intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Tổ chức hạch toán kế toán (Ngành: Kế toán - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Tổ chức chứng từ kế toán; tổ chức xử lý, hệ thống hóa thông tin kế toán theo các hình thức kế toán; tổ chức cung cấp thông tin kế toán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGÀNH: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà Nội, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Tổ chức hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kế toán, nó không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với Luật kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và các thông lệ kế toán quốc tế nhằm có được thông tin kế toán chất lượng cao nhất. Với nhận thức đó, cuốn giáo trình “Tổ chức hạch toán kế toán” được biên soạn cho chuyên ngành kế toán - hệ Cao đẳng liên thông nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo của trường Cao đẳng Xây dựng số 1 với mục tiêu giúp cho các cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, sinh viên, học sinh có tài liệu giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn và hoàn thiện cuốn giáo trình này, tập thể giảng viên Bộ môn Kế toán – Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã cập nhật những quy định pháp lý mới nhất về kế toán, chọn lọc nội dung cơ bản và biên soạn theo hướng tiếp cận năng lực cho sinh viên. Cuốn giáo trình “Tổ chức hạch toán kế toán” được biên soạn trên cơ sở sự đóng góp của tập thể tác giả là các giảng viên thuộc tổ môn Kế toán, khoa Kế toán tài chính. Trong quá trình biên soạn, mặc dù tập thể tác giả đã cố gắng song bài giảng chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, vì vậy chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý để cuốn tài liệu được hoàn thiện hơn. Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, năm 2019 3
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC THU NHẬN THÔNG TIN KẾ TOÁN ................................. 6 1.1. NỘI DUNG TỔ CHỨC THU NHẬN THÔNG TIN KẾ TOÁNError! Bookmark not define 1.2. TỔ CHỨC THU NHẬN THÔNG TIN CỦA MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU ..................................................................................................................................... 9 1.2.1. Tổ chức thu nhận thông tin tài sản cố định .......................................................... 9 1.2.2. Tổ chức thu nhận thông tin tiền lương và các khoản trích theo lương ............ 14 1.2.3. Tổ chức thu nhận thông tin giá thành sản phẩm................................................ 14 1.2.4. Tổ chức thu nhận thông tin bán hàng, xác định kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận .................................................................................................................. 15 CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC XỬ LÝ, HỆ THỐNG HOÁ THÔNG TIN KẾ TOÁN ..... 20 2.1. NỘI DUNG XỬ LÝ, HỆ THỐNG HOÁ THÔNG TIN ........................................ 20 2.2. TỔ CHỨC XỬ LÝ, HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ................................ 25 2.2.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung ........................................................................ 25 2.2.2. Hình thức kế toán khác ......................................................................................... 27 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC CUNG CẤP THÔNG TIN KẾ TOÁN ............................... 38 3.1. Lập bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản ...................................................... 38 3.2. Lập Bảng cân đối kế toán ........................................................................................ 39 3.3. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh ............................................................................ 