Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng máy may 2 kim - Trường Cao đẳng nghề Số 20
lượt xem 7
download
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng máy may 2 kim cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Thao tác vận hành máy may 2 kim; Sửa chữa bảo dưỡng máy may 2 kim. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng máy may 2 kim - Trường Cao đẳng nghề Số 20
- LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự hoà nhập giữa kinh tế của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.Nghành công nghiệp may mặc cũng phát triển, Kéo theo sự thâm nhập ồ ạt các chủng loại thiết bị may của nhiều hãng khác nhau. Xuất phát từ nhu cầu thực tế cần phải duy trì phát huy hết tính năng của thiết bị.Chúng tôi biên soạn giáo trình ‘ Sửa chữa máy may 2 kim’ để giúp bạn đọc tìm hiểu và tiếp cận một cách nhanh nhất. Nội dung cuốn sách gồm 2 bài Bài 1: Thao tác vận hành máy may 2 kim Phần 2 :Sửa chữa bảo dưỡng máy may 2 kim: Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách căn chỉnh máy Trên thực tế có rất nhiều loại máy may của các hãng khác nhau như Juki,Singer,Brother…Vì Vậy chúng tôi chỉ lựa chọn các máy đại diện và cụ thể tập trung vào các máy hãng Juky-Coperation Japan là hãng thành công nhất khi nhập vào thị trường thiết bị máy hiện nay về cả số lượng và chất lượng và được hầu hết các công ty cũng như xí nghiệp hiện đang dùng. Với mục đích tập trung trình bày kỹ các nội dung đặt ra trong từng mục, nên các mục có thể dài ngắn khcsa nhau nhưng chúng tôi cố gắng thống nhất về phương pháp tiếp cận để các bạn đọc dễ hiểu, và tuỳ theo nhu cầu mà khai thác nội dung cuốn sách ở các mức độ khác nhau. Cuốn sách cũng có ích cho các kỹ thuật viên và học viên khi tham gia đào tạo tại trường học Do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn. Nam Định Ngày… Tháng… năm…. 1
- Bài 1: THAO TÁC VẬN HÀNH MÁY MAY 2 KIM 1. Khái niệm các loại máy 2 kim dùng trong nghành may. Khái niệm máy may 2 kim là loại máy may công nghiệp, có thể song song may được 2 đường thẳng liên tục, chuyển đẩy vải với kim cùng răng cưa. Kim và răng cưa cùng di chuyển dọc đường may đưa vải đi. 2. Cấu tạo, phân loại, công dụng. Cấu tạo máy may 2 kim Máy may công nghiệp 2 kim có cấu tạo tương tự như máy may công nghiệp 1 kim. Với ba bộ phận cơ bản gồm đầu máy, chân máy và bàn máy, có một trụ kim, 2 kim được gắn trên giá ôm kim. Máy được thiết kế với ổ trụ di động thay đổi được cự ly may tùy từng công đoạn làm việc, hệ thống bơm dầu tự động. Máy may 2 kim được chia thành hai loại: • Máy may 2 kim cố định (trụ kim cố định): có 1 trụ kim và 1 táo kim • Máy may 2 kim di động: có 2 trụ kim và 2 táo kim, có thể điều chỉnh 1 trụ kim đứng yên. Máy may 2 kim điện tử & cơ • Máy may 2 kim điện tử Juki • Máy may 2 kim Brother 2
