intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập lắp đặt thiết bị điện 1 (Ngành: Điện dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập lắp đặt thiết bị điện 1 (Ngành: Điện dân dụng - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các yêu cầu về an toàn điện; quy trình nối dây, làm khoen, bấm đầu cốt, nối dây; nhận dạng các thiết bị điện và thiết bị điện dân dụng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập lắp đặt thiết bị điện 1 (Ngành: Điện dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THỰC TẬP LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN 1 NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1, ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Thực tập lắp đặt thiết bị điện 1 là một trong những mô đun chuyên môn nghề trang bị cho người học trước khi ra trường những kỹ năng cơ bản để có thể thi công lắp đặt các thiết bị điện cơ bản trong mạng điện dân dụng. Mô đun được bố trí sau khi học sinh đã có những kiến thức và kỹ năng của các môn học và mô đun: An toàn lao động; Kỹ thuật điện; Thi công điện… trong chương trình dành cho hệ Trung cấp chuyên ngành Điện dân dụng. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả do Th.s Nguyễn Trường Sinh làm chủ biên dựa theo đề cương của chương trình đào tạo Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 ban hành để xây dựng lên Giáo trình Thực tập lắp đặt thiết bị điện 1. Tài liệu này được xây dựng giúp cho người học tích lũy được những kiến thức cần thiết nhất trong từng công việc lắp đặt thiết bị điện và dùng làm tài liệu giảng dạy, học tập cho giáo viên và học sinh Trung cấp chuyên ngành Điện dân dụng. Lần đầu được biên soạn và ban hành, tài liệu này chắc chắn sẽ còn khiếm khuyết, rất mong các thầy cô giáo và người đọc quan tâm đóng góp để tài liệu hướng dẫn này ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của môn học nói riêng và chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Nội thất Điện nước công trình Điện dân dụng nói chung. Xin chân thành cảm ơn BGH và các thầy cô giáo TT THCN&ĐTN trường Cao đẳng Xây dựng số 1 và một số giáo viên có kinh nghiệm đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tác giả hoàn thành tài liệu này. Trung tâm THCN & ĐTN - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Chủ biên: Nguyễn Trường Sinh
  4. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: THỰC HÀNH LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN 1 Mã môn học: MH22 Thời gian thực hiện môn học: 180 giờ (Lý thuyết: 0 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bải tập: 148 giờ; Kiểm tra: 20 giờ). (Trong đó: Tổng số giờ giảng dạy và học tập trực tuyến: 12 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Môn học này được bố trí sau khi học xong các môn học chung, các môn học/ môn học: An toàn điện; Điện kỹ thuật; Vẽ điện; Vật liệu và Khí cụ điện; Đo lường điện; Máy điện 1; Máy điện 2; Thiết bị nhiệt gia dụng. - Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề. II. Mục tiêu môn học 1. Kiến thức - Trình bày các yêu cầu về an toàn điện - Phát biểu quy trình nối dây, làm