intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 2

Chia sẻ: Asd Avfssdg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

237
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta có thể nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng về thông tin giữa các nguồn số liệu tham khảo. Các số liệu thiếu chính xác và không đáng tin cậy về lượng nước tiêu thụ, nguồn nước ngọt, khả năng cấp nước đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho việc quản lý tài nguyên nước. Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất, đồng thời là nguồn phát điện lớn thứ hai trên thế giới. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 2

  1. Chương I. Tài nguyên nước Chúng ta có thể nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng về thông tin giữa các nguồn số liệu tham khảo. Các số liệu thiếu chính xác và không đáng tin cậy về lượng nước tiêu thụ, nguồn nước ngọt, khả năng cấp nước đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho việc quản lý tài nguyên nước. Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất, đồng thời là nguồn phát điện lớn thứ hai trên thế giới. Khai thác thủy điện có nhiều thuận lợi: hiệu suất vận hành cao (có thể đạt đến 80 ÷ 90%), có thể khởi động và kết thúc nhanh chóng phù hợp với nguyên tắc của một nhà máy xung, điện năng có thể được tích trữ, hồ chứa có thể kết hợp với những mục đích sử dụng nước khác như tưới tiêu, cấp nước, giao thông thủy, giải trí. Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp, ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Những lợi ích trên cho thấy thủy điện là một nguồn cung cấp năng lượng có lợi ích cao. Theo ước lượng của Water Vision (2000), chỉ khoảng 33% tiềm năng kinh tế thủy điện trên thế giới có thể phát triển được. Vẫn còn nhiều tiềm năng thủy điện chưa được khai thác, chẳng hạn lưu vực sông Zaire (châu Phi) chiếm đến 20% tiềm năng thủy điện trên thế giới nhưng hầu hết chúng không được khai thác. Tương tự, tại khu vực sông Brahmputra và vùng phụ cận của nó (vùng Đông Bắc Ấn Độ) có khả năng khai thác khoảng 30% lượng thủy điện cho Ấn Độ nhưng hiện nay chỉ một phần nhỏ là được khai thác. Về góc độ phát triển công nghệ, trong tương lai gần chi phí cho việc phát điện từ thủy điện chỉ vào khoảng 0,03 đến 0,06 USD/kWh. Bên cạnh đó, sự phát triển công nghệ tua-bin với công suất vận hành ổn định trong điều kiện cột áp thấp có thể khai thác để phát điện trong nhiều khu đập nước hiện nay chưa được khai thác. Nước là một nguồn nguyên liệu quan trọng trong nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp. Phát điện từ năng lượng hóa thạch và năng lượng hạt nhân vẫn cần nước cho các công đoạn như tạo hơi nước, làm lạnh và các dịch vụ công cộng. Theo Herschy and Fairbridge (1998), lượng nước cần cho làm lạnh bằng phương pháp ngưng tụ vào khoảng 0,032 ÷ 0,044 m3/giây cho mỗi MW điện. Đối với nhà máy điện chạy than, nước lại cần thiết để định hướng dòng tro sau công đoạn đốt. Ngành công nghiệp giấy tùy thuộc loại nguyên liệu đầu vào cũng cần từ 40 ÷ 400m3 nước để sản xuất ra 1 tấn giấy. Đối với ngành công nghiệp khai thác than đá, nếu áp dụng phương pháp thủy lực cũng sẽ cần từ 0,08 ÷ 0,14m3 để sản xuất ra 1 tấn than thành phẩm. Để tinh chế 1 barel dầu thô (0,159m3) cần 0,163m3 nước. Hoặc để luyện 1 tấn thép cần 12 m3 nước, sản xuất 1 tấn đường cần 20 m3 nước, 1 tấn vỏ xe cần 37 m3 nước… Vận chuyển hàng hóa bằng giao thông thủy có hiệu suất về nhiên liệu cao đồng thời ít gây ô nhiễm không khí. Định mức tiêu tốn nhiên liệu cho các loại hình giao thông đường bộ, đường ray và đường thủy là 0,04 - 0,011 - 0,0056 L/km tương ứng. Loại hình giao thông thủy không phải là một dịch vụ tiêu thụ nước, chúng ta có thể khai thác một hồ chứa ở hạ lưu của một trục giao thông thủy có thể trữ nước lại và sử dụng cho những mục đích khác. Nước cũng cần để duy trì hoạt động các con sông và các khu đất ngập nước. Tại các quốc gia phát triển việc phục hồi các con sông có ý nghĩa to lớn và đã có nhiều dự án về phát triển bền vững cho các lưu vực sông. Mục tiêu của công tác phục hồi các con sông nhằm tạo ra một sự đa dạng hệ sinh thái rộng lớn và cải thiện đa dạng sinh học thông qua việc giữ gìn dòng chảy tự nhiên của sông. Trong các con sông cần duy trì một dòng chảy tối thiểu để pha loãng ô nhiễm; nước cũng đẩy lùi sự xâm nhập mặn hạn chế việc tàn phá các nông trại. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 21
