intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập lắp đặt thiết bị điện (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập lắp đặt thiết bị điện (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt ống luồn dây và phụ kiện; trình tự và phương pháp lắp đặt ống luồn dây và phụ kiện; biện pháp an toàn lao động khi lắp đặt ống luồn dây và phụ kiện;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập lắp đặt thiết bị điện (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THỰC TẬP LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NỘI THẤT & ĐIỆN NƯỚC CÔNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1, ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà nội, năm 2021
  2. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Thực tập lắp đặt thiết bị điện là một trong những mô đun chuyên môn nghề trang bị cho người học trước khi ra trường những kỹ năng cơ bản để có thể thi công lắp đặt các thiết bị điện cơ bản trong mạng điện dân dụng. Mô đun được bố trí sau khi học sinh đã có những kiến thức và kỹ năng của các môn học và mô đun: An toàn lao động; Kỹ thuật điện; Thi công điện… trong chương trình dành cho hệ Trung cấp chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Nội thất Điện nước công trình. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả do Th.s Nguyễn Trường Sinh làm chủ biên dựa theo đề cương của chương trình đào tạo Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 ban hành năm 2019 để xây dựng lên Giáo trình hướng dẫn Thực tập lắp đặt thiết bị điện. Tài liệu này xây dựng theo từng mô đun giúp cho người học tích lũy được những kiến thức cần thiết nhất trong từng công việc lắp đặt thiết bị điện và dùng làm tài liệu giảng dạy, học tập cho giáo viên và học sinh Trung cấp chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Nội thất và Điện nước công trình. Lần đầu được biên soạn và ban hành, tài liệu này chắc chắn sẽ còn khiếm khuyết, rất mong các thầy cô giáo và người đọc quan tâm đóng góp để tài liệu hướng dẫn này ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của môn học nói riêng và chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Nội thất Điện nước công trình nói chung. Xin chân thành cảm ơn BGH và các thầy cô giáo TT THCN&ĐTN trường Cao đẳng Xây dựng số 1 và một số giáo viên có kinh nghiệm đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tác giả hoàn thành tài liệu này. Trung tâm THCN & ĐTN - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Chủ biên: Nguyễn Trường Sinh 1
  3. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN CỦA MÔN HỌC STT Mã số Nội dung 1 MĐ1 Đấu lắp tủ điện; các khí cụ bảo vệ điện. 2 MĐ 2 Lắp đặt ống ghen luồn dây và phụ kiện. 3 MĐ 3 Đấu lắp công tắc, ổ cắm, chuông điện. 4 MĐ 4 Đấu lắp quạt trần, quạt thông gió. 5 MĐ 5 Đấu lắp đèn chiếu sáng, đèn trang trí. 6 MĐ 6 Đấu lắp mạng điện sinh hoạt thông dụng. 2
  4. DANH MỤC DỤNG CỤ, THIẾT BỊ TT TÊN DỤNG CỤ, THIẾT BỊ HÌNH ẢNH 1 Thước cuộn 2 Bút vạch dấu (bút xóa) 3 Dây bật mực 4 Máy cân bằng laser 5 Lò xo uốn ống 6 Kéo cắt ống 7 Máy cắt đĩa cầm tay 3
