Giáo trình Trồng hoa và cây cảnh (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
lượt xem 17
download
(NB) Giáo trình Trồng hoa và cây cảnh trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sử dụng một số chất điều tiết sinh trưởng trong nhân giống một số loài hoa bằng phương pháp vô tính, những biện pháp kỹ thuật, kỹ năng nghề quan trọng để người học có thể tự nhân giống cây hoa trồng phục vụ cho gia đình và địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Trồng hoa và cây cảnh (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC THỰC HÀNH: TRỒNG HOA, CÂY CẢNH NGHỀ KHUYẾN NÔNG LÂM TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐLC ngày.......tháng.......năm ...... của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai) Lào Cai, năm 2020
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ phục vụ công tác giảng dạy và đào tạo hệ Cao đẳng, Trung cấp Khuyến nông. Các nội dung trong giáo trình có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích để đào tạo hệ Cao đẳng Khuyến nông, Trung cấp khuyến nông và đào tạo nghề cho nông dân. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Môn học “Trồng hoa, cây cảnh” là một trong số những môn học thực hành tự chọn trong chương trình đào tạo hệ trung cấp Khuyến nông lâm. Môn học này trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sử dụng một số chất điều tiết sinh trưởng trong nhân giống một số loài hoa bằng phương pháp vô tính, những biện pháp kỹ thuật, kỹ năng nghề quan trọng để người học có thể tự nhân giống cây hoa trồng phục vụ cho gia đình và địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội. Môn học còn trang bị thêm cho học sinh chuyên ngành Khuyến nông lâm có những kiến thức bổ ích về những vấn đề liên quan thiết kế quy hoạch vườn ươm cây hoa và chăm sóc hoa cây cảnh…, giúp các em ra trường có thể tham gia công tác ở các lĩnh vực Khuyến nông lâm, Bảo vệ thực vật, trồng trọt, cảnh quan môi trường, chỉ đạo, quản lý sản xuất ở gia đình và địa phương. Bố cục của giáo trình gồm có 3 bài, bao gồm những kiến thức về lý thuyết và thực hành. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều giáo trình, sách tham khảo của các trường đại học và của các tác giả có chuyên môn sâu về những lĩnh vực có liên quan. Tuy có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu xót, chúng tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến tham gia, đóng góp của các chuyên gia và đông đảo bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả Vũ Thị Hồng Yến MỤC LỤC 3
- LỜI GIỚI THIỆU...............................................................................................................3 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TÍCH HỢP.................................................................................6 BÀI 1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA................................................7 1.1. Sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới..................................................................7 1.1.1. Thị trường Eu...............................................................................................7 1.1.2. Thị trường Châu Mỹ.....................................................................................7 1.2. Sản xuất và tiêu thụ hoa ở Châu Á......................................................................8 1.3. Sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam...................................................................9 1.3.1. Diện tích trồng hoa ở Việt Nam...................................................................9 1.3.2. Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam..............................................................10 1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa........................................................................12 1.4.1. Yêu cầu nhiệt độ của cây hoa.....................................................................12 1.4.2. Yêu cầu ẩm độ của cây hoa........................................................................13 1.4.3. Yêu cầu ánh sáng của cây hoa....................................................................13 1.4.4. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng cho cây hoa................................................14 BÀI 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT HOA....................17 2.1. Ứng dụng chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất hoa....................................17 2.1.1. Nguyên tắc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất hoa.............18 2.1.2. Xúc tiến sự nảy mầm của hạt giống và củ giống........................................18 2.1.3. Xúc tiến hình thành rễ bất định của cành chiết, cành giâm trong nhân giống vô tính.................................................................................................................. 18 2.1.4. Điều khiển sự ra hoa...................................................................................19 2.2. Thu hoạch, bảo quản, phân loại và đóng gói hoa...............................................21 2.2.1. Thu hoạch hoa............................................................................................21 2.2.2. Chăm sóc, bảo quản hoa sau thu hoạch......................................................22 2.2.3. Phân loại hoa..............................................................................................23 2.2.4. Đóng gói hoa..............................................................................................23 BÀI 3: KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ HOA CHÍNH.................................................28 3.1. Kỹ thuật trồng hoa cúc......................................................................................28 3.1.1. Nguồn gốc và phân loại..............................................................................28 3.1.2. Đặc điểm thực vật học................................................................................30 3.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây cúc.................................................................31 3.1.4. Kỹ thuật gieo trồng cúc..............................................................................32 3.1.5. Kỹ thuật để giống và nhân giống................................................................39 3.1.6. Sâu bệnh hại hoa cúc và biện pháp phòng trừ............................................42 3.2.1. Nguồn gốc..................................................................................................48 3.2.2. Đặc điểm thực vật học................................................................................49 3.2.3. Yêu cầu ngoại cảnh....................................................................................49 3.2.4. Kỹ thuật trồng............................................................................................49 3.2.5. Biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng hoa bằng các chất kích thích sinh trưởng...........................................................................................................52 3.2.6. Phòng trừ sâu bệnh hại hoa hồng................................................................53 3.3. Kỹ thuật trồng hoa Lay-ơn................................................................................60 Nguồn gốc............................................................................................................60 4
- 3.3.3. Đặc tính thực vật học.................................................................................61 3.3.4. Yêu cầu ngoại cảnh....................................................................................62 3.3.5. Kỹ thuật trồng............................................................................................65 3.3.6. Thu hoạch, bảo quản..................................................................................73 3.3.7. Phòng trừ sâu bệnh.....................................................................................74 2.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa địa lan.............................................................77 2.4.1. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh........................77 3.4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc........................................................................81 3.4.3. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ........................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................89 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC THỰC HÀNH Tên môn học: Trồng hoa, cây cảnh 5
- Mã số môn học: MH 34 Vị trí , tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: môn học trồng hoa, cây cảnh có liên quan chặt chẽ với các môn học và các mô đun khác như: An toàn lao động, nhân giống cây trồng, khuyến nông lâm. Môn học được bố trí học sau các môn An toàn lao động, Bảo vệ môi trường và Nông lâm kết hợp, Quản lý dịch hại tổng hợp. - Tính chất: Trồng hoa, cây cảnh là môn học chuyên môn trong chương trình đào tạo Cao đẳng Khuyến nông lâm - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học này có thể được sử dụng độc lập trong đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu của người học. Mục tiêu của môn học - Về kiến thức: Trình bày được kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài hoa, cây cảnh. - Về kỹ năng: Thực hiện được các khâu kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho một số loại hoa, cây cảnh. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng hoc tập độc lập, đảm bảo an toàn lao động và có ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan. BÀI 1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA Bài 1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa giới thiệu về tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thị trường Châu âu, Châu Á và ở Việt Nam, yêu cầu về ngoại cảnh, dinh dưỡng 6
