intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thuế: Phần 1 - NXB Đại học Thái Nguyên

Chia sẻ: Túcc Vânn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:265

23
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn giáo trình "Thuế" trình bày các nội dung từ chương 1 đến chương 5 bao gồm: Tổng quan về thuế, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thuế: Phần 1 - NXB Đại học Thái Nguyên

  1. TS. NGUYỄN NGỌC HẢI (Chủ biên), ThS. TRÀN QUỐC HOÀN ThS. PHẠM THỊ MINH PHƯƠNG, ThS. TRÀN THỊ BÍCH NHÂN GIÁO TRÌNH THƯÉ NHÀ XUÁT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2017
  2. ĐHTN - 2017
  3. LỜI NÓI ĐẦU Thuế là nguồn thu chù yếu của Ngân sách Nhà nước, là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Chính sách thuê ảnh hường sâu sấc đến quyết định đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng của người dân. Các kiến thức về thuế là cần thiết và hữu ích cho tất cả các chủ thể trong nền kinh tế và cho toàn xã hội. Đe phục vụ kịp thời cho hoạt động đào tạo, Trường Đại học Hùng Vương tổ chức biên soạn Giáo trình Thuế. Giáo trinh được biên soạn là tài liệu học tập và nghiên cứu cho sinh viên chuyên ngành Kế toán, chuyên ngành Tài chính Ngân hàng và các chuyên ngành khác của Trường Đại học Hùng Vương. Giáo trình cũng là tài liệu tham khảo cho các đối tượng khác muốn nghiên cứu chuyên sâu về thuế. Trong giáo trình này, chúng tôi giới thiệu những kiến thức cơ bản về các sắc thuế trong hệ thống thuế Việt Nam; phương pháp xác định số thuế phải nộp và những vấn đề cơ bản về quy trình quản lý thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Giáo trình Thuế gồm 8 chương, do TS. Nguyễn Ngọc Hải làm chủ biên, cùng tham gia biên soạn giáo trình là các giảng viên nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy mòn Thuế, bao gồm: - TS N g u y ễ n N g ọ c H ả i, G iả n g v iê n T rirờng Đ ạ i h ọ c H ù n g V ư ơ n g , nguyên Phó Chù tịch ủ y ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, nguyên Cục trường Cục Thuế tỉnh Phú Thọ viết chương 1 và đồng tác giả chương 8; - ThS. Trần Quốc Hoàn viết chương 4, chương 6, đồng tác giả chương 3, chương 5; - ThS. Phạm Thị Minh Phương viết chương 7, đồng tác giả chương 3, chương 8; - ThS. Trần Thị Bích Nhân viết chương 2 và đồng tác giả chương 5.
  4. Trong quá trinh biên soạn, tập thể tác giả đã có nhiều cố gấng để cập nhật các nội dung về chính sách thuế. Tuy nhiên, đây là vấn đề có phạm vi rộng và phức tạp nên không thể tránh khỏi khiếm khuyết nhất định. Tập thể tác giả rât mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và độc giả để giáo trinh ngày càng hoàn thiện hơn. Trường Đại học Hùng Vương xin chân thanh cám ơn PGS.TS. Dương Đăng Chinh, PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài, PGS. TS. Lý Phương Duyên, TS. Trịnh Thế Truyền, TS. Lè Thị Thanh Thủy, ThS. Nguyễn Thu Hiền, ThS. Diệp Tố Uyên cùng các nhà khoa học trong và ngoài Trương Đại học Hùng Vương đã có nhiều ý kiến đóng góp trong quá trình biên soạn, nghiệm thu và hoàn thiện giáo trinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo trình. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
  5. MỤC LỤC Danh mục từ viêt tăt Danh mục bảng biêu Danh mue hình, sơ đô C huông 1. TÒNG QUAN VỀ TH I K 1 1 1 LỊCH SỪ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIẺN CỦA THUÉ......................1 1 2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIẾM, VAI TRÒ CÙA T H U É.....................5 1.2.1. Khái niệm thuế......................................................................... 5 1.2.2. Đặc điểm của thuế.................................................................... 9 1.2.3. Vai trò của thuế....................................................................... 11 1.3. HỆ THÓNG THUÊ......................................................................... 16 1.3.1. Khái niệm ................................................................................ 16 1.3.2. Phán loại thuế..........................................................................16 1.3.3. Các tiêu chuẩn xây dựng hệ thống th u ế.............................. 20 1.4. CÁC YÉU TỒ C ơ BẢN CÁU THÀNH MỘT SẮC THUẾ .... 22 1.4.1. Tên g ọ i.................................................................................... 22 1 4 7 F)ôi tư ợ n g n ộp thuê 1.4.3. Đối tượng chịu thuế................................................................23 1.4.4. Mức th u ế .................................................................................23 1.4.5. Miễn thuế, giảm thuế..............................................................27 Câu hỏi ôn tập chương 1............................................................................ 28 C hưong 2. THUÉ XƯÁT KHẨU, THUÉ NHẬP KHẨU 29 2.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIÉM THUẾ XUÁT KHẨU, NHẬP K H Ấ U .............................................................................. 29 2.1.1. Khái niệm ................................................................................29
