intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập kế toán doanh nghiệp ảo (Ngành: Kế toán - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập kế toán doanh nghiệp ảo (Ngành: Kế toán - Cao đẳng liên thông)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Thu thập, lập, luân chuyển và lưu chứng từ kế toán; ghi sổ, thẻ kế toán chi tiết; ghi sổ kế toán tổng hợp; lập báo cáo tài chính;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập kế toán doanh nghiệp ảo (Ngành: Kế toán - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC TẬP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP ẢO NGÀNH: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà nội, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................ 4 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ............................................................................................................ 5 BÀI 1: THU THẬP, LẬP, LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN .................................... 6 1. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tiền mặt ............................................... 6 2. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tiền gửi ngân hàng: ............................. 8 3. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tạm ứng ............................................ 10 4. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ vật tư ................................................. 12 5. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tiền lương và các khoản trích theo lương ................................................................................................................................. 14 6. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tài sản cố định ................................... 16 7. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ bán hàng ........................................... 18 8. Lập phiếu kết chuyển chi phí, bảng tính giá thành ....................................................... 20 9. Thu thập, lập và lưu chứng từ kết chuyển doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ................................................................................................................................ 21 BÀI 2: GHI SỔ THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT ............................................................................ 22 1. Ghi sổ chi tiết quỹ tiền mặt........................................................................................... 22 2. Ghi sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng ................................................................................. 23 3. Ghi sổ chi tiết tạm ứng ................................................................................................. 24 4. Ghi sổ chi tiết vật tư ..................................................................................................... 25 5. Ghi sổ chi tiết tài sản cố định ....................................................................................... 26 6. Ghi sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán ................................................... 26 7. Ghi sổ chi tiết thuế giá trị gia tăng................................................................................ 27 8. Ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh .................................................................. 28 9. Ghi sổ chi tiết bán hàng ................................................................................................ 29 10. Lập bảng tổng hợp chi tiết: ......................................................................................... 30 BÀI 3: GHI SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP ................................................................................. 32 1. Ghi sổ kế toán Nhật ký chung ...................................................................................... 32 2. Ghi sổ cái các tài khoản ................................................................................................ 33 BÀI 4: LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH ...................................................................................... 35 1. Lập Bảng đối chiếu số phát sinh................................................................................... 35 2. Lập Bảng cân đối kế toán ............................................................................................. 