khoen, bấm đầu cốt, nối dây. - Giải thích nguyên lý hoạt động các mạch điện dân dụng - Nhận dạng các thiết bị điện và thiết bị điện dân dụng - Trình bày được quy trình lắp đặt các mạch điện thông dụng; - Trình bày được các sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục. 2. Kỹ năng - Lựa chọn và sử dụng đúng chức năng của dụng cụ, đồ nghề thợ điện - Nối dây, làm khoen, bấm đầu cốt, kiềng dây đúng quy trình - Phân tích các sơ đồ mạch điện dân dụng - Đấu lắp, kiểm tra và vận hành các mạch điện dân dụng đúng quy trình. - Đo và đấu mạch các thiết bị điện dân dụng - Thay thế, sửa chữa các thiết bị điện dân dụng 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Bảo đảm an toàn, tiết kiệm nguyên vật liệu khi bảo dưỡng động cơ; - Tuân thủ các quy tắc an toàn lao động và an toàn điện; - Có đầy đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm và tác phong công nghiệp. - Rèn luyện tính nghiêm túc trong học tập và trong thực hiện công việc. - Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và theo nhóm. III. Nội dung môn học 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian Thời gian (giờ) TH, TN, Lý thuyết TT Tên chương, mục Tổng TL, BT số Kiểm Trực Trực Trực Trực tra tiếp tuyến tiếp tuyến Môn học 1: Hướng dẫn tổ 1 chức xưởng và an toàn 4 4 điện 1.1. Dụng cụ, vật tư và thiết bị 1.2. Tổ chức xưởng thực
  5. Thời gian (giờ) TH, TN, TT Tên chương, mục Lý thuyết Tổng TL, BT Kiểm số Trực Trực Trực Trực tra tiếp tuyến tiếp tuyến tập 1.3. An toàn điện 1.4. Một số quy cách về dây dẫn Môn học 2. Hướng dẫn 2 sử dụng các dụng cụ, 12 8 4 đồ nghề thợ điện 2.1. Các dụng cụ cầm tay 2 2 2.2. Thiết bị đo điện 8 4 4 2.3. Máy khoan, máy cắt Môn học 3. Nối dây, làm 2 2 3 12 10 khoen và bấm đầu cốt 3.1. Dụng cụ, vật tư và thiết bị 2 2 3.2. Nối dây điện 2 2 3.3. Kỹ thuật làm khoen đầu dây 2 2 3.4. Kỹ thuật bấm cốt đầu dây 4 4 Bài kiểm tra môn học 1, 2, 3 2 2 4 Môn học 4. Đấu lắp thiết bị đo 12 10 2 4.1. Đấu lắp Vôn kế 4 4 4.2. Đấu lắp công tơ điện 6 6 Bài kiểm tra môn học 4 2 2 5 Môn học 5. Lắp đặt ống ghen luồn dây 20 16 4 5.1. Lắp đặt ống ghen tròn PVC 12 12 5.2. Lắp đặt ống ghen chữ nhật 4 4 Bài kiểm tra môn học 5 4 4 6 Môn học 6. Đấu lắp các mạch điện đèn 52 44 6.1. Mạch đèn đơn 4 4 6.2. Mạch đèn song song 6 6 6.3. Mạch hai đèn nối tiếp 4 4 6.4. Mạch đèn sáng tỏ, sáng mờ 6 6 6.5. Mạch đèn cầu thang 8 8
  6. Thời gian (giờ) TH, TN, TT Tên chương, mục Lý thuyết Tổng TL, BT Kiểm số Trực Trực Trực Trực tra tiếp tuyến tiếp tuyến 6.6. Mạch đèn huỳnh quang 8 8 6.7. Mạch đèn Led Bài 12 8 4 kiểm tra môn học 6 4 4 7 Môn học 7. Đấu lắp quạt trần, quạt thông gió 16 10 2 7.1. Đấu lắp quạt trần 8 8 7.2. Đấu lắp quạt thông gió 6 6 Bài kiểm tra môn học 7 Môn học 8. Lắp đặt tủ 2 2 8 16 10 4 2 điện nguồn 8.1. Bản vẽ tủ điện 8.2. Trình tự tiến hành 8.3. Các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục Bài kiểm tra môn học 8 2 2 9 Môn học 9. Đấu lắp các mạch điện tổng hợp 36 32 4 9.1. Bản vẽ mạch điện 9.2. Trình tự tiến hành 9.3. Các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục Bài kiểm tra môn học 9 4 4 Cộng 180 148 12 20 * Nội dung chi tiết