  2. Chương I. Tài nguyên nước Bảng 1.3. Nước sử dụng cho công nghiệp ở Việt Nam Năm 1980 1985 1990 2000 Nước cho công nghiệp (109 m3) 1,50 2,86 5,33 16,00 4,0 6,3 9,8 20,2 Tỷ lệ so với tổng lượng nước (%) [Nguồn: Nguyễn Khắc Cường] Tỉ m3/năm Công nghiệp Sinh hoạt Nông nghiệp Hình 1.1. Xu hướng tiêu thụ nước tại Việt Nam [Nguồn: State of the Environment in Vietnam 2001 (2002)] I.1.3. Nhu cầu nước trong tương lai Có những phân tích cho thấy tỉ lệ gia tăng lượng nước sử dụng cao gấp 3 lần so với tỉ lệ gia tăng dân số trên thế giới (Jain S. K. và Singh V. P., 2003). Trong trường hợp đó, nếu dân số thế giới tăng gấp đôi thì lượng nước cần sử dụng sẽ tăng gấp 6 lần, kết hợp với việc gia tăng nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, viễn cảnh này khó có thể chấp nhận được. Ngay cả trong thời điểm hiện tại, mặc dù nước vẫn được xử lý tại nhiều quốc gia, nhưng tình trạng khan hiếm nước vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ tại nhiều nơi trên thế giới. Ngoài ra, vì nhiều lý do chính trị mà nhiều quốc gia hiện nay việc cung cấp nước diễn ra miễn phí hoặc với chi phí thấp một cách có chủ ý. Và khi mối quan hệ giữa cầu và cung trở nên xấu đi, chắc chắn chi phí cho việc sử dụng nước sẽ phải gia tăng, kèm theo đó là các nhu cầu về kiểm soát nguồn nước. Khi mà chi phí cho việc Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 22
  3. Chương I. Tài nguyên nước sử dụng nước trở nên đắt hơn, người nông dân buộc phải lựa chọn loại mùa vụ canh tác tiêu thụ ít nước hoặc chấp nhận kỹ thuật tưới luân phiên. Các quy trình sản xuất công nghiệp sử dụng nước hiệu quả cũng sẽ được triển khai trên diện rộng. Theo Seckler và CSV (1998), châu Á sẽ là châu lục tiêu thụ nhiều nước nhất trên thế giới do đây là nơi có dân số cao nhất và có nền nông nghiệp phát triển mạnh - loại hình sản xuất tiêu thụ rất nhiều nước. Thật vậy, đồ thị bên dưới cho chúng ta thấy tỉ lệ khai thác nước cho sản xuất nông nghiệp rất cao tại nhóm các nước kém phát triển có thu nhập thấp và ngược lại. 100% 80% Sinh hoạt 60% Công nghiệp 40% Nông nghiệp 20% 0% thu nhập thu nhập thu nhập th ấ p trung bình cao Hình 1.2. Ước tính lượng nước khai thác năm 1999 [Nguồn: Jain S. K. và Singh V. P. (2003)] Một xã hội càng phát triển đòi hỏi mức tiêu thụ nước càng cao, có thể nói nhu cầu sử dụng nước là thước đo cho tiêu chuẩn sống của một khu vực. Mặc dù có nhiều tiến bộ đáng kể về công nghệ, vẫn còn một lượng lớn cư dân trên hành tinh xanh chưa có điều kiện tiếp cận với nguồn nước uống sạch. Theo dự báo của Liên hiệp quốc, dân số trên trái đất đang tiếp tục gia tăng nhưng sẽ ổn định vào năm 2050. Và từ nay cho đến thời điểm đó, các chính phủ vẫn phải tiếp tục đối mặt với bài toán nan giải nhằm cung cấp đủ lượng nước uống sạch cho toàn bộ cư dân của từng quốc gia. Tuy nhiên để thỏa mãn được tất cả các nhu cầu về cấp nước cần phải có một sự đầu tư về cơ bản và thật sự hiệu quả. Hiện nay chi phí đầu tư cho một dự án mới về nước đã gia tăng đáng kể so với trước kia tương ứng với sự tăng vọt của chi phí xây dựng, trang bị máy móc thí nghiệm cũng như chi phí đền bù cho những người bị ảnh hưởng trong công tác tái định cư, tái hòa nhập… Các luật định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các tiêu chuẩn về chất lượng nước càng ngày càng trở nên khắt khe hơn cũng góp phần làm tăng chi phí đầu tư vào các dự án khai thác và cấp nước. Tương ứng với sự gia tăng dân số, nhiều diện tích đất lớn sẽ cần phục vụ cho nhu cầu nhà ở, kéo theo tình trạng tàn phá rừng, mất môi trường sống tự nhiên và hủy diệt đa dạng sinh học ngày càng lan rộng. Đồng thời một khối lượng nước lớn cũng cần được cung Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 23
  4. Chương I. Tài nguyên nước cấp phục vụ cho phát triển công nghiệp và đô thị phục vụ cho dân cư. Tất cả những thay đổi này đều gây ra những thiệt hại nhất định cho môi trường. Những dự báo gần đây về biến đổi khí hậu cho thấy rằng tài nguyên nước ở nhiều khu vực trên thế giới cũng sẽ bị thay đổi trong tương lai. Một khi lượng nước cung cấp tại nhiều khu vực trên thế giới bị thiết hụt, các xung đột về nước sẽ diễn ra ngày càng thường xuyên hơn. Những xung đột này có thể diễn ra giữa những quốc gia láng giềng (việc triển khai xây dựng các đập thủy điện lớn trên sông Mê- kông), giữa các tiểu bang kề cận trong cùng một quốc gia (các tiểu bang cùng sử dụng nguồn nước từ lưu vực sông Murray-Darling) hoặc thậm chí giữa các cộng đồng khác nhau trong cùng một thành phố. I.2. TÀI NGUYÊN NƯỚC - LƯỢNG NƯỚC CÓ THỂ KHAI THÁC Nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế, tối ưu hóa việc sử dụng nước, lập kế hoạch, thiết kế, vận hành khai thác… thì công tác xác định quy mô và trữ lượng nguồn nước (cả nước mặt và nước ngầm) là yêu cầu tiên quyết. Sự phân bố trữ lượng nguồn nước giữa các châu lục thay đổi rất lớn theo