Giáo trình Thuế thực hành (Lý thuyết, bài tập và bài giải): Phần 2 - ThS. Nguyễn Thị Mỹ Linh
lượt xem 135
download
Giáo trình Thuế thực hành (Lý thuyết, bài tập và bài giải): Phần 2 của ThS. Nguyễn Thị Mỹ Linh cung cấp cho các bạn những kiến thức về hệ thống các thuế trực thu; phí và lệ phí; quản lý thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Đặc biệt thông qua việc giải những bài tập thực hành về thuế được đưa ra ở cuối sách sẽ giúp các bạn nắm bắt tốt hơn những kiến thức này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thuế thực hành (Lý thuyết, bài tập và bài giải): Phần 2 - ThS. Nguyễn Thị Mỹ Linh
- PHẢN 3 HỆ THỐNG THUẾ TRƯC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- C h ư ơ n g 5 : T H U Ế T H U N H Ậ P D O A N H N G H IỆ P 207 CHƯƠNG 5 THUÊ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (Corporate Income ĩax) Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (ở một sô nước còn gọi là thuê thu nhập công ty, thuê công ty hoặc thuê lợi tức) được áp dụng từ lâu ở nhiều nước trên thế giới. Các nước áp dụng thuế TNDN sớm như : Anh, Nhật vào khoảng giữa thế kỷ 19; và một số nước khác như : Pháp, Thụy Sĩ, Liên Xô, Trung Quôc vào đầu thế kỷ 20. Mỗi nước áp dụng đều có những hoàn cảnh xuất phát khác nhau, nhưng chu yếu từ các lý do sau : do nhu cầu tă n g chi N SN N , do xu hướng đòi hỏi sự bìn h đảng, dân chủ của mỗi công dân trong thực hiện nghĩa vụ thuê đối với Nhà nước... Thuê TNDN ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng trong NSNN và chiếm tỷ trọng ngày càng cao (khoảng 20% đến 25% tổng thu từ thuê đối với các nước phát triểri như Pháp, Canada, Thụy Điên, Mỹ,...). ơ Việt Nam, hình thức sơ khai ban đầu của thuế TNDN là thuê tính trên lợi tức kinh doanh theo biểu thuế lũy tiến uưng phần với thuế suất từ 5% đến 7% phân biệt theo từng ngành nghề từ năm 1951. Đến năm 1956, Thủ Tướng Chính phủ ban hành Luật thuê Lợi tức doanh nghiệp áp dụng cho mọi cơ sở kinh doanh. Căn cứ tính thuê Lợi tức doanh nghiệp là sô chênh lệch giữa doanh thu với giá thành sản xuất, biểu thuế chia theo nhóm ngành với thuế suất lũy tiến từng phần, thấp nhất là 8%, cao nhất là 50%. Đây là loại thuế quy định trong sắc thuế công thương nghiệp. Từ năm 1965 đến năm 1990, chính sách thuế Lợi tức được tách Số hóa bởicho riêng khutâm Trung vựcHọkinh c liệutê– quốc ĐH TNdoanh và kinh tê ngoài quốc doanh http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 208 Chương 5 : THUÊ THU NHẬP DOANH NGHIỆP trong đó : Khu vực kinh tế quốc doanh nộp "Thu quốc doanh"] khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nộp "Thuê Lợi tức doanh nghiệp". - Thu quốc doanh thực chất là một dạng của thuế Lợi tức. Từ năm 1961 đã bắt đầư áp dụng thí điểm chế độ thu quốc doanh đối với một số xí nghiệp quôc doanh. Thu quốc doanh được ấn định bằng một mức thu cố định, chỉ để lại cho các doanh nghiệp công nghiệp giá thành hợp lý và lợi nhuận dịnh mức, đối với ngành thương nghiệp chỉ đế lại chi phí lưu thông và chiết khấu thương nghiệp. Thời kỳ năm 1976 đến 1980 chế độ thu quốc doanh được xác định căn cứ vào mức chênh lệch giữa giá bán buôn công nghiệp và giá bán buôn xí nghiệp (trong đó : giá bán buôn công nghiệp được Hội đồng Chính phủ quy định, là giá bán lé hệ thông trừ (-) chiết khấu thương nghiệp toàn ngành theo nhóm hàng; giá bán buôn xí nghiệp bằng (=) giá thành hợp lý cộng (+) lợi nhuận định mức (bằng 3% đến 8% giá thành hợp lý hoặc giá thành kê họach). Trong những năm 1981 - 1986 chê độ thu quốc doanh được cải tiến theo hướng trích nộp theo tỷ lệ (%). số thu quốc doanh được xác định trên cơ sở giá bán buôn công nghiệp và giá bán buôn xí nghiệp cá biệt của từng xí nghiệp, nên mức thu quốc doanh phụ thuộc vào giá thành cá biệt, xí nghiệp tích lũy nhiều thì nộp nhiều, tích lũy ít thì nộp ít, không có thì không nộp. Do đó, không thúc đẩy hạch toán kinh tế, xí nghiệp làm ăn yếu kém vẫn tồn tại và vẫn đảm bảo có lợi nhuận để trích lập các quỹ. Chê