- đối với cây hoa. Sau khi học xong người học có thể biết được tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa chủ yếu ở Việt Nam, chế độ dinh dưỡng đối với cây hoa. Người học sẽ được học nội dung lý thuyết cơ bản trước, sau đó học thực hành để biết được cách thực hiện công việc trong sản xuất và tiêu thụ hoa. Mục tiêu bài: - Trình bày được tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam. - Trình bày được yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa. - Biết áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất các loại hoa, cây cảnh. Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT Nội dung chính 1.1. Sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới 1.1.1. Thị trường Eu Hiện nay, Eu là thị trường tiêu thụ trên 50% lượng hoa của thế giới. Nhiều quốc gia thuộc Eu có mức tiêu thụ hoa cắt cành bình quân đầu người tương đối cao. Theo thống kê, Đức là nước có mức tiêu thụ hoa lớn nhất Eu, kế đến là Anh, Pháp, Ý. Cho đến nay Hà Lan vẫn là nước sản xuất hoa chính của Eu, kế đến là Italia. Trồng hoa tại các quốc gia khác ở vùng tây bắc Eu như Pháp, Anh, Đức và phần Hà Lan đang giảm. Số lượng hộ nông dân trồng hoa ở Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy Điển và Đan Mạch cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, sản lượng trung bình/công ty lại tăng góp phần làm tổng sản lượng hoa giữ ở mức ổn định. Ngoài ra, sản lượng hoa cắt cành tại Ireland và các quốc gia đông âu khác như Ba Lan, Bungari cũng đang trên đà phục hồi và thậm chí còn tăng. Xét toàn diện thì tổng sản lượng hoa của Eu dự báo vẫn ổn định trong những năm tới. Tuy nhiên Eu vẫn phải nhập hoa tươi từ các khu vực khác như: Kenya, Colombia, Ecuador, Israel.. Hiện nay có khoảng 50-60% người tiêu dùng mua hoa chủ yếu phục vụ nhu cầu quà tặng, 15% mua hoa để phục vụ các đám tang và khoảng 20% mục đích tiêu dùng cá nhân. Nhìn chung, mức tiêu thụ hoa nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân ở những nước có thu nhập cao thuộc Eu thường cao hơn so với các nước khác có mức thu nhập thấp hơn. Trong những kỳ nghỉ, lễ lớn là những khoảng thời gian nhu cầu về trang trí, quà tặng tăng cao nên đã góp phần quan trọng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hoa cắt và sản phẩm trang trí. Vào những ngày đặc biệt như giáng sinh, Valentine, ngày của mẹ....doanh số kinh doanh hoa thường tăng mạnh. Bên cạnh những ngày nghỉ lễ quốc tế nổi tiếng, hầu hết các quốc gia còn có những ngày lễ kỷ niệm riêng của mình. 1.1.2. Thị trường Châu Mỹ Ecuador là một trong những nước xuất khẩu hoa hồng lớn trong khu vực và trên thế giới. Trong vòng chưa đầy 20 năm, với đà phát triển mạnh mẽ, ngành công nghiệp hoa Ecuador đã đóng góp tới 5% kim ngạch xuất khẩu và trở thành một trong những khu vực 7
- kinh tế năng động nhất, tạo việc làm cho hàng nghìn người trong bối cảnh lúc đó Ecuador có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 10%. Về địa lý, Ecuador nằm giữa đường xích đạo phân chia bắc bán cầu với nam bán cầu, quanh năm tràn nắng ấm, rất thuận lợi cho công việc trồng hoa. Một trong những công ty trồng hoa hàng đầu của Ecuador, Rosadex, mỗi năm xuất khẩu 15 triệu cành hồng thuộc hơn 20 loài, trong đó 60% vào thị trường Mỹ, phần còn lại được xuất sang liên minh Châu Âu (Eu) và Nga. Hiện Ecuador có 14.000 ha đất trồng hoa hồng trên cả nước, chủ yếu ở vùng núi. Các hộ gia đình trồng hoa có thu nhập khoảng 4.000 USD/người/năm, trong khi mức thu nhập bình quân cả nước chỉ đạt hơn 1.000 USD. Hoa hồng chính là loại cây xóa đói giảm nghèo ở Ecuador, và những ngày nghỉ lễ tết chính là dịp tăng thu nhập của người trồng hoa. Bảng 1.1: Các nước xuất và nhập khẩu hoa trên thế giới Nhập khẩu Xuất khẩu % thị trường Nước % thị Nước trường Đức 36.0 Hà Lan 64.8 Mỹ 21.9 Colombia 12.0 Pháp 7.4 Israel 5.7 Anh 7.0 Italia 5.0 Thụy Điển 4.9 Tây Ban Nha 1.9 Hà Lan 4.0 Thái Lan 1.6 Italia 2.9 Kenya 1.1 Các nước khác 15.9 Các nước khác 7.9 1.2. Sản xuất và tiêu thụ hoa ở Châu Á Châu Á có 134.000 ha trồng hoa chiếm 60% diện tích trồng hoa thế giới nhưng diện tích trồng hoa thương mại nhỏ. Tỷ lệ thị trường hoa chiếm 20% thị trường hoa thế giới. Nguyên nhân là do các nước Châu Á có phần lớn diện tích hoa trồng trong điều kiện tự nhiên. Hoa phục vụ cho nhu cầu nội địa. Nghề trồng hoa ở Châu Á có từ lâu đời nhưng trồng hoa thương mại phát triển mạnh từ những năm 80 của thế kỷ XX. Khi các nước Châu Á mở cửa tăng cường đầu tư, đời sống của nhân dân được nâng cao, yêu cầu hoa cho khách sạn, du lịch lớn nên các thị trường hoa phát triển. Các loài hoa được trồng ở Châu Á chủ yếu 2 nhóm giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới. Nhóm giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới gồm các loài hoa lan (Orchidace), hoa đồng tiền (Gerbera) ... Nhóm có nguồn gốc từ ôn đới như hoa Hồng (Rosa sp), Cúc 8