không gian và thời gian. Nước luôn dồi dào tại những vùng rừng mưa nhiệt đới nhưng lại cực hiếm tại những khu vực sa mạc. Phân bố dân cư đôi khi cũng có những sự khác biệt, chẳng hạn những khu vực có nguồn nước phong phú đôi khi lại có rất ít cư dân sinh sống (lưu vực sông Amazon), hay tập trung quá nhiều dân cư (vùng Nam Á). Cũng có những khu vực người dân không định cư được như các vùng sa mạc hoặc ở hai cực của trái đất. Mức độ tiêu thụ nước của chúng ta cũng sẽ phụ thuộc vào tình trạng nguồn nước (lũ lụt hoặc hạn hán, chu kỳ và mức độ xảy ra). Và trong bối cảnh thay đổi khí hậu hiện nay, cả nạn lũ lụt và hạn hán đều trở nên khốc liệt hơn. Theo Cole (1998), một số nguồn chính của nước có thể được liệt kê như sau: - Sông ngòi tự nhiên: Nguồn nước trong sông được cung cấp từ nước mưa, hoặc/và tuyết tan, băng tan. Dòng chảy của chúng biến đổi theo mùa và không ổn định đặc biệt ở khu vực thượng lưu. Dòng chảy của những con sông nhận được lượng bổ sung từ nước ngầm sẽ ổn định hơn. Những con sông ở khu vực hạ lưu còn có thêm một lượng bổ sung từ nước đã qua sử dụng, chẳng hạn nước từ hệ thống cống thoát nước và từ lượng nước tưới tiêu. - Ao hồ tự nhiên: Các ao hồ tự nhiên thường chỉ cho khai thác một lượng nước giới hạn trừ khi chúng có một vài nguồn bổ sung nước riêng biệt. - Hồ chứa: Nước được trữ trong hồ chứa có đập ngăn phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Ở những vùng có hai loại hình khí hậu khô và mưa khác nhau rõ rệt, nước sẽ được trữ lại vào mùa mưa và sau đó sẽ khai thác sử dụng vào mùa khô. Tại nhiều vùng trên thế giới, các hồ chứa có thể cấp nước cho nhiều năm khô hạn liên tiếp. - Các giếng ngầm: Nước từ lòng đất được bơm lên mặt đất thông qua bơm tay hoặc bơm chìm chạy bằng điện. Công suất cấp nước của các giếng phụ thuộc vào đặc điểm tầng ngậm nước, công suất bơm và trữ lượng nước ngầm. Các giếng khơi hoặc giếng đào tầng nông là những nguồn cấp nước quy mô nhỏ ở khu vực nông thôn. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 24
  5. Chương I. Tài nguyên nước - Suối: Các con suối thường xuất hiện ở những khu vực tầng ngậm nước trồi lên phía trên tầng đá không thấm nước. Chúng phụ thuộc vào điều kiện địa chất của từng vùng. Các con suối nếu có dòng chảy quanh năm có thể cung cấp một lượng nước sinh hoạt nhất định hoặc chỉ chảy theo mùa. - Nước mặn: Nước được xem là mặn khi có hàm lượng muối > 0,1%. Nếu muốn sử dụng loại nước này cần phải khử muối, một trong những biện pháp khử muối là phương pháp lọc thẩm thấu ngược. Mặc dù phương pháp này rất đắc tiền nhưng nó vẫn được ứng dụng rộng tại những vùng khô hạn (khu vực Ả rập, vùng vịnh Persian), những nơi có nguồn nhiên liệu rẻ tiền. I.2.1. Chu trình thủy văn 1 a) Định nghĩa Được mặt trời cung cấp năng lượng, chu trình thủy văn là một vòng tuần hoàn liên tục của nước, hơi nước từ khí quyển đến trái đất và ngược lại thông qua các quá trình ngưng tụ, mưa, bốc hơi và thoát hơi. Bức xạ mặt trời cung cấp năng lượng làm bốc hơi nước từ bề mặt thủy quyển (phần lớn từ các đại dương), sau đó phân phối lại và lưu thông hơi nước đi khắp địa cầu. Phần lớn lượng nước rơi trở lại bề mặt trái đất thông qua quá trình ngưng tụ và tạo mưa. Trong các cơn mưa, đa số nước mưa rơi xuống mặt biển, phần còn lại rơi trên mặt đất sẽ bổ sung nước cho nguồn nước ngọt có vai trò hết sức quan trọng đối với các chu trình sống. Chu trình thủy văn là một hệ thống động trong đó hơi nước sẽ di chuyển và trao đổi từ một trạng thái này của chu trình sang một trạng thái khác. Mặc dù tỉ lệ quay vòng của nước trong một chu kỳ riêng biệt nào đấy có thể rất biến động, nhưng tổng lượng nước trong cả chu trình hoàn toàn không đổi. Chu trình thủy văn là chìa khóa hình thành các loại khí hậu trên trái đất. Không có chu trình thủy văn, với những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính hiện nay, nhiều khu vực rộng lớn trên trái đất không thể cư trú được. Chu trình thủy văn trong thiên nhiên có thể chia làm hai loại: - Chu trình lớn: nước bốc hơi từ đại dương và biển được gió vận chuyển vào lục địa tạo mưa. Nước mưa rơi xuống đất tạo thành dòng chảy theo các sông đổ ra biển, duy trì cân bằng nước trên biển và lục địa. - Chu trình nhỏ: nước trên mặt biển hoặc trên mặt lục địa bốc hơi vào khí quyển thành mây sinh ra mưa rơi xuống ngay mặt biển hoặc trên lục địa. 1 Đề nghị tham khảo thêm: Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (2008). Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 25