độ thu này mang nặng tính bao cấp nên chưa đảm bảo tảng thu NSNN. Đến nâm 1986 thu quốc doanh được tính theo tỷ lệ (%) trên giá bán buôn công nghiệp (cao thấp tùy theo từng ngành nghề khác nhau). Sau khi thu quốc doanh mà Lợi nhuận của xí nghiệp còn lởn hơn lợi nhuận định mức thì phải nộp thêm thu quốc doanh bổ sung. Nãm 1988 thu quốc doanh lại tiếp tục dược cải tiến và được tính theo tỷ lệ (%) trèn doanh thu thực hiện. Sau khi bù đắp chi phí sản xuất và thu nộp quốc doanh, lợi nhuận thực hiện được đê’ lại đơn vị từ 40% đên 60% tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, còn bao nhiêu phải nộp về NSNN, do vậy không khuyến khích các doanh nghiệp phấn đấu đạt kết quả kinh doanh tốt nhất. - Thuê Lợi tức doanh nghiệp dược áp dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, ngoài ra những ngành, những cơ sờ kinh doanh Số hócó lợii Trung a bở tức caotâm cònHọ ápc dụng liệu –thêm thuế lợi tức bổ ĐH TN sung. Từ năm 1981 đến http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương 5 : THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 209 năm 1986 Thuê' Lợi tức doanh nghiệp được điều chinh thành biêu thuê lũy tiến toàn phần đế tăng mức động viên vào NSNN. Và từ năm 1986 đến năm 1990 được cải tiến thành biêu thuê lũy tiến từng phần. Cho dù có rất nhiều cải tiến trong quá trình thực hiện, tuy nhiên "Thu quốc doanh" và cả "Thuế Lợi tức doanh nghiệp" đều chưa kích thích các doanh nghiệp hạch toán kinh tế, mặt khác việc đánh thuê phân biệt theo thành phần kinh tế chưa đảm báo tính công bằng. Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986, Đáng và Nhà nước ta tập trung lãnh đạo xóa bó cơ chế quản lý hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp, từng bước hình thành và hoàn thiện cơ chẽ quản lý mới, xây dựng nền kinh tê thị trường có sự quán lý cùa Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Đồng thời thực hiện quyết định 05/CT ngày 12/01/1989 của Chu tịch Hội đồng bộ trưởng về việc thành lập "Tổ chi đạo soạn thảo dự án Luật mới về các loại thuế" thực hiện cái cách thuế bước I. Các chính sách thuế mới được Quốc hội xem xét, lần lượt thông qua, trong đó có Luật thuê Lợi tức (được thông qua ngày 30/06/1990, có hiệu lực từ ngày 01/10/1990) và sứa đối, bố sung vào năm 1993 theo Luật Sửa đồi, bô sung một số điều cùa Luật thuế Lợi tức. Thuê được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế. Mọi tô chức cá nhân có sản xuất, kinh doanh trên lãnh thô Việt Nam có lợi tức đều phải nộp thuế lợi tức, trừ cơ sớ nộp thuế lợi tức theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và cơ sờ sán xuất nông nghiệp thuộc diện nộp thuê nông nghiệp. Căn cứ tính thuê là tông lợi tức tính thuê cả năm (Lợi tức tính thuê bằng (=) Tống doanh thu trừ (-) chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ); Biêu thuế được phân theo 3 nhóm ngành sản xuất, kinh doanh : Công nghiệp nặng (25%), công nghiệp nhẹ (35%), thương nghiệp, ăn uống và dịch vụ (45%). Ngoài ra, đối với hộ tư nhân kinh doanh, tô chức kinh tế ngoài quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước nếu có lợi thế khách quan mang lại phải nộp thuế lợi tức bồ’ sung. Tuy nhiên, khái niệm "lợi tức" chi biếu hiện là lợi tức kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, các khoản thu của doanh nghiệp rất đa dạng, phong phú, có lợi tức từ kinh doanh, có khoản thu không phải từakinh Số hó bởi doanh Trung như cácckhoản tâm Họ liệu – thu ĐHvề TNchuyến nhượng vốn. tài sản, chuyển http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 210 C h ư ơ n g 5 ; T H U Ế T H U N H Á P D O A N H NGHIỆP giao công nghệ, bản quyền, các khoản nợ khó đòi đã xứ lý nay dòi dược,... Do vậy khái niệm "lợi tức" không bao quát hét các khoán thu nhập của cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Mặc dù trong Luật thuê' Lợi tức có quy định lợi tức chịu thuế bao gồm : lợi tức kinh doanh cùng các khoản lợi tức khác nhưng chưa có tính thuyết phục cao, nhất là đối với các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa chính sách thuê Lợi tức có sự phân biệt về thuê suất giữa các ngành nghề kinh doanh, giữa các thành phần kinh tê khác nhau là không còn phù hợp với tình hình thực tê kinh tê xã hội cùa đất nước, mức thuế suất lại quá cao (cao nhất 45% cộng với thuê bô sung 20% đánh vào phần lợi tức bình quân vượt trên mức quy định) sẽ tạo động cơ cho hành vi trốn thuế, chính sách thuê lại thường xuyên thay đổi, bố sung đê phù hợp với thực tê nên không ôn định gây khó khăn cho đối tượng nộp thuê trong việc xây dựng phương án đầu tư, kinh doanh. Nhận thức được nhừng bất cập trên, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 11 ngày 10/05/1997 đã thông qua Luật thuô TNDN, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuê Lợi tức. Có thê nói Thuê TNDN là tên gọi mới thay thê cho Thuê lợi tức áp dụng trước đây đối vói các tô chức, cá nhân san xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam có phát sinh thu nhập chịu thuế. Sự ra đời cua Luật thuê TNDN là một yêu tô khách quan trong quá trình phát triên, góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tê trong giai đoạn mới và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực cũng như nền kinh tế thế giới. Qua 4 năm thực hiện, Luặt thuế TNDN ngày 10/05/1997 được thay thê bới Luật 09/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xà hội Chu nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 06/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004. Luật thuế TNDN ban hành năm 2003 đã điều chinh mức thuế suất từ 32% xuống còn 28f>. áp dung cho tất ca các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đắu tư nước ngoài; quy định thuè thu nhập từ CQSDĐ và CQTĐ; bãi bo thuế TNDN bô sung; bỏ thuê chuyến thu nhập ra nước ngoài; thực hiện cai cách hành chính; đơn giản hóa thủ tục kê khai và tăng cường quyến hạn cùa cơ quan thuế trong việc thanh tra, kiêm tra, xử lý vi phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương 5 : THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 211 Nhìn chung, Luật thuế TNDN năm 2003 đã đạt được mục tiêu đề ra, đánh dấu bước phát triển quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, góp phần bảo đảm nguồn thu quan trọng của NSNN, thúc đẩy cải cách hành chính trong quản lý thuế và ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, Luật thuế TNDN đã bộc lộ những nhược điểm, hạn chế như sau : - Mức thuế suất 28% còn quá cao so với các nước trong khu vực (Singapo hạ từ 20% xuống còn 19%; Philippin giảm từ 35% xuống 30%; Trung Quốc giảm từ 33% xuống còn 25%...), nên không bảo đảm được tính cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh hiện nay. - Về ưu đãi thuế sửa đổi theo hướng đảm bảo tránh phức tạp và dàn trải, cụ thể : Có cơ chế ưu đãi minh bạch, thiết thực, phù hợp với xu thế chung về cải cách thuế của các nước trên thế giới; chuyển từ ưu đãi theo diện hẹp (miễn, giảm thuế) sang cơ chế hạ mức thuế suất phổ thông xuống thấp hơn mức 28% hiện hành) đê khuyến khích cả nền kinh tế, đồng thời sắp xếp lại ưu đãi (miễn, giảm thuế) tập trung vào một số lĩnh vực mũi nhọn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Về căn cứ tính thuế, Luật thuế TNDN năm 2003 quy định cả chi phí được trừ và chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Cách quy định này là phù hợp với thực tiễn khi ban hành vì có thể giúp cho doanh nghiệp đối chiếu để tự kê khai. Tuy nhiên, qua thực hiện ngày càng phát sinh nhiều vướng mắc, gây khó khăn, làm hạn chê quyền chủ động của doanh nghiệp trong kinh doanh. Để khắc phục hạn chế này, bảo đảm rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuê một cách có hiệu quả, nên cần thiết sửa đổi theo hướng : quy định điều kiện để xác định khoản chi được trừ, liệt kê cụ thể các khoản không được trừ; những khoản không được liệt kê thì đương nhiên doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập. Mặt khác, Luật thuế TNDN năm 2003 còn quy định Số hóa bởi Trung thuc liệ tâm Họ thuế u –bổ ĐHsung TN đối với thu nhập từ chuyển quyền http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 212 Chương 5 : THUỂ THU NHÁP DOANH NGHIỆP sử dụng đất. Tuy nhiên do thay đổi về cơ chê xác định giá đất theo giá thị trường, chính sách thu đối với đất đai đâ điều tiết được các khoản lợi nhuận tăng do chênh lệch giá đất và giảm bớt lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, không cần thiết phải duy trì việc thu bô sung đối với lợi nhuận từ hoạt động chuyến quyền sử dụng đất của doanh nghiệp. Như trình bày ở trên, xuất phát từ những tồn tại, hạn chế của Luật thuế TNDN năm 2003 cũng như những nội dung của Luật đã được sửa đổi, thay th ế tại một số văn bản luật, Bộ Tài chính đã xây dựng Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008, có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. 5 ễl KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TR Ò , N GUYÊN TẮC TH IẾT LẬ P CHÍNH SÁCH THUẾ TNDN 5.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế TNDN K hái niệm Thuê TNDN là loại thuê trực thu đánh trên phần thu nhập sai khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhậ[ của đối tượng nộp thuê trong kỳ tính thuế. Thuê TNDN được tồn tại như một thực tê khách quan bởi các 1' do sau : - Thuế TNDN có thể được xem là loại thuê bổ sung hav loại thu thu trước hoặc thu gộp của thuế Thu nhập cá nhân đế trán tình trạng thất thu và giảm bớt đầu mối thu. Đối với cơ qua thuế việc kiểm soát và thu thuế TNDN thuận lợi hơn so vó việc kiểm soát và thu thuế của từng cá nhân. Vì ■ .. việc đán thuế TNDN trước khi các thu nhập này được ph.tn phối cho cá cá nhân góp vốn vừa giảm thiểu đầu mối quản lý thu thuế, vù có thê hạn chế thất thu thuế Thu nhập cá nhàn do thiếu kh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN năng kiểm soát chặt chẽ. http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương 5 : THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 213 - Thuế TNDN có thế quan niệm là một sắc thuê độc lập đánh vào một đối tượng chịu thuế độc lập với các cổ đông. Các đơn vị thực hiện nghĩa vụ nộp thuế giống như một đối tượng chịu thuế độc lập. Có thê xem thuê TNDN là một hình thức bồi hoàn những ưu đãi, lợi thế mà Nhà nước đã dành cho các doanh nghiệp như : cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sự bảo vệ về mặt pháp lý, chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước về vốn, kỹ thuật, công nghệ, sự bảo hộ của Nhà nước trong điều kiện cạnh tranh... Có thế nói thu nhập do các công ty tạo ra có một phần đóng góp của toàn xã hội. Đặc điểm Thứ nhất, thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, đồng thời cũng là "người" chịu thuế. Thứ hai, thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thuê' GTGT, thuế TTĐB là một số tiền tăng thêm vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ, người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ là người tập hợp thuế và nộp vào NSNN, do đó nó chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Thuế TNDN được xác định trên cơ sờ thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận mới nộp thuế TNDN. Thứ ba, thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuê TNCN, thu nhập mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như : lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết,... là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng có thể được coi là một biện pháp quản lý thu nhập cá nhân. 5.1.2 Vai trò của thuế TNDN Tạo cho Nhà nước một khoản thu gắn với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung. Theo qui luật khi trình độ kinh tế càng phát triển thì thuế TNDN càng chiếm ví trí quan trọng trong tông thu NSNN. Số hóa bởiPhân Trungphối tâm lại Họcthu liệunhập – ĐHgiữa TN các tổ chứchttp://www.lrc-tnu.edu.vn kinh tế và Chính phủ. Điều này đăc biệt cần thiết trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh
- 214 Chương 5 : THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP sự phân hóa giàu nghèo là không thê tránh khỏi, thuê TNDN là một biện pháp tốt để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Điều tiết, kích thích tiết kiệm và đầu tư theo hướng nâng cao năng lực, hiệu quả xã hội. Tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần và trong tiến trình hội nhập ở nước ta hiện nay. 5.1.3 Nguyên tắc thiết lập chính sách thuế TNDN Thứ nhất, phải bao quát mọi khoản thu nhập phát sinh trong quá trình h oạt độn g củ a c á c doanh nghiệp : Nguyên tắc bao quát mọi khoản thu nhập phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp cũng chính là thực hiện nguyên tắc công bằng khi đánh thuế. Tuy nhiên, tùy vào mục đích điều tiết hoặc các mục đích khác trong quản lý Nhà nước của từng thời kỳ nhất định mà luật pháp quy định có những khoản thu nhập không nằm trong phạm vi điều tiết của thuê TNDN hoặc tạm thời chưa điều tiết thuế. Thứ hai, phải thống nhất cách xác định thu nhập tinh thuê : Thu nhập phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp phải là thu nhập bằng tiền hoặc tính ra được bằng tiền và ghi nhận trong kỳ tính thuế. Thu nhập chịu thuế TNDN được xác định trên cơ sở doanh thu của doanh nghiệp và các khoản chi phí gắn liền với quá khứ tạo ra doanh thu. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cùa mỗi nước trong từng thời kỳ nhất định mà các khoản chi phí miễn trừ được pháp luật quy định khác nhau. Thu nhập chịu thuê được xác định tùy thuộc vào nguyên tắc đánh thuế : - Đánh thuế theo nguvên tắc cơ sở thường trú : uột doanh r.ghiệp được coi là cơ sở thường trú ở nước nào thì bị đánh thuế trên mọi khoản thu nhập, bất kê thu nhập đó phát sinh ờ irong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn nước hay ờ nước ngoài.
- Chương 5 : THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 215 - Đánh thuế theo nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập : một doanh nghiệp bị đánh thuế vào các khoản thu nhập nếu khoản thu nhập đó phát sinh tại nước đánh thuế, bất kể doanh nghiệp đó có phải là cơ sở thường trú của nước đó hay không. Thứ ba, nguyên tắc khấu trừ chi phi khi xác định thu nhập tinh thuế ; Thực chât thuê TNDN diều tiết vào lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh thu từ các hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp và các khoản chi phí. Pháp luật của mỗi nước quy định các khoản chi phí được khấu trừ để xác dịnh thu nhập chịu thuế có khác nhau, nhưng thông thường phải là chi phí hợp lý và khi khấu trừ phải quán triệt các nguyên tắc sau : - Các khoản chi phí được khấu trừ phải là các khoản chi phí có liên quan tới việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. - Đó là các khoản chi phí thực sự có chi ra và có căn cứ hợp pháp. - Là khoản chi phí có mức trả hợp lý : phù hợp với giá cả thị trường hoặc các định mức kinh tế, kỹ thuật. - Khoản chi đó phải có tính thu nhập hơn là tính vốn. Thứ lư, xác định thuế suất thuế TNDN hợp lý. Thuê TNDN bị chi phối trực tiếp bởi các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước, do đó, trong khi thiết kế nên có thuế suất phô thông, có các mức thuế suất ưu dãi và các trường hợp miễn, giám thuế. Quy định như vậy là cần thiết để khuyến khích các nhà đầu tư trong các ngành nghề kinh doanh hoặc các lĩnh vực nhất định, nhưng không nên quá phức tạp, vừa làm giảm cơ sở tính thuế, vừa tạo điều kiện đê đối tượng nộp thuế có thể tránh thuế và chi phí quản lý tốn kém. Thứ năm, quy định thời gian để xác định thu nhập chịu thuế. Do tính chất phức tạp của các khoản thu nhập phát sinh và thời gian nhận các khoản thu nhập, có những khoản thu nhập doanh nghiệp nhận được trong một năm, nhưng cũng có những khoản thu nhập nhận Số hó đượca bở i Trung trong tâmnăm, nhiều Học liệ nên u –việc ĐHquy TN định thời gian http://www.lrc-tnu.edu.vn đê xác định doanh
- 216 Chương 5 : THUẾ THU NHÁP DOANH NGHIỆP thu và thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có tính ước định để sao cho cách tính toán đơn giản, đảm bảo công bằng giữa đối tượng nộp thuế, đảm bảo nguồn thu cho NSNN và đảm bảo tính khả thi cùa việc đánh thuế. Trong thực tiễn các nước có quy định khác nhau về thời gian xác định doanh thu làm co' sớ tính thuế, nhưng thông thường là năm tài chính. 5 .2 ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ TNDN Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động san xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuê (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm : - Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định cùa Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Đầu tư nưởc ngoài tại Việt Nam, Luật Đầu tư, Luật Các Tố’ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức : Công ty cổ phần; Còng ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp Nhà nưởc; Văn phòng Luật sư, Văn phòng Công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công tv điều hành chung. - Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lình vực. - Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã. - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định cùa pháp luật nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sớ thường trú tại Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài, tố chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế TNDN theo hướng dẫn riêng củai Trung Số hóa bở Bộ Tàitâm chính, Học trừ liệutrường hợp các doanh – ĐH TN nghiệp này có hoạt động http://www.lrc-tnu.edu.vn chuyến nhượng vốn thì thực hiện nộp thuê theo Luật thuế TNDN.
- C h ư ơn g 5 : T H U Ế T H U N H Ậ P D O A N H N G H IỆ P 217 5 .3 PHƯƠNG PH Á P VÀ CĂN c ứ TÍNH TH UẾ TNDN Đ ố i VỚI ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XU A T, k i n h DOANH HÀNG HÓA, DỊCH vụ 5.3.1 Phương pháp tính thuế TNDN 5.3.1.1 Công thức tính thuế Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau : Thuế TNDN _ Thu nhập Thuế suất phải nộp ~ tính thuế thuế TNDN Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuê TNDN phải nộp được xác định như sau : Thuê TNDN Thu nhập Phần trích lập 'l Thuế suất phải nộp = tính thuế quỹ KH&CN J x thuế TNDN Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tự thuế TNDN ỏ' ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế TNDN đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định của Luật thuế TNDN. Đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TNDN (tương ứng với mức thuê suất 25%) sau khi đã thực hiện ưu đãi miễn giảm thuế TNDN (nếu có) mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuê TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể : Đối với dịch vụ là 5%; đối với kinh doanh hàng hóa là 1%; đối với hoạt động khác là 2%. Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bô tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuê và thu nhập tính thuê bằng ngoại tệ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 218 Chương 5 : THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 5.3.1.2 Kỳ tính thuế Kỳ tính thuê được xác định theo năm dương lịch, trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kỳ tính thuê năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyên đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuê TNDN. 5.3.2 Căn cứ tính thuế TNDN Thuế TNDN _ ị Thu nhập Phần trích lập I Thuê suất phải nộp = tính thuế quỹ KH&CN J x thuế TNDN Trong đó : Thu nhập Thu nhập Thu nhập được Cac khoan lo u 4-u *' = u- - + đươc kẽt chuyẽn tính thuê chiu thuê miên thuê theo quy định 5.3.2.1 Thu nhập chịu thuê Thu nhập Doanh Chi phí Các khoản chịu thuế thu được trừ thu nhập khác Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản (BĐ S) phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế TNDN, không được bù trừ với thu Số hóanhập bởi Trung tâm hoặc lỗ từ Họ cácc hoạt liệu –động ĐH TN sản xuất kinhhttp://www.lrc-tnu.edu.vn doanh khác.
- Chương 5 : THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 219 a) Doanh thu Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu đưạc tiền hay chưa thu được tiền. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuê đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyên giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua; đối với cung ứng dịch vụ là thời điếm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ. Trường hợp thời điểm lập hóa đơn xảy ra trưổc thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu được tính theo thời điểm lập hóa đơn. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau : (1) Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Ví dụ 5.1: Cơ sở kinh doanh A là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Hóa đơn giá trị gia tăng gồm các chỉ tiêu như sau: Giá bán : 100.000 đồng. Thuế GTGT (10%) : 10.000 đồng. Giá thanh toán : 110.000 đồng. Doanh thu đế tính thu nhập chịu thuế là 100.000 đồng. (2) Đối với CO' sờ kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Ví dụ 5.2: Cơ sờ kinh doanh B là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000 dồng. Doanh Số hóa bở thu i Trung đêHọ tâm tính c liệthu u –nhập chịu thuế là http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐH TN 110.000 đồng.
- 220 Chương 5 : THUỂ THU NHẢP DOANH NGHIỆP (3) Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm. (4) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ (sử dụng cho tiêu dùng, không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng đê tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh) được xác định theo giá bán của sản phầm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đồi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ. (5) Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa. (6) Đối với hàng hóa của các đơn vị giao đại lý, ký gửi và nhận đại lý, ký gửi theo hợp đồng đại lý, ký gửi bán đúng giá hường hoa hồng được xác định như sau : đối với Doanh nghiệp giao hàng hóa là tổng số tiền bán hàng hóa; dối với Doanh nghiệp nhận làm đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng. (7) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là sô tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuê' được phân bổ cho số năm trả tiền trước. (8) Đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lải cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phai thu phát sinh trong kỳ tính thuế. (9) Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế. (10) Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là số tiền cung cấp điện, nước sạch ghi trên hóa đơn giá trị gia tàng. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là ngày xác nhận chỉ sô Số hóa công bởi Trung tâmvàHọđược tơ điện c liệughi – ĐH trênTN hóa đơn tínhhttp://www.lrc-tnu.edu.vn tiền điện, tiền nước sạch.
- C hương 5 : T H U Ế T H U N H Ậ P D O A N H N G H IỆ P 221 Ví dụ 5.3 : Hóa đơn tiền điện ghi chỉ số công tơ từ ngày 5/12 đến ngày 5/1. Doanh thu của hóa đơn này dược tính vào tháng 1. (11) Đối với hoạt động kinh doanh sân gòn là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn và các khoản thu khác trong kỳ tính thuế. (12) Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiếm và tái bảo hiểm là số tiền phải thu về thu phí bảo hiểm gốc, thu phí về dịch vụ đại lý (giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%); thu phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo hiểm sau khi đã trừ các khoản hoàn hoặc giảm phí bảo hiểm, phí nhận tái bảo hiểm; các khoản hoàn hoặc giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm. (13) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu. (14) Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh : - Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuê là doanh thu của từng bén được chia theo hợp đồng. - Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng. - Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế TNDN thì doanh thu đê xác định thu nhập trước thuê là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bèn làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa dơn, ghi nhận doanh thu, chi phi, xác định lợi nhuận trước thuê TNDN chia cho từng bèn tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Mỗi bên tham gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 222 Chương 5 : THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP hợp đồng hợp tác kinh doanh tự thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN cùa mình theo quy định hiện hành. - Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế TNDN thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm dại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế TNDN thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. (15) Đôi với hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng (casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược) là số tiền thu từ hoạt động này bao gồm cả thuê tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách. (16) Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán là các khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật. (17) Đối với dịch vụ tài chính phái sinh là số tiền thu từ việc cung ứng các dịch vụ tài chính phái sinh thực hiện trong kỳ tính thuế. b) Chi phí được trừ b l) Các chi p h í được trừ khi xác định thu nhập chịu thuê' Các chi phí được trừ là các chi phí thực tê phát sinh liên quan đên hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. b2) Các khoản chi phí không được trì( kh i xác định thu nhập chịu th u ê (1) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại mục (bl) nêu trên, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường Số hóa hợp bởi Trung tâmkháng bất khả Học liệ khácu – ĐH TN được bồi thường. không http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương 5 : THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 223 (2) Chi khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) thuộc một trong các trường hợp sau : Chi khấu hao đối với TSCĐ không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Riêng TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như : nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo,., do doanh nghiệp đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Chi khấu hao đối với TSCĐ không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê mua tài chính). Chi khấu hao đôi với TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý TSCĐ và hạch toán kế toán hiện hành. Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chê độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cô định. Trường hợp doanh nghiệp có lãi, có nhu cầu về khấu hao nhanh đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phần trích khấu hao vượt quá mức khấu hao nhanh theo quy định. Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chỏ' người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng và hạch toán trích khấu hao TSCĐ từ ngày 1/1/2009 (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với TSCĐ là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch. Khấu hao đối với TSCĐ đã khấu hao hết giá trị. Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được- tính khấu hao vào chi phí hợp lý đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. (3) Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, nàng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý do doanh nghiệp tự xây dựng. Mức tiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 224 Chương 5 : THUẾ THU NHÁP DOANH NGHIỆP hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kv sán xuất sán phẩm và thông báo cho co' quan thuế quản lý trực tiêp trong thời hạn 3 tháng kê từ khi bắt đầu di vào sán xuất theo mức tiêu hao được xây dựng. Đối với trường hợp doanh nghiệp trong thời gian sản xuất kinh doanh có điều chỉnh bô sung mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thì cũng phải thông báo cho cơ quan thuê quản lý trực tiếp chậm nhất là trước thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuê TNDN. Trường hợp một sô nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức cùa Nhà nước đã ban hành. (4) Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn, được phóp lập Báng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào (theo mẫu sô 01/TNDN, Thông tư 130 ngày 26/12/2008 - đĩa đính kèm), nhưng không lập Báng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp : Mua hàng hóa là nông sản, lâm sản, thúy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sán phám thu công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguvên liệu tận dụng từ sán phấm nông nghiệp cùa người sản xuất thừ công không kinh doanh trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi cùa người dân tự khai thác trực tiếp bán ra; mua phế liệu cùa người trực tiếp thu nhật; mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đà qua sử dụng trực tiếp bán ra và một số dịch vụ mua cùa cá nhân không kinh doanh. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bàng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mưa hàng thì cơ quan thuê cãn cứ vào giá thị trường tại thời điếm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường. (5) Chi tiền lương, tiền công thuộc một trong các trường hợp sau : Chi tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trá cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy đinh cùa pháp luật. Các khoản tiền thường cho người lao động không mang tính chất tiền lương, các khoản tiền thường không dược ghi cụ thê điéu kiện được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn hướng trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thé.
- Chương 5 : THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 225 Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế nám thực tế chưa chi, trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn (mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện). Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. (6) Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn; phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 1.500.000 đồng/người/năm; phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 1.000.000 đồng/người/năm. (7) Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến. (8) Chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động. (9) Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài (không bao gồm tiền đi lại và tiền ở) vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước. (10) Các khoản chi sau không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định. Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm : Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác; chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý; chi phí tổ chức khám Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp - ThS.Đồng Thị Vân Hồng
473 p | 861 | 384
-
Hướng dẫn thực hành kế toán - BÀI TẬP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
18 p | 675 | 185
-
Giáo trình Thuế thực hành (Lý thuyết, bài tập và bài giải): Phần 1 - ThS. Nguyễn Thị Mỹ Linh
198 p | 403 | 144
-
Kế toán tài chính A3 - ĐH Tôn Đức Thắng
86 p | 289 | 73
-
Giáo trình Thuế - Lại văn Duy
160 p | 250 | 63
-
Bài giảng môn Thuế: Phần 1 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
64 p | 288 | 55
-
GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ ĐẤT - TS. HỒ THỊ LAM TRÀ - 4
17 p | 121 | 48
-
CHƯƠNG 2: BÀI TẬP THỰC HÀNH KẾ TOÁN
4 p | 139 | 46
-
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN - Chương V
19 p | 157 | 44
-
Giáo trình nghiệp vụ thuế - KSV. Đăng Thủy
0 p | 131 | 43
-
thực hành nguyên lý kế toán của sinh viên
101 p | 165 | 43
-
Bài giảng môn Thuế: Phần 2 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
46 p | 144 | 26
-
KẾ TOÁNH TÀI CHÍNH - BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
2 p | 135 | 25
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
66 p | 31 | 14
-
Thực hành Nghiệp vụ thuế: Phần 2
290 p | 39 | 7
-
Giáo trình phân tích quy trình ứng dụng nguyên lý quốc hữu hóa doanh nghiệp tư bản tư nhân p4
10 p | 66 | 5
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích quy trình về thuế thu nhập hiện hành của một giao dịch p9
5 p | 64 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn