intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập nghề nước (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập nghề nước (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: các yêu cầu kỹ thuật, trình tự các bước tiến hành và phương pháp thực hiện các công việc về thi công lắp đặt thiết bị nước; phương pháp kiểm tra, đánh giá các công việc trên theo yêu cầu kỹ thuật;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập nghề nước (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THỰC TẬP NGHỀ NƯỚC NGÀNH/NGHỀ: CẤP THOÁT NƯỚC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1, ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trườngg Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà Nội, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộch loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dụng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi much đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển của các ngành kỹ thuật nói chung và ngành xây dựng nói riêng trong thời kỳ đổi mới và phát triển công nghệ trong xây dựng về vật liệu thi công và công nghệ thi công cũng ảnh hưởng và tác động rất nhiều trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề cho ngành xây dựng. Nó đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật và bổ sung các nội dung mới để đáp ứng với thực tiễn sản xuất. Trong lĩnh vực xây dựng, hiện nay đã được cơ giới hóa bằng các máy móc hiện đại ở rất nhiều các công đoạn thi công. Nhưng vẫn chưa có loại máy móc, thiết bị nào có thể làm hết được các công việc trong một công trình xây dựng. Người công nhân cần phải có những hiểu biết cơ bản và sâu sắc các yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực hiện, các tiêu chí đánh giá để kiểm tra sản phẩm các công việc của nghề, để tự tin thực hiện các nhiệm vụ được giao. Từ đó có thể lựa chọn đúng các biện pháp thi công đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và kinh tế của công tác lắp đặt đường ống cấp nước trong công trình xây dựng. Xuất phát từ những lý do trên, Trung tâm Thực hành Công nghệ và Đào tạo nghề đã đề xuất và được sự đồng ý, phê duyệt của Hội đồng khoa học nhà trường cho phép viết: Tài liệu hướng dẫn “MĐ23. Thực tập nghề nước” do tập thể giáo viên Trung tâm Thực hành Công nghệ và Đào tạo nghề - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 biên soạn gồm: KS. Cao Hải Lâm; KS. Nguyễn Bá Thuấn; KS Nguyễn Tuấn Toàn và Cử nhân KH - Nguyễn Thiết Sơn – Giám đốc làm chủ biên, theo đề cương của chương trình đào tạo trình độ Trung cấp chuyên ngành Cấp thoát nước do Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 ban hành năm 2019. Tài liệu hướng dẫn này giới thiệu những công việc cụ thể theo từng mô đun, được tích hợp cả lý thuyết và thực hành giúp cho người học tích lũy được những kiến thức thiết yếu và kỹ năng cơ bản cần thiết trong từng công việc cụ thể. Xây dựng các bài thực tập mẫu, có đầy đủ các tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá và thang điểm cho từng tiêu chí thực hiện; giúp cho giáo viên đánh giá khách quan và người học có thể tự đánh giá được sản phẩm của mình sau khi hoàn thành. Tài liệu này chủ yếu dùng làm tài liệu học tập cho học sinh Trung cấp Cấp thoát nước, ngoài ra còn là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên hệ Trung cấp và Cao đẳng của các ngành có liên quan đến công tác xây dựng nói chung. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song bài giảng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót kể cả về nội dung lẫn hình thức, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và độc giả. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã tạo điều kiện và giúp đỡ để cuốn bài giảng sớm được hoàn thành. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Thiết Sơn 2. Biên soạn: Nguyễn Tuấn Toàn 3. Biên soạn: Nguyễn Bá Thuấn 3
  4. MỤC LỤC SỐ TT MÔ ĐUN NỘI DUNG TRANG 1 Tuyên bố bản quyền 2 2 Lời nói đầu. 3 3 Mục lục. 4 4 Chương trình môn học 5 5 Danh mục thiết bị, dụng cụ. 6 6 MĐ.1 Tính toán, đo và cắt để nối ống vào phụ kiện. 9 7 MĐ.2 Lắp đặt đường ống cấp nước bằng ống nhựa PVC. 18 8 MĐ.3 Lắp đặt đường ống cấp nước bằng ống nhựa PPR. 27 9 MĐ.4 Lắp đặt đường ống thoát nước bằng ống nhựa PVC. 36 10 MĐ.5 Lắp đặt xí bệt. 45 11 MĐ.6 Lắp đặt âu tiểu nam. 56 12 MĐ.7 Lắp đặt chậu rửa. 64 13 MĐ.8 Lắp đặt sen tắm. 72 14 MĐ.9 Lắp đặt máy bơm nước. 80 15 Tài liệu tham khảo 89 4
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: M Đ23. THỰC TẬP NGHỀ NƯỚC Mã môn học: Thời gian thực hiện môn học: 270 giờ. Trong đó: - Lý thuyết: 0 giờ. - Thực hành: 258 giờ. - Kiểm tra: 12 giờ. I . VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC - Vị trí: + Môn học: Được bố trí ở kỳ học thứ 3 + Môn học tiên quyết: Cấp thoát nước - Tính chất: Là môn học chuyên môn - Ý nghĩa và vai trò: Môn học này trang bị về kiến thức và kỹ năng cơ bản trong công tác lắp đặt: đường ống cấp; đường thoát nước; thiết bị vệ sinh… II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: Học xong môn học này người học sẽ có khả năng: 1. Kiến thức. - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật, trình tự các bước tiến hành và phương pháp thực hiện các công việc về thi công lắp đặt thiết bị nước bao gồm: Lắp đặt đường ống cấp nước bằng ống PVC và PPR; Lắp đặt đường ống thoát nước bằng ống PVC; Lắp đặt các thiết bị trong khu vệ sinh; Lắp đặt máy bơm nước. - Trình bày được phương pháp kiểm tra, đánh giá các công việc trên theo yêu cầu kỹ thuật. - Nêu được một số các sai hỏng thường gặp trong quá trình thi công các công việc nêu trên và đưa ra được biện pháp khắc phục. 2. Kỹ năng. - Thực hiện được các thao tác cơ bản; - Làm được các công việc về thi công lắp đặt thiết bị nước bao gồm: Lắp đặt đường ống cấp nước bằng ống PVC và PPR; Lắp đặt đường ống thoát nước bằng ống PVC; Lắp đặt các thiết bị trong khu vệ sinh; Lắp đặt máy bơm nước. - Lựa chọn và sử dụng linh hoạt các dụng cụ, phương tiện để kiểm tra, đánh giá được các sản phẩm. - Phát hiện và khắc phục được một số sai hỏng thường gặp trong quá trình thực hiện các công việc trên. - Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. 3. Thái độ. Rèn luyện thái độ làm việc chuyên nghiệp, tinh thần tích cực học tập, chủ động trau dồi kiến thức, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp. III. NỘI DUNG THỰC HIỆN MÔN HỌC: 5