- • Máy may 2 kim Jack Phân loại Máy may 2 kim được phân chia thành rất nhiều loại: • Máy 2 kim tự động • Máy 2 kim mũi móc xích kép • Máy 2 kim cố định • Máy 2 kim cố định điện tử • Máy 2 kim cố định, cắt chỉ tự động • Máy 2 kim di động cơ ổ lớn • Máy 2 kim di động điện tử Ngoài ra còn có một số máy vắt sổ 2 kim thông dụng như: • Máy may 2 kim 4 chỉ • Máy may 2 kim 5 chỉ Chức năng của máy may 2 kim Máy may 2 kim để làm gì? Máy được linh hoạt sử dụng với may nhiều công đoạn như may viền, lót và trang trí cùng các chức năng cơ bản ứng với từng bộ phận của máy như sau: • Chuyển đẩy vải bằng kim cùng răng cưa đẩy vải. • May 2 đường thẳng song song. • Hai ổ ngửa, có cơ cấu cần gạt ruột ổ. • Cơ cấu thay đổi chiều dài mũi may có dạng thay đổi lệch tâm cam đẩy. • Hệ thống bôi trơn dùng bơm cánh quạt. • Không có cơ cấu lại mũi. 3. Kỹ thuật vận hành máy may 2 kim. Bước 1: Bật máy Bước 2: Đánh suốt chỉ • Đi chỉ từ ống chỉ vào suốt chỉ, gắn chỉ vào và dùng đồ chặn để chặn lại. • Đánh suốt đi theo hướng dẫn ở trên máy, đi qua khe rồi quấn quanh cục tròn và quấn suốt thuận theo kim đồng hồ. • Lưu ý : khi đánh suốt thì điểm đi từ vị trí cục tròn đến thanh đánh suốt phải căng để bảo đảm suốt được đánh đều. 3
- • Tốc độ nhanh chậm của việc đánh suốt được điều chỉnh bằng thanh trượt ( thanh trượt đưa về bên phải máy chạy càng nhanh, ngược lại đưa về bên trái máy chạy chậm lại ) Bước 3 : Đi chỉ từ chân ống chỉ xuống dưới kim Bước 4 : Đặt suốt chỉ vào chỉ suốt dưới Bước 5 : Lấy chỉ dưới lên Bước 6 : Bắt đầu may • Điều khiển thanh trượt từ trái sang phải để tăng tốc độ may • Nâng chân vịt lên để lấy vải ra. 4. Sử dụng và bảo quản. Sử dụng *Tư thế ngồi may: - Ngồi ghế vừa tầm, đúng tư thế ngồi may. • Dùng tay nâng chân vịt lên. • Chỉnh tư thề ngồi sao cho chân đặt vuông góc với bàn đạp, mắt nhìn thẳng mép ngoài của chân vịt thì mới may đúng kĩ thuật được. *Tập đạp máy: - Chân đạp đều đặn, tránh đạp ngược. *Tập may không mắc chỉ: • Lắp kim • Tập may những đường thẳng theo dòng kẻ, sau đó tập may đường cong, đường gấp khúc. * Tập may có mắc chỉ: - Thao tác chuẩn bị máy: • Quấn chỉ vào suốt: Vặn lỏng ốc lớn ở bánh đà đầu máy để trục kim không chuyển động trước khi đánh suốt, tránh hại máy và vặn chặt ốc lại sau khi đánh suốt xong để máy hoạt động bình thường. • Lắp suốt vào thoi: Thao tác cầm suốt đưa vào thoi đúng để khi kéo sợi chỉ suốt ở trong thoi quay ngược chiều kim đồng hồ. • Lắp thoi suốt vào ổ chao: Lắp các thoi khớp vào rãnh của ổ chao => Ân thoi vào phía trong đến khi phát ra tiến kêu “tách” là được. • Mắc chỉ trên • Lấy chỉ dưới lên, đưa hai đầu chỉ ra phía sau, dưới chân vịt. 4