44 3.4. Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ............................................................................... 47 3.5. Lập Thuyết minh báo cáo tài chính ........................................................................ 48 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN Mã môn học: MH12 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra: 02 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ 2. + Môn học tiên quyết: Kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, xây dựng. - Tính chất: Là môn học chuyên ngành. II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày nội dung tổ chức chứng từ kế toán: Thu thập, lập, luân chuyển, lưu trữ chứng từ kế toán về tài sản cố định; tiền lương và các khoản trích theo lương; giá thành sản xuất sản phẩm; bán hàng, xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận; + Trình bày nội dung tổ chức xử lý, hệ thống hóa thông tin kế toán theo các hình thức kế toán; + Trình bày nội dung tổ chức cung cấp thông tin kế toán. - Về kỹ năng: + Lập, luân chuyển, lưu trữ chứng từ kế toán tài sản cố định; tiền lương và các khoản trích theo lương; giá thành sản xuất sản phẩm; bán hàng, xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận; + Ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết theo các hình thức kế toán; + Lập Bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản; + Lập hệ thống báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Cẩn thận, trung thực, tự chủ trong công việc. + Cập nhật kịp thời các văn bản, chế độ kế toán. + Linh hoạt vận dụng tổ chức công tác kế toán ở đơn vị. III. Nội dung môn học: 5
  6. CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC THU NHẬN THÔNG TIN KẾ TOÁN * Giới thiệu: Thông qua chương 1, người học lập, luân chuyển, lưu trữ chứng từ kế toán về tài sản cố định; tiền lương và các khoản trích theo lương; giá thành sản xuất sản phẩm; bán hàng, xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận; * Mục tiêu: - Trình bày nội dung tổ chức lập, luân chuyển chứng từ kế toán về tài sản cố định; tiền lương và các khoản trích theo lương; giá thành sản xuất sản phẩm; bán hàng, xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận; - Lập, luân chuyển, lưu trữ chứng từ kế toán về tài sản cố định; tiền lương và các khoản trích theo lương; giá thành sản xuất sản phẩm; bán hàng, xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận; * Nội dung: 1.1. NỘI DUNG TỔ CHỨC THU NHẬN THÔNG TIN KẾ TOÁN Thu nhận thông tin kê toán là công việc khởi đầu của toàn bộ quy trình kế toán, có ý nghĩa quyết định tới tính trung thực, khách quan của thông tin kế toán cung cấp. Để thực hiện điều này thì công việc đầu tiên là phải thiết lập hệ thông chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán vừa là phương tiện thông tin, vừa là phương tiện để chứng minh bằng văn bản tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành Tổ chức thu nhận thông tin vào chứng từ kế toán là công việc việc chủ yếu của công tác xây dựng hệ thông thông tin kế toán. Nội dung của công việc này là tổ chức hạch toán ban đầu ở các bộ phận doanh nghiệp và gồm các công việc sau đây: * Tổ chức xây dựng hệ thống danh mục chứng từ kế toán trong doanh nghiệp và các biểu mẫu chứng từ kế toán Để tổ chức thu nhận thông tin kế toán các doanh nghiệp cần xác định cho mình một hệ thống chứng từ nhất định, xác định những chứng từ nào dùng cho kế toán quản trị, những chứng từ nào dùng cho kế toán tài chính và các chứng từ sử dụng cho một nghiệp vụ cụ thể. Tuỳ theo quy định của từng quốc gia mà xây dựng biểu mẫu chứng từ cho phù hợp. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp ghi chép trên chứng từ phải đảm bảo sự thông nhất. Việc xây dựng và quy định biểu mẫu chứng từ kế toán trong các doanh nghiệp là một công việc quan trọng nó đảm bảo cho quá trình thu nhận các thông tin kế toán một cách đầy đủ, trung thực và kịp thòi. * Tổ chức hạch toán ban đầu, lập chứng từ kế toán để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Các nghiệp vụ kinh tê, tài chính phát sinh ở tất cả các bộ phận và moi người lao động trong đơn vị có liên quan đến việc thực hiện các nghiệp vụ. Vì vậy, để thu nhận 6