  6. 2.1.2. Đặc điểm .................................................................................30 2.1.3. Vai trò.......................................................................................31 2.2. NỘI DUNG C ơ BẢN CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHÂU, THUẾ NHẬP KHÂU HIỆN HÀNH Ờ VIỆT N A M ............................ 34 2.2. ]. Đối tượng nộp th u ế ................................................................ 34 2.2.2. Đối tượng chịu thuế................................................................ 35 2.2.3. Đối tượng không chịu thuế.................................................... 35 2.2.4. Căn cứ tính th u ế..................................................................... 36 2.2.5. Nộp thuế.................................................................................. 48 2.2.6. Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế...........................................49 Càu hỏi ôn tập chương 2 ............................................................................. 61 Bái tập chương 2 ..........................................................................................61 Chưong 3. THUÉ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 65 3.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA THUÊ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT.............................................................................................................. 65 3.1.1. Khái niệm .................................................................................65 3.1.2. Đặc điểm ..................................................................................65 3.2. NỘI DUNG C ơ BẢN CỦA LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẬC BIỆT HIỆN HÀNH Ờ VIỆT N A M ................................................ 66 3 .2.1. Đối tương nôp th u ế .................................................................66 3.2.2. Đối tượng chịu thuế.................................................................67 3.2.3. Đối tượng không chịu thuế..................................................... 68 3.2.4. Căn cứ tính th u ế...................................................................... 71 3.2.5. Hoàn thuế, khấu trừ thuế, giảm thuế......................................80 Câu hỏi ôn tập chương 3 ............................................................................. 87 Bài tập chương 3 ..........................................................................................87 Chương 4. THUÉ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 91 4.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG........91
  7. 4.1.1. Khái niệm ................................................................................91 4.1.2. Đặc điểm ................................................................................. 91 4.2. NỘI DUNG C ơ BẢN CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TÁNG HIỆN HÀNH Ở VIỆT N A M ....................................................... 92 4.2.1. Đối tượng nộp th u ế ............................................................... 92 4.2.2. Đối tượng chịu thuế................................................................98 4.2.3. Đối tượng không chịu thuế....................................................98 4.2 4. Căn cứ tính thuế................................................................... 106 4.2.5. Phương pháp tính th u ế.........................................................127 4.2.6. Nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt N am ....................................... 140 4.2.7. Hoàn th u ế.............................................................................. 157 Câu hòi ôn tập chưcmg 4 ...........................................................................162 Bài tập chương 4 ....................................................................................... 163 Chương 5. THƯẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 170 5.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ THƯ NHẬP DOANH NGHIỆP.....................................................................................170 5.1.1. Khái niệm .............................................................................. 170 5.1.2. Đặc điểm ............................................................................... 170 5.2. NỘI DUNG C ơ BẢN CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIẸP H1ẸN HÀNH Ớ VIẸT N A M ..................................171 5.2.1. Đối tượng nộp th u ế ...............................................................171 5.2.2. Thu nhập chịu thuế................................................................171 5.2.3. Thu nhập được miễn thuế.................................................... 207 5.2.4. Căn cứ tính th u ế................................................................... 213 5.2.5. Nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với tổ chức nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam....................................... 219 5.2.6. Ưu đãi thuế............................................................................234
  8. Câu hỏi ôn tập chương 5 ....................................................................... 240 Bài tập chương 5 ................................................................................... 240 Chưong 6. THUÉ THU NHẬP CÁ NHÂN 252 6.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ N H Â N .....................................................................................................252 6.1.1. Khái niệm .............................................................................. 252 6.1.2. Đặc điểm ............................................................................... 252 6.2. NỘI DUNG C ơ BẢN CỦA THUÉ THU NHẬP CÁ NHÂN HIỆN HÀNH Ờ VIỆT NAM...................................................253 6.2.1. Đối tượng nộp th u ế.............................................................. 253 6.2.2. Thu nhập chịu thuế............................................................... 255 6.2.3. Thu nhập được miễn thuế.....................................................268 6.2.4. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú ............................. 275 6.2.5. Căn cứ tính thuế đối với cá nhàn không cư trú ..................293 6.2.6. Đăng ký, khấu trừ, hoàn thuế, giảm thuế........................... 297 Câu hỏi ôn tập chương 6 ........................................................................... 303 Bài tập chương 6 .................................................................................... 303 Chương 7. CÁC SÁC THUẾ K H Á C .................................................. 311 7.1. THUẾ TÀI NGUYÊN................................................................311 7.1.1. Khái niệm, đậc điểm ..........................................................311 7.1.2. Nội dung cơ bản của Luật thuế Tài nguyên hiện hành tại Việt N am ............................................................................................312 7.2. THUẾ BÀO VỆ MÔI TRƯỜNG................................................ 318 7.2.1. Khái niệm, đặc điểm ............................................................318 7.2.2. Nội dung cơ bản của Luật thuế Bảo vệ môi trường hiện hành tại Việt Nam.............................................................................319 7.3. THUÊ SỬ ĐẤT NÔNG NGHIỆP...............................................325 7.3.1. Khái niệm, đặc điểm ............................................................325
  9. 7.3.2. Nội dung cơ ban của Luật thuế Sử dụng đất nông nghiệp hiện hành tại Việt Nam............................................................... 326 7.4. THUẾ SỬ DỤNG ĐẮT PHI NÔNG NGH IỆP........................333 7.4.1. Khái niệm, đặc điểm ........................................................... 333 7.4.2. Nội dung cơ bản của Luật thuê Sử dụng đất phi nông nghiệp hiện hành tại Việt Nam................................................................334 Câu hỏi ôn tập chương 7 ..........................................................................347 Bài tập chương 7 ...................................................................................... 347 Chưong 8. QUẢN LÝ THUÉ 352 8 1 KHÁI NIỆM, MỰC TIÊU QUẢN LÝ THUẾ...........................352 8.1.1. Khái niệm ............................................................................. 352 8.1.2. Mục tiêu quản lý thuế.......................................................... 352 8.2. NỘI DUNG C ơ BẢN CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ HIỆN HÀNH TẠI VIỆT NAM...............................................................352 8.2.1. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế............................. 352 8.2.2. Kê khai, tính thuế................................................................. 354 8.2.3. Nộp thuế................................................................................ 391 8.2.4. Thanh tra th u ế...................................................................... 404 8 2.5. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế........................................ 405 Câu hỏi ôn tập chương 8 .......................................................................... 414 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... 415
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Stt T ừ viết tắt Diễn giải 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 GTGT Giá trị gia tăng 3 NSNN Ngân sách Nhà nước 4 NHNN Ngân hàng Nhà nước 5 TNCN Thu nhập cá nhân 6 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 8 TSCĐ Tài sản cố định 9 TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
  11. DANH MỤC BẢNG BIẺƯ Bảng 2.1. Trị giá hải quan đối với ôtô, mô tô đã qua sử dụng.............39 Bảng 2.2. Định mức hành lý được miễn thuế của người nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt N a m ........................................................................ 49 Bảng 3.1. Biểu thuế TTĐB (áp dụng từ 01/01/2016)............................ 78 Bảng 4 1. Tỷ lệ (%) để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu đối với ngành kinh doanh...............................................................................152 Bảng 5.1. Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh................................................................................ 230 Bảng 6.1. Biểu thuế lũy tiến từng phần của thuế T N C N ..................... 283 Bảng 7.1. Mức thuế BVMT.......................................................................323 Bảng 7.2. Định suất thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sả n .........329 Bảng 7.3. Định suất thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với đất trồng cây lâu n ăm ...................................................................................... 329 Bảng 7.4. Thuế suất thuế sử dụng đất phi nòng nghiệpđối với đất ở ....341
  12. DANH MỤC HÌNH, s ơ ĐỒ Hình 1.1. Đường cong Laffer.......................................................................7 Hinh 1.2. Đồ thị biểu diễn thuế lũy tiến .................................................. 19 Hình 1.3. Đồ thị biểu diễn thuế lũy thoái................................................ 19 Hỉnh 1.4. Đồ thị biểu diễn thuế cố đ ịn h ..................................................20 Sơ đồ 1.1. Các loại mức th u ế....................................................................24
  13. Chương 1 T Ỏ N G Q U A N VÈ T H U É 1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THUÉ Thuế ra đòi là cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. Ngay từ khi nhà nước ra đời thì thuế cũng xuất hiện, thuế là sản phẩm tất yếu từ sự xuất hiện của hệ thống bộ máy nhà nước. Ngược lại, thuế là công cụ đảm bảo cung cấp phương tiện vật chất cần thiêt cho sự tôn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước. Thuế luôn luôn gắn chặt với sự phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước. Sự phát triển và thay đổi hình thái tổ chức nhà nước luôn kéo theo sự cải biến của các hinh thức thuế và hệ thống thuế nói chung. Thuế là công cụ quan trọng mà bất kỳ nhà nước nào cũng phải sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của minh. Đẻ đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình, nhà nước chỉ có thể và cần phải dùng quyền lực để bất buộc các thành viên trong xã hội có nghĩa vụ đóng góp một phần sản phẩm, hoặc một phần thu nhập cho nhà nước - hình thức đóng góp đó chính là thuế. Nhà nước là một tổ chức chính trị, đại diện quyền lợi cho giai cấp thống trị, thi hành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra đề cai trị xã hội. Nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có cơ sở vật chất nhất định để đảm bảo cho sụ tồn tại và hoạt động của mình. Do đó, nhà nước phải dùng quyền lực chính trị vốn có để tập trung một bộ phận của cải trong xã hội vào tay nhà nước. Việc huy động, tập trung nguồn của cải đó có thể thực hiện bằng các cách khác nhau, trong đó có hình thức đóng góp bắt buộc được gọi là thuế. Xem xét sự phát triển của các hình thức và phương pháp thu thuế, có thể chia lịch sử hinh thành và phát triển của thuế thành 3 giai đoạn.
  14. Giai đoạn thứ nhất, bắt đầu từ thế giới cổ đại đến đầu thế kỷ XVI được đặc trưng bời sự hỉnh thành các loại thuế sơ khai và nhà nước chưa có một bộ máy thu thuế hoàn chỉnh. Thuế xuất hiện đầu tiên dưới thời La Mã cổ đại. Ban đầu đất nước La Mã chi bao gồm thành phố Rome. Chi phí quản lý đất nước còn nhỏ bé. Hội đồng thành phố làm việc không được trả công, việc cống hiến tài sản cá nhân được xem là niềm vinh dự và đem lại sự kính trọng. Chi tiêu của Chinh phủ chủ yếu cho xây đắp thành lũy, nhà ở và được trang trải bời những khoản thu về tiền thuê đất. Nhưng khi chiến tranh xảy ra thì người dân thành phố Rome bắt đầu biết đến nộp thuế, lao dịch và cống nạp để trang trải cho những nhu cầu cần thiết của đất nước. Nguồn thu chính của ngân sách La Mã lúc đầu là thuế đất. Các loại bất động sản, vật nuôi, nô lệ và các tài sản có giá trị khác cũng nằm trong diện nộp thuế. Sau này xuất hiện thêm một số loại thuế khác như thuế thu vào hoa quả (chủ yếu là nho). Người dân thành thị chì phải trả một thứ thuế duy nhất là thuế thân. Trong một thời gian dài ờ La Mã chưa có bộ máy thu thuế của Chính phủ. Việc thu thuế được giao cho một số đại diện do Chính phủ ủy quyền. Hoạt động của họ tách khỏi sự hỗ trợ của dân chúng mà Chính phủ lại không kiểm soát được. Kết quả diễn ra tình trạng mua chuộc, đút lót, lạm dụng quyền lực. Tình trạng đó đưa đến khủng hoảng kinh tế vào thế kỷ thứ I trước C ôn g N gu ycn . Đen thòi kỳ đế chế La Mã, Vua Octavius (từ năm 63 trước Công Nguyên đến năm 14 sau Công Nguyên) đã thành lập một tổ chức tài chính độc lập của Chính phủ nhằm thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát thu thuế. Chính phủ quản lý chặt chẽ các khoản thu thuế bằng cách so sánh lợi thế về đất đai ờ các địa phương, lập sổ ghi chép chi tiết về việc sờ hữu đất đai và thống kê tài sản của từng người dân. sổ sách được ký nhận bời người đứng đầu địa phương, cùng với người đại diện cho tổ chức tài chính của tỉnh, thành phố. Hàng năm, vào một ngày nhất định, mỗi người dân có trách nhiệm trinh cho cơ quan chúc năng xem bản khai của minh. 2
  15. Tuy nhiên, tổ chức tài chính của Chính phủ không trực tiếp thu thuế của dân mà giao cho các lãnh đạo địa phương thực hiện. Chính phủ thông qua các tổ chức công khố xem xét, đánh giá và xác định tổng số thuế phải nộp ờ các địa phương, đồng thời kiểm tra về thời hạn nộp thuế. Trong thời gian này, thuế thu nộp bằng tiền. Người dân bán lương thực, thực phẩm để nộp thuế. Điều này kích thích và phát triển mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ, làm sâu sắc hơn quá trình phân công lao động xã hội và thúc đẩy tiến trình đô thị hoá. Tuy nhiên, trong thời kỳ này nhiều hình thức thuế được ban hành lại không làm hưng thịnh về tài chính cho đế quốc La Mã. Ngược lại, gánh nặng thuế khoá đối với người dân là nguyên nhân quan trọng gây ra khủng hoảng tài chính và đưa nền kinh tế đất nước lâm vào tình trạng yếu kém. Giai đoạn thứ hai, bắt đầu từ thế kỳ thứ XVI đến đầu thế kỳ XIX: Hỉnh thành hệ thống thuế và các tổ chức thu thuế tương đối hoàn chỉnh. Chính phủ hiện đại xuất hiện ở Châu Âu khoảng thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Do chưa có đủ đội ngũ quan chức thu thuế chuyên nghiệp nên Chính phủ đã sử dụng các chủ thái ấp vào công tác thu thuế. Một số quốc gia châu Âu sử dụng phương pháp đấu giá quyền thu thuế: số thuế được xác định và nhượng lại ngay sau khi nhận được quyền thu thuế nếu ai trả mức cao nhất trong cuộc đấu giá. Tất cả số tiền thuế thu được ngay lập tức được chuyển vào quỹ của Chính phủ. Sau đó các chủ thái ấp sẽ thực hiện trọng trách quốc gia và nhận được thu nhập cho minh. Ngàn sách quốc gia lại trong tình trạng ngheo nan va đièu nay lặp lại tinh trạng hch sứ như thơi La Mã cỏ đại. Đe khắc phục tình trạng đó, năm 1662 ờ Pháp, các văn bản pháp luật đã giới hạn phần hoa hồng trả cho các chủ thái ấp. Vì thế, tổng số thu thuế vào ngân sách của Chính phủ ngày càng tăng và chi phí cho việc thu thuế ngày càng giảm. Chính việc chuyển các tổ chức thu thuế vào trong hệ thống quản lý của Chính phù đã làm cho việc thu thuế trờ nên hợp lý hon. Vào thế kỷ XVIII ờ các nước phương Tây đã thiết lập bộ máy hành chính của Chính phủ để tổ chức và kiểm soát chặt chẽ việc thu thuế. 3
  16. Trong khoảng thời gian này, ở các quốc gia châu Âu xuất hiện nhiều loại thuế nhưng không có khoản thu lớn. Nguồn thu chính của Chính phủ là thuế thân. Giói quý tộc và tăng lữ thỉ không phải nộp khoản thuế này, ngược lại tầng lớp tư sản và nông dân phải nộp cho Chính phủ 10-15% toàn bộ thu nhập của mình. Các quan chúc và viên chức nhà nước, quân đội nếu được thăng chức cũng phải nộp một khoản thuế đặc biệt. Trong hệ thống thuế trực thu thường bao gồm: Thuế đất, thuế đối với trang thiết bị quân đội, thuế mua ngựa, thuế tuyển mộ lính (người nộp thuế này được miễn trừ khỏi nghĩa vụ quân sự). Nguồn thu chủ yếu trong hệ thống thuế gián thu là thuế quan với mức thu từ 5% đến 25%. Tuy vậy, việc ấn định mức thuế cho từng loại hàng hoá xuất nhập khẩu cũng không có cơ sở khoa học. Do đó, có những hàng hoá xuất khẩu đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, nhưng cũng kim hãm sự phát triển của thương mại. Giai đoạn thứ ba, bắt đầu từ thế kỷ XIX cho đến nay. Đó là thời kỳ hình thành hệ thống thuế và bộ máy thu thuế hoàn chinh. Trong giai đoạn này, ở hầu hết các nước phát triển đã hình thành hệ thống thuế với các luật thuế và bộ máy thu thuế hoàn chình. Các loại thuế đã có trước đây dần được hoàn thiện hon, trong đó phải kể đến thuế ruộng đất ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc tạo lập nguồn thu cho Chính phủ. Nếu như thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, thuế quan rất phát triển và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu ngân sách, thì hiện nay vai trò của hình thức thuế này ngày càng lu mờ và nhường chỗ cho các loại thuế khác. Trong thời gian đó xuất hiện nhiều hình thức thuế mới và được phát triển đến ngày nay: Thuế TNCN ra đời ờ Anh vào năm 1842, sau đó nhiều nước công nghiệp phát triển khác cũng áp dụng thuế này (Nhật năm 1887, Mỹ năm 1913 và Pháp năm 1914). Hiện nay, thuế TNCN là một trong những hình thức thuế giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong hệ thống thuế của các quốc gia phát triển, không chỉ ờ tổng số thu thuế mà cả vai trò của nó trong phân phối thu nhập. Nhiều hỉnh thức thuế mói tiên tiến cũng được nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong thực tiễn: Thuế GTGT ra đời ờ Pháp năm 4
  17. 1954 và hiện nay đã lan rộng ra nhiều nước đang phát triển khác và trờ ihành hình thức thuế gián thu phổ biến trên thế giới. Bộ máy thu thuế ở các nước phát triển cũng ngày được hoàn chỉnh và hinh thành đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, không chỉ bao gồm các cơ quan quản lý thu thuế, mà ờ nhiều quốc gia còn có cả bộ máy cảnh sát thuế, tòa án thuế riêng biệt nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc xây dựng luật thuế và xử lý các vi phạm về thuế. Như vậy, cùng vói việc mở rộng các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, các hình thức thuế ngày càng phong phú hon, công tác quản lý thuế ngày càng được hoàn thiện hơn và thuế trờ thành một công cụ quan trọng, có hiệu quả của nhà nước để tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nuớc. 1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA THUẾ 1.2.1. Khái niệm thuế Trong lịch sử tồn tại và phát triển của nhà nước, đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về thuế, có thể điểm lược một số khái niệm về thuế như sau: Trong tác phẩm "Phê phán cương lĩnh Gôta", khi bàn về mối quan hệ giữa thuế và nhà nước, C.Mác viết: "Thuế là cơ sở của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn giản tiện cho kho bạc thu được bằng tiền hay sản vật mà người dân phải đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của nhà nước."1 Ph.Ảngghen cũng chỉ rõ: "...để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của nhân dân cho nhà nước, đó là thuế má..."2 C ả C .M á c v à P h .Ă n g g h c n đ ê u c h ỉ đò cập tớ i v a i trò đ ó n g th u ê củ a nhân dân nhu một sự bóc lột và coi đó là "thù đoạn giản tiện" của nhà nước. Nhà nước chi thu thuế để phục vụ nhu cầu của nhà nước và là phương pháp hữu hiệu nhất để tác động tới đời sống kinh tế - xã hội mà chưa quan tâm tới việc thực hiện đời sống nhân dân. V.I.Lênin cho rằng: "Thuế là cái mà nhà nước thu cùa dân nhưng không bù lại" và thuế cấu thành nên nguồn thu của chính phủ, nó được lấy ra 1 C.Mác - Ph.Ăngghen (1972), Toàn tập, Tập 21, Ơ.11Ọ, Nxb Sự thật. 2 Ph.Ăngghen (1962), Nguồn gốc cùa gia đình, cùa chế độ tư hữu và nhà nước, Nxb Sự thẬt. 5
  18. từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thi thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế."3 Cùng quan điểm với C.Mác và Ph.Ăngghen, Philip E.Taylor cho rằng: "Thuế là sự đóng góp cưỡng bách của mỗi người cho chính phủ để trang trải các chi phí vì quyên lợi chung mà ít căn cứ vào các quyền lợi riêng được hưởng".4 Theo Từ điển Tiếng Việt (1998) thi thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp,... buộc phải nộp cho nhà nước theo quy định. Theo Đỗ Đức Minh (2010) thì "Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng."5 Đứng trên các góc độ nghiên cứu cũng có các quan điểm khác nhau về thuế: Trên góc độ phản phổi thu nhập, thuế là hỉnh thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hinh thành các quỹ tiền tệ tập trung cho nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Trên góc độ người nộp thuế, thuế được coi là khoản tiền đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Trên góc độ kinh tế học, thuế được xem xét như là một biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước sử dụng quyền lực của minh để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực còng nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của nhà nước. Mặc dù có nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau về thuế, song đều thống nhất những nội dung chính của thuế là: 1 V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Tập 33, tr. 133, Nxb Tiến bộ. 4 P.E.Taylor (bản dịch) (1961), Tài chính công, ư.133, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chi Minh. 5 PGS. TS. Đỗ Đức Minh. TS. Nguyễn Việt Cường (2010), Giáo trình Lý thuyết Thuế, Nxb Tài chíiih. ữ.28. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2