intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập Sinh lý 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thực tập Sinh lý 2 gồm 8 bài học cung cấp những kiến thức hữu ích cho các chuyên khoa lâm sàng, bao gồm: đo và đọc điện tâm đồ; đo và đọc hô hấp ký; đo huyết áp gián tiếp trên người; xét nghiệm thử thai; thăm dò chức năng thận bằng phân tích nước tiểu; đánh giá chức năng thận; tác dụng insulin lên đường huyết; phản xạ tủy;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập Sinh lý 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y Giáo Trình: THỰC TẬP SINH LÝ 2 Đơn vị biên soạn: BS. NGUYỄN TẤN LỘC Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y Giáo Trình: THỰC TẬP SINH LÝ II Đơn vị biên soạn: BS. NGUYỄN TẤN LỘC Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ
  3. LỜI GIỚI THIỆU ------------ Thực tập Sinh lý 2 là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo bác sĩ, trình độ đại học. Trong chương trình giảng dạy tại Trường Đại học Võ Trường Toản, môn thực tập Sinh lý II có thời lượng 30 tiết tương ứng 1 tín chỉ. Mục tiêu học tập môn Thực tập Sinh lý II giúp sinh viên có cơ sở để học các môn Y học lâm sàng và Y học dự phòng. Các kiến thức được viết trong sách là những kiến thức vừa kinh điển, vừa cập nhật. Các số liệu được trích dẫn trong sách phần lớn là các số liệu của Việt Nam được khảo sát vào những năm cuối của thập kỷ 90, thế kỷ XX. Bài giảng gồm 8 bài học cung cấp những kiến thức hữu ích cho các chuyên khoa lâm sàng. Trong đó, lĩnh vực Sinh học phân tử tế bào và Thăm dò Chức năng ngày càng trở nên quan trọng và phổ biển, giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán bệnh lý, hiểu sâu các cơ chế bệnh học, và đặt nền móng cho các nghiên cứu ứng dụng.
  4. LỜI TỰA ------------ Bài giảng thực tập Sinh lý 2 được biên soạn và thẩm định theo các quy chế, quy định hiện hành. Khoa Y hy vọng sẽ cung cấp các nội dung kiến thức súc tích về môn học, hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, bài giảng không thể tránh khỏi các thiếu sót ngoài ý muốn, Khoa Y rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ sinh viên và người đọc để bài giảng được hoàn thiện hơn. Hậu Giang, ngày … tháng … năm 2022
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim mạch học Việt Nam 33 Bảng 3.2. Phân độ Tăng huyết áp theo JNC 7 34
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Vị trí mắc các điện cực trước tim 11 Hình 1.2. Các chuyển đạo gián tiếp thông dụng 12 Hình 1.3. Các nguyên lý ghi điện tâm đồ 14 Hình 1.4. Hình ảnh ECG ghi được ở chuyển đạo V2 và V3 15 Hình 1.5. Tam giác Einthoven và tam trục kép Bayley để vẽ trục ECG 17 Hình 1.6. Sơ đồ vòng tròn ngoại tiếp tam giác Einthoven để xác định góc α 17 Hình 1.7. Các sóng, đoạn, khoảng trên ECG 18 Hình 1.8. Sự biến đổi QRS ở các chuyển đạo trước tim 20 Hình 2.1. Hô hấp đồ của phép đo thể tích 23 Hình 2. 2. Đường cong lưu lượng-thể tích đo bằng phép đo phế lưu tich phân 26 Hình 4.1. Que thử thai nhanh 39 Bảng 6.1. Phân loại các giai đoạn của bệnh thận mạn theo KDOQI 2002 50
  7. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................................2 LỜI TỰA .............................................................................................................................3 CHƯƠNG 1 .........................................................................................................................6 ĐO VÀ ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ ..........................................................................................1 1.1. Thông tin chung ..........................................................................................................1 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học........................................................................1 1.1.2. Mục tiêu học tập .......................................................................................................1 1.1.3. Chuẩn đầu ra ............................................................................................................1 1.1.4. Tài liệu giảng dạy .....................................................................................................1 1.1.4.1 Giáo trình ................................................................................................................1 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo .................................................................................................1 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập ........................................1 1.2. Nội dung chính ............................................................................................................1 CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................15 ĐO VÀ ĐỌC HÔ HẤP KÝ .............................................................................................15 2.1. Thông tin chung ........................................................................................................15 2.