35 3. Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.................................................................. 52 4. Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ .................................................................................... 58 5. Lập Thuyết minh báo cáo tài chính .............................................................................. 66 BÀI 5: KÊ KHAI THUẾ TRÊN PHẦN MỀM HỖ TRỢ KÊ KHAI THUẾ ........................... 68 1. Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng. ................................................................................... 68 2. Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân. ............................................................................... 70 3. Lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.................................................... 73 3
  4. LỜI NÓI ĐẦU Trong tình hình kinh tế phát triển hiện nay, sinh viên kế toán khi ra trường phải có trình độ chuyên môn vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, biết xử lý các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh... từ đó đòi hỏi các cơ sở đào tạo nghề nghiệp cần quan tâm chú trọng vào công tác thực hành, thực tập, đào tạo gắn liền với các hoạt động thực tiễn ở doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, các giảng viên Bộ môn kế toán thuộc Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Cao đẳng xây dựng số 1, đã nghiên cứu xây dựng giáo trình Thực tập kế toán doanh nghiệp ảo nhằm rèn luyện các kỹ năng thực hành cho sinh viên chuyên ngành Kế toán, trình độ cao đẳng liên thông.Từ đó làm cơ sở để giảng dạy và thực tập học phần Thực tập kế toán doanh nghiệp ảo trong trường. Cuốn giáo trình gồm 5 bài, tương ứng 5 phần hành sinh viên phải rèn luyện, thực hành: Bài 1: Thu thập, lập, luân chuyển và lưu chứng từ kế toán Bài 2: Ghi sổ, thẻ kế toán chi tiết Bài 3: Ghi sổ kế toán tổng hợp Bài 4: Lập báo cáo tài chính Bài 5: Kê khai thuế trên phần mềm hỗ trợ kê khai Cuốn giáo trình này được biên soạn trên cơ sở đóng góp trí tuệ của tập thể tác giả, sự tiếp thu nghiêm túc những đóng góp của các giáo viên Khoa Kế toán - Tài chính, của người phản biện, các thành viên Hội đồng khoa học . Tham gia biên soạn giáo trình gồm tập thể giáo viên của Bộ môn Kế toán, Khoa Kế toán – Tài chính. Tuy rất cố gắng, song cuốn giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được từ bạn đọc những ý kiến đóng góp có tính xây dựng và có giá trị khoa học, để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Chủ biên và tập thể tác giả Bộ môn Kế toán xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm T/M TẬP THỂ TÁC GIẢ Dương Thị Kim Tuyến 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: THỰC TẬP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP ẢO Mã mô đun: MĐ 18 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Môn học được bố trí ở kỳ học thứ 2. Môn học tiên quyết: Tổ chức hạch toán kế toán. - Tính chất: Là mô đun chuyên ngành. Mục tiêu môn học - Về kiến thức: Hệ thống các kiến thức đã học, cập nhật các văn bản pháp luật về kế toán tài chính, thuế vận dụng vào công tác kế toán của bộ tài liệu kế toán doanh nghiệp ảo. - Về kỹ năng: + Sắp xếp, phân loại và lập được các chứng từ kế toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; tổ chức luân chuyển và lưu trữ chứng từ theo quy định; + Lập các Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ; Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định; + Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; + Lập được các bảng tổng hợp (Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho vật tư, thành phẩm, bảng tổng hợp doanh thu…); + Lập được tờ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân; lập được báo cáo phát hành và sử dụng hóa đơn theo quy định; thực hiện nộp các loại tờ khai qua mạng; + Đối chiếu số liệu giữa thẻ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết và các sổ kế toán liên quan, lập được Bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản; + Lập được hệ thống Báo cáo tài chính theo đúng quy định; + Lưu tài liệu kế toán theo quy định. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Cập nhật kịp thời các văn bản, chế độ kế toán; + Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực; + Tự chủ, độc lập trong công việc. Nội dung của mô đun: 5