  6. DANH MỤC DỤNG CỤ, THIẾT BỊ TT TÊN DỤNG CỤ, THIẾT BỊ HÌNH ẢNH 1 Thước cuộn 2 Bút vạch dấu (bút xóa) 3 Thước lá thép 4 Cưa sắt 5 Máy tính kỹ thuật 6 Máy cân bằng laser 7 Kéo cắt ống PPR 8 Máy hàn gia nhiệt 6
  7. 9 Máy cắt đĩa cầm tay 10 Rao cắt ống kẽm 11 Bàn kẹp ống kẽm 12 Bàn rao ren ống kẽm 13 Lưỡi rao ren ống kẽm 14 Máy ren ống kẽm 15 Kìm cá sấu 16 Kìm xích 7
  8. 17 Mỏ lết 18 Cờ lê 19 Tuốc lơ vít 20 Máy khoan bê tông 8
  9. MĐ.1. TÍNH TOÁN, ĐO VÀ CẮT ĐỂ NỐI ỐNG VÀO PHỤ KIỆN * Mã số của mô đun: MĐ.1 * Thời gian của mô đun: - Tổng số: + Lý thuyết: 0 giờ + Thực hành: 29 giờ + Kiểm tra: 1 giờ Tổng: 30 giờ 1. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: mô đun được bố trí sau khi học sinh đã hoàn thành các môn kiến thức cơ sở: Thi công nước. - Tính chất: mô đun nghề bắt buộc. 2. Mục tiêu của mô đun: Học xong mô đun này người học sẽ có khả năng: 2.1. Về kiến thức - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật khi tính toán, đo và cắt ống. - Trình bày được trình tự và phương pháp tính toán, đo và cắt ống. - Phân tích được một số sai hỏng thường gặp khi tính toán, đo và cắt ống. - Nêu được biện pháp an toàn lao động khi tính toán, đo và cắt ống. 2.2. Về kỹ năng - Tính toán được kích thước ống đúng công thức. - Đo và cắt ống đúng kỹ thuật và mỹ thuật. - Xử lý được một số các tình huống sảy ra trong quá trình tính toán, đo và cắt ống. - Đảm bảo công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 2.3.Về thái độ - Thực tập nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm. - Thực hiện đầy đủ công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 3. Nội dung mô đun: 3.1. Tính toán kích thước để đo, cắt ống: (Thời gian: 2 giờ) 3.1.1. Dụng cụ dùng trong công tác tính toán kích thước ống: - Dụng cụ, thiết bị tính toán: + Bút bi. + Máy tính cầm tay. + Thước cuộn. + Thước thép lá: 3.1.2. Phương pháp tính toán: Muốn cắt được một đoạn ống để liên kết với phụ kiện đảm bảo kích thước hoàn thiện theo bản vẽ ta áp dụng công thức tính như sau: L cắt = L thiết kế - ½ kích thước phụ kiện + độ dài ống ngậm vào phụ kiện 9
  10. Trong đó: + L cắt: là kích thước ống cần cắt. + L thiết kế: là kích thước theo bản vẽ tính từ tim phụ kiện này sang tim phụ kiện kia. + ½ kích thước phụ kiện: được xác định từ mép đến tim phụ kiện. + Độ dài ống ngậm vào phụ kiện: là kích thước liên kết giữa ống với phụ kiện. 3.1.3. Trình tự tính toán: - Căn cứ vào bản vẽ thiết kế xác định L thiết kế của đoạn ống cần cắt. Hình 1.1: Hình minh họa - Xác định kích thước từ mép đến tim phụ kiện cần lắp nối. - Xác định độ ngậm của ống vào phụ kiện. - Thay số vào công thức tính để tính toán L cắt. Ví dụ: Tính toán, đo, cắt và đấu nối phụ kiện với các số liệu dưới đây như hình 1.1: + L thiết kế = 1200 mm + Đường kính ống = 21 mm - Bước 1: Đo phụ kiện ta có: + ½ kích thước phụ kiện = 37 mm + Phần ống ngậm vào phụ kiện = 21 mm - Bước 2: Thay vào công thức: L cắt = 1200 - (37 + 37) + (21 + 21) = 1168 mm Như vậy ta tính được kích thước đoạn ống cần cắt là 1168 mm để đấu nối vào phụ kiện sẽ đúng như đề ra. - Bước 3: đấu nối phụ kiện như hình vẽ. 3.1.4. Một số sai hỏng thường gặp: - Xác định sai kích thước đoạn ống cần cắt (L cắt). + Nguyên nhân: xác định kích thước từ mép đến tim phụ kiện sai. + Cách khắc phục: chưa bôi keo, lắp thử và kiểm tra kích thước để điều chỉnh độ ngậm ống trong giới hạn cho phép ± 5 mm. - Tính toán sai kết quả. 10