  6. Chương I. Tài nguyên nước Hình 1.3. Sơ đồ cân bằng nước [Nguồn: Chow V. T., David R. Madment và Larry W. Mays (1988)] Ghi chú: Tương ứng với 100 đơn vị mưa trên lục địa có 38 đơn vị dòng chảy mặt ra biển; 01 đơn vị chảy ngầm ra biển; 61 đơn vị bốc hơi từ lục địa; tương ứng có 385 đơn vị mưa xuống đại dương và 424 đơn vị bốc hơi từ đại dương. Có thể viết phương trình cân bằng nước cho các chu trình thủy văn như sau: trên biển: X1 + Y – Z1 = 0 (1.1) trên lục địa: X2 – Y – Z2 = 0 (1.2) trong đó Z1, Z2: lượng bốc hơi từ biển và lục địa X1, X2: lượng mưa rơi xuống biển và lục địa Y: lượng dòng chảy từ lục địa ra biển Xét cân bằng nước toàn cầu trong thời gian dài thì lượng bốc hơi bằng lượng mưa: Z1 + Z2 = X1 + X2 (1.3) Giữa biển và lục địa còn có quá trình trao đổi nước. Giả định trong dòng không khí thổi từ biển vào lục địa chứa lượng nước là A1, dòng không khí thổi từ lục địa ra biển chứa Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 26
  7. Chương I. Tài nguyên nước lượng nước là A2, Trường hợp A1 > A2 thì trên lục địa lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi, ngược lại trên biển lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa. trên biển: Y + A2 - A1 = 0 (1.4) trên lục địa: -Y - A2 + A1 = 0 (1.5) Ở biển lượng nước bốc hơi nhiều hơn lượng nước mưa. Sự thiếu hụt này được bù lại bằng dòng chảy từ lục địa ra biển. Vì vậy lượng nước ở biển không có sự thay đổi rõ rệt. Trong chu trình thủy văn, thời gian tuần hoàn của nguồn nước mặt thường ngắn (hàng ngày đến hàng năm) nhưng đối với nguồn nước ngầm thời gian tuần hoàn có thể kéo dài đến hàng ngàn năm. Bảng 1.4. Thời gian tuần hoàn nước Nguồn Thời gian tuần hoàn Hơi ẩm không khí 8 ngày Sông suối 16 ngày Hơi ẩm đất 1 năm Nước đầm lầy 5 năm Hồ nước ngầm 17 năm Đại dương 1.400 năm 2.500 ÷ 9.700 năm Băng vĩnh cửu [Nguồn: Nguyễn Khắc Cường] b) Đặc điểm Chu trình thủy văn luôn diễn biến bất thường và do đó trữ lượng nước cũng biến động. Nếu chu trình thủy văn ổn định và có thể dự đoán trước, việc định cư và sử dụng tài nguyên cả trong thời đoạn ngắn hạn hoặc dài hạn có thể được điều chỉnh tương ứng với nguồn cung cấp nước ngọt toàn cầu. Các hoạt động của con người như thay đổi tập quán Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 27
  8. Chương I. Tài nguyên nước canh tác, thay đổi mùa vụ có thể gây ra những ảnh hưởng gián tiếp đến các quá trình tự nhiên, trong đó có chu trình thủy văn. Kết quả là làm cho chu trình thủy văn thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng nước sử dụng. Bên cạnh đó, những hoạt động định cư, tập quán sống cũng góp phần làm thay đổi bầu khí quyển, ít nhất trong phạm vi nhỏ hẹp; và cuối cùng ảnh hưởng đến tỉ lệ và đặc điểm của lượng nước lưu thông trong hệ thống. Thậm chí ngay cả khi những hoạt động của con người ít gây ảnh hưởng, sự vận hành bất thường của chu trình tự nhiên theo không gian và thời gian vẫn có thể gây ra những trận lũ lụt hoặc nạn hạn hán trên diện rộng. Ở ĐBSCL trong thời gian gần đây, những trận lũ lớn bất thường vào mùa mưa và những đợt xâm nhập mặn vào mùa khô là những minh họa cho thấy rõ “sự trở chứng” của chu trình thủy văn. Để đối phó và làm giảm nhẹ những phản ứng bất thường này, con người đang nỗ lực tiếp cận một cách hiểu biết hơn với thiên nhiên, cụ thể là các chương trình quản lý tổng hợp nguồn nước hiện nay. Một vài nỗ lực trong nghiên cứu hiện nay nhằm vào mục tiêu duy trì dòng chảy mặt của nước trong chu trình thủy văn sau khi chúng rơi xuống bề mặt đất và trước khi chúng chảy ra biển, thấm vào nước ngầm hoặc bốc hơi trở lại vào bầu khí quyển. Các nghiên cứu về chu trình thủy văn cho thấy mục tiêu này là khả thi, dòng chảy mặt có thể được duy trì nhằm bổ sung nhu cầu nước cho con người. Nói một cách đơn giản, giai đoạn dòng chảy mặt có thể duy trì lâu hơn thông qua việc định hướng dòng chảy vào những vị trí trữ nước tại những khu vực nào đó nhằm cấp nước cho những mục tiêu sử dụng nước xác định. Chẳng hạn xây dựng các đập ngăn nước, hồ điều hòa, kênh hoặc ống chuyển nước, lắp đặt hệ thống bơm… để có thể đưa nước đến tay người sử dụng. Con người cũng cố gắng can thiệp vào những chu kỳ khác trong chu trình thủy văn thông qua nhiều hình thức khác nhau. Các nghiên cứu cấp nước sinh hoạt từ việc khử mặn nước biển có những bước tiến đáng kể mặc dù chi phí (tiêu tốn năng lượng cao, ảnh hưởng đến môi trường…) để thực hiện là rất lớn. Các nghiên cứu làm mưa nhân tạo cũng được tiến hành và đã có nhiều kết quả ứng dụng thành công tại các vùng thiếu nước. Ngoài ra, trong những điều kiện cho phép còn nhiều nghiên cứu khác được thực hiện như bổ sung nước ngầm bằng phương pháp bơm nước nhân tạo, tận dụng các khu đất ngập nước để xử lý nước thải… Hơn 30 năm trước, Powell (1975) đã ước lượng khoảng 10% giá trị tài sản quốc gia Hoa Kỳ có được