- • Vặn núm điều chỉnh hoặc cần gạt chỉ đúng cỡ mũi may, máy thử để có chiều dài mũi may theo ý muốn. - Thao tác sử dụng bộ phận điều chỉnh cỡ mũi may: • Cần gạt ở dưới mũi may thưa, dịch dần lên sốlớn mũi may mau dần. • Cần gạt ở giữa: cỡ mũi may bằng 0, vải không dịch chuyển. • Cần gạt lên trên vải dịch chuyển theo chiều ngược lại *Chú ý: Nới vít hãm cần gạt khi di chuyển cần gạt và vặn chặt vít hãm ở vị trí cỡ mũi may đã chọn để cỡ mũi may không bị dịch chuyển. Bảo Quản - Giữ máy sạch sẽ bằng cách lau bụi, lau chùi đầu máy, gỡ chỉ vụn ở ổ chao, bàn đẩy vải… - Tra dầu vào máy: • Các vị trí có lỗ tra dầu: 1 giọt • Các bộ phận cần bôi trơn: 3 giọt - Lau sạch dầu vương vãi trên máy. *Lưu ý: • Trước khi tra dầu cần lấy vải sạch lau chùi các chỗ tra dầu, tránh bụi bẩn theo dầu vào máy. • Sau khi tra dầu, đạp cho máy chạy vài vòng dể dầu thấm đều vào các khớp trục quay. Sau đó lau sạch dầu còn vương vãi trên máy khi tra dầu xong. 5. Thao tác vận hành một số loại máy may 2 kim thông dụng. - Bắt đầu may: May một số đường cơ bản sau: *Lưu ý: Trong khi may có thể có những trường hợp mũi may chưa chuẩn như: sùi chỉ. rối chỉ, đường may bị rúm, rối chỉ, đứt chỉ... cần điểu chỉnh lại để được mũi may đều và đẹp. 5
- - Kết thúc may: Tay trái kéo vải ra phía ngoài, để chỉ ở dưới chân vịt, đồng thời tay phải nhẹ nhàng quay đi quay lại bánh xe nhỏ đầu máy vài lần để rút chỉ dễ dàng, không nên kéo mạnh làm gãy kim máy. 6. Kiểm tra 6
- BÀI 2: SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG MÁY MAY 2 KIM I. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT: - Khả năng máy may vật liệu trung bình và nặng. - Tốc độ may max 2300 mũi/phút. - Chiều dài mũi may may tiến 6mm, may lùi max 4mm. - Kim may DP 17 # 14-21. - Chỉ may chỉ số từ 20-30. - Khoảng cách kim 1/8 – ½ (3,18mm – 12,7mm). - Độ nâng bằng tay 9mm. - Độ nâng bằng gạt gối 13mm. - Hệ thống bôi trơn bằng bơm dầu, dầu bơ m trơn juki new defix no.1. II. QUY TRÌNH ĐIỀU CHỈNH MÁY: 1. Điều chỉnh trụ kim: 1.1. Điều chỉnh vị trí của trụ kim theo chiều dọc đường may: - Trụ kim ở điểm chết thấp nhất. - Độ dài mũi chỉ = 0 Hình 2.1. Điều chỉnh vị trí của trụ kim theo chiều dọc đường may 1- Trụ kim 2- Trụ chân vịt 3- Ống bạc 4- Đai ốc hãm - Đặt đĩa cự ly ở số 0, xoay Puly đưa trụ kim về điểm thấp nhất, nới ốc số 4 và điều chỉnh khoảng cách giữa trụ kim (1) và chân vịt (2) đạt thông số 13,5 ± 0,1mm. 7
- Chú ý: - Khoảng cách 13,5mm là đầu dưới trụ kim và đầu dưới trụ chân vịt. - Sau khi chỉnh, kim và lỗ trên răng cưa có thể thay đổi. 1.2. Điều chỉnh độ cao của trụ kim: - Trụ kim ở điểm thấp nhất. - Chiều dài mũi chỉ = 0. Chú ý: - Khi điều chỉnh kim và lỗ trên răng cưa có thể thay đổi. - Nới lỏng vít hãm (3) và xoay táo kim (4). - Ta điều chỉnh sao cho đầu dưới táo kim (4) cách mặt trên của mặt nguyệt là 17± 0,5mm. Hình 2.2. Điều chỉnh độ cao của trụ kim 1.3. Cân bằng kim và lỗ răng cưa: - Gắn kim (1) vào táo kim (2). - Đặt chiều dài mũi may =0. - Xoay puly đưa trụ kim (3) về điểm thấp nhất. - Nới lỏng vít (8) và (9). xoay táo kim (2) để kim vào giữa tâm lỗ vào kim trên răng cưa (5). sau đó xiết vít (8) và (9). 8