  11. + Nguyên nhân: thay số vào công thức và tính toán nhầm. + Cách khắc phục: kiểm tra lại các thông số và tính toán lại trước khi đo, cắt. 3.2. Đo và cắt ống: (Thời gian: 12 giờ; lý thuyết: 0 giờ; thực hành: 10 giờ; kiểm tra: 2 giờ) 3.2.1. Các loại dụng cụ dùng trong công tác đo và cắt ống: - Dụng cụ đo, vạch dấu: + Thước cuộn. + Bút vạch dấu. + Lưỡi cưa sắt. - Dụng cụ cắt ống: cưa sắt, dao cắt ống PPR, dao cắt ống kẽm 3.2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với việc đo, cắt ống: - Dụng cụ đo phải chính xác, rõ nét. - Dụng cụ vạch dấu phải sắc nét. - Dụng cụ cắt phải chắc chắn, sắc, dùng đúng chủng loại ống cần cắt. - Đo đúng kích thước cần cắt, vạch dấu chính xác. - Cắt ống đúng tư thế, đảm bảo đúng vạch dấu (sai số cho phép ± 1 mm) - Không để đầu ống biến dạng, mặt cắt gọn, phẳng và đều. 3.2.3. Trình tự và phương pháp đo, cắt ống 3.2.3.1. Đối với ống nhựa PVC: - Chuẩn bị dụng cụ: + Thước cuộn hay thước thép lá: dùng để xác định kích thước ống. + Dụng cụ vạch dấu: bút xóa hay lưỡi cưa sắt dùng để khía lên thành ống theo kích thước đã đo. + Dụng cụ cắt ống: cưa sắt cầm tay dùng để cắt ống PVC. - Chuẩn bị vật tư: ống nhựa PVC Ø 21= 4000 mm; cút góc 900 = 2 cái; - Chuẩn bị mặt bằng: bàn thao tác hay con kê; vị trí thao tác sạch sẽ, gọn và rộng rãi. - Đo và cắt ống PVC: + Dùng thước cuộn hay thước lá đặt đầu thước đúng bằng đầu ống, kéo thước đến vị trí kích thước cần cắt đã được tính toán; dùng lưỡi cưa sắt khía lên thành ống ta được kích thước ống cần cắt. Hình 1.3: Đo và vạch dấu ống nhựa PVC 11
  12. + Đặt đoạn ống cần cắt lên bàn hay con kê chắc chắn. + Tay thuận cầm cưa, tay không thuận giữ cho ống ổn định. + Kéo cưa từ từ cho lưỡi cưa ăn đều, lưỡi cưa luôn phải vuông góc với thành ống; đến gần hết ống kéo từ từ để cho mặt ống không bị ba via. Hình 1.4: Cắt ống nhựa PVC + Dùng thước cuộn đo kiểm tra lại kích thước lần cuối trước khi đấu lắp. 3.2.3.2. Đối với ống nhựa PPR: - Chuẩn bị dụng cụ: + Thước cuộn hay thước thép lá: Dùng để xác định kích thước ống. + Dụng cụ vạch dấu: dùng lưỡi cưa sắt hay bút vách dấu để lấy dâu lên thành ống theo kích thước đã đo. + Dụng cụ cắt ống: dao cắt ống PPR. - Chuẩn bị vật tư: ống nhựa PPR Ø 20 = 4000 mm; cút góc 900, Ø 20 = 2 cái; - Chuẩn bị mặt bằng: bàn thao tác hay con kê; vị trí thao tác sạch sẽ, gọn và rộng rãi. - Đo và cắt ống PPR: + Dùng thước cuộn hay thước lá đặt đầu thước đúng bằng đầu ống, kéo thước đến vị trí kích thước cần cắt đã được tính toán; dùng lưỡi cưa sắt hoặc bút xóa vạch dấu lên thành ống ta được kích thước ống cần cắt. Hình 1.5: Đo và vạch dấu ống nhựa PPR 12