  6. BÀI 1: THU THẬP, LẬP, LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN Giới thiệu: Bài này nhằm rèn luyện lập, luân chuyển các chứng từ về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng, vật tư, tài sản cố định, tiền lương, bán hàng, xác định kết quả kinh doanh. Mục tiêu: + Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng, vật tư, tài sản cố định, tiền lương, bán hàng, xác định kết quả kinh doanh. + Lập được các phiếu kết chuyển chi phí và bảng tính giá thành. + Lập được phiếu kết chuyển doanh thu, chi phí và xác dịnh được kết quả kinh Nội dung: 1. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tiền mặt 1.1 Chứng từ thu thập: - Hóa đơn GTGT - Giấy đề nghị tạm ứng - Giấy thanh toán tạm ứng - Bảng thanh toán tiền lương - Biên lai thu tiền - Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt… 1.2 Chứng từ lập: a) Phiếu thu Đơn vị: .............................. Mẫu số 01 – TT Địa chỉ: .............................. (Ban hành theo TT số: 200/2014/QĐ-BTC .............................................. ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU THU Ngày 12 tháng 7 năm 2016 Quyển số: Số: Nợ TK111 Có TK 131 Họ và tên người nộp tiền: Trần Văn Khải Địa chỉ: Công ty An Phát Lý do nộp: Thu tiền nợ Số tiền: 15.000.000 đồng(Viết bằng chữ): Mười lăm triệu đồng chẵn Kèm theo: ....................................................................... Chứng từ gốc: Ngày 12 tháng 7năm 2016. Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền Người lập Thủ quỹ (Ký, họ tên, đóng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) phiếu (Ký, họ dấu) (Ký, họ tên) tên) 6
  7. Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Mười lăm triệu đồng chẵn + Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý): + Số tiền quy đổi:................. - Mục đích: Nhằm xác định số tiền mặt, ngoại tệ,... thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan. Mọi khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ nhập quỹ đều phải có Phiếu thu. Đối với ngoại tệ trước khi nhập quỹ phải được kiểm tra và lập “Bảng kê ngoại tệ” đính kèm với Phiếu thu. - Căn cứ lập phiếu thu : dựa vào hóa đơn bán hàng thông thường, dựa vào hóa đơn Gía trị gia tăng, giấy lĩnh tiền ở ngân hàng, giấy thanh toán tạm ứng, giấy biên nhận nợ, sổ chi tiết thanh toán với khách hàng,… - Nhiệm vụ lập phiếu thu: Do kế toán tiền mặt lập. -Phương pháp lập: Góc trên bên trái của Phiếu thu phải ghi rõ tên đơn vị và địa chỉ đơn vị. Phiếu thu phải đóng thành quyển và ghi số từng quyển dùng trong 1 năm. Trong mỗi Phiếu thu phải ghi số quyển và số của từng Phiếu thu. Số phiếu thu phải đánh liên tục trong một kỳ kế toán. Từng Phiếu thu phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu, ngày, tháng, năm thu tiền. Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nộp tiền. Dòng “Lý do nộp” ghi rõ nội dung nộp tiền như: Thu tiền bán hàng hóa, sản phẩm, thu tiền tạm ứng còn thừa,... Dòng “Số tiền”: Ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp quỹ, ghi rõ đơn vị tính là đồng VN, hay USD… Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu thu. Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào Phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào Phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ tên. + Liên 1: Lưu tại quyển + Liên 2: Thủ quỹ giữ lại để ghi sổ quỹ và để kế toán tiền mặt hạch toán + Liên 3: Giao cho người nộp tiền giữ. b) Phiếu chi Đơn vị:................... Mẫu số 02 - TT Địa chỉ:.................. (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC ngày .../.../2014 của BTC) PHIẾU CHI Quyển số:.......... Ngày 25 tháng 7 năm 2016 Số :..................... Nợ TK 141 Có TK 111 7
  8. Họ và tên người nhận tiền: Lê Hoàng Long Địa chỉ: Phó giám đốc công ty Lý do chi: Tạm ứng công tác phí Số tiền:10.000.000 đồng.(Viết bằng chữ): Mười triệu đồng chẵn ................................................................................ Kèm theo .............................................................. Chứng từ gốc: Ngày 25 tháng 7 năm 2016 Giám đốc Kế toán Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận trưởng tiền (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) : Mười triệu đồng chẵn + Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý):.............................................................................. + Số tiền quy đổi:...................................................................................................... (Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu) - Mục đích: Nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ kế toán. - Căn cứ lập phiếu chi: Hóa đơn GTGT đầu vào, phiếu lĩnh lương, giấy đề nghị thanh toán, giấy xin tạm ứng,… - Phương pháp lập: Góc trên bên trái của chứng từ ghi rõ tên đơn vị và địa chỉ đơn vị. Phiếu chi phải đóng thành quyển, trong mỗi Phiếu chi phải ghi số quyển và số của từng Phiếu chi. Số phiếu chi phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. Từng Phiếu chi phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu, ngày, tháng, năm chi tiền. Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tiền. Dòng “Lý do chi” ghi rõ nội dung chi tiền. Dòng “Số tiền”: Ghi bằng số hoặc bằng chữ số tiền xuất quỹ, ghi rõ đơn vị tính là đồng VN, hay USD ... Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký (Ký theo từng liên) của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ, tên vào Phiếu chi. + Liên 1: Lưu tại quyển + Liên 2: Thủ quỹ giữ lại sử dụng để ghi sổ quỹ và để kế toán tiền mặt hạch toán + Liên 3: Giao cho người nộp tiền giữ. 2. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tiền gửi ngân hàng: 2.1 Chứng từ thu nhận: - Giấy báo Nợ 8
  9. - Giấy báo Có - Biên bản đối chiếu với ngân hàng… NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM Chi nhánh: Thanh Xuân Địa chỉ: số 10 Nguyễn Trãi, Thanh GIẤY BÁO NỢ Xuân – Hà Nội MST: 0100150619-111 Số/Seri No: 220 Ngày/Date: 16/07/2016 Kính gửi: Công ty cổ phần xây dựng số 1 Mã số thuế: 0102620972 Hôm nay chúng tôi xin báo đã ghi NỢ tài khoản của khách hàng, với nội dung: Tài khoản ghi Nợ: 01.002.123456 Số tiền bằng số: 50.000.000 đồng Bằng chữ: Năm mươi triệu đồng chẵn. Nội dung: Rút séc nhập quỹ GIAO DỊCH VIÊN KIỂM SOÁT NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM Chi nhánh: Thanh Xuân Địa chỉ: số 10 Nguyễn Trãi, Thanh GIẤY BÁO CÓ Số/Seri No: 102 Ngày/Date: 01/07/2016 Xuân – Hà Nội MST: 0100150619-111 Kính gửi: Công ty cổ phần xây dựng số 1 Mã số thuế: 0102620972 Hôm nay chúng tôi xin báo đã ghi CÓ tài khoản của khách hàng, với nội dung: Tài khoản ghi Có: 01.002.123456 Số tiền bằng số: 303.764.427 Bằng chữ: Ba trăm linh ba triệu, bảy trăm sáu tư nghìn bốn trăm hai bảy đồng. Nội dung: Công ty TNHH bất động sản và XD Việt Hà thanh toán tiền hạng mục lam chắn nắng nhà cầu CT3-CT4 (Hóa đơn GTGT 788, ngày 1/7/2016) GIAO DỊCH VIÊN KIỂM SOÁT 2.2 Chứng từ lập: - Ủy nhiệm chi - Giấy nộp tiền - Séc tiền mặt NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT Số/Seri No: NAM ỦY NHIỆM CHI 20 Chi nhánh: TÂY HỒ PAYMENT ODER Ngày/Date: Địa chỉ: 278 THỤY KHUÊ – HN 10/7/2016 MST: 0100150619-111 9
  10. Số tiền bằng số /Amount in figures : 82.800.000 đ Phí Số tiền bằng chữ /Amount in words: Tám hai triệu tám trăm nghìn đồng./. trong  Charge Phí Included NH: Phí Nội dung/Remarks: Nộp lệ phí trước bạ xe ô tô Mazda- sedan. Charges ngoài  Charge Excluded ĐƠN VỊ / NGƯỜI YÊU CẦU: Công ty cổ phần xây dựng số 1 ĐƠN VỊ / NGƯỜI HƯỞNG: Kho bạc nhà nước APPLICANT Quận Thanh Xuân BENEFICIARY Số CMT / ID/PP: Số CMT / ID/PP : Ngày cấp / Date: Ngày cấp / Date : Số TK / A/C No: 01.002.123456 Số TK / A/C No 0070031200 : Tại NH / At Bank: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Thanh Tại NH / At Ngân hàng Đầu tư và phát triển Xuân Bank : Việt Nam, chi nhánh Thanh Xuân UNC do doanh nghiệp lập, gửi đến ngân hàng, lập từ 2- 4 liên với đầy đủ nội dung và các yếu tố cần thiết. Khi lập và nộp UNC vào ngân hàng, đơn vị trả tiền phải đảm bảo đủ số dư trên tài khoản để đảm bảo chi trả. 3. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tạm ứng 3.1 Chứng từ thu thập: - Giấy đề nghị tạm ứng: Đơn vi:……….. Mẫusố: 03 - TT Bộphận:………. (Ban hànhtheo TT200/QĐ- BTC Ngày 22/12/ 2014của Bộ trưởng BTC) GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Ngày 19 tháng 8 năm 2016 Số: .................. Kính gửi: Ban giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng số 5 Tên tôi là: Nguyễn Đức Luân Địa chỉ: Phòng kỹ thuật Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 70.000.000 đồng. (Viết bằng chữ) Bẩy mươi triệu đồng chẵn Lý do tạmứng: Tạm ứng mua máy phát điện Thời gian thanh toán: 22/8/2016 Giám đốc Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị tạm ứng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 3.2 Chứng từ lập: - Giấy thanh toán tạm ứng 10
  11. Đơn vị: Cty CP XD số 1 Mẫu số 04 - TT Bộ phận: Đội Xây dựng (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC) GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG Ngày 09 tháng07 năm 2016 Số: 01 Nợ: 152,133 Có: 141 - Họ và tên người thanh toán:Trương Tuấn Ngọc - Bộ phận (hoặc địa chỉ): Đội trưởng đội xây dựng - Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây: Diễn giải Số tiền A 1 I . Số tiền tạm ứng 1. Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết 11.000.000 2. Số tạm ứng kỳ này: ………………………… - Phiếu chi số………… ngày…… ………………………… - Phiếu chi số………… ngày…… ………………………… ………………………… II. Số tiền đã chi 11.000.000 1. Chứng từ số 223756 ngày 9/7/2016 11.000.000 ………………………… III. Chênh lệch 0 1. Số tạm ứng chi không hết (I - II) ………………………… 2. Chi quá số tạm ứng (II - I) ………………………… Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Người đề nghị thanh toán (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - Mục đích: Giấy thanh toán tiền tạm ứng là bảng liệt kê các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán. - Phương pháp và trách nhiệm ghi Góc trên bên trái của Giấy đề nghị tạm ứng ghi rõ tên đơn vị, tên bộ phận. Phần đầu ghi rõ ngày, tháng, năm, số hiệu của giấy thanh toán tiền tạm ứng; Họ tên, đơn vị người thanh toán. Căn cứ vào chỉ tiêu của cột A, kế toán ghi vào cột 1 như sau: Mục I- Số tiền tạm ứng: Gồm số tiền tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết và số tạm ứng kỳ này, gồm: Mục 1: Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết: Căn cứ vào dòng số dư tạm ứng tính đến ngày lập phiếu thanh toán trên sổ kế toán đế ghi. Mục 2: Số tạm ứng kỳ này: Căn cứ vào các phiếu chi tạm ứng để ghi, mỗi phiếu chi ghi 1 dòng. Mục II- Số tiền đã chi: Căn cứ vào các chứng từ chi tiêu của người nhận tạm ứng để ghi vào mục này. Mỗi chứng từ chi tiêu ghi 1 dòng. 11
  12. Mục III- Chênh lệch: Là số chênh lệch giữa Mục I và Mục II. - Nếu số tạm ứng chi không hết ghi vào dòng 1 của Mục III. - Nếu chi quá số tạm ứng ghi vào dòng 2 của Mục III. Sau khi lập xong giấy thanh toán tiền tạm ứng, kế toán thanh toán chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc doanh nghiệp duyệt. Giấy thanh toán tiền tạm ứng kèm theo chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán. Phần chênh lệch tiền tạm ứng chi không hết phải làm thủ tục thu hồi nộp quỹ hoặc trừ vào lương. Phần chi quá số tạm ứng phải làm thủ tục xuất quỹ trả lại cho người tạm ứng. Chứng từ gốc, giấy thanh toán tạm ứng phải đính kèm phiếu thu hoặc phiếu chi có liên quan. 4. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ vật tư 4.1 Chứng từ thu thập: - Phiếu đề nghị xuất vật tư - Hóa đơn GTGT - Biên bản kiểm kê vật tư 4.2 Chứng từ lập: - Phiếu nhập kho Mục đích: Nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập kho làm căn cứ ghi Thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán. Phương pháp và trách nhiệm ghi: + Góc trên bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận nhập kho. Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn, hoặc thừa phát hiện trong kiểm kê. + Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, số hóa đơn hoặc lệnh nhập kho, tên kho, địa điểm kho nhập. + Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hóa đơn hoặc lệnh nhập). Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào kho. Cột 3, 4: Do kế toán ghi đơn giá (giá hạch toán hoặc giá hóa đơn,... tùy theo quy định của từng đơn vị) và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực nhập. + Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập cùng một phiếu nhập kho. + Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ. 12
  13. + Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tư do daonh nghiệp tự sản xuất) (đặt giấy than viết 1 lần), và người lập phiếu ký (ghi rõ họ tên), người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 3 (nếu có) người giao hàng giữ. - Phiếu xuất kho Mục đích: Theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư. Phương pháp và trách nhiệm ghi: Góc bên trái của Phiếu xuất kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận xuất kho. Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng. Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ tên người nhận hàng, tên, đơn vị (bộ phận): số và ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do xuất kho và kho xuất vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. - Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. - Cột 1: Ghi số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu xuất kho của người (bộ phận) sử dụng. - Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu). - Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá (tùy theo quy định hạch toán của doanh nghiệp) và tính thành tiền của từng loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho (cột 4 = cột 2 x cột 3). Dòng Cộng: Ghi tổng số tiền của số vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực tế đã xuất kho. Dòng “Tổng số tiền viết bằng chữ”: Ghi tổng số tiền viết bằng chữ trên Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh hoặc do bộ phận quản lý, bộ phận kho lập (tùy theo tổ chức quản lý và quy định của từng doanh nghiệp) thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần). Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển cho giám đốc hoặc người được ủy quyền duyệt (ghi rõ họ tên) giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào cột 2 số lượng thực xuất của từng thứ, ghi ngày, tháng, năm xuất kho và cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất (ghi rõ họ tên). Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu. 13
  14. Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để kế toán ghi vào cột 3, 4 và ghi vào sổ kế toán. Liên 3: Người nhận vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng. Căn cứ viết phiếu xuất kho: Căn cứ vào nhu cầu thị trường, căn cứ vào định mức sản xuất… Đơn vị: Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Mẫu số 02 - VT Địa chỉ: 160 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC - Hà Nội Ngày 22/12/2014 của BTC) PHIẾU XUẤT KHO Nợ: 621 Ngày 04 tháng 7 năm 2016 Có: 152 Số: 151 - Họ và tên người nhận hàng: - Địa chỉ (bộ phận): xây dựng - Lý do xuất kho: công trình xây biệt thự C1-TT133 - Xuất tại kho (ngăn lô): 01 Địa điểm Tên, nhãn hiệu, SỐ LƯỢNG quy cách, phẩm Yêu cầu THÀNH STT chất vật tư, dụng ĐVT Thực ĐƠN GIÁ TIỀN cụ sản phẩm, hàng xuất hoá 1 Thép tròn d=6mm Kg 935 935 16.010 14.969.350 2 Thép tròn d=8mm kg 1.000 1.000 16.010 16.010.000 3 Thép tròn d=10mm kg 612,445 612,445 16.010 9.805.244,45 4 Thép tròn d=12 Kg 185 185 15.718 2.907.830 mm 5 Thép tròn d=14mm kg 115 115 15.718 1.807.570 6 Thép tròn d=16mm kg 1.570 1.570 15.718 24.677.260 7 Thép tròn d=18mm Kg 489,464 489,464 15.718 7.693.395,152 8 Thép tròn d=20mm Kg 553,665 553,665 15.718 8.702.506,47 9 Dây thép kg 100 100 19.000 1.900.000 10 Que hàn kg 15 15 18.600 279.000 Tổng cộng 88.752.156 - Tổng số tiền (viết bằng chữ): Tám mươi tám triệu bảy trăm năm mươi hai nghìn một trăm năm mươi sáu đồng./. - Số chứng từ gốc kèm theo: Ngày 04 tháng 7 năm 2016 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 5. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tiền lương và các khoản trích theo lương 5.1 Chứng từ thu thập: - Bảng chấm công - Quy chế lương 14
  15. 5.2 Chứng từ lập: * Bảng thanh toán tiền lương Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ,… Mục đích: Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. Phương pháp và trách nhiệm ghi Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng. Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành... Cột A, B,C : Ghi số thứ tự, họ tên, chức vụ của người lao động được hưởng lương. Cột 1: Ghi lương theo hợp đồng ký kết Cột 2,3 : Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian. Lương theo hợp đồng Lương làm việc trong giờ = x Số ngày làm việc thực tế của 1 người trong 1 tháng Số ngày làm việc theo quy định Cột 4,5: Ghi số công và số tiền tính theo lương làm thêm giờ. Lương theo hợp đồng Số ngày làm việc theo quy định Lương làm thêm = x 150% x Số giờ làm thêm 1 giờ 8 trong tháng Cột 6: Ghi số tiền ăn ca. Tiền ăn ca theo quy định Tiền ăn ca thực tế = x Số ngày làm việc thực tế 1 tháng Số ngày làm việc theo quy định Cột 7: Ghi tổng số thu nhập thực tế mà người lao động được hưởng. Tổng thu nhập = Tiền lương làm + Lương làm thêm + Tiền ăn ca thực tế 1 tháng việc trong giờ giờ Cột D: Người lao động ký nhận khi nhận lương 15