- - Nếu kim (1)không dùng chiều thẳng đừng ở lỗ vào kim , nới ốc (6) và xoay thanh(7) để chỉnh rồi xiết ốc (6) Hình 2.3. Cân bằng kim và lỗ răng cưa 1.4. Điều chỉnh sự phối hợp giữa kim và cầu răng cưa: - Nới lỏng vít 1 và 2. - Xoay cho chấm trên cam dao động ngay với chấm trên trục truyền. Chú ý: Tìm mặt phải vuông góc với điểm cần nhìn khi điều chỉnh. Hình 2.4. Điều chỉnh sự phối hợp giữa kim và cầu răng cưa 1.5. Điều chỉnh cam đẩy vải: 9
- - Khi răng cưa ở vị trí cao nhất thì lúc đó trụ kim đang ở vị trí thấp nhất. - Nếu máy không thỏa điều kiện trên thì ta phải điều chỉnh bằng 2 cách 1.5.1. Lấy theo vạch: - Tháo dây curoa xích ra khỏi puly 2 của trục truyền 3. - Xoay puly 2 và trục truyền 3 (đã định vị) cho tới khi vít 1 thẳng hàng với lỗ khoang 4mm trên thân máy. - Xoay puly 1 sao cho điểm xanh trên puly trùng với điểm trên tay máy đúng vị trí. 1.5.2. lấy theo kinh nghiệm: - Tháo day curoa xích ra khỏi puly 2 của trục truyền 3. - Quay puly 1 sao cho trụ kim ở vị trí thấp nhất, - Xoay puly 2 sao cho răng cưa ở vị trí cao nhất. - Gắn dây curoa xích vào puly 2. 2. Điều chỉnh bộ phận đẩy nguyên liệu: 2.1. Điều chỉnh vị trí của răng cưa: - Độ dài mũi may =0. - Răng cưa ở vị trí cao nhất. - Gắn răng cưa 1 lên bàn máy bằng 2 vít 4 và mặt nguyệt 2 bằng hai vít 3. nới lỏng vít kẹp 5 và đẩy thanh dao động 7 theo hướng trục để chỉnh cho ră cưa cân xứng, sau đó xiết chặt vít. Hình 2.5. Điều chỉnh vị trí của răng cưa 1- Răng cưa 2- Mặt tấm kim 3- Vít hãm 4- Vít hãm 5- Đế đẩy cầu răng cưa 6- Vít hãm cầu răng cưa 10
- 2.2. Điều chỉnh độ cao của răng cưa: - Độ dài mũi may =0. - Khi răng cưa cao nhất sẽ cao hơn mặt tấm kim 0,9 ± 0,5 mm. - Nới lỏng vít số 1 điều chỉnh cho răng cưa ngay lại. - Xoay puly cho răng cưa lên cao nhất. - Nới lỏng vít số 1 chỉnh răng cưa lên hoặc xuống đạt thông số. Hình 2.6. Điều chỉnh độ cao của răng cưa 3. Điều chỉnh bộ tạo mũi: 3.1. Điều chỉnh khoảng cách bánh răng so với cụm ổ: 11
- Hình 2.7. Điều chỉnh khoảng cách bánh răng so với cụm ổ 1- Đai ốc hãm bệ ổ 2- Đai ốc hãm bệ ổ 3- Bệ ổ 4- Đáp bảo hiểm 5- Bánh răng trụ 6- Vít hãm bánh răng trụ 7- Trục truyền ổ - Nới lỏng ốc số 1 và 2 trên bệ ổ và hai vít 6 của bánh răng trụ 5 (không nới vít định vị quá lỏng trên bánh răng 5 để tránh cho bánh răng xoay tròn). - Tại thời điểm mỏ ổ trùng với tâm kim, ta dịch chuyển bệ ổ 3 qua phải hoặc qua trái đến khi khe hở giữa kim và mỏ ổ là 0,05mm - Điều chỉnh khe hở là 0,5mm giữa bánh răng 5 và bệ ổ 3. - Vặn chặt các ốc 1,2,6 lại. 3.2. Điều chỉnh khoảng cách ruột ổ so với mặt tấm kim: - Phải đảm bảo một khoảng cánh từ mặt trên của mấu ruột ổ đến rãnh trên mặt tấm kim là 0,8 ± 1mm. - Các vòng đệm được đặt nằm dưới ổ quyết định khoảng cách này và được chế tạo tiêu chuẩn cho máy có hoặc không cắt chỉ. - Khi cần thay đổi khoảng cách trên ta có thể thay vòng đệm 1. 12
- Hình 2.8. Điều chỉnh khoảng cách ruột ổ so với mặt tấm kim 1- Vòng đệm 3.3. Điều chỉnh thời điểm phối hợp giữa mỏ ổ và kim: - Trụ kim rút lên từ vị trí thấp nhất. - Chiều dài mũi chỉ khoảng 2,5mm. - Ta điều chỉnh bằng cách Nới lỏng các ốc 4 ở bánh răng 3 và đặt mỏ ổ ngang với tấm kim và cách mép trên lỗ kim 0,5 ± 1mm. 13