nhờ vào những công việc có liên quan đến chu trình thủy văn như thu gom, vận chuyển, tích trữ và phân phối nước, xử lý nước và đưa chúng trở lại môi trường tự nhiên. Các công trình xây dựng bao gồm các kết cấu ngăn dòng đơn giản, các công trình trữ nước lớn, cống dẫn nước, kênh dẫn, công trình xử lý nước thải đô thị, các dự án cải tạo đất, các thiết bị làm lạnh và các công trình thủy điện. Một cách nhanh chóng, các hoạt động ảnh hưởng đến chu trình thủy văn của con người trở thành một hệ thống đa tác nhân với các mặt kỹ thuật, xã hội, kinh tế và chính trị. Đã có nhiều quyết định được thực thi ở nhiều cấp độ khác nhau bao gồm việc tích trữ, phân phối và sử dụng nước giữa các cá nhân, các nhóm, tổ chức và các cơ quan công quyền trong phạm vi địa phương, vùng lãnh thổ, quốc gia và cả quốc tế. Một sự đánh giá toàn diện về trữ lượng nước và lượng nước cần sử dụng rất cần thiết để lý giải sự mất cân bằng trong phân bố tài nguyên nước ngọt toàn cầu. Nó cũng cung cấp những kiến thức có thể ứng dụng để bù đắp vào sự mất cân bằng này như điều chỉnh dòng chảy trên diện rộng… nhằm mang lại lợi ích cho con người. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 28
  9. Chương I. Tài nguyên nước Chúng ta có thể thấy rằng những hậu quả của việc con người tác động vào chu trình thủy văn không còn nằm trong một phạm vi nhỏ hẹp nào nữa. Hiện nay nước là mối quan tâm toàn cầu và hệ thống thủy văn được xác định là không biên giới. Những nhóm người khác nhau, thậm chí những quốc gia khác nhau cùng khai thác chung một nguồn nước tưới tiêu đang được kết nối nội tại thông qua nguồn tài nguyên nước. Những thay đổi của bất kỳ một bên nào trong khai thác và sử dụng nguồn nước có thể dẫn đế những kết quả không lường về quy luật tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính trị như đã từng xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới. I.2.2. Đánh giá tài nguyên nước Muốn đánh giá chính xác nguồn tài nguyên nước cần có những kiến thức khoa học tổng hợp về thủy văn, khí tượng, địa chất, đới bờ nhằm cung cấp một bức tranh định lượng về các đặc tính vật lý và những biến đổi có thể xảy ra đối với nguồn tài nguyên này. Một phương pháp được đề nghị là đánh giá toàn bộ lưu vực với các thông số khí tượng thủy văn đầu vào cho những yếu tố khác nhau: đất, sông ngòi, hồ chứa và lớp dưới bề mặt. Số liệu trong bảng thống kê bên dưới cho thấy các đại dương chiếm 96,5% lượng nước trên trái đất, chỉ có 3,5% trữ lượng nước là định vị trong đất liền. Tuy nhiên trong tổng số 3,5% đó lại có 1% là nước mặn chứa trong các tầng ngầm hoặc hồ nhiễm mặn. Nước ngọt chỉ chiếm 2,5%, trong đó 68,7% tồn tại dưới dạng băng ở hai vùng cực, 30,1% nằm trong các tầng nước ngầm, chỉ còn khoảng 1,3% nước ngọt nằm trên bề mặt đất và tham gia vào chu trình thủy văn. Trữ lượng nước trong khí quyển, đất ẩm và ao hồ không khác nhau nhiều; trong khi lượng nước trong sông thấp hơn, còn lượng nước trong băng tuyết lại nhiều hơn. Một lượng nhỏ nước sinh học cũng tồn tại trong các mô sống của thực vật và động vật. Như vậy ước tính chỉ có khoảng 12.900 km3 nước tồn tại trong khí quyển, chiếm chưa đến 1/100.000 tổng lượng nước trên thế giới. Lượng nước này nếu đem bốc hơi sẽ tạo thành một lớp màn dày 25mm bao phủ xung quanh bề mặt trái đất. (Maidment D. R., 1993). Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 29
  10. Chương I. Tài nguyên nước Bảng 1.5. Ước tính lượng nước phân bố trên Trái đất Thể tích nước % của nước % của tổng Nguồn nước (km3) ngọt lượng nước Đại dương, biển và vịnh 1.338.000.000 - 96,5000 Băng tuyết Đỉnh núi băng, sông băng và vùng 24.064.000 68,700 1,7400 tuyết phủ vĩnh cửu Các loại băng khác 300.000 0,860 0,0220 Nước ngầm Nước ngọt 10.530.000 30,100 0,7600 Nước nhiễm mặn 12.870.000 - 0,9400 Lượng ẩm trong đất 16.500 0,050 0,0010 Các hồ Hồ nước ngọt 91.000 0,260 0,0070 Hồ nước mặn 85.400 - 0,0060 Đầm lầy 11.470 0,030 0,0008 Khí quyển 12.900 0,040 0,0010 Sông ngòi 2.120 0,006 0,0002 Nước sinh học 1.120 0,003 0,0001 - Tổng số 1.385.984.510 100,0000 [Nguồn: Gleick P. H. (1996)] Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 30