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học......................................................................15 2.1.2. Mục tiêu học tập .....................................................................................................15 2.1.3. Chuẩn đầu ra ..........................................................................................................15 2.1.4. Tài liệu giảng dạy ...................................................................................................15 2.1.4.1 Giáo trình ..............................................................................................................15 2.1.4.2 Tài liệu tham khảo ...............................................................................................15 2.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập ......................................15 2.2. Nội dung chính ..........................................................................................................15 CHƯƠNG 3 .......................................................................................................................24 ĐO HUYẾT ÁP GIÁN TIẾP TRÊN NGƯỜI ...................................................................24 3.1. Thông tin chung ........................................................................................................24 3.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học......................................................................24 3.1.2. Mục tiêu học tập .....................................................................................................24 3.1.3. Chuẩn đầu ra ..........................................................................................................24 3.1.4. Tài liệu giảng dạy ...................................................................................................24 3.1.4.1 Giáo trình ..............................................................................................................24 3.1.4.2 Tài liệu tham khảo ...............................................................................................24
  8. 3.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập ......................................24 3.2. Nội dung chính ..........................................................................................................24 CHƯƠNG 4 .......................................................................................................................32 XÉT NGHIỆM THỬ THAI ...............................................................................................32 4.1. Thông tin chung ........................................................................................................32 4.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học......................................................................32 4.1.2. Mục tiêu học tập .....................................................................................................32 4.1.3. Chuẩn đầu ra ..........................................................................................................32 4.1.4. Tài liệu giảng dạy ...................................................................................................32 4.1.4.1 Giáo trình ..............................................................................................................32 4.1.4.2 Tài liệu tham khảo ...............................................................................................32 4.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập ......................................32 4.2. Nội dung chính ..........................................................................................................32 4.2.1. ĐẠI CƯƠNG: .........................................................................................................32 4.2.2. NGUYÊN LÝ XÉT NGHIỆM ..............................................................................33 4.2.3. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ .................................................................................33 4.2.4. KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM THỬ THAI: ..........................................................33 4.2.5. ỨNG DỤNG............................................................................................................35 CHƯƠNG 5 .......................................................................................................................36 THĂM DÒ CHỨC NĂNG THẬN BẰNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU...........................36 5.1. Thông tin chung ........................................................................................................36 5.