  13. + Đặt đoạn ống cần cắt lên bàn hay con kê chắc chắn. + Tay thuận cầm dao cắt, tay không thuận giữ cho ống ổn định. + Đưa ống vào sâu trong lưỡi dao và luôn phải vuông góc với thành ống ở vị trí vạch dấu. Tay bóp đều dao để cho 2 lưỡi dao cắt ống, đến cuối hành trình, nhẹ tay để đầu ống không bị biến dạng. Hình 1.6: Cắt ống nhựa PPR + Dùng thước cuộn đo kiểm tra lại kích thước lần cuối trước khi hàn gia nhiệt. 3.2.3.3. Đối với ống tráng kẽm: - Chuẩn bị dụng cụ: + Thước cuộn hay thước thép lá: dùng để xác định kích thước ống. + Dụng cụ vạch dấu: bút xóa hay lưỡi cưa sắt dùng để vạch dấu lên thành ống theo kích thước đã đo. + Dụng cụ cắt ống: dao cắt ống tráng kẽm. - Chuẩn bị vật tư: ống tráng kẽm Ø 15 = 2000 mm; cút góc 900 Ø 15 = 2 cái; - Chuẩn bị mặt bằng: bàn kẹp ống; vị trí thao tác sạch sẽ, gọn và rộng rãi. - Đo và cắt ống tráng kẽm: + Dùng thước cuộn hay thước lá đặt đầu thước đúng bằng đầu ống, kéo thước đến vị trí kích thước cần cắt đã được tính toán; dùng lưỡi cưa sắt hay bút xóa vạch dấu lên thành ống ta được kích thước ống cần cắt. + Đặt đoạn ống cần cắt lên bàn kẹp, để đầu ống cách vị trị kẹp 15 ÷ 20 cm; quay cần vam để kẹp chặt ống. Hình 1.7: Kẹp ống lên bàn kẹp. 13
  14. + Tay thuận cầm dao cắt ống, xoay mở lưỡi dao rộng hơn đường kính ống. + Đưa lưỡi dao cắt vào vị trí vạch dấu, xoay tay vam sao cho lưỡi dao cắt bám chặt vào thành ống; quay dao quanh ống, vừa quay vừa vặn cần vam cho lưỡi dao ăn sâu vào thành ống; đến cuối hành trình nhẹ tay để đầu ống không bị biến dạng; dùng rũa để làm sạch ba via. + Dùng thước cuộn đo kiểm tra lại kích thước lần cuối trước khi đấu lắp phụ kiện. 3.2.4. Một số sai hỏng thường gặp: - Đo, vạch dấu và cắt sai kích thước: + Nguyên nhân: Thước đo không thẳng, nhìn nhầm chỉ số vạch dấu; cắt nhầm vạch dấu kích thước. + Cách khắc phục: nếu dài quá thì cắt lại cho đúng kích thước; nếu ngắn trong phạm vi ± 5 mm thì điều chỉnh độ ngậm của ống với phụ kiện; nếu > 5 mm thì phải cắt đoạn ống mới. - Mặt cắt không vuông góc với ống: + Nguyên nhân: thao tác cắt không đúng thư thế, không quan sát và điều chỉnh khi cắt. + Cách khắc phục: cắt lại ≤ 2 mm cho vuông góc. - Miệng ống bị biến dạng: + Nguyên nhân: do lực cắt quá mạnh, không đều tay. + Cách khắc phục: cắt lại trong phạm vi ≤ 5 mm đúng kỹ thuật. 3.2.5. An toàn lao động và vệ sinh môi trường: - Phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động. - Dụng cụ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Bề mặt thao tác phải chắc chắn và ổn định. - Không được đùa nghịch, sử dụng chất kích thích khi làm việc. - Dụng cụ, thiết bị làm xong phải vệ sinh và bảo quản. - Tuân thủ nghiêm các biện pháp an toàn lao động. 4. Câu hỏi củng cố lý thuyết: Câu 1: Nêu các dụng cụ dùng trong công tác đo, cắt ống nhựa PVC, tác dụng và phạm vi sử dụng. Câu 2: Nêu các dụng cụ dùng trong công tác đo, cắt ống nhựa PPR, tác dụng và phạm vi sử dụng. Câu 3: Nêu các dụng cụ dùng trong công tác đo, cắt ống tráng kẽm, tác dụng và phạm vi sử dụng. Câu 4:Trình bày các yêu cầu kỹ thuật khi đo, cắt ống PVC? Câu 5:Trình bày các yêu cầu kỹ thuật khi đo, cắt ống PPR? Câu 6:Trình bày các yêu cầu kỹ thuật khi đo, cắt ống tráng kẽm? Câu 7: Nêu trình tự và phương pháp cắt ống PVC. 14