  11. Chương I. Tài nguyên nước Bảng 1.6. Lưu lượng dòng chảy cực đại đo tại một số sông lớn Diện tích lưu Thời điểm đo Lưu lượng Quốc gia Sông Trạm vực (km2) (m3/s) Austria Danube Vienna 10.700 18/09/1899 10.500 Brazil Amazon Obidos 4.640.300 1953 370.000 Burma Irrawaddy - 360.000 1877 63.700 Cambodia Mekong Kratie 646.000 1939 75.700 China Changjiang Yichang 1.010.000 20/7/1870 110.000 Egypt Nile Aswan 3.000.000 - 13.500 France Rhine Beaucaine 96.500 31/5/1856 11.640 India Brahmputra Pandu 404.000 08/8/1973 51.100 Ganga Farakka 935.340 22/8/1971 70.500 Godavari Dolaishwaram 307.800 17/9/1959 78.700 Krishna Vijaywada 251.360 02/11/1916 33.500 Narmada Garudeshwar 87.900 06/9/1970 69.400 Netherlands Rhine Lobith 160.000 04/01/1926 12.280 Pakistan Indus Attock 264.000 1929 23.200 USA Mississippi Columbus 2.387.950 27/02/1937 70.792 Ohio Cairo 528.300 04/02/1937 55.218 USSR Lena Kusur 2.430.000 11/6/1944 194.000 Volga Volgograd 1.350.000 29/5/1926 51.900 Zambia Zambezi Kariba 633.040 05/3/1958 16.990 Zaire Zaire Kinshasa 3.747.300 02/12/1970 67.930 [Nguồn: Jain S. K. và Singh V. P. (2003)] Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 31
  12. Chương I. Tài nguyên nước Khoảng một nửa diện tích đất trên thế giới có các lưu vực sông (trên 200 lưu vực sông) chảy qua lãnh thổ của hai hay nhiều quốc gia. Một số lưu vực sông lớn chảy qua lãnh thổ nhiều quốc gia như Amazon, Congo, Danube, Ganga-Brahmputra, Indus, Mekong, Niger, Nile, Rhine và Zambezi. Trong những trường hợp này, việc phát triển và quản lý các dự án về tài nguyên nước đòi hỏi sự đồng thuận của các quốc gia có liên quan, tốt nhất sự đồng thuận này nên được thể hiện thông qua các văn bản ký kết. Đã có những trường hợp việc chia sẻ nguồn nước dẫn đến những tranh cãi và thậm chí là tranh chấp giữa các quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ ven sông. Đô thị Nông thôn Hình 1.4. Mức độ cấp nước giữa vùng đô thị và nông thôn trên thế giới năm 2006 [Nguồn: WHO (2008)] Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 32
  13. Chương I. Tài nguyên nước Nông thôn Đô thị Hình 1.5. Tỉ lệ sử dụng nước máy giữa vùng đô thị và nông thôn trên thế giới năm 2006 [Nguồn: WHO (2008)] Hình 1.6. Số dân chưa được tiếp cận nguồn nước uống hợp vệ sinh năm 2006 [Nguồn: WHO (2008)] Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 33
  14. Chương I. Tài nguyên nước Bảng 1.7. Số liệu cân bằng nước giữa các châu lục Các yếu tố cân Tổng dòng Dòng chảy bằng nước Mưa Bốc hơi chảy mặt ngầm Châu lục Châu Âu 7.162 3.110 1.065 4.055 Châu Á 32.590 14.190 3.410 18.500 Châu Phi 20.780 4.295 1.465 16.455 Bắc Mỹ 13.810 5.960 1.740 7.850 Nam Mỹ 29.855 10.480 3.740 18.800 Châu Úc 6.405 1.965 465 4.340 Tổng 110.000 40.000 11.885 70.000 [Nguồn: Herschy R. W. và Fairbridge R. W. (1998)] Hiện nay trên thế giới có nhiều dự án đánh giá nguồn tài nguyên nước đang được thực hiện. Chương trình Đánh giá Nước Thế giới (WWAP - http://www.unesco.org/water- /wwap) là một dự án lớn của Liên hiệp quốc với các mục tiêu như đánh giá tình trạng nguồn nước ngọt và hệ sinh thái trên thế giới, nhận biết các vấn đề và các hậu quả đang diễn ra, phát triển các công cụ chỉ thị phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên nước, hỗ trợ các quốc gia tự phát triển khả năng đánh giá của mình. Dự án này có đại diện tại UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) và định kỳ sẽ xuất bản Báo cáo Phát triển Nước Thế giới. Ngoài ra UNEP (Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc) cũng đang chủ trì Chương trình Đánh giá Nước Quốc tế (GIWA - http://www.giwa.net). Dự án này cung cấp những đánh giá có tính tổng hợp về các vấn đề nước quốc tế, tình trạng sinh thái và nguyên nhân của các vấn đề môi trường tại 66 khu vực nước trên khắp thế giới. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 34
  15. Chương I. Tài nguyên nước I.3. PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NƯỚC I.3.1. Nguyên tắc Để quản lý các lưu vực thì những kiến thức và hiểu biết về trữ lượng nước cần phải nắm vững. Việc xác định lượng nước hữu hiệu trên lưu vực đòi hỏi đánh giá các thành phần trong phương trình cân bằng nước. Vòng tuần hoàn nước cho một lưu vực ngầm bất kỳ phải tồn tại sự cân bằng giữa lượng cung cấp cho lưu vực và lượng ra khỏi lưu vực. Phương trình cân bằng được biểu diễn: Dòng chảy mặt đến + Dòng chảy dưới Dòng chảy mặt đi + Dòng chảy ngầm đi đất đến + Mưa + Lượng nhập lưu vào + Lượng nước đã sử dụng + Nước thoát lưu lưu vực + Giảm lượng trữ mặt = + Lượng tăng lượng trữ mặt + Giảm lượng trữ ngầm + Tăng lượng trữ ngầm Trong phương trình này tất cả các thành phần nước đến và nước đi, trên mặt và dưới đất đều được biểu diễn. Tuy nhiên tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bỏ qua một số thành phần vì giá trị của nó quá nhỏ hoặc nó không ảnh hưởng đến kết quả tính toán. Chẳng hạn đối với tầng ngậm nước có áp có cân bằng nước độc lập với dòng chảy trên mặt, do đó thành phần dòng chảy trên mặt, mưa, nước dùng, nước nhập lưu và thoát lưu, thay đổi lượng trữ có thể bỏ qua trong phương trình. Phương trình này có thể áp dụng cho một lưu vực có diện tích bất kỳ. Tuy