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học......................................................................36 5.1.2. Mục tiêu học tập .....................................................................................................36 5.1.3. Chuẩn đầu ra ..........................................................................................................36 5.1.4. Tài liệu giảng dạy ...................................................................................................36 5.1.4.1 Giáo trình ..............................................................................................................36 5.1.4.2 Tài liệu tham khảo ...............................................................................................36 5.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập ......................................36 5.2. Nội dung chính ..........................................................................................................36 CHƯƠNG 6 .......................................................................................................................41 ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẬN ...................................................................................41 6.1. Thông tin chung ........................................................................................................41 6.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học......................................................................41 6.1.2. Mục tiêu học tập .....................................................................................................41 6.1.3. Chuẩn đầu ra ..........................................................................................................41 6.1.4. Tài liệu giảng dạy ...................................................................................................41
  9. 6.1.4.1 Giáo trình ..............................................................................................................41 6.1.4.2 Tài liệu tham khảo ...............................................................................................41 6.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập ......................................41 6.2. Nội dung chính ..........................................................................................................41 CHƯƠNG 7 .......................................................................................................................48 TÁC DỤNG INSULIN LÊN ĐƯỜNG HUYẾT ...............................................................48 7.1. Thông tin chung ........................................................................................................48 7.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học......................................................................48 7.1.2. Mục tiêu học tập .....................................................................................................48 7.1.3. Chuẩn đầu ra ..........................................................................................................48 7.1.4. Tài liệu giảng dạy ...................................................................................................48 7.1.4.1 Giáo trình ..............................................................................................................48 7.1.4.2 Tài liệu tham khảo ...............................................................................................48 7.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập ......................................48 7.2. Nội dung chính ..........................................................................................................48 CHƯƠNG 8 .......................................................................................................................52 PHẢN XẠ TỦY .................................................................................................................52 8.1. Thông tin chung ........................................................................................................52 8.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học......................................................................52 8.1.2. Mục tiêu học tập .....................................................................................................52 8.1.3. Chuẩn đầu ra ..........................................................................................................52 8.1.4. Tài liệu giảng dạy
  10. ............................................................................................................................................52 8.1.4.1 Giáo trình ..............................................................................................................52 8.1.4.2 Tài liệu tham khảo ...............................................................................................52 8.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập ......................................52 8.2. Nội dung chính ..........................................................................................................52