  5. 8 Máy khoan bê tông 9 Máy bắt vít cầm tay 10 Bộ dụng cụ cá nhân nghề điện 11 Dây mồi luồn dây 12 Mũi khoét trần thạch cao 13 Bút thử điện 4
  6. 14 Đồng hồ vạn năng (VOM) chỉ thị kim và chỉ thị số 15 Ampe kìm 5
  7. MĐ 1: LẮP ĐẶT ỐNG LUỒN DÂY VÀ PHỤ KIỆN. Thời gian: 24 giờ (lý thuyết: 0 giờ; thực hành: 20 giờ; kiểm tra: 4 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: mô đun được bố trí sau khi học sinh đã hoàn thành các môn kiến thức cơ sở: Kỹ thuật điện, Thi công điện, Nội thất công trình. - Tính chất: mô đun nghề bắt buộc. II. Mục tiêu của mô đun: Học xong mô đun này người học sẽ có khả năng: 1. Về kiến thức - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt ống luồn dây và phụ kiện. - Trình bày được trình tự và phương pháp lắp đặt ống luồn dây và phụ kiện. - Phân tích được một số sai hỏng thường gặp khi lắp đặt ống luồn dây và phụ kiện. - Nêu được biện pháp an toàn lao động khi lắp đặt ống luồn dây và phụ kiện. 2. Về kỹ năng - Lắp đặt ống luồn dây và phụ kiện đúng chủng loại, đúng sơ đồ. - Lắp đặt ống luồn dây và phụ kiện đúng kỹ thuật và mỹ thuật. - Xử lý được một số các tình huống xảy ra trong quá trình lắp đặt ống luồn dây và phụ kiện. - Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 3. Về thái độ - Làm việc nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm. - Thực hiện đầy đủ công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. III. Nội dung thực hiện: 1. Các loại vật tư, thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác lắp đặt ống luồn dây và phụ kiện: - Dụng cụ, thiết bị lấy mực như: Thươc cuộn, Dây bât mưc, nivo, Máy cân bằng laser. - Dụng cụ thi công: máy khoan bê tông, máy cắt, máy bắt vít cầm tay, đồng hồ vạn năng, bộ dụng cụ cầm tay nghề điện… 6
  8. Hình 1.1: Kéo cắt ống, lò xo uốn ống, dây mồi luồn dây điện - Dụng cụ hỗ trợ: thang nhôm, giàn giáo. Hình 1.2: Thang nhôm - Vật tư thi công: + Các loại ống ghen luồn dây và phụ kiện Hình 1.3: Ống ghen luồn dây PVC loại tròn cứng, tròn mềm (ống ruột gà) Hình 1.4: Phụ kiện ống ghen tròn, hộp nối 7
  9. Hình 1.5: Vỏ tủ điện âm tường Hình 1.6: Đế âm chữ nhật và đế âm vuông Hình 1.7: Vít + nở + Dây điện và vật tư phụ Hình 1.8: Dây đơn lõi cứng và lõi mềm Hình 1.9: Băng dính cách điện, băng dính ghi chú 8
  10. - Bản vẽ nguyên lý và bản vẽ mặt bằng lắp đặt. 2. Yêu cầu kỹ thuật đối với công tác lắp đặt ống ghen: 2. 1. Yêu cầu về công tác lắp đặt ống ghen: - Lắp đặt ống ghen theo đúng chủng loại, đúng số lượng, đúng lộ, tuyến. - Lắp đặt đúng trình tự, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. - Đường cắt chôn ống phù hợp. - Kéo dây đúng chủng loại, đúng số lượng, đúng màu dây. - Tuân thủ các quy tắc an toàn khi lắp đặt. - Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực và trách nhiệm. 2. 2. Yêu cầu sau lắp đặt: - Đường ống thẳng tuyến, các vị trí giao nhau, rẽ nhánh hợp lý. - Đường ống và phụ kiện lắp đặt đúng chủng loại, đúng kích thước của bản vẽ mặt bằng. - Mặt đế âm, vỏ tủ điện cân bằng, thẳng đứng. - Định vị ống ghen, đế âm, vỏ tủ điện chắc chắn. - Dây kéo đúng lộ, đủ số lượng, đúng tiết diện, đúng màu, không trầy xước, đảm bảo thông mạch. 3. Trình tự và phương pháp lắp đặt 3.1. Chuẩn bị vật tư, thiết bị phục vụ thi công: Chuẩn bị đầy đủ các vật tư, dụng cụ thi công, bản vẽ bố trí thiết bị, bố trí nội thất. Kiểm tra cách điện của các dụng cụ thi công, kiểm tra xem dây dẫn có bị trầy xước, đúng chủng loại không. 3.2. Định tuyến vị trí lắp đặt ống ghen: Định tuyến, đo khoảng cách để đánh dấu các vị trí thi công ống ghen trên trần, tường: Trước tiên cần nghiên cứu bản vẽ nguyên lý và bản vẽ mặt bằng cấp điện, chiếu sáng để đưa ra sơ đồ hệ thống dây dẫn từ đó có kế hoạch lắp đặt ống luồn dây điện PVC hợp lý (hoặc nghiên cứu bản vẽ shop drawing). Ở bước này chúng ta cần xác định số lượng lộ, dây dẫn từ nguồn điện chính (tủ điện tổng) cho tới các tủ điện nhánh hay từ tủ điện tới vị trí các công tắc, ổ cắm, đèn và các thiết bị điện khác từ đó xác định hướng đi ống, số lượng và chủng loại ống ghen trên mặt bằng và diện tường. Số lượng ống ghen trên 1 tuyến phụ thuộc vào số lượng dây dẫn của tuyến đó. 9
  11. Hình 1.10: Số lượng dây dẫn luồn trong ống ghen Căn cứ vào các mốc tọa độ, cao độ được Chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đã bàn giao làm mốc chuẩn. Sử dụng thước mét, máy bắn laze theo mốc chuẩn để tiến hành: - Bật mực lấy dấu cốt cao độ trên mặt tường, tuyến lộ trên mặt trần. - Đo, đánh dấu các vị trí đế âm, đường đi của ống ghen trên mặt tường, trần (quá trình này cần chú ý tránh các hệ thống kỹ thuật khác đã đi âm). Hình 1.11: Công tác bật mực lấy dấu 3.3. Cắt, đục tường: Cắt đục tường theo các dấu mực đã bật trên mặt trần, mặt tường (đối với đoạn ống đi âm tường, âm sàn). Sau khi đã đánh dấu vị trí và số lượng ống đặt âm tường ta dùng máy cắt để cắt theo đường vẽ rồi dùng máy khoan hoặc máy đục đục theo đường cắt (đường đục có độ sâu hoặc độ rộng tùy theo số lượng và kích thước đường ống) 10
  12. Hình 1.12: Độ rộng và chiều sâu vết cắt đục chôn ống ghen Sử dụng máy cắt cắt tường, vách theo vết mực đã vạch sẵn, sau đó dùng máy khoan đục tẩy phần tường, vách theo vết đã cắt. Trong quá trình cắt, đục phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Khi cắt, đục phải có dưỡng để khống chế chiều sâu vết cắt. - Bề rộng và độ sâu đường cắt, đục theo như hình 1.12 - Mạch cắt thẳng, không được lệch ra khỏi phạm vi đi ống. - Trong quá trình cắt, đục phải thường xuyên phun nước vào vết cắt để hạn chế bụi bẩn. - Lưu ý: khi đục không dùng máy có công suất lớn và không được làm hư hại đến kết cấu của tường. Hình 1.13: Công tác cắt và đục tường lắp đặt ống ghen, đế âm âm tường 3.4. Lắp đặt ống ghen luồn dây điện và phụ kiện. Gia công các đoạn ống phù hợp với từng vị trí lắp đặt cụ thể theo đúng bản vẽ thiết kế, phương pháp gia công cụ thể như sau: - Các đoạn ống ngắn được cắt bằng kìm cắt ống hoặc cưa bằng tay. - Sử dụng máy khoan để khoan vào trần, sàn bê tông để lắp nở nhựa (tắc kê) cùng vít bắt kẹp (càng cua) để giữ cố định ống ghen (với ống ghen đi nổi, hộp chia 11
  13. ngả, hộp nối dây) hay khoan trong rãnh đã đục để lắp nở nhựa cùng vít và dây thép buộc để giữ cố định ống ghen (với ống đi âm). Khoảng cách giữa các kẹp ống, mối buộc cố định ống không quá 1000mm. Hình 1.14: Thông số các loại nở nhựa và vít thường dùng để cố định ống ghen - Sử dụng lò xo uốn ống để gia công các đoạn ống uốn cong, doãi, gập vuông... Uốn ống theo tuyến ống đã được định vị, phải uốn nhẹ nhàng, các ống bị bẹp, nứt phải được thay thế. - Các đoạn ống được nối với nhau bằng măng xông (khớp nối trơn). - Các đoạn rẽ nhánh hay vị trí chờ lắp thiết bị sử dụng hộp nối dây hay hộp chia ngả. Hình 1.15: Thao tác uốn ống ghen bằng lò xo uốn ống 12
  14. Hình 1.16: Chi tiết cố định ống ghen đi nổi và đi âm tường * Các chú ý khi thi công ống ghen luồn dây: - Đối với các đường ống dài trên 15m hoặc bị gấp khúc nhiều lần thì phải lắp đặt hộp nối, tê nối hoặc cút nối để thuận tiện cho việc luồn dây. - Trong quá trình lắp đặt các tuyến ống phải đánh dấu theo trình tự của các mạch điện, tránh nhầm lẫn cho việc kéo đấu dây (dùng kẹp giữ ống sơn màu khác nhau đối với các hệ khác nhau như: chiếu sáng, cấp nguồn, điện nhẹ). - Trong trường hợp có nhiều đường ống đi song song thì mỗi đường cách nhau là 5 -10mm. Hình 1.16: Khoảng cách giữa 2 ống ghen lắp song song - Sử dụng keo dán ở các mối ghép nối khi chôn trong sàn trước khi đổ bê tông. Các co, khửu phải có góc uốn nhỏ hơn 450, trong trường hợp cần phải đạt góc uốn lớn hơn thì tiến hành uốn nhiều điểm khác nhau trên ống. Tổng các góc uốn phải nhỏ hơn 3 góc 900 giữa 2 điểm ra dây. - Có thể dùng ống ghen mềm tới vị trí đế âm, tủ điện, đèn downlight. 3.5. Lắp đặt đế âm cho công tắc, ổ cắm và vỏ tủ điện: - Sử dụng máy bắn laze, thước mét, nivo, bút lấy dấu để lấy dấu vị trí lắp đế âm (trong quá trình thi công cũng luôn kiểm tra các phương thẳng, phương ngang, mặt phẳng, cân bằng). 13
  15. - Dùng bút khoanh vùng cần đục, tùy theo đế âm lớn nhỏ ta đục rộng ra so với mép đế âm từ 5 10mm, cách mép vỏ tủ điện từ 15 20mm. - Dùng máy cắt cắt, máy khoan bê tông để đục gạch, bê tông chỗ đánh dấu. - Đặt đế âm, vỏ tủ điện: trám lót vữa vào trong chỗ đã đục rồi đặt đế âm, vỏ tủ điện vào, chỉnh đế âm cho cân bằng, đúng cao độ, bề mặt đế âm, vỏ tủ cách mặt tường hoàn thiện khoảng 2 5 mm. Vị trí có nhiều đế âm đặt cạnh nhau thì các cạnh của đế gần nhau cách nhau theo chiều ngang từ 25 30 mm, theo chiều dọc từ 20 25 mm. Hình 1.17: Công tác lắp đặt đế âm - Dùng đầu khớp nối ren để kết nối ống ghen với đế âm, vỏ tủ điện. Hình 1.18: Kết nối ống ghen với đế âm bằng đầu khớp nối ren - Sau khi cố định xong ống ghen âm tường, kết nối ống ghen với đế âm, vỏ tủ điện dùng vữa chèn chặt và tô trát phủ tuyến ống. Các vị trí cắt đi từ 2 ống trở lên và các vị trí đi ống sát khu vực tiếp giáp giữa tường gạch với bê tông phải tiến hành đóng lưới mắt cáo dọc theo đường ống ghen để tránh nứt tường, bề rộng lưới tính từ mép cắt ra ngoài ít nhất là 50mm. 14
  16. Hình 1.19: Công tác trám trít và đóng lưới đường ống ghen âm tường * Các chú ý khi chôn đế âm, vỏ tủ điện: - Dùng loại đế vuông hay chữ nhật phụ thuộc vào loại mặt công tắc, ổ cắm. - Tùy theo chiều lắp mặt thiết bị mà chôn đế theo chiều dọc hoặc chiều ngang (với đế chữ nhật), với đế âm hình vuông lỗ bắt ốc đặt theo chiều dọc (công tắc, ổ cắm) và theo chiều ngang (công tắc bình nóng lạnh). Hình 1.20: Chiều chôn đế âm - Chôn sâu đế âm so với bề mặt tường khoảng 2 5 mm hoặc sâu hơn nếu tại đế âm đó có nhiều dây điện. - Không nên lắp đặt đế âm tường ở những môi trường có độ ẩm ướt cao. - Không nên lắp đặt tủ điện âm tường ở những vị trí tiếp xúc trực tiếp của thời tiết: nắng, mưa. - Không nên đặt tủ điện âm tường ở vị trí quá thấp trẻ em có thể với tới được. * Bảo vệ ống luồn, đế âm, hộp nối. + Đối với các ống luồn dây có đầu để chờ: Dùng băng dính bọc trùm đầu ống, hoặc bóp bẹp đầu ống, bịt kín hai đầu để hạn chế vất liệu rơi vào làm tắc ống. + Đối với đế âm, hộp nối dùng nắp bịt, xốp chèn chặt trong lòng và phẳng bằng mặt đế âm, hộp nối ngăn không cho vữa trát phủ, rơi đọng vào. + Đối với các vị trí ống đi âm tường phức tạp sau khi lắp đặt xong đường ống phải kéo dây mồi để đảm bảo thuận lợi cho quá trình kéo dây sau này. 15
  17. Hình 1.21: Bảo vệ đế âm, ống ghen 3.6. Kiểm tra hoàn thiện đường ống. Sau khi lắp đặt xong tuyến ống phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu với bản vẽ thiết kế thi công hoặc các hồ sơ sửa đổi thiết kế (nếu có) để đảm bảo các tuyến ống được lắp đặt đúng. Dùng máy cân bằng laser để kiểm tra độ thẳng hàng của tuyến ống. 3.7. Thi công kéo dây điện * Kiểm tra trước khi kéo dây: - Kiểm tra bên trong ống ghen trước khi kéo rải dây điện phải được thông sạch và được bảo vệ không bị ẩm ướt. - Đối với các vật liệu, dụng cụ có liên quan đến lắp đặt dây cáp và dây điện có thể gây hại cho dây điện và dây cáp thì sẽ được di chuyển, tháo dỡ. - Đọc sơ đồ nguyên lý và sơ đồ đấu dây để chuẩn bị số lượng và chủng loại dây phù hợp. * Công tác kéo dây: - Dựa vào bản vẽ nguyên lý để lựa chọn chủng loại và số lượng dây từ tủ điện đến công tắc, ổ cắm, hộp số quạt trần và từ đó đến tải. - Kiểm tra độ dài đường ống để lựa chọn dây mồi có chiều dài phù hợp. - Kéo dây mồi qua lòng ống ghen. - Nối dây điện vào đầu dây mồi rồi dùng băng dính quấn chặt lại để không bị tuột dây điện trong quá trình kéo (các dây trong 1 ống thì cần đưa vào cùng lúc). 16
  18. Hình 1.22: Công tác nối dây điện vào dây mồi - Rút dây mồi lại để kéo dây điện theo dây mồi qua ống ghen. Dùng lực kéo vừa phải để tránh dây bị đứt trong quá trình kéo, nhất là khi đường đi có nhiều góc cua. Trường hợp đường ống dài, nhiều góc cua khó kéo dây thì tháo tạm thời các điểm nối ống để kéo dây qua. - Kéo lần lượt cho từng loại tải (trong từng ống riêng) để tránh nhầm lẫn: - Dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra thông mạch các đầu dây, lộ dây. - Dùng băng dính ghi nhớ để đánh dấu các lộ dây đã kéo. * Khi kéo dây cần chú ý: - Tiến hành kéo dây, cáp theo từng phụ tải và sắp xếp có thứ tự tránh trường hợp chồng chéo hoặc xoắn vào nhau. - Khi kéo nên có 2 người, 1 người kéo dây mồi, 1 người đẩy dây và gỡ dây cho đỡ rối. - Dây dẫn phải kéo thẳng, không được nối trên đường đi. - Không kéo chung nhiều đường dây điện trong cùng một ống, cùng lúc nhằm tránh nhiễu thiết bị và hạn chế các sự cố chập cháy điện. - Tuân thủ quy ước về màu dây và số lượng dây đi trong ống. - Tại vị trí nối thiết bị thì để dây dư từ 200 300 mm, tại công tắc, ổ cắm để dư 100 150 mm, tại tủ điện để dư khoảng bằng chiều dài cộng chiều rộng tủ. 3. 8. Vệ sinh sạch sẽ thiết bị, khu vực thi công, hoàn trả lại mặt bằng thi công. 4. Một số sai hỏng thường gặp: Một số sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục STT Sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục - Nhầm lẫn kích thước - Đọc lại bản vẽ đi ống, Sai kích thước đường ống chiếu sáng hay kiểm tra lại xem đi đường 1 ống luồn dây cấp nguồn. ống cho chiếu sáng hay cấp - Không đọc kỹ bản vẽ. nguồn để điều chỉnh lại. 17
  19. STT Sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục Ống ghen lồi - Đường cắt chưa đủ độ sâu. - Cắt đục đủ độ sâu cần 2 tường thiết. - Nhầm lẫn kích thước các - Đọc lại bản vẽ mặt bằng, 3 Sai cao độ, vị trí vị trí đế âm. mặt đứng lắp đặt, kiểm tra đế âm điều chỉnh lại cho đúng cao - Không đọc kỹ bản vẽ. độ. - Chôn lại đế âm đồng thời dùng máy laser, nivo kiểm Đế âm bị - Không căn chỉnh trong quá tra trong quá trình chôn đế. 4 nghiêng, lồi trình chôn đế. - Dùng máy mài, mài bớt tường mặt đế âm, nếu lồi quá vị trí tai bắt vít thì chôn lại đế. - Nhầm lẫn giữa các lộ dây, 5 Dây kéo sai lộ, giữa các loại tải. - Đọc kỹ lại bản vẽ, kéo lại sai loại dây dây - Không đọc kỹ bản vẽ 5. An toàn lao động và vệ sinh môi trường: - Phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động. - Dụng cụ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Không đùa nghịch, không sử dụng chất kích thích khi làm việc. - Dụng cụ, thiết bị làm xong phải vệ sinh và bảo quản. - Tuân thủ nghiêm các biện pháp an toàn lao động. 6. Câu hỏi củng cố lý thuyết: Câu 1: Nêu các dụng cụ dùng trong công tác đo, cắt ống ghen luồn dây? Câu 2: Nêu các dụng cụ dùng trong công tác đo, định vị vị trí lắp đế âm và ống ghen điện? Câu 3: Nêu các loại ống ghen và phụ kiện dùng trong lắp đặt ống ghen luồn dây điện? Câu 4: Trình bày các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt ống ghen luồn dây và đế âm? Câu 5: Nêu trình tự và các lưu ý khí kéo dây trong ống ghen luồn dây? Câu 6: Nêu phương pháp bảo vệ ống ghen luồn dây và đế âm sau lắp đặt? Câu 7: Nêu nguyên nhân và cách khắc phục một số sai hỏng thường gặp khi lắp đặt ống ghen luồn dây và phụ kiện? 18
  20. Câu 8: Trình bày công tác an toàn lao động khi lắp đặt ống ghen luồn dây và phụ kiện? BÀI TẬP THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH Đề bài: Lắp đặt ống ghen chờ và đế âm cho cho các phụ tải sinh hoạt theo sơ đồ lắp đặt thiết bị hình 1.23 trong thời gian 30 phút, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Hình 1.23: Sơ đồ lắp đặt ống ghen và đế âm 1. Mô tả kỹ thuật bài tập Nghiên cứu yêu cầu đấu lắp đặt ống ghen chờ và đế âm cho công tắc, ổ cắm cho mạng điện sinh hoạt: chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị; tiến hành đấu lắp đúng trình tự. 2. Bố trí luyện tập - Phân công nhóm 2 học sinh thực hiện công việc. - Thời gian thực hiện 30 phút. - Số lần thực hiện 1 lần. - Khối lượng 1 sản phẩm/ 2 học sinh. - Địa điểm luyện tập; xưởng học thực hành điện. 3. Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị để thực hiện bài tập 3.1. Thiết bị 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2