  16. Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho giám đốc hoặc người được ủy quyền ký duyệt, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng (ban) kế toán của đơn vị. Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay. * Bảng phân bổ tiền lương và BHXH - Mục đích: Dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương tiền công thực tế phải trả (gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và kinh phí công đoàn phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động (ghi Có TK 334, TK 335, TK 338 (3382, 3383, 3384, 3385, 3388). - Phương pháp lập và trách nhiệm ghi - Kết cấu và nội dung chủ yếu của bảng phân bố này gồm có các cột dọc ghi Có TK 334, TK 335, TK 338 (3382, 3383, 3384, 3385, 3888), các dòng ngang phản ánh tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn tính cho các đối tượng sử dụng lao động. - Cơ sở lập: + Căn cứ vào các bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm, làm thêm giờ... kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng tính toán số tiền để ghi vào bảng phân bổ này theo các dòng phù hợp cột ghi Có TK 334 hoặc có TK 335. + Căn cứ vào tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và tổng số tiền lương phải trả (theo quy định hiện hành) theo từng đối tượng sử dụng tính ra số tiền phải trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn để ghi vào các dòng phù hợp cột ghi Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3385, 3388). Số liệu của bảng phân bổ này được sử dụng để ghi vào các bảng kê và các sổ kế toán có liên quan tùy theo hình thức kế toán áp dụng ở đơn vị (như Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ cái TK 334, 338...), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. 6. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ tài sản cố định 6.1 Chứng thu thu thập: - Hóa đơn GTGT - Biên bản bàn giaoTSCĐ - Biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ - Biên bản kiểm kê TSCĐ * Biên bản bàn giaoTSCĐ: - Mục đích: Nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp, được tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, TSCĐ thuê ngoài...đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng góp vốn,...(không sử dụng biên bản giao nhận 16
  17. TSCĐ trong trường hợp nhượng bán, thanh lý hoặc tài sản cố định phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê). Biên bản giao nhận TSCĐ là căn cứ để giao nhận TSCĐ và kế toán ghi sổ (thẻ) TSCĐ, sổ kế toán có liên quan. - Phương pháp và trách nhiệm ghi Góc trên bên trái của Biên bản giao nhận TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có tài sản mới đưa vào sử dụng hoặc điều tài sản cho đơn vị khác, đơn vị phải lập hội đồng bàn giao gồm: Đại diện bên giao, đại diện bên nhận và 1 số ủy viên. Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ. Đối với trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại, cùng giá trị và do cùng 1 đơn vị giao có thể lập chung 1 biên bản giao nhận TSCĐ. Cột A, B: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) của TSCĐ. Cột C: Ghi số hiệu TSCĐ. Cột D: Ghi nước sản xuất (xây dựng). Cột 1: Ghi năm sản xuất. Cột 2: Ghi năm bắt đầu đưa vào sử dụng. Cột 3: Ghi công suất (diện tích, thiết kế) như xe FORD 16 chỗ ngồi, hoặc máy phát điện 75 KVA, ... Cột 4, 5, 6, 7: Ghi các yếu tố cấu thành nên nguyên giá TSCĐ gồm: Giá mua (hoặc giá thành sản xuất) (cột 4); chi phí vận chuyển, lắp đặt (cột 5); chi phí chạy thử (cột 6). Cột 8: Ghi nguyên giá TSCĐ (cột 7 = cột 4 + cột 5 + cột 6 +...). Cột E: Ghi những tài liệu kỹ thuật kèm theo TSCĐ khi bàn giao. Bảng kê phụ tùng kèm theo: Liệt kê số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ khi bàn giao. Sau khi bàn giao xong các thành viên ban giao, nhận TSCĐ cùng ký vào biên bản. Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản, mỗi bên (giao, nhận) giữ 1 bản chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và lưu. * Biên bản thanh lý TSCĐ: - Mục đích: Xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán. - Phương pháp và trách nhiệm ghi Góc trên bên trái của Biên bản thanh lý TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có quyết định về việc thanh lý TSCĐ doanh nghiệp phải thành lập Ban thanh lý TSCĐ. Thành viên Ban thanh lý TSCĐ được ghi chép ở Mục I. Ở Mục II ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ có quyết định thanh lý như: - Tên, ký hiệu TSCĐ, số hiệu, số thẻ TSCĐ, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng. - Nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm thanh lý, giá trị còn lại của TSCĐ đó. 17
  18. Mục III ghi kết luận của Ban thanh lý, ghi ý kiến nhận xét của Ban về việc thanh lý TSCĐ. Mục IV, kết quả thanh lý: Sau khi thanh lý xong căn cứ vào chứng từ tính toán tổng số chi phí thanh lý thực tế và giá trị thu hồi ghi vào dòng chi phí thanh lý và giá trị thu hồi (giá trị phụ tùng, phế liệu thu hồi tính theo giá thực tế đã bán hoặc giá bán ước tính). Biên bản thanh lý phải do Ban thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng Ban thanh lý, kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp. 6.2 Chứng từ lập: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ: - Mục đích: Dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng. - Kết cấu và nội dung chủ yếu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ có các cột dọc phản ánh số khấu hao phải tính cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ và các hàng ngang phản ánh số khấu hao tính trong tháng trước, số khấu hao tăng, giảm và số khấu hao phải tính trong tháng này. Cơ sở lập: + Dòng khấu hao đã tính tháng trước lấy từ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng trước. + Các dòng sổ khấu hao TSCĐ tăng, giảm tháng này được phản ánh chi tiết cho từng TSCĐ có liên quan đến số tăng, giảm khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định hiện hành về khấu hao TSCĐ. Dòng số khấu hao phải tính tháng này được tính bằng (=) Số khấu hao tính tháng trước cộng (+) Với số khấu hao tăng, trừ (-) Số khấu hao giảm trong tháng. Số khấu hao phải trích tháng này trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để ghi vào các Bảng kê và sổ kế toán có liên quan (cột ghi Có TK 214), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. 7. Thu thập, lập, luân chuyển và lưu các chứng từ bán hàng 7.1 Chứng từ thu thập: - Hợp đồng kinh tế 7.2 Chứng từ lập: - Hóa đơn GTGT Mục đích: Phản ánh doanh thu bán hàng, thuế GTGT số hàng hóa tiêu thụ Phương pháp và trách nhiệm ghi Góc trên bên phải của Hóa đơn GTGT phải ghi rõ mẫu số GTGT, Ký hiệu, Số hóa đơn. Khi lập hóa đơn GTGT phải ghi rõ số HĐ và ngày, tháng, năm lập phiếu, Tên công ty mua hàng và bán hàng, địa chỉ, mã số thuế, hình thức thanh toán. 18
  19. Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. Cột 1: Ghi số lượng thực tế xuất bán Cột 2, 3: Do bộ phận bán hàng (kế toán) ghi đơn giá và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực tế xuất bán. Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập cùng một hóa đơn. Dòng thuế suất: Ghi % thuế suất GTGT (Công ty CPĐT Quốc tế Đại Sơn kinh doanh sản xuất mặt hàng không chịu thuế GTGT). Dòng tổng cộng tiền thanh toán: Ghi tổng số tiền hàng và tiền thuế GTGT. Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên hóa đơn bằng chữ. Hóa đơn GTGT do bộ phận bán hàng (kế toán) lập thành 3 liên, sau khi lập hóa đơn xong, người lập phiếu chuyển cho giám đốc hoặc người được ủy quyền duyệt (ghi rõ họ tên). Sau đó giao cho người mua hàng để nhận hàng, người nhận hàng ký tên vào hóa đơn (ghi rõ họ tên). Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu. Liên 2: Giao cho người mua hàng Liên 3: Lưu chuyển nội bộ. Mẫu số: 01GTKT3/001 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: XD/14P Liên 3: Sử dụng nội bộ Số: 0000790 Ngày 31 tháng 7 năm 2016 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Mã số thuế: 0102620972 Địa chỉ: 160 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Số tài khoản: 01.002.123456 ngân hàng Đầu tư và PT Việt Nam- CN Thanh Xuân - Hà Nội Điện thoại: Họ tên người mua hàng: Công ty Cổ phần Trung Thành Tên đơn vị: Mã số thuế: 0101718238 Địa chỉ: Số 10 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy ,TP Hà Nội. Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Số tài khoản: 0100200007890 Tại ngân hàng Đầu tư và PT Việt Nam- CN Cầu Giấy - Hà Nội TT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=4x5 1 Bán thanh lý xe Toyota 7 chiếc 01 60.000.000 60.000.000 chỗ 19
  20. Cộng tiền hàng: 60.000.000 Thuế suất GTGT: 10% , Tiền thuế GTGT: 6.000.000 Tổng cộng tiền thanh toán làm tròn: 66.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Sáu mươi sáu triệu đồng./. Người mua hàng Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn) 8. Lập phiếu kết chuyển chi phí, bảng tính giá thành - Bảng tính giá thành Đơn vị: ………………………….. Mẫu số S18-DNN (Ban hành theo Thông tư số Địa chỉ: …………………………... 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ Tháng………. năm……………. Tên sản phẩm, dịch vụ:………. Chia ra theo khoản mục Tổng Chỉ tiêu số tiền Nguyên liệu, … … … … … … … vật liệu A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ 2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 3. Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ 4. Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ Ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. - Mục đích: Dùng để theo dõi và tính giá thành sản xuất từng loại sản phẩm, dịch vụ trong từng kỳ hạch toán. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2