  7. được thông tin về các nghiệp vụ, kinh tế, tài chính phát sinh cần phải tổ chức hạch toán ban đầu của quy trình kế toán nhưng không hoàn toàn do người làm kế toán thực hiện, mà do mọi người lao động trong đơn vị thực hiện. Nội dung công việc chủ yếu của tổ chức hạch toán ban đầu bao gồm: - Quy định việc sử dụng các mẫu chứng từ ban đầu thích hợp với từng loại nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh để có ghi nhận được đầy đủ nội dung thông tin về nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phù hợp vối yêu cầu. - Quy định người chịu trách nhiệm ghi nhận thông tin vào chứng từ ban đầu ở từng bộ phận trong đơn vị khi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Hướng dẫn họ cách ghi nhận thông tin vào chứng từ, đảm bảo ghi đầy đủ các yếu tô" của chứng từ để làm căn cứ ghi sổ kê toán và có thể kiểm tra, kiểm soát được nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong chứng từ. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp chứng từ kế toán có thể lập thủ công hoặc lập bằng máy. Việc lập các chứng từ kế toán cũng có thể sử dụng các chứng từ thủ công (chứng từ trên giấy) hoặc chứng từ điện tử. * Tổ chức kiểm tra, hoàn thiện chứng từ kế toán Tổ chức kiểm tra kê toán là công việc quan trọng của người làm kế toán nó quyết định tính trung thực của số liệu kế toán. Trước khi ghi sổ kế toán, người làm kế toán phải kiểm tra thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh trên các chứng từ kế toán. Đây là công việc thường xuyên và cần thiết nhằm đảm bảo tính chính xác cho việc ghi chép và cung cấp thông tin. Kiểm tra chứng từ kế toán có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của công tác kế toán, vì vậy cần phải thực hiện nghiêm túc trước khi tiến hành ghi sổ kế toán. Tổ chức phân công, phân nhiệm cho từng người làm kế toán, đảm bảo tính hợp lý, tính hiệu quả trong công tác kiểm tra chứng từ kế toán cần được đặt ra đối vối phòng kế toán của các doanh nghiệp. Nội dung kiểm tra chứng từ kế toán trước khi ghi sổ kế toán, bao gồm: - Kiểm tra tính đúng đắn của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ỏ đơn vị nhằm loại trừ những sai sót, những hiện tượng giả mạo chứng từ để tham ô hoặc thanh toán không; - Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phản ánh trong chứng từ kế toán nhằm đảm bảo tuân thủ các chế độ kế toán, thể lệ về quản lý kinh tế, tài chính hiện hành, hạn chế hành vi vi phạm làm tổn hại đến tài sản của đơn vị; - Kiểm tra tính hợp lý của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh trong chứng từ kê toán. Tính hợp lý đòi hỏi nội dung thông tin về nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải phù hợp với kế hoạch, với dự toán, phù hợp với định mức kinh tế, kỹ 7
  8. thuật, phù hợp với giá cả thị trường. - Kiểm tra tính trung thực của các chỉ tiêu hiện vật và giá trị; - Kiểm tra việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh trong chứng từ kế toán nhằm đảm bảo tính chính xác của số liệu kế toán; - Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ các yếu tô' của chứng từ nhằm đảm bảo tính pháp lý của chứng từ kế toán. Sau khi kiểm tra các chứng từ kế toán, các chứng từ kế toán được phân loại theo địa điểm phát sinh, theo tính chất của từng loại chứng từ... Việc ghi sổ kế toán phụ thuộc vào từng hình thức kế toán áp dụng ỏ mỗi đơn vị. * Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán Để tổ chức khoa học và hợp lý quá trình luân chuyển chứng từ, cần phải quy định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng nhân viên đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Mỗi loại chứng từ kế toán có vị trí, tác dụng và đặc tính vận động khác nhau trong quản lý, vì thế cần phải xây dựng kế hoạch, quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý, đảm bảo cho chứng từ kê toán vận động qua các khâu nhanh nhất, tránh được khâu trung gian. Để xây dựng kế hoạch, quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý cần dựa vào những căn cứ sau: - Căn cứ vào quy mô hoạt động, đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có quy mô hoạt động, đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau, do đó khôi lượng và các loại nghiệp vụ kinh, tế phát sinh cũng khác nhau, dẫn đến số lượng và các loại chứng từ kế toán cũng nhiều ít khác nhau. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng kế hoạch, quy trình luân chuyển chứng từ; - Căn cứ vào tình hình thực tế về tổ chức bộ máy kế toán, mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán và tổ chức hệ thông thông tin trong doanh nghiệp. Việc xác định đường đi của các chứng từ kế toán phụ thuộc khá nhiều vào tình hình tổ chức bộ máy kế toán, mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán cũng như vấn đề tổ chức hệ thông thông tin trong doanh nghiệp. Khi từng bộ phận trong bộ máy kế toán được tổ chức hợp lý, nghĩa là các bộ phận này được phân công thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin đối với các nghiệp vụ kinh tế cùng loại thì việc xác định đường đi của chứng từ kế toán sẽ đơn giản hơn và ngược lại. - Căn cứ vào đặc điểm của từng loại chứng từ và các loại nghiệp vụ kinh tế mà chứng từ phản ánh. 8
  9. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành được phản ánh ở những loại chứng từ khác nhau. Mỗi loại chứng từ này lại được phản ánh vào các sổ kế toán hay tài khoản kế toán khác nhau. Do đó, xác định đường đi của chứng từ phụ thuộc vào loại chứng từ và các loại nghiệp vụ mà chứng từ phản ánh. Như vậy, việc xây dựng kế hoạch luân chuyển chứng từ hợp lý cần phải dựa vào nhiều yếu tô" khác nhau. Trong tổ chức công tác kế toán nói chung cần lưu ý đến những vấn đề này. * Tổ chức bảo quản, lưu trữ và huỷ bỏ chứng từ kê toán Việc bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán phải chấp hành đúng theo các quy định hiện hành. Đơn vị phải thực hiện về loại chứng từ lưu trữ, địa điểm lưu trữ và thòi hạn lưu trữ. Tuyệt đối không để hư hỏng, mất mát, đảm bảo có thể sử dụng khi cần thiết để phục vụ cho công tác kiểm tra kế toán, thanh tra kinh tế. Mọi trường hợp mất mát chứng từ gốc đều phải báo cáo với bộ phận chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với trường hợp mất chứng từ (hoá đơn bán hàng, séc trắng...) phải báo cáo với cơ quan thuế và cơ quan công an địa phương về số lượng mất, hoàn cảnh mất... Đồng thòi, phải có biện pháp thông báo và vô hiệu hoá chứng từ đã bị mất. Khi các chứng từ hết thòi hạn lưu trữ, chứng từ được phép tiêu huỷ theo quy định. Một vấn đề cũng cần quan tâm trong tổ chức chứng từ kế toán ở các doanh nghiệp là ứng dụng cồng nghệ thông tin vào các khâu công việc của tổ chức hạch toán kê toán nói chung, trong đó có tổ chức chứng từ điện tử. Bằng việc thiết yếu các mẫu chứng từ có sẵn cho từng loại nghiệp vụ kinh tế và được tổ chức mã hoá cho từng loại chương trình sẽ giảm bớt khối lượng công việc của nhân viên kế toán trong quá trình lập và luân chuyển chứng từ, tạo mối liên hệ chặt chẽ giũa các bộ phận phát sinh. Tuy nhiên, tổ chức vấn đề này cần thiết phải tính đến khả năng chông sửa chữa, bảo mật thông tin của chứng từ kế toán. Trên cơ sỏ yêu cầu chung của chứng từ kế toán, tuỳ theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý cụ thể, mỗi đớn vị cần tổ chức chứng từ kế toán sao cho phù hợp cung cấp thông tin kịp thời và hiệu quả cho quá trình quản lý. 1.2. TỔ CHỨC THU NHẬN THÔNG TIN CỦA MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU 1.2.1. Tổ chức thu nhận thông tin tài sản cố định 1.2.1.1. Chứng từ sử dụng a/ Chứng từ phản ánh tăng TSCĐ - Mua ngoài: Hóa đơn mua TSCĐ, Hợp đồng mua TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ, các chứng từ khác (ủy nhiệm chi, giấy báo Nợ ngân hàng), biên lai nộp thuế, hóa đơn cước phí vận chuyển… 9