  11. CHƯƠNG 1 ĐO VÀ ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức cơ bản về điện tâm đồ. 1.1.2. Mục tiêu học tập 1. Trình bày được trình tự phân tích một ECG. 2. Nắm được cách tính tần số tìm, xác định nhịp đều, nhịp xoang trên ECG. 3. Biết cách vẽ và phân tích trục điện tim. 4. Trình bày ý nghĩa, giới hạn bình thường và phân tích được các thông số trên ECG (sóng p, khoảng PR, phức bộ QRS, đoạn ST, sóng T, khoảng QT). 5. Nêu được tiêu chuẩn chẩn đoán phì đại nhĩ, thất trên ECG. 1.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức đã học thực hành đọc được điện tâm đồ cơ bản. 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1. Giáo trình PGS. TS. Nguyễn Thị Lệ, 2015, Giáo trình thực tập Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, NXB Y học. 1.1.4.2. Tài liệu tham khảo 1. Đại học Y dược TP.HCM (2006) Sinh lý học Y khoa, NXB Y học. 2. Phạm Thị Minh Đức (2011) Sinh lý học – Sách đào tạo Bác sĩ đa khoa, NXB Y học. 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 1.2. Nội dung chính 1.2.1. ĐẠI CƯƠNG Điện tâm đồ là đồ thị ghi lại những dao động điện thế của cơ tim ở nhiều vị trí khác nhau. Cơ sở sinh lý học của điện tâm đồ là hoạt động điện học của màng tế bào cơ tim. Giống như các tế bào khác, cơ tim có 3 trạng thái điện học cơ bản: 1.2.1.1. Trạng thái nghỉ: quá trình phân cực Cơ tim khi nghỉ ngơi ở trạng thái phân cực: Giáo trình môn học: Giáo trình thực tập Sinh lý học, NXB Y học, 2015 Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Lệ 1
  12. - Mặt ngoài tế bào cơ tim mang điện tích (+). - Mặt trong tế bào cơ tim mang điện tích (-). => Không có sự chệnh lệch điện thế ở mặt ngoài màng tế bào. => Không có dòng điện đi qua mặt ngoài màng tế bào. 1.2.1.2. Trạng thái kích thích: quá trình khử cực Khi có kích thích, sự phân bố điện sẽ thay đổi: - Mặt ngoài tế bào cơ tim mang điện tích (-) - Mặt trong tế bào cơ tim mang điện tích (+) => Có sự chênh lệch điện thế ở mặt ngoài màng tế bào. => Tạo nên dòng điện đi qua mặt ngoài màng tế bào. Chiều dòng điện đi từ cực (-) đến cực (+). 1.2.1.3. Trạng thái tái cực: quá trình hồi cực Cơ tim sau khi khử cực hoàn toàn sẽ hồi cực nghĩa là trở về trạng thái ban đầu (trạng thái nghỉ). Quá trình này gọi là quá trình hồi cực. 1.2.2. NGUYÊN LÝ ĐO ĐIỆN TÂM ĐỒ 1.2.2.1. Nguyên lý hoạt động của máy Khi cơ tim hoạt động sẽ sinh ra dòng điện. Dòng điện sinh ra ở tim có thể được dẫn truyền ra da bằng các dịch cơ thể. Mắc các điện cực ngoài da sẽ ghi lại được những dao động điện thế của các sợi cơ tim. 1.2.2.2. Các chuyển đạo Cách mắc các điện cực được gọi là chuyển đạo hay đạo trình. Mỗi chuyển đạo có hai cưc tạo thành hướng và chiều chuyển đạo. Có 12 chuyển đạo gián tiếp thông dụng Chuyển đạo song cực (chuyển đạo chuẩn) D I: Cực (+) nối với cổ tay trái. Cực (-) nối với cổ tay phải. DII: Cực (+) nối với cổ chân trái. Cực (-) nối với cổ tay phải. DIII: Cực (+) nối với cổ chân trái. Cực (-) nối với cổ tay trái. Chuyển đạo đơn cực - Một điện cực có điện thế gần bằng 0 gọi là điện cực trung tính. Điện cực này được tạo ra bằng cách nối qua một điện trở 5000 Ω. Giáo trình môn học: Giáo trình thực tập Sinh lý học, NXB Y học, 2015 Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Lệ 2
  13. - Một điện cực còn lại gọi là cực thăm dò. Đây chính là cực dương của chuyển đạo. Chuyển đạo đơn cực chi aVR: Cực thăm dò nối với cổ tay phải. Cực trung tính nối với cổ tay trái và cổ chân trái qua điện trở 5000 Ω. aVL: Cực thăm dò nối với cổ tay trái. Cực trung tính nối với cổ tay phải và cổ chân trái qua điện trở 5000 Ω. aVF: Cực thăm dò nối với cổ chân trái. Cực trung tính nối với cổ tay trái và cổ tay phải qua điện trở 5000 Ω. Chuyển đạo đơn cực trước tim - Điện cực trung tính nối với cổ tay phải, cổ tay trái, cổ chân trái + điện trở. - Điện cực thăm dò: V1: Liên sườn IV bờ phải xương ức. V2: Liên sườn IV bờ trái xương ức. V3: Điểm giữa V2 và V4. V4: Giao điểm liên sườn V và đường trung đòn trái. V5: Giao điểm liên sườn V và đường nách trước trái. V6: Giao điểm liên sườn V và đường nách giữa trái. * Tóm lại: Hình 1.1. Vị trí mắc các điện cực trước tim - Xét theo vị trí mắc điện cực: + Chuyển đạo ngoại vi: DI, DII, DIII Giáo trình môn học: Giáo trình thực tập Sinh lý học, NXB Y học, 2015 Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Lệ 3
  14. aVR, aVL, aVF + Chuyển đạo trước tim: V1, V2, V3, V4, V5, V6 - Xét trong các mặt phẳng giải phẫu: + Mặt phẳng trán DI, DII, DIII aVR, aVL, aVF + Mặt phẳng ngang: V1, V2, V3, V4, V5, V6. + Mặt phẳng đứng dọc: chuyển đạo thực quản. Hình 1.2. Các chuyển đạo gián tiếp thông dụng Giáo trình môn học: Giáo trình thực tập Sinh lý học, NXB Y học, 2015 Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Lệ 4
  15. 1.2.2.3. Các nguyên lý ghi sóng điện tâm đồ Có 4 nguyên lý ghi sóng điện tâm đồ: 1. Chiều dòng điện tiến về cực (+) của chuyển đạo sẽ ghi được sóng (+), nếu chiều dòng điện càng song song với chiều chuyển đạo thì sóng dương ghi được sẽ càng lớn. 2. Chiều dòng điện rời xa cực (+) của chuyển đạo sẽ ghi được sóng (-), nếu chiều dòng điện càng song song với chiều chuyển đạo thì sóng âm ghi được sẽ càng sâu. 3. Chiều dòng điện vuông góc chiều chuyển đạo sẽ không ghi được sóng. 4. Không có dòng điện, không ghi được sóng. Ngoài ra cũng cần lưu ý: khối cơ tim càng lớn thì biên độ sóng sẽ càng cao. Chiều chuyển Vector điện tim: Nguyên lý 1 Nguyên lý 2 Giáo trình môn học: Giáo trình thực tập Sinh lý học, NXB Y học, 2015 Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Lệ 5
  16. Nguyên lý 3 Nguyên lý 4 Hình 1.3. Các nguyên lý ghi điện tâm đồ 1.2.3. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ - Máy đo ECG: có nhiều thế hệ do các hãng khác nhau sản xuất với loại một cần, ba cần hay sáu cần. Các loại máy hiện nay đều có chương trình tự điều chỉnh biên độ và phân tích kết quả tự động. - Giấy ghi điện tim: là loại giấy nhiệt với khổ giấy phù hợp cho từng loại máy. Trên giấy có chia thành các ô vuông lớn, mỗi ô vuông lớn lại được chia thành 25 ô vuông nhỏ với cạnh 1mm. - Gel dẫn điện (nếu không có có thể sử dụng cồn hoặc nước muối sinh lý). - Bông, cồn. - Giấy hoặc khăn lau và khay hạt đậu 1.2.4. KỸ THUẬT GHI ĐIỆN TÂM ĐỒ 1.2.4.1. Chuẩn bị phương tiện và bệnh nhân - Máy đo ECG với đầy đủ các điện cực, nối với nguồn điện ổn định, có dây nối đất. Nhập các thông tin về bệnh nhân vào máy nếu máy có phần mềm xử lý. - Bệnh nhân được giải thích đầy đủ, an tâm hợp tác. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi và không dùng các chất kích thích trước khi đo. - Bỏ tất cả các vật dụng kim loại trên người. Nằm thoải mái, thả lỏng, không cử động, nhắm mắt như đang ngủ. Tốt nhất không dùng giường bằng kim loại và tránh xa các nguồn điện dân dụng. - Bộc lộ vùng ngực, cổ tay, cổ chân, làm sạch các vùng này bằng cồn và bôi gel lên trên da ở các vị trí mắc điện cực (tránh mắc điện cực lên những vùng da nằm trên nền xương). 1.2.4.2. Mắc các chuyển đạo Giáo trình môn học: Giáo trình thực tập Sinh lý học, NXB Y học, 2015 Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Lệ 6
  17. Mắc các điện cực đảm bảo đúng vị trí và tiếp xúc tốt với da theo các qui ước về màu sắc: - Các điện cực ngoại biên: + Màu đỏ: cổ tay phải + Màu vàng: cổ tay trái + Màu xanh lá cây: cổ chân trái + Màu đen: cổ chân phải (dây nối đất để chống nhiễu) - Các điện cực trước tim: từ V1-V6 sẽ có màu sắc theo thứ tự đỏ, vàng, xanh, nâu, đen, tím. 1.2.4.3. Vận hành máy đo ECG Tùy theo loại máy sẽ có các bước vận hành khác nhau (tự động hoặc điều chỉnh bằng tay), tuy nhiên phải đảm bảo: - Có các thông số: + Vận tốc kéo giấy của máy thông thường là 25mm/s. + Test milivolt: cho dòng điện 1mV chạy qua máy sẽ ghi được test dưới dạng 1 dao động có các góc vuông. - Ghi đầy đủ 12 chuyển đạo (chú ý tránh đánh dấu và viết tên nhầm các chuyển đạo nếu máy không tự động ghi). 1.2.4.4. Phân tích ECG Test milivolt Hình 1.4. Hình ảnh ECG ghi được ở chuyển đạo V2 và V3 Phân tích ECG gồm nhiều bước: Hành chánh - Tên, tuổi, giới tính, thể trạng. Giáo trình môn học: Giáo trình thực tập Sinh lý học, NXB Y học, 2015 Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Lệ 7
  18. - Chẩn đoán lâm sàng. - Đã điều trị thuốc gì. - Đã làm xét nghiệm gì. Kỹ thuật ghi ECG - Chất lượng đường ghi: + Không mắc lộn dây khi sóng P ở DI >0. Nếu P ở DI
  19. . Nhĩ thất không liên hệ (Ví dụ block A-V độ III): xác định tần số nhĩ, tần số thất riêng. Trục điện tâm đồ Các lực điện học của tim là những vectơ có độ lớn, phương và hướng riêng. Người ta biểu diễn chúng bằng những mũi tên gọi là vectơ: độ dài biểu hiện sự khác biệt về điện thế, phương biểu hiện phương của đường thẳng mà trên đó hiện ra độ sai biệt điện thế lớn nhất, hướng là hướng lan truyền sóng kích thích. Trục điện trung bình của các lực điện tim khác nhau trong lúc khử cực và tái cực có thể được tính dựa trên các chuyển đạo ở chi và tam giác Einthoven. - Vẽ trục ECG: chọn 2 trong 3 chuyển đạo chuẩn (DI, DII, DIII ), tính tổng đại số của phức bộ QRS. Vẽ các vectơ tương ứng lên tam giác Einthoven hoặc tam trục kép Bayley, kẻ các đường vuông góc từ đó có thể vẽ được vectơ trục điện tim. Hình 1.5. Tam giác Einthoven và tam trục kép Bayley để vẽ trục ECG - Tính góc α: góc α là góc tạo bởi đường thẳng nằm ngang (DI) và trục điện tim trong mặt phẳng trán + Tính chính xác: dựa vào hình học phẳng và lượng giác để tính góc α. + Tính nhanh: ước lượng góc α dựa vào đường vuông góc hoặc phân giác. Giáo trình môn học: Giáo trình thực tập Sinh lý học, NXB Y học, 2015 Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Lệ 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0