  7. Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện 1, Dụng cụ, vật tư và thiết bị 2. Tổ chức xưởng thực tập Nội quy thực tập 2.1. Nội quy phòng thực hành điện: - Học sinh, sinh viên (HSSV) thực hành đúng lịch, đúng giờ quy định. - Không được tự ý di chuyển thiết bị khi chưa được sự cho phép của giáo viên (GV). - Tuyệt đối không sử dụng thiết bị khi chưa biết cách vận hành, sử dụng. - Đối với học sinh, sinh viên đang học thực hành: + Tuyệt đối tôn trọng và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn (GVHD). Không tự ý cấp điện cho thiết bị khi chưa được sự đồng ý của giáo viên. + Chỉ được thực hiện thí nghiệm đúng bài, đúng bàn, không đi lại gây mất trật tự. + Không được làm mất vệ sinh trong phòng thực hành, ăn uống, nghe nhạc, đùa giỡn trong phòng thực hành, tự ý vào internet, chơi game... + Phải có ý thức bảo quản tài sản, tiết kiệm điện; Không viết, vẽ bậy lên bàn, thiết bị thực hành ... + Nếu HSSV chưa rõ vấn đề nào, phải hỏi giáo viên hướng dẫn. - Khi có sự cố bất thường, HSSV thực hiện các thao tác cần thiết: Cắt nguồn điện, giữ nguyên hiện trường, báo với giáo viên hướng dẫn để xử lý. - HSSV làm hư hỏng hay mất mát dụng cụ, vật tư thực hành phải bồi thường. - Kết thúc thí nghiệm, sinh viên thu dọn thiết bị, dụng cụ, bàn ghế gọn gàng, sạch sẽ, để lại đúng vị trí ban đầu và báo cáo với GVHD để kiểm tra lại rồi mới được ra về. - HSSV nào bị phát hiện phá hoại hay lấy cắp thiết bị, dụng cụ, vật tư của phòng thực hành sẽ bị lập biên bản gửi cho Nhà trường xử lý. - HSSV tuyệt đối không dẫn người lạ vào phòng thực hành khi chưa được phép của giáo viên hướng dẫn. - HSSV không được bỏ dép hoặc giày đi để đi chân không (chân trần) trong suốt quá trình học trong phòng thực hành. 2.2. Quy tắc về an toàn điện: - Phải đảm bảo không có điện khi đấu nối dây, thiết bị và lắp ráp mạch.
  8. - Kiểm tra điện áp trước khi thao tác. - Kiểm tra dây, cáp điện. - Kiểm tra vị trí đặt tủ nguồn, ổ cắm. - Hệ thống bảo vệ an toàn cho từng loại máy sử dụng điện lưới. - Kiểm tra an toàn trên các dụng cụ/ thiết bị điện trước khi thực hành. - Không được tiếp xúc với vật đang mang điện. - Khi tiếp xúc điện phải có bảo hộ, phải cách điện hoàn toàn so với đất. - Sử dụng các dụng cụ cầm tay phải có còn đầy đủ cách điện. - Không dùng các vật dẫn điện để tiếp xúc với điện mà không có vỏ bọc cách điện. - Khi cắt dây điện phải cắt từng dây, không được cắt một lúc 2 hay nhiều dây. - Khi thao tác đấu nối dây điện phải cắt điện trước khi thực hiện. - Khi thao tác đấu nối dây điện vào nguồn điện phải đấu dây trung tính (N) trước, đấu dây phase (L) sau. - Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc. 4. Một số quy cách về dây dẫn Các loại dây dẫn điện và thông số kỹ thuật Dây dẫn điện chủ yếu dùng kim loại đồng và nhôm vì chúng có tính dẫn điện tốt, giá rẻ hơn các kim loại quý khác. Khi truyền tải điện ngoài trời, dây dẫn điện thường không bọc chất cách điện, còn hầu hết các dây dẫn điện đều phải được bọc chất cách điện nhằm tránh sự chập mạch giữa các đường dây và an toàn điện cho người sử dụng. Tùy theo môi trường nơi