nhiên những kết quả với ý nghĩa đầy đủ nhất thì một lưu vực nước ngầm, một tầng ngậm nước hoặc một lưu vực sông là những đơn vị tốt nhất. Quá trình hình thành dòng chảy cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy tuy phức tạp, nhưng đối với bất kỳ một lưu vực nào trong một thời gian nhất định, sự thay đổi của các yếu tố thủy văn (mưa, bốc hơi, dòng chảy) vẫn tuân theo quy luật “lượng nước đến phải bằng lượng nước mất đi cộng với (hoặc trừ đi khi lượng nước mất đi lớn hơn lượng nước đến) lượng nước trữ lại trong lưu vực”. Đó là nguyên lý cân bằng nước. Dựa vào nguyên lý này ta có thể lập phương trình cân bằng nước - cơ sở chủ yếu để phân tích nguyên nhân hình thành dòng chảy về mặt định tính cũng như định lượng. Lấy một lưu vực bất kỳ, xét lượng nước đến và đi trong một thời gian nhất định ta sẽ lập được phương trình cân bằng nước sau: X + Z1 + Y1 + W1 + U1 = Z2 + Y2 + W2 + U2 (1.6) Với X: lượng mưa bình quân rơi trên lưu vực Z1, Z2: lượng nước ngưng tụ và bốc hơi trên lưu vực Y1, Y2: lượng dòng chảy mặt chảy đến và chảy đi W1, W2: lượng dòng chảy ngầm chảy đến và chảy đi Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 35
  16. Chương I. Tài nguyên nước U1, U2: lượng nước trữ trong lưu vực ở đầu và cuối thời đoạn Δt Y1 Z2 X Z1 U W Y2 W Hình 1.7. Lưu vực sông và các thành phần cân bằng nước I.3.2. Phương trình cân bằng nước thông dụng Trong một lưu vực bất kỳ, giả sử có một mặt trụ thẳng đứng bao quanh khu vực đó tới tầng không thấm nước. Chọn một thời đoạn Δt bất kỳ, dựa vào nguyên lý cân bằng nước ta có biểu thức: (X + Z1 + Y1 + W1) – (Z2 + Y2 + W2) = ⎜U2 – U1⎜ = ± ΔU (1.7) (nước đến) (nước đi) (thay đổi nước trữ) ΔU mang dấu (+) khi U1 > U2 và mang dấu (–) khi U1 < U2 với I.3.3. Phương trình cân bằng nước một lưu vực trong một thời đoạn bất kỳ a) Lưu vực kín Lưu vực kín là một lưu vực mà đường phân chia nước mặt và nước ngầm là trùng nhau khi không có nước mặt và nước ngầm từ lưu vực khác chảy đến, tức là Y1 = 0 và W1 = 0. Gọi Y = Y2 + W2 là tổng lượng nước mặt và nước ngầm chảy ra khỏi lưu vực Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 36
  17. Chương I. Tài nguyên nước Z = Z2 – Z1 là lượng bốc hơi đã trừ đi lượng ngưng tụ ta có X = Y + Z ± ΔU (1.8) b) Lưu vực hở Đối với lưu vực hở sẽ có lượng nước ngầm từ lưu vực khác chảy vào hoặc ngược lại, khi đó phương trình có dạng: X = Y + Z ± ΔW ± ΔU (1.9) ± ΔW = W2 – W1 với ΔW mang dấu (+) khi W1 > W2 ΔW mang dấu (–) khi W1 < W2 I.3.4. Phương trình cân bằng nước trong nhiều năm Phương trình (1.8) và (1.9) viết cho thời đoạn bất kỳ, tức ΔT có thể là 1 năm, 1 tháng, 1 ngày hoặc nhỏ hơn nữa. Để viết phương trình cân bằng nước trong thời đoạn nhiều năm, người ta lấy bình quân trong nhiều năm các thành phần trong phương trình cân bằng nước. Xét một lưu vực kín trong n năm: (1.10) Có thể xem như tổng do có sự xen kẽ của những năm nhiều nước và ít nước, kết hợp phương trình (a) và (c), ta có: X0 = Y0 + Z0 (1.11) trong đó Nếu n đủ lớn thì X0 gọi là chuẩn mưa năm, Y0 gọi là chuẩn dòng chảy năm và Z0 gọi là chuẩn bốc hơi năm. Đối với lưu vực hở, kết hợp phương trình (1.9) và (1.10) tương tự ta có: X0 = Y0 + Z0 ± ΔW (1.12) Trong trường hợp lưu vực hở, giá trị bình quân nhiều năm của ± ΔW không tiến đến 0 được vì sự trao đổi nước ngầm giữa các lưu vực không cân bằng nhau và thường diễn ra một chiều. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 37
  18. Chương I. Tài nguyên nước Bảng 1.8. Cân bằng nước trung bình nhiều năm trên thế giới và Việt Nam Diện Mưa Chảy mặt Bốc hơi tích (103 Vùng lãnh thổ km2) (108 km3) (108 km3) (108 km3) (mm) (mm) (mm) Toàn thế giới 510.000 1.130 577,000 - - 1.130 577,000 Toàn lục địa 149.000 800 119,000 315 47,000 485 72,000 Đại dương 361.000 1.270 458,000 130 47,000 1.400 505,000 Việt Nam 365 1.850 0,675 857 0,312 993 0,362 ĐB sông Hồng 27 1.800 0,048 837 0,022 963 0,025 ĐBSCL 39 1.556 0,060 700 0,027 856 0,033 [Nguồn: Nguyễn Khắc Cường] I.4. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC I.4.1. Khoa học quản lý môi trường Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương hướng và mục đích xác định của chủ thể đối với một đối tượng nhằm khôi phục, duy trì và cải thiện tốt hơn môi trường sống của con người trong những khoảng thời gian dự định. Bản chất của việc quản lý môi trường là hạn chế hành vi vô ý thức hoặc có ý thức của con người trong các hoạt động của mình để môi trường ổn định, luôn ở trạng thái cân bằng. Các đặc thù của quản lý môi trường gồm: - Hoạt động quản lý môi trường mang tính trách nhiệm có ý thức của con người, trách nhiệm của mọi người trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. - Hoạt động quản lý môi trường phải nhằm đạt được mục đích cơ bản là bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 38
  19. Chương I. Tài nguyên nước - Hoạt động quản lý môi trường có tính liên tục theo không gian và thời gian. - Hoạt động quản lý môi trường là công việc đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của mọi quốc gia trên toàn thế giới. Hoạt động quản lý môi trường dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: - Bảo đảm duy trì trạng thái cân bằng của hệ sinh thái bằng việc tổ hợp các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, xã hội. - Mối liên hệ cho - nhận. - Mang lại hiệu quả và có khả năng thực thi. - Ða dạng hóa. - Phân cấp và chuyên môn hóa. - Gắn hiệu quả hiện tại với tương lai. - Thử - sai - sửa. Cơ sở triết học của quản lý môi trường dựa trên tính thống nhất vật chất của thế giới tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống rộng lớn. Ðể bảo vệ môi trường sống cần giữ gìn hài hòa quan hệ con người - tự nhiên và con người - xã hội bằng cách đưa thêm vào nền sản xuất vật chất của con người chức năng tái sản xuất tài nguyên thiên nhiên. Cơ sở khoa học, kỹ thuật, công nghệ của quản lý môi trường là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, kinh tế, luật pháp xã hội nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Các công cụ kỹ thuật có thể gồm các đánh giá môi trường, xử lý chất thải, tái chế. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Vì vậy, sử dụng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường. Các công cụ kinh tế như các loại thuế, phí môi trường, quy chế đóng góp bồi hoàn, hệ thống các tiêu chuẩn ISO… Hoạt động trong xã hội rất đa dạng và phức tạp, nên cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản luật quốc tế và quốc gia về môi trường. I.4.2. Quản lý tài nguyên nước 1. Yêu cầu quản lý Khi lập kế hoạch khai thác, đánh giá môi trường nước cho một vùng hoặc một lưu vực cần phải đánh giá đầy đủ ba loại đặc trưng của tài nguyên nước: Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 39
  20. Chương I. Tài nguyên nước - Số lượng nước: biểu thị độ phong phú của tài nguyên nước trên một vùng lãnh thổ. - Chất lượng nước: hàm lượng của các chất hòa tan hoặc không hòa tan trong nước (có lợi hoặc gây hại theo tiêu chuẩn của đối tượng sử dụng nước). - Động thái của nước: được đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc trưng dòng chảy theo thời gian. Sự trao đổi nước giữa các khu vực chứa nước, sự vận chuyển và quy luật chuyển động của nước trong sông, sự chuyển động của nước ngầm, các quá trình trao đổi chất hòa tan, truyền mặn… Kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn nước, việc khai thác hợp lý tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước. 2. Giáo dục trong cộng đồng Cần giáo dục cho người dân biết nhân loại đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng môi trường ngày một trầm trọng hơn. Ðây là hậu quả tất yếu của những khủng hoảng về dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Trong đó sự bùng nổ dân số đóng vai trò chủ chốt. Một khi người dân biết rõ được mối nguy cơ đe dọa đến môi trường, họ sẽ chung tay cùng giải quyết các vấn đề đó. Giáo dục ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường, cùng nhau cải thiện các điều kiện vệ sinh trong hộ gia đình và nơi công cộng. Ðồng thời phổ biến các điều luật bảo vệ môi trường để người dân nắm vững và chấp hành. 3. Tăng cường khả năng tự làm sạch của nguồn nước Tự làm sạch nguồn nước là sự phục hồi trạng thái nước ban đầu nhờ các quá trình thủy động học, lý học, hóa học, sinh hóa… diễn ra trong nguồn nước, Bản chất của tự làm sạch nguồn nước là sự xáo trộn pha loãng nước thải với nguồn nước, sự phân hủy và chuyển hóa các chất bẩn trong nguồn nước. Khả năng tự làm sạch của nguồn nước phụ thuộc nhiều yếu tố như loại nước thải, chế độ thủy động học của nguồn nước, đặc điểm khí hậu. I.4.3.Các chính sách liên quan đến tài nguyên nước ở Việt Nam Có thể nói ở Việt Nam vấn đề quản lý tài nguyên nước bền vững chỉ bắt đầu được đề cập đến vào thập kỷ 80. Và cho đến cuối thế kỷ 20 chính phủ đã có nhiều mối quan tâm hơn về vấn đề này thông qua những luật định, chính sách… có liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước. a) Các chính sách và chiến lược cấp quốc gia Trong những thập niên gần đây, việc quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể về mặt pháp lý, cấu trúc thể chế và các cơ chế, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998. Luật Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 40
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2