  15. Câu 8: Nêu trình tự và phương pháp cắt ống PPR. Câu 9: Nêu trình tự và phương pháp cắt ống tráng kẽm. Câu 10: Nêu nguyên nhân và cách khắc phục một số sai hỏng thường gặp khi đo, cắt ống. Câu 11:Trình bày công tác an toàn lao động khi đo, cắt ống. 5. Bài tập thực hành mẫu: Đề bài thực hành số 1; 2; 3: Tính toán, đo và cắt để đấu nối phụ kiện như hình vẽ. (hình 1.1); Trong thời gian 15 phút, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Hình 1.8: Đo và cắt để đấu nối phụ kiện (PVC; PPR; kẽm) 5.1. Mô tả kỹ thuật bài tập: Nghiên cứu yêu cầu hoàn thiện công tác đo, cắt ống: chuẩn bị dụng cụ, mặt bằng, tiến hành tính toán, đo và cắt đúng trình tự và đảm bảo các thông số kỹ thuật. 5.2. Bố trí luyện tập: - Phân công nhóm 1 học sinh thực hiện công việc. - Thời gian thực hiện 15 phút/1 bài. - Số lần thực hiện 3 ÷ 5 lần/1 bài. - Khối lượng 3 ÷ 5 sản phẩm/ 1 học sinh/ 1 buổi. - Địa điểm luyện tập; xưởng học thực hành nước. 5.3. Vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị để thực hiện bài tập: 5.3.1. Vật liệu Số Ghi TT Vật liệu Đơn vị Đặc tính lượng chú 1 Ống nhựa PVC m 1250 Ø 20 2 Ống nhựa PPR m 1250 Ø 20 3 Ống tráng kẽm m 1250 Ø 21 4 Góc 900 PVC Chiếc 2 Ø 20 5 Góc 900 PPR Chiếc 2 Ø 20 15
  16. 6 Góc 900 tráng kẽm Chiếc 2 Ø 21 5.3.2. Dụng cụ Đơn Số lượng Ghi TT Dụng cụ Đặc tính vị /HS chú 1 Thước cuộn Chiếc 6/18 2m 2 Bút vạch dấu Chiếc 6/18 Bút xóa 3 Cưa sắt Chiếc 6/18 4 Dao cắt ống PPR Chiếc 6/18 5 Dao cắt ống kẽm Chiếc 6/18 6 Bàn kẹp ống Chiếc 6/18 5.3.3. Trang thiết bị Đơn Số lượng Ghi TT Thiết bị Đặc tính vị /HS chú 1 Quần áo bảo hộ. Bộ 18/18 TCVN 2 Kính bảo hộ Chiếc 6/18 TCVN 3 Khẩu trang Chiếc 18/18 TCVN 4 Găng tay Đôi 6/18 TCVN 5.4. Nội dung đánh giá và hướng dẫn đánh giá: Thang TT Nội dung đánh giá Hướng dẫn đánh giá điểm (100) 1 Công tác chuẩn bị - Dụng cụ: đầy đủ, đúng chủng loại. 10 - Vật liệu: đầy đủ, đúng chủng loại và yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra và bố trí bề mặt thao tác. 16
  17. 2 Độ chính xác của kích - Dùng thước cuộn đo từ đầu này ống đến 30 thước ống đầu kia; ghi sai số. 3 Độ vuông góc của mặt - Dùng thước vuông đo; ghi sai số. 20 cắt ống 4 Độ tròn của miệng ống - Quan sát bằng mắt: miệng ống tròn, không 10 bị biến dạng. 5 ATLĐ & vệ sinh công - Quan sát bằng mắt, ghi mức độ: đảm bảo 10 nghiệp an toàn cho người và thiết bị; vệ sinh sạch. 6 Thao tác cơ bản - Quan sát các thao tác cơ bản trong quá 10 trình thực hiện, ghi mức độ. 7 Trình tự thực hiện - Quan sát quá trình thực hiện, ghi mức độ. 10 MĐ.2. LẮP ĐẶT ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC BẰNG ỐNG NHỰA PVC * Mã số của mô đun: MĐ.2 * Thời gian của mô đun: - Tổng số: + Lý thuyết: 0 giờ + Thực hành: 30 giờ + Kiểm tra: 2 giờ Tổng: 32 giờ 1. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: mô đun được bố trí sau khi học sinh đã hoàn thành MĐ.1. 17
  18. - Tính chất: mô đun nghề bắt buộc. 2. Mục tiêu của mô đun: Học xong mô đun này người học sẽ có khả năng: 2.1. Về kiến thức - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật khi thi công lắp đặt đường ống cấp nước bằng ống nhựa PVC. - Trình bày được trình tự và phương pháp thi công lắp đặt đường ống cấp nước bằng ống nhựa PVC. - Phân tích được một số sai hỏng thường gặp khi thi công lắp đặt đường ống cấp nước bằng ống nhựa PVC. - Nêu được biện pháp an toàn lao động khi thi công lắp đặt đường ống cấp nước bằng ống nhựa PVC. 2.2. Về kỹ năng - Lắp đặt được đường ống cấp nước bằng ống nhựa PVC đúng kỹ thuật và mỹ thuật. - Xử lý được một số các tình huống xảy ra trong quá trình thi công lắp đặt đường ống cấp nước bằng ống nhựa PVC. - Đảm bảo công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 2.3.Về thái độ - Làm việc nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm. - Thực hiện đầy đủ công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 3. Nội dung: 3.1. Dụng cụ dùng trong công tác lắp đặt ống cấp nước bằng ống nhựa PVC: - Dụng cụ đo, vạch dấu: + Thước cuộn. + Bút xóa. + Máy cân bằng laser: - Dụng cụ cắt ống nhựa PVC: cưa sắt. 3.2. Các loại vật tư cần thiết: - Ống nhựa PVC: Ø 21; Ø 25… Hình 2.1: Ống nhựa PVC 18
  19. - Phụ kiện PVC: Cút góc, Tê, chếch, mang xông, thu, góc ren ngoài, ren trong… Hình 2.2: Phụ kiện nhựa PVC Hình 2.3: Keo dán ống nhựa PVC 3.3. Yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt đường ống cấp nước bằng ống nhựa PVC: - Hệ thống đường ống cấp nước phải đúng sơ đồ không gian. - Vị trí, kích thước các đường ống nhánh và phụ kiện phải chính xác để lắp thiết bị. - Các mối liên kết giữa ống và phụ kiện phải chắc chắn và kín khít (keo phủ đầy mối nối). - Các tuyến ống phải được liên kết chắc chắn và đúng vị trí, cao độ theo thiết kế. 3.4. Trình tự và phương pháp lắp đặt đường ống cấp nước bằng ống nhựa PVC: 3.4.1 Công tác chuẩn bị: 3.4.1.1. Vật liệu: - Ống nhựa PVC: đúng chủng loại, mẫu mã và đường kính theo yêu cầu thiết kế. - Phụ kiện: đủ số lượng, đúng chủng loại và mẫu mã theo yêu cầu thiết kế. - Keo dán: còn sử dụng tốt 3.4.1.2. Dụng cụ: đầy đủ dụng cụ đã nêu ở mục 3.1; chắc chắn và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 3.4.1.3. Chuẩn bị bề mặt thao tác: 19
  20. - Bề mặt thao tác phải đủ rộng để thao tác, tránh chồng chéo dễ gây mất an toàn lao động. - Bố trí vật tư, dụng cụ hợp lý để dễ thao tác và thuận tiện. 3.4.2. Phương pháp lắp đặt đường ống cấp nước bằng ống nhựa PVC: 1. Bước 1: Xác định sơ đồ không gian mạng nước cấp: căn cứ vào bản vẽ mặt bằng, mặt cắt và sơ đồ không gian cấp nước để xác định vị trí, kích thước, cao độ của các thiết bị lắp đặt. Hình 2.4: Sơ đồ mạng cấp nước khu vệ sinh 2. Bước 2: Xác định sơ bộ số lượng, chủng loại vật tư cần thiết cho mạng cấp nước. + Căn cứ vào bản vẽ và sơ đồ không gian của mạng cấp nước, tình toán số lượng ống cần thiết. + Xác định số lượng, chủng loại phụ kiện: bao nhiêu góc, bao nhiêu Tê, bao nhiêu ren trong… 3. Bước 3: Tính toán, đo, cắt ống theo sơ đồ không gian. Có thể tiến hành theo 2 cách: - Cách 1: Đo, cắt xong đoạn nào tiến hành đấu lắp phụ kiện luôn đoạn đó. + Ưu điểm: làm đoạn nào rứt điểm đoạn đó, ít khi bị nhầm lẫn kích thước. + Nhược điểm: tiến độ chậm và làm với số lượng ít. - Cách 2: Thống kê các đoạn cần cắt; đo và cắt hàng loạt xong rồi mới lắp đặt. + Ưu điểm: tiến độ nhanh, chuyên nghiệp. + Nhược điểm: dễ bị nhầm lẫn kích thước các đoạn ống nếu không có ký hiệu riêng. 4. Bước 4: Định vị mạng cấp nước - Dùng máy cân bằng laser để lấy đường ngang bằng, thẳng đứng cho tuyến ống. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2