dẫn điện, đi dây ngoài trời, đi dây ở trong nhà hoặc đi dày ngầm dưới đất, điện thế cách điện mà sử dụng vật liệu cách điện cho phù hợp, bảo đảm an toàn điện. Một số dây dẫn trang bị hệ điện trong nhà Vật liệu cách điện cho các dây dẫn sử dụng trong nhà là cao su chất dẻo PVC mà hiện nay được dùng phổ biến. Dây dẫn được sản xuất nhiều loại, tùy theo nhà sản xuất mà mỗi loại dây được ký hiệu tên riêng như dây điện sản xuất ở Liên Xô, ở các nước tư bản… có ý nghĩa chỉ: nhà sản xuất, tiêu chuẩn, điện thế cách điện, các vật liệu cách điện, công dụng, nhiệt độ chịu được tối đa… có các dạng thông thường như sau:
  9. * Dây đơn Là loại dây dẫn chỉ có một sợ cứng, bằng đồng (hoặc nhôm) có thể là dây dẫn hoặc thông thường có bọc lớp cách điện bằng chất dẻo PVC hoặc cao su lưu hóa, có loại bọc thêm lớp vải tẩm nhựa đường. Loại dây này được dùng rất phổ biến dẫn điện trong nhà, và được sản xuất với tiết diện không quá 10mm2 (cỡ dây Ø 30/10) Dây Liên Xô có mã hiệu: πP * Dây đơn mềm Là loại dây dẫn có bọc cách điện bằng nhựa PVC hoặc cao su lưu hóa, có ruột bằng đồng, gồm nhiều sợi nhỏ có đường kính 0.2mm xoắn lại nên rất mềm dẻo. Dây đơn mềm được sử dụng đi dây trong báng phân phối điện, các đầu dây ra ngoài các mảy điện, dây dấn điện trên ô tô… Dây Liên Xô có mã hiệu: πPA * Dây đôi Gồm 2 dây dẫn ruột đồng, mềm, được bọc cách điện song song với nhau, chất cách điện là nhựa PVC hoặc cao su lưu hóa. Nhờ dây dẫn được cấu tạo bởi nhiều sợi có đường kính nhỏ 0,2mm nên mềm dẻo dễ di động. Công dụng : dùng dẫn điện cho các thiết bị điện cần di động, không cố định, đồ dùng điện trong sinh hoạt như quạt để bàn, tủ lạnh, máy thu thanh, thu hình… Dây Liên Xô có mã hiệu: ππB
  10. Các thông số của dây đôi mềm * Dây xoắn mềm Loại dây dẫn mềm có 2 hoặc nhiều dây dẫn được cách điện với nhau. Mỗi ruột dây dẫn được cấu tạo bởi nhiều sợi dây có tiết diện nhỏ được xoắn lại với nhau, do đó dây dẫn có tính mềm dẻo và vững chắc. Loại dây này mềm dẻo hơn loại dây đôi, với chất cách điện cao su chịu nhiệt và được bọc thêm vải coton ở ngoài tăng cường sự vững chắc về cơ, chịu sự tiếp xúc nhiệt nên dùng làm dây dẫn cho bàn ủi điện, bếp điện. Với loại dây xoắn có ống bọc ngoài cao su hoặc nhựa PVC được sứ dụng làm dây dẫn cho các thiết bị điện di động, chịu được sự va chạm về cơ nên an toàn điện cho người sử dụng. Như máy khoan điện cầm tay, máy tiện, máy công cụ và các máy móc dùng trong sinh hoạt…
  11. Cấu tạo của dây xoắn mềm * Dây cáp Là loại dây dẫn tải dòng điện lớn, có bọc cách điện cao su lưu hóa hoặc chất nhựa PVC. Ruột bằng đổng, được cấu tạo bởi nhiều dây đơn nên có thể mềm hơn, để lắp đặt đường dây. Thường dùng làm đường dây tải chính, trong khu nhà tập thể, xí nghiệp có thể đặt trèn buli hoặc đi trong óng. (Theo tiêu chuẩn TCVN 2103-77 và tiêu chuẩn cơ sở Bộ CKLK sốTC9-79). Ghi chú: Dòng điện tải sẽ tính giảm đi khi dây dẫn loại này được đặt trong ống Thông số của dây dẫn bằng đồng bọc nhựa dẻo, loại dây cứng Dây cáp
  12. * Dây cáp bọc giáp Các loại dây dẫn đơn cứng hoặc dây cáp có bọc cách điện được bố trí hai hoặc nhiều dây trong cùng một vỏ bọc chung bao ngoài bằng cao su hoặc nhựa PVC hoặc ruban kim loại sắt, kẽm hay nhôm đều gọi là dây cáp bọc giáp. Sự chịu đựng va chạm về cơ tùy thuộc vật liệu vỏ bọc ngoài cùng bảo vệ các dây dẫn chứa ở bên trong. Các loại dây cáp bọc giáp này được sử dụng đặt cố định hoặc nơi có sự rung chuyển thường xuyên như đường dây đẫn điện đến các máy công cụ, máy cưa bảo, máy tiện… Khi lắp đăt không cần đi trong ống, vì lớp vò bọc ngoài thay thế cho ống luồn đáy. Không nên sứ dụng dây cáp bọc giáp đi ngầm, lắp kín trong tưởng và các chỗ nối dây phải nối tại hộp nối Trong trường hợp tổng quát, nên chọn mật độ dòng cho phép trong dây dẫn để dây không bị nóng lên và sụt áp nhiều trên đường dây theo bảng sau: Tiết diện dây không quá 5mm2, chọn mật độ dòng 5A/nnm2 Tiết diện dây từ 6 đến 15mm2. chọn mặt độ dòng 4A/mm2 Tiết diện dây từ 16 đến 50mm2 chọn mật độ dòng 3A/mm2 Tiết diện dây từ 51 đến 100mm2, chọn mật độ dòng 2A/mm2 Tiết diện dây từ 101 đến 200mm2, chọn mật độ dòng 1,5A/mm2 Tiết diện dây trên 200mm2, chọn mật độ dòng 1A/mm2 (Theo tài liệu : Technologie d’électricité – quyến 1 R.MERLET). Cấu tạo của dây có bọc giáp * Dây cáp ngầm 3 pha Khi truyền tải dòng điện 3 pha trong thành phố, ở nhiều trường hợp cần phải đặt ngầm. Do điều kiện đi ngầm đường dây, nơi thường xuyên ẩm thấp, dễ bị thấm nước làm chập mạch đường dây, nên phải được cách điện nhiều lớp giữa các dây dẫn với nhau và các dây với bên ngoài đề tránh sự ấm ướt, tăng cường sức chịu về cơ tác dụng lên đường dây. Khi lắp đặt loại dây cáp này. phải xây dựng đường hầm bêtông chứa đường dây tải điện và có hầm nối cáp.
  13. Cấu tạo dây cáp ngầm 3 pha 1. Ruột cáp đồng; 2. Giấy tẩm dầu, nhựa hắc ín; 3. Sợi dây đai; 4. Giấy tẩm nhựa hắc ín 5. Ống chì; 6. Ru ban giấy tẩm nhựa hắc ín;7. Lớp bảo vệ chống tác dụng của chất hóa học 8. Lớp bọc giáp 2 lớp ru ban thép để chịu về cơ
  14. Bài 2. Hướng dẫn sử dụng các dụng cụ, đồ nghề thợ điện 1. Tuốc nơ vít (SCREW DRIVERS): Là dụng cụ được làm bằng thép cứng, có từ tính ở đầu vặn vít, phần tay cầm được cách điện bằng nhựa hoặc cao su. Thường dùng để mở ra hoặc xiết vào các loại vít. Chúng có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. - Tuốc nơ vít đầu dẹp: là loại vít có đầu dẹp, giống dấu âm (dấu trừ -). Tuốc nơ vít dẹp dùng để mở các lại vít có một khe ngay đầu, hoặc có hình dạng tương ứng đầu vít dẹp. Hình 7.1: Tuốc nơ vít 2 cạnh - Tuốc nơ vít đầu bake: là loại tuốc nơ vít ở đầu có dấu chữ thập, giống dấu dương (dấu cộng +). Vít bake dùng để mở các lại vít có + ngay đầu, hoặc có hình dạng tương ứng đầu vít bake. Hình 7.2: Tuốc nơ vít 4 cạnh - Tuốc nơ vít đầu lục giác: dùng để mở các ốc - vít có sáu cạnh trong. Hình 7.3: Tuốc nơ vít đầu lục giác - Tuốc nơ vít đầu sao (tuốc nơ vít bông):
  15. Hình 7.4: Tuốc nơ vít đầu sao * Cách sử dụng tuốc nơ vít: - Lựa chọn loại tuốc nơ vít phù hợp với đầu vít. - Đặt đầu tuốc nơ vít vào đầu vít sao cho các cạnh khít chặt nhau, đầu tuốc nơ vít ngập sâu trong khe hở đầu vít. Nhưng nếu không đảm bảo được thao tác này thì phải sử dụng loại tuốc nơ vít khác với kích thước phù hợp; - Nhấn chặt tuốc nơ vít vào đầu vít theo phương vuông góc với bề mặt vít, nhằm gia tăng độ ma sát và độ bám; - Nếu muốn tháo vít thì xoay tuốc nơ vít theo chiều ngược kim đồng hồ và xoay theo chiều kim đồng hồ khi cần siết chặt; - Trong quá trình xoay dụng cụ, dùng tay thuận để cầm tuốc nơ vít, tay còn lại giữ và đè chặt đầu dụng cụ để tránh bị trượt và làm hư đầu vít. - Trường hợp bề mặt vặn vít quá cứng như gỗ, tường thì nên tạo một lỗ định vị bằng dụng cụ khoan, dụng cụ bắn vít, để vít đi đúng vị trí mong muốn, không bị bẻ cong và không phải tốn nhiều sức khi dùng tuốc nơ vít để vặn. 2. Búa: Thường được sử dụng nhiều nhất để đóng đinh, rèn và đập gãy vật dụng, ... Cán búa bằng gỗ hay thép có bọc cách điện bằng nhựa hay cao su, thường cầm vừa khít với tay, đầu búa là phần nặng nhất làm bằng cao su hoặc sắt. Hình 7.5: Búa đinh * Cách sử dụng búa: - Chọn đúng loại búa - Quan sát phía xung quanh khi vung búa để tránh bị thương
  16. - Giữ búa đúng cách: giữ búa ở gần cuối tay cầm của búa. Giữ búa với lực vừa phải, giữ chặt quá khi dùng lực mạnh sẽ tác động lại khiến cổ tay tổn thương, nếu giữ quá lỏng thì có thể vuột tay lúc đóng xuống. Hình 7.6: Thao tác cầm búa - Giữ đinh đúng cách: dùng tay giữ ở gần đỉnh của đinh, đinh sẽ ở thế vững hơn để đóng và tránh đập trúng tay. - Bắt đầu bằng một cú đánh nhẹ trước khi tăng sức mạnh: nếu đóng đinh vào tường hoặc bảng, hãy giữ đinh trên bề mặt và dùng búa gõ nhẹ vào đinh cho đến khi nó giữ nguyên vị trí. Dùng lực nhẹ và đều đặn khi làm việc này để đinh thẳng và chắc chắn. Sau khi đinh vào vị trí, có thể dùng lực vừa phải, đều để đẩy đinh đi hết phần còn lại. 3. Kìm: Thường được sử dụng trong ngành điện, xây dựng, cơ khí, ... Có rất nhiều loại kìm, tuỳ theo tính năng sử dụng: - Kìm mỏ bằng (kìm bằng): Đây cũng là loại kìm được sử dụng phổ biến, thường được dùng để cắt những sợi dây điện lớn hay sợi dây thép. Tay cầm của kìm có mấu hãm chống tuột tay về đầu kìm. Đầu kìm gồm 3 khe, 1 khe để cắt và 2 khe để tuốt. Thường được dùng để cắt, bấm, kéo, vặn, xiết, kẹp, giữ, tuốt dây thép, dây điện, đinh… Kìm mỏ bằng có nhiều loại khác nhau và phân ra làm 2 dạng là kìm cách điện hay không cách điện. Không cách điện dùng cho thợ cơ khí, kìm cách điện dùng cho thợ điện, kìm cách điện có thể là cách điện 450V hay cách điện 1000V. Hình 7.7: Kìm bằng, kìm nhọn, kìm cắt
  17. - Kìm nhọn hay kìm mỏ nhọn dùng để kẹp, giữ hay quấn các vật dụng nhỏ trong không gian hẹp mà những dụng cụ cầm tay khác không làm được. Kìm mỏ nhọn rất tiện lợi trong việc quấn những sợi dây điện, dây thép, dây đồng,… được dụng trong ngành điện, cơ khí và xây dựng. - Kìm cắt hay còn gọi là kìm cắt chéo dùng để cắt, tuốt dây điện hay cắt kim loại như đinh, những vật thể cứng, và có thể kẹp hay uốn những vật nhỏ,... Kìm cắt được sử dụng trong ngành điện, cơ khí, viễn thông,… - Kìm tuốt - cắt dây điện: dùng để tuốt vỏ và cắt đầu dây điện. Hình 7.8: Kìm tuốt, cắt dây Cách sử dụng + Bước 1: Đặt sợi dây muốn tuốt vỏ vào kìm. Nếu tuốt đoạn dài hơn thì tháo chốt đỏ rồi đẩy thêm dây vào. + Bước 2: Bóp mạnh kìm, lưỡi cắt sẽ tự động tách vỏ dây điện ra.
  18. Với những dây điện bé hơn (ruột của đoạn dây điên bên trên chẳng hạn) làm tương tự như vậy. + Ngoài ra kìm còn có thể dùng để cắt dây điện. Hình 7.9.1…7.9.7: Sử dùng kìm tuốt, cắt dây 4. Bút thử điện - Là dụng cụ thông dụng để kiểm tra nhanh trước khi sửa chữa thiết bị có bị rò điện, hoặc phích cắm trong nhà có điện hay không. Hình 7.11: Bút thử điện - Cấu tạo bút thử điện: gồm một đầu kim loại, một lò xo, bóng nê-ôn và một điện trở nối tiếp với bóng đèn. Hình 7.12: Cấu tạo bút thử điện Bút thử điện áp thấp sử dụng hiệu ứng điện dung ký sinh trên cơ thể người để có thể hoạt động được.
  19. Khi đầu bút được đặt lên vật mang điện, dòng điện sẽ đi qua điện trở, qua bóng đèn và qua dung kháng của cơ thể người để hình thành mạch kín, làm cho bóng đèn sáng lên. Thông thường, dòng điện này rất nhỏ nên không đủ để gây giật chết người. - Cách dùng bút thử điện: đặt một đầu bút vào mạch cần đo, ngón tay ta đặt tiếp xúc với phần đỉnh kim loại phía trên đầu bút. Nếu mạch có điện, bộ phận bóng đèn nê-on trên bút sẽ sáng điện lên. Hình 7.13: Sử dụng bút thử điện kiểm tra nguồn - Lưu ý khi dùng: Bút sẽ không thể sử dụng để kiểm tra điện áp một chiều (DC). Do bút thử điện sử dụng điện dung ký sinh trên cơ thể người để làm vật dẫn điện nên bút sẽ gây giật nếu bóng đèn bên trong hoặc điện trở bị chạm (do nước lọt vào bên trong bút). 4. Khoan điện: Dùng để khoan lỗ các vật liệu: sắt, gỗ, nhựa, gạch, bê tông, ... và vặn vít. 4.1. Cách sử dụng máy khoan - Cách sử dụng khoan pin: Bước 1: Sạc pin đầy và lắp pin vào máy khoan. Bước 2: Nhấn công tắc để kiểm tra thử vận hành của máy. Bước 3: Chọn chế độ khoan. Bước 4: Điều chỉnh lực siết nếu sử dụng máy ở chế độ khoan bắt vít. Bước 5: Chọn tốc độ hộp số. Bước 6: Chọn chiều mũi khoan trên nút đảo chiều. Bước 7: Tiến thao lắp mũi khoan phù hợp. Bước 8: Nhấn công tắc để vận hành máy, khi vận hành điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi lực tác dụng của ngón tay vào công tắc của máy.
  20. Hình 7.14: Máy khoan pin - Cách sử dụng khoan tay điện: Bước 1: Kiểm tra các chi tiết của máy xem đã chắc chắn chưa, lắp tay cầm phụ và thước đo độ sâu. Bước 2: Lắp mũi khoan Bước 3: Chọn chế độ khoan Bước 4: Chọn chiều khoan chuẩn xác Bước 5: Kết nối với nguồn điện Bước 6: Nhấn công tắc và bắt đầu vận hành máy. Hình 7.15: Máy khoan cầm tay dùng điện Bosch 4.2. Các thao tác kỹ thuật khi dùng máy khoan cầm tay. - Bật/tắt máy + Để khởi động máy: nhấn và giữ xuống công tắc bật/mở để khởi động máy. + Để khóa máy: nhấn công tắc tắt/mở và nhấn nút khóa tự động. + Để tắt máy: nhả công tắc tắt/mở ra hoặc khi máy đang được khóa bằng bằng nút khóa tự động thì nhấn nhanh công tắc tắt/mở rồi nhả ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2