  10. - Trường hợp nhận góp vốn: Hợp đồng góp vốn, Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản. -Xây dựng cơ bản hoàn thành: Biên bản giao nhận TSCĐ, Hợp đồng xây dựng (hoặc hợp đồng giao khoán), biên bản thanh lý hợp đồng - Được cấp: Quyết định cấp (giao) vốn của cấp trên, Biên bản giao nhận TSCĐ b/ Chứng từ phản ánh giảm TSCĐ - Bán TSCĐ: Hóa đơn bán TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ, chứng từ khác (phiếu thu tiền, giấy báo Có ngân hàng…) - Thanh lý TSCĐ: Biên bản thanh lý TSCĐ 1.2.1.2. Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ a/ Biên bản giao, nhận TSCĐ Biên bản giao nhận tài sản cố định nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm,... được cấp trên cấp phát, được tặng biếu, viện trợ, nhận góp vốn, TSCĐ thuê ngoài,…. Là cơ sở kế toán ghi tăng TSCĐ trên thẻ và sổ chi tiết TSCĐ. Biên bản được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản, chuyển cho phòng kế toán ghi sổ và lưu. Đơn vị: .............. Bộ phận:.......... BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT- BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC) Ngày .... tháng ........ năm ....... Số: .................... Nợ:................... Có ................... Căn cứ HĐ GTGT số ..... ngày ........ tháng ............ năm........... của .............. về việc bàn giao TSCĐ. Ban giao nhận TSCĐ gồm: Ông/Bà .......................................Chứcvụ: ......................Đại diện bên giao Ông/Bà:.........................................Chức vụ: ....................Đại diện bên nhận Ông/Bà..................................................Chức vụ: ....... Đại diện bên ................ Địa điểm giao nhận TSCĐ: ................................................ Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau: 10
  11. Tính nguyên giá TSCĐ Tài Công Thời liệu Nước Tháng, Tên, ký Số Năm suất Số sản năm Cước Chi gian kỹ mã hiệu, hiệu sản (diện Giá phí NG TT xuất đưa vào phí sử thuật quy cách TSCĐ xuất tích mua chạy TSCĐ (XD) SD dụng kèm TK) (ZSX) V/C thử theo A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 E Cộng Giám đốc bên nhận Kế toán trưởng bên nhận Người nhận Người giao (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) b/ Biên bản thanh lý TSCĐ: Biên bản thanh lý tài sản cố định do Ban thanh lý TSCĐ lập xác nhận việc thanh lý TSCĐ. Trong biên bản nêu rõ nguyên giá tài sản cố định, hao mòn tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định mang thanh lý. Biên bản thanh lý tài sản cố định được lập 2 bản, bộ phận sử dụng 1 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để ghi giảm TSCĐ trên thẻ TSCĐ, sổ kế toán. Mẫu số: 02 - TSCĐ Đơn vi:……….. (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT- BTC Bộ phận:………. Ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC) BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ Ngày ...tháng ...năm .... Số: ........................ Nợ: ....................... Có: ....................... Căn cứ Quyết định số: .................ngày ....tháng ....năm .........của.............................. .............................................................................................về việc thanh lý TSCĐ. I- Ban thanh lý TSCĐ gồm: - Ông/Bà ......................................Chức vụ..................................Trưởng ban - Ông/Bà ......................................Chức vụ..................................Ủy viên - Ông/Bà ......................................Chức vụ .................................Ủy viên II- Tiến hành thanh lý TSCĐ: - Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ............................................................. 11
  12. - Số hiệu TSCĐ ...................................................................................................... - Nước sản xuất ( xây dựng) .................................................................................... - Năm sản xuất ...................................................................................................... - Năm đưa vào sử dụng ....................................... Số thẻ TSCĐ.................................. - Nguyên giá TSCĐ .................................................................................................. - Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý ......................................................... - Giá trị còn lại của TSCĐ ......................................................................................... III- Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Ngày ...tháng ...năm.... Ban thanh lý Ký,họ tên) IV- Kết quả thanh lý TSCĐ: - Chi phí thanh ký TSCĐ: ................................(viết bằng chữ).................................... ............................................................................................................................ - Giá trị thu hồi: .................................................(viết bằng chữ) .............................. ........................................................................................................................... - Đã ghi giảm số TSCĐ ngày ...tháng ...năm ... Ngày ....tháng ....năm .... Giám đốc Kế toán trưởng (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) c/ Chứng từ sửa chữa TSCĐ: Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành. Biên bản được lập thành 2 bản, chuyển cho kế toán trưởng ký, mỗi bên giữ 1 bản, là cơ sở để xác nhận chi phí sửa chữa TSCĐ, là căn cứ để ghi sổ kế toán. Mẫu số: 03 – TSCĐ Đơn vi:……….. (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT- BTC Bộ phận:………. Ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC) BIÊN BẢN BÀN GIAO TSCĐ SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH Số: ................ Ngày ....tháng ...năm Nợ: ................ Có: ................ Căn cứ Quyết định số: .....................ngày ....tháng ....năm .......của ........................................ Chúng tôi gồm: 12
  13. - Ông/Bà: ..............................................Chức vụ: ...........................Đại diện đơn vị sửa chữa - Ông/Bà: ..............................................Chức vụ: ...........................Đại diện đơn vị có TSCĐ Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau: - Tên, ký mã hiêu. Quy cách (cấp hạng) TSCĐ ...................................................................... - Số hiệu TSCĐ ...............................................................Số thẻ TSCĐ .................................. - Bộ phận quản lý, sử dụng: ..................................................................................................... - Thời gian sửa chữa từ ngày .....tháng .....năm ..... đến ngày .....tháng .....năm ....... Các bộ phận sửa chữa gồm có: Tên bộ phận Nội dung (mức độ) Kết quả Giá dự toán Chi phí thực tế sửa chữa công việc sửa chữa kiểm tra A B 1 2 3 ………………….. Cộng Kết luận: ............................................................................................................................... ........................................................................................................................ Kế toán trưởng Đại diện đơn vị nhận Đại diện đơn vị giao (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) d/ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Nội dung: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ dùng để phản ánh số KHTSCĐ phải trích trong tháng và phân bổ số khấu hao cho các đôí tượng, bộ phận sử dụng TSCĐ trong tháng. - Cơ sở để lập bảng là thẻ TSCĐ, bảng tính phân bổ KHTSCĐ tháng trước. - Phương pháp lập: + Chỉ tiêu I- Số KH đã trích tháng trước: căn cứ vào Bảng tính phân bổ KHTSCĐ tháng trước để ghi + Chỉ tiêu II- Số KH tăng trong tháng. Chỉ tiêu III- Số KH giảm trong tháng: Căn cứ vào thẻ TSCĐ để ghi + Chỉ tiêu IV- Số KH phải trích trong tháng = (I) + (II) – (III) Tác dụng: Căn cứ vào chỉ tiêu IV trong bảng kế toán ghi sổ nghiệp vụ trích KHTSCĐ vào chi phí các bộ phận trong tháng (Nợ TK 627, 641, 642, 623/ Có TK 214) BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng …..năm …. Tỷ lệ khấu Nơi sử dụng TK 627 – Chi phí TK STT Chi tiêu hao Toàn DN Sản xuất chung …. (%) TK TK TK TK TK 13
  14. hoặc 623 641 642 241 242 thời Phân Chi Chi Chi XDCB Chi gian Phân Phân Phân xưởn phí phí phí dở phí sử Nguyên Số xưởng xưởng xưởng g sử bán quản dang trả dụng giá khấu (Sản (Sản (Sản (Sản dụng hàng lý trước TSCĐ hao máy Doanh phẩm) phẩm) phẩm) phẩm ) thi nghiệp công A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 I. Số khấu hao trích tháng trước 2 II.Số KH TSCĐ tăng 3 trong tháng III. Số KH TSCĐ giảm 4 trong tháng IV. Số KH trích th áng này (I+II+III) Cộng Ngày............. tháng.............. năm....... Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hoặc hàng tháng kế toán có thể lập Bảng phân bổ KHTSCĐ như sau: BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ – THÁNG…NĂM (ĐVT: đồng) Thời Tên Ngày gian Mức KH Ghi Có TK 214, Nợ các TK TT TSCĐ Nguyên giá Nơi đưa SD Hạn phân 1 tháng (Tỷ …… sử vào sử lệ dụng dụng KH) bổ TK 642 TK 627 Văn Tháng phòng 1 máy 417,000,000 DN 1/9/2011 60 T 30/08/2016 6,950,000 6,950,000 Thang Sản 2/2/2015 2 máy 440,909,090 xuất 60T 31/01/2020 7,348,485 7,348,485 Cộng 857,909,090 6,950,000 7,348,485 14
  15. 1.2.2. Tổ chức thu nhận thông tin tiền lương và các khoản trích theo lương 1.2.2.1. Chứng từ sử dụng - Bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, tiền thưởng, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích trên lương 1.2.2.2. Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ a/ Bảng thanh toán lương: - Nội dung: Bảng thanh toán lương phản ánh tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm phải trả người lao động, các khoản khấu trừ vào lương. - Cơ sở để lập bảng: Bảng chấm công, hợp đồng lao động, bảng xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành. - Phương pháp lập: Do kế toán tiền lương lập vào cuối tháng, sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt, trình giám đốc hoặc người được ủy quyền ký, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. Khi lĩnh lương người lao động ký trực tiếp vào cột ký nhận. - Tác dụng: là cơ sở để ghi sổ kế toán. Bảng TT lương được lưu tại phòng kế toán. b/ Bảng thanh toán tiền thưởng: Do kế toán tiền lương lập, phản ánh tiền thưởng phải trả cho người lao động. Là cơ sở để hạch toán tiền thưởng phải trả cho người lao động. c/ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH 1.2.3. Tổ chức thu nhận thông tin giá thành sản xuất sản phẩm 1.2.3.1. Chứng từ sử dụng Bảng (thẻ) tính giá thành sản phẩm 1.2.3.2. Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ Bảng (thẻ) tính giá thành sản phẩm do kế toán giá thành lập, trên cơ sở các bảng tổng hợp, phân bổ chi phí, chi phí dở dang cuối kỳ trước và bản kiểm kê đánh giá sản phẩm dở kỳ này. Bảng tính giá thành là cơ sở để kế toán hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THÁNG ….NĂM (ĐVT: đồng) KHOẢN CPPS GIÁ MỤC CHI TRONG GIÁ THÀNH PHÍ CPDD ĐK KỲ CỘNG CPDD CK THÀNH ĐƠN VỊ - CPNVLTT 15
  16. - CPNCTT - CPSXC CỘNG Ngày tháng năm THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP - Nếu sản phẩm hoàn thành nhập kho: bộ phận sản xuất lập phiếu nhập kho thành phẩm (Giống phần nhập vật tư) 1.2.4. Tổ chức thu nhận thông tin kế toán bán hàng, xác định kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận 1.2.4.1. Chứng từ sử dụng - Chứng từ bán lẻ: Phản ánh số lượng và doanh thu của số hàng bán lẻ cho khách hàng. - Hóa đơn Giá trị gia tăng: Phản ánh doanh thu bán hàng, thuế giá trị gia tăng của số hàng tiêu thụ thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Hóa đơn bán hàng: Phản ánh doanh thu của số hàng tiêu thu trong trường hợp hàng không chịu thuế GTGT hoặc hàng chịu thuế nhưng doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. 1.2.4.2 Trình tự xử lý và luân chuyển một số chứng từ chủ yếu a/ Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng thông thường 16
  17. 1- Bộ phận bán hàng viết hóa đơn – 3 liên 2- Kế toán trưởng, chủ tài khoản ký duyệt hóa đơn 3- Kế toán tiêu thụ nhận hóa đơn đã ký duyệt, đưa người mua ký (người mua giữ liên 2) 4- Kế toán tiêu thụ ghi sổ (căn cứ vào liên 3) 5- Chuyển hóa đơn cho bộ phận kế toán thuế để ghi sổ chi tiết thuế GTGT (liên 3) 6- Chuyển hóa đơn đến các bộ phận kế toán có liên quan để ghi sổ kế toán có liên quan ( Liên 3) 7- Lưu hóa đơn ở bộ phận kế toán bán hàng - Mẫu Hóa đơn GTGT: 17
  18. b/ Chứng từ bán lẻ - Khi bán hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 đồng không phải lập hóa đơn nhưng người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (Trừ trường hợp người mua yêu cầu). Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải 18
  19. có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Cuối ngày kế toán căn cứ vào Bảng kê bán lẻ để lập hóa đơn GTGT. Trình tự luân chuyển chứng từ: 1- Quầy, cửa hàng bán lẻ nộp tiền cho thủ quỹ 2- Thủ quỹ lập phiếu thu tiền 3- Người nộp tiền ký phiếu thu và nộp lại cho thủ quỹ 4- Thủ quỹ ghi sổ quỹ 5- Chuyển phiếu thu, bảng kê bán lẻ cho kế toán tiêu thụ 6- Kế toán tiêu thụ lập hóa đơn 7- Chủ doanh nghiệp ký duyệt hóa đơn chuyển kế toán tiêu thụ 8- Chuyển hóa đơn cho bộ phận quầy, cửa hàng ký 9- Chuyển hóa đơn đến bộ phận kế toán liên quan để ghi sổ, sau đó chuyển hóa đơn trở lại bộ phận kế toán tiêu thụ 10-Lưu hóa đơn ở bộ phận kế toán tiêu thụ Mẫu Bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ có giá trị dưới 200.000 VND (ban hành kèm Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính) BẢNG KÊ BÁN LẺ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TRỰC TIẾP CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG Ngày ………tháng………năm……… Tên tổ chức cá nhân:………………………………………… Địa chỉ:……………………………………………………….. Mã số thuế:………………………………………………….. Tên hàng hóa Đơn vị Thuế Thành Ghi STT Số lượng Đơn giá dịch vụ tính GTGT tiền chú Tổng cộng: Người lập Kế toán trưởng (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) 19
  20. Bài 1. Tại Công ty TNHH Bình Minh, địa chỉ: Số 30, đường Nguyễn Trãi, Hà Nội, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ, có nghiệp vụ phát sinh như sau: Phiếu thu số 01, quyển số 01, ngày 08/01/N, Công ty TNHH Bình Minh thu nợ tiền hàng từ tháng trước của Công ty cổ phần Thái Minh, số tiền 15.000.000 đồng, người nộp tiền: chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Công ty cổ phần Thái Minh), địa chỉ: Số 172, đường Phùng Hưng, Hà Nội. Yêu cầu: 1. Kể tên các chứng từ sử dụng khi hạch toán nghiệp vụ trên. 2. Lập phiếu thu số 01 của Công ty TNHH Bình Minh. Bài 2. Tại Công ty TNHH AT, địa chỉ: Số 30, đường Lê Lợi, Hà Nội, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ, có nghiệp vụ phát sinh như sau: Phiếu chi số 01, quyển số 01, ngày 02/01/N, Công ty TNHH AT chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên Nguyễn Thị Hà theo Giấy đề nghị tạm ứng số 01, ở bộ phận phòng vật tư, số tiền 11.000.000 đồng để mua nguyên vật liệu. Yêu cầu: 1. Kể tên các chứng từ sử dụng khi hạch toán nghiệp vụ trên. 2. Lập phiếu chi số 01 của Công ty TNHH AT. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2