- Hình 2.9. Điều chỉnh thời điểm phối hợp giữa mỏ ổ và kim 1- Trụ kim 2- Khung trụ kim 3- Bánh răng ổ 4- Vít hãm bánh răng 5- Bệ ổ 3.4. Điều chỉnh cần gạt ruột ổ: Hình 2.10. Điều chỉnh cần gạt ruột ổ 1- Vít hãm cần gạt 2- Cần gạt chỉ 3- Ruột ổ 4- Mấu ruột ổ 5- Mặt tấm kim 14
- - Cần gạt ruột ổ lùi hết về phía sau. - Mấu ruột ổ phải chạm vào cạnh bên của rãnh trên mặt tấm kim. - Ta điều chỉnh Xoay puly cho cần gạt 2 lùi lại hết cỡ. Xoay ruột ổ ngược với chiều chuyển động của vỏ ổ cho mấu ruột ổ 4 tùy sát vào cạnh bên của rãnh 5 trên tấm kim. - Nới vít 1 và chỉnh đế có một khoảng cách 0,1 ± 0,3mm giữa ruột ổ và cần gạt 2 rồi vặn vít 1 lại. 4. Điều chỉnh cơ cấu nén ép nguyên liệu: 4.1. Điều chỉnh chiều cao chân vịt: - Khoảng cánh từ mặt dưới chân vịt đến mặt phẳng tấm kim là 7mm khi nâng lên. - Nới lỏng vít hãm khóa kẹp trụ chân vịt xê dịch khóa kẹp trụ chân vịt lên xuống sao cho đạt khoảng nâng lên của trụ chân vịt và xiết chặt vít hãm khóa kẹp trụ chân vịt. Hình 2.11. Điều chỉnh chiều cao chân vịt Chú ý: Trong quá trình chỉnh cần chú ý vị trí kim và chân vịt. 4.2. Điều chỉnh lực nén: - Vải mỏng giảm lực nén. - Vải dày tăng lực nén. 15
- 4.3. Điều chỉnh sự sai biệt giữa chiều dài mũi may tới và mũi may lại mũi: - Đặt đĩa cự ly ở số 3. - Nới các vít 1. - Chuyển dịch 2 theo hướng mũi tên để tạo nên sự sai biệt khoảng 0,2mm giữa chiều dài mũi may và lại mũi. Hình 2.12. Điều chỉnh sự sai biệt giữa chiều dài mũi may tới và mũi may lại mũi 5. Điều chỉnh lượng dầu bôi trơn: 5.1. Lượng dầu ở đầu máy: - Nới lỏng ốc số 1, vặn vít số 2 lên hay xuống để tăng hay giảm lượng dầu. - Khi điều chỉnh xong khóa đai ốc 1 lại. Chú ý: - Chỉnh độ cao vít 2 từ 0 - 3mm từ mặt trên của đai ốc 1. - Không để đai ốc 1 lỏng lẻo. 16
- - Kiểm tra lượng dầu bằng một miếng giấy. Hình 2.13. Lượng dầu ở đầu máy 1- Đai ốc 2- Vít chỉnh dầu 5.2. Lượng dầu ở ổ máy: - Xoay vít 1 để điều chỉnh lượng dầu ở ổ máy. - Theo chiều dấu (+) là tăng và (-) là giảm. - Bình thường có thể chỉnh vít 1. Hình 2.14. Lượng dầu ở ổ máy 1- Vít chỉnh dầu 17
- 6. Điều chỉnh cơ cấu cung cấp chỉ: 6.1. Điều chỉnh sức căng râu tôm: Hình 2.15. Điều chỉnh sức căng râu tôm 1- Râu tôm 2- Vít điều chỉnh 3- Đĩa ép chỉ 4- Trụ đồng tiền 5- Vít điều chỉnh - Nới lỏng vít điều chỉnh (5) - Ta xoay trụ đồng tiên (4) theo chiều kim đồng hồ thí sức căng râu tôm sẽ tăng lên. - Ta xoay trụ đồng tiên (4) theo chiều ngược kim đồng hồ thì sức căng râu tôm sẽ giảm xuống - Xiết chặt vít điều chỉnh (5) 6.2. Điều chỉnh chiều cao râu tôm: 18
- Hình 2.16. Điều chỉnh chiều cao râu tôm 1- Vít điều chỉnh 2- Đế của trụ đồng tiền - Nới lỏng vít điều chỉnh (1). - Ta xoay đế của trụ đồng tiên theo chiều kim đồng hồ thì chiều cao râu tôm sẽ giảm và đạt từ 5 - 10mm. - Ta xoay đế của trụ đồng tiên theo chiều ngược lại thì độ cao của râu tôm sẽ tăng lên và đạt từ 5 – 10mm. - Xiết chặt vít điều chỉnh lại. 6.3. Điều chỉnh lực căng chỉ: - Yêu cầu điều chỉnh cụm đồng tiền trên phải hãm chỉ điều, lực hãm phải có tính đàn hồi, để đường kính chỉ thay đổi thì bộ phận hãm chỉ thay đổi tốt. trên đây là các trường hợp xảy ra. - Ta vặn núm vặn theo chiều kim đồng hồ thì lực căn chỉ tăng lên - Ta vặn núm vặn theo chiều ngược lại thì giảm lực căn chỉ. 19
- Hình 2.17. Điều chỉnh lực căng chỉ 1- Suốt chì 4- Lò xo chỉ suốt 2- Ốp ổ 5- Lổ xỏ chỉ suốt 3- Me ổ 6- Núm vặn 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống treo lái - Nghề: Công nghệ ô tô (Cao đẳng) - CĐ Nghề Đà Lạt
139 p | 106 | 28
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn - Nghề: Công nghệ ôtô (Trung cấp) - CĐ Nghề Đà Lạt
123 p | 63 | 14
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện (Nghề: Vận hành thuỷ điện) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
98 p | 46 | 9
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng van công nghiệp 1 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
82 p | 19 | 7
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng máy nén khí (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
97 p | 18 | 7
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 1 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
83 p | 23 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 2 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
63 p | 19 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng quạt (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
60 p | 16 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 1 (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
83 p | 21 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 2 (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
63 p | 21 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng quạt (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
61 p | 26 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 1 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
83 p | 25 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lái (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
64 p | 32 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lái - CĐ Nghề Đắk Lắk
57 p | 50 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 1 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
83 p | 24 | 4
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 2 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
64 p | 19 | 4
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lái (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ trung cấp) – CĐ GTVT Trung ương I
64 p | 28 | 4
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu Diesel (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
123 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn