyền điều khiển; Trước khi nhận ca nhân viên vận hành phải hiểu và thực hiện các nội dung sau: Phương thức vận hành trong ngày; - Sơ đồ kết dây thực tế, lưu ý những thay đổi so với kết dây cơ bản và tình trạng thiết bị; - Nội dung ghi chép trong sổ nhật ký vận hành và sổ giao nhận ca; - Các thao tác đưa thiết bị ra khỏi vận hành và đưa vào vận hành, đưa vào dự phòng theo kế hoạch sẽ được thực hiện trong ca; 10
  16. - Nội dung điều lệnh mới trong sổ điều lệnh và sổ ghi các bức điện gửi từ cấp trên và các đơn vị; - Nghe người giao ca truyền đạt trực tiếp những điều cụ thể về chế độ vận hành, những lệnh của lãnh đạo cấp trên mà ca vận hành phải thực hiện và những điều đặc biệt chú ý hoặc giải đáp những vấn đề chưa rõ; - Kiểm tra hoạt động của hệ thống điều khiển, thiết bị phụ trợ và thông tin liên lạc; - Kiểm tra trật tự vệ sinh nơi làm việc, thiết bị và dụng cụ dùng trong ca trực; - Tình hình nhân sự trong ca trực và các nội dung cụ thể khác theo quy định riêng của từng đơn vị; - Ký tên vào sổ giao nhận ca. 2.1.2. Quy định về giao ca Trước khi giao ca, nhân viên vận hành đang trực ca có trách nhiệm: - Hoàn thành các công việc trong ca gồm: ghi sổ giao nhận ca, tính toán thông số, các tài liệu vận hành khác theo quy định của từng đơn vị, vệ sinh công nghiệp; - Thông báo một cách ngắn gọn, chính xác và đầy đủ cho nhân viên vận hành nhận ca những thay đổi của các thiết bị tại nhà máy điện, trạm điện, hệ thống điện thuộc quyền điều khiển và quyền kiểm tra; các lệnh, chỉ thị mới có liên quan đến điều độ, vận hành trong ca trực của mình; - Thông báo cho nhân viên vận hành nhận ca những hiện tượng bất thường đã xảy ra trong ca trực của mình và những hiện tượng khách quan đang đe dọa đến chế độ vận hành bình thường của các thiết bị tại nhà máy điện, trạm điện, hệ thống điện thuộc quyền điều khiển và quyền kiểm tra; - Giải thích thắc mắc về những vấn đề chưa rõ của nhân viên vận hành nhận ca; - Yêu cầu nhân viên vận hành nhận ca ký tên vào sổ giao nhận ca; - Ký tên vào sổ giao nhận ca. Không cho phép giao ca trong các trường hợp sau: - Đang có sự cố hoặc đang thực hiện những thao tác phức tạp trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này; - Chưa hoàn thành các công việc trong ca hoặc chưa thông báo đầy đủ tình hình vận hành trong ca cho nhân viên vận hành nhận ca; 11
  17. - Nhân viên vận hành nhận ca không đủ tỉnh táo do đã uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích khác bị nghiêm cấm. Trường hợp này, nhân viên vận hành phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để cử người khác thay thế; - Không có người đến nhận ca khi hết giờ trực ca. Trường hợp này, nhân viên vận hành đang trực ca phải báo cáo lãnh đạo đơn vị biết để bố trí người khác thay thế. Trường hợp đang có sự cố hoặc đang thực hiện những thao tác phức tạp, chỉ được phép giao nhận ca khi đảm bảo một trong các điều kiện sau: - Sau khi nhân viên vận hành nhận ca đã nắm rõ các bước xử lý sự cố hoặc thao tác tiếp theo và đồng ý ký nhận ca; - Sau khi đã báo cáo và được lãnh đạo đơn vị cho phép. Khi cho phép nhân viên vận hành giao ca và nhận ca thì lãnh đạo đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình. Thủ tục giao nhận ca chỉ thực hiện xong khi nhân viên vận hành nhận ca và nhân viên vận hành giao ca đã ký tên vào sổ giao nhận ca. Kể từ khi thủ tục giao nhận ca được thực hiện xong, nhân viên vận hành nhận ca có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ của mình trong ca trực. 2.1.3. Quy định đối với nhân viên vận hành trong thời gian trực ca - Trong thời gian trực ca, nhân viên vận hành phải: + Nêu rõ tên và chức danh trong mọi liên hệ. Nội dung liên hệ phải được ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành theo trình tự thời gian; + Khi xảy ra sự cố, hiện tượng bất thường trong ca trực của mình, nhân viên vận hành phải thực hiện đúng các quy định tại Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia, Quy định khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành và báo cáo những thông tin cần thiết cho nhân viên vận hành cấp trên, lãnh đạo đơn vị; + Trường hợp sự cố xảy ra, ngay sau khi xử lý xong sự cố, nhân viên vận hành phải có báo cáo nhanh gửi về cấp điều độ có quyền điều khiển theo quy định tại Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. - Trong thời gian trực ca, nhân viên vận hành không được vi phạm các quy định sau: + Uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích khác bị pháp luật nghiêm cấm; 12
  18. + Bỏ vị trí công tác khi chưa có nhân viên vận hành thay thế đến nhận ca. Trường hợp đặc biệt có lý do chính đáng và không thể tiếp tục trực ca, nhân viên vận hành trong ca trực phải báo cáo lãnh đạo đơn vị biết để bố trí người khác thay thế; + Trực ca liên tục quá thời gian quy định; + Cho người không có nhiệm vụ vào phòng điều khiển, nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi chưa được phép của lãnh đạo đơn vị; + Làm việc riêng. 2.2. Dụng cụ sử dụng 2.2.1. Găng tay cách điện: - Là thiết bị bảo hộ quan trọng nhất. - Tác dụng + Phòng ngừa tai nạn điện giật, + Tránh ánh sáng hồ quang và các luồng hồ quang. - Găng tay cách điện được lưu hành trên thị trường hiện nay đều phải trải qua thử nghiệm điện áp bởi cơ quan chức năng vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người lao động 2.2.2. Găng tay da bảo vệ - Là găng tay được chế tạo từ da bò hoặc da dê chất lượng cao, được làm thủ công sử dụng sợi cotton 4 lớp có thể dùng trong công nghiệp nặng và trang bị với khóa phi kim loại giúp găng tay khít với bàn tay 13
  19. - Tác dụng: mang đến sự bảo vệ tối ưu cho găng tay cao su cách điện khỏi các vật sắc nhọn đâm xuyên 2.2.3. Tay áo cách điện - Tay áo cách điện mở rộng phạm vi bảo vệ phần còn lại từ mép găng tay cho đến bả vai. Tay áo được sản xuất theo công nghệ nhúng hoặc đúc giống găng tay cách điện cao su Salisbury 2.2.4. Quần áo chống hồ quang điện Ngoài nguy hiểm của điện giật và chết người do điện giật còn phải kể đến mức độ nguy hiểm của hồ quang điện và nguy cơ tiền ẩn gây bỏng nặng của nó. Quần áo chống hồ quang điện liền mũ được sử dụng ở khu vực có nguy hiểm về điện để bảo vệ an toàn cho bản thân 14
  20. 2.2.5. Giầy/ủng cách điện - Được sử dụng rộng rãi với kỹ sư, thợ điện và công nhân cơ khí - Tác dụng: giúp bảo vệ hoàn toàn đôi chân khi phải làm việc trong môi trường có nguy cơ cao về rò rỉ hay truyền tải điện Giày cách điện Ủng cách điện 2.2.6. Thảm cách điện - Là sản phẩm được làm từ cao su có khả năng cách điện, chống tĩnh điện siêu việt. Được sản xuất và chế tạo dưới công nghệ kỹ thuật lưu hóa cao su và chất chống 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2