- (Chrysanthemum sp.), Lay ơn (Gladiolus), Huệ ... đặc biệt hoa lan là sản phẩm hoa nhiệt đới, đặc sản hoa châu á được thị trường Châu Âu và Châu Mỹ ưa chuộng. 1.3. Sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam 1.3.1. Diện tích trồng hoa ở Việt Nam Hoa cắt cành các loại là một trong những điểm mạnh của nhà xuất khẩu hoa Việt Nam trong những năm gần đây đã thu được một lượng ngoại tệ đáng kể cho quốc gia. Mở rộng diện tích sản xuất trồng hoa của cả nước đạt 8.000 ha với sản lượng 4,5 tỷ cành trong đó mục tiêu xuất khẩu một tỷ cành hoa, trị giá trên 60 triệu USD, tương đương với Hà Lan. Trong đó Đà Lạt là nơi sản xuất hoa lớn nhất cả nước. Hiện nay, cả nước có khoảng 4.000 ha diện tích sản xuất hoa cắt cành với sản lượng khoảng 3 tỷ cành hoa. Quy mô về diện tích này tương đương Tây Ban Nha, nước đứng thứ 5 Châu Âu về sản xuất hoa. Sản xuất hoa cắt cành ở nước ta hiện nay tập trung xung quanh một số đô thị lớn. Ở Hà Nội và vùng lân cận có trên 1.000 ha trong đó vùng hoa Tây Tựu - Từ Liêm - Hà nội với diện tích trồng hoa đạt 330 ha chủ yếu là hoa hồng, cúc, đào, lay ơn, cẩm chướng. Ở Hải Phòng có 300 ha. Vùng trồng hoa hàng hóa Trung du miền núi phía bắc với diện tích gần 136 ha gồm: vùng trồng hoa Lào Cai, vùng trồng hoa Hoành Bồ - Quảng Ninh... Khu vực duyên hải miền trung mới bắt đầu sản xuất hoa cắt cành, chủ yếu phục vụ thị trường tại chỗ. Vùng trồng hoa tập trung ở Thành Phố Hồ Chí Minh với diện tích 700 ha, các tỉnh nam bộ...là nơi sản xuất hoa và cây cảnh đáng kể nhưng chủ yếu là các loại hoa nhiệt đới. Riêng tỉnh Lâm Đồng có diện tích hoa cắt cành trên 1.100 ha với sản lượng không dưới 800 triệu cành mỗi năm. Với khả năng sản xuất quanh năm, Lâm Đồng có thể được coi là trung tâm sản xuất hoa cắt cành lớn nhất cả nước tuy nhiê, ngoài một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có ứng dụng các yếu tố công nghệ tiên tiến và quan trọng hơn cả là có đầu ra, xuất khẩu (số này không nhiều), hoa Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung hầu hết là để phục vụ thị trường trong nước, lượng xuất khẩu tiểu nghạch cho các nước láng giềng như Trung Quốc, Campuchia hầu như không đáng kể. Tại các vùng trồng hoa tập trung này, hoa hồng và hoa cúc vẫn là hai loại hoa cắt cành chủ đạo, với đa dạng chủng loại và phẩm cấp, từ hoa phục vụ trang trí hàng ngày, tặng trong dịp lễ tết, hoa cúng, hoa khuôn viên cho đến các loại hoa xuất khẩu cao cấp. Tại vùng trồng hoa Tây Tựu – Từ Liêm – Hà Nội, hoa hồng và hoa cúc là hai loại hoa có diện tích trồng và sản lượng cao nhất. Hoa hồng cho thu hoạch quanh năm vầtọ thu nhập thường xuyên. Hoa cúc đứng hàng thứ hai với chu kỳ 3 tháng một lần cho thu hoạch. Hoa cúc của vùng không chỉ được tiêu thụ tại các thị trường phía Bắc mà đang được đưa dần vào thị trường phía Nam và xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan. Vùng trồng hoa công nghệ cao Đà Lạt được mệnh danh là thiên đường hoa của Việt Nam, hoa hồng và hoa cúc cũng là hai loại hoa chủ đạo. Hoa cúc có tới 40 loại khác nhau, chia thành 3 nhóm lớn và cúc đại đóa màu vàng anh, tím, cúc giống nhỏ và cúc có 9
- nhóm tia có muỗng. Hoa hồng cũng có tới 15 loại với chất lượng nổi trội. Hoa hồng Đà Lạt không chỉ được đánh giá cao bởi người tiêu dùng Việt Nam mà còn bởi cả các bạn hàng thế giới với ưu điểm hoa to, cành thẳng, bền, thơm, sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng kháng bệnh cao... Trong diện tích gần 136 ha trồng hoa của vùng Trung du và miền núi phía bắc, có diện tích trồng hoa hồng đã chiếm tới trên 55,27% với sản lượng 26,53 triệu bông/năm. Diện tích trồng hoa cúc lớn thứ hai với 14,5 ha, sản lượng 5 triệu cành/năm. Với tỷ lệ hoa hồng và hoa cúc khá cao, cơ cấu ngành hoa Việt Nam tương đối phù hợp với thị hiếu của các thị trường cao cấp trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc và Tây Âu. Tuy nhiên, đây đều là những thị trường khó tính với những yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và an toàn thực phẩm rất cao. Các tiêu chuẩn về hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ, bảo quản thực vật được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, để có thể thâm nhập các thị trường này, hoaViệt Nam còn phải cạnh tranh về hình thức, giá cả và độ tươi lâu. Bảng 1.2: Diện tích trồng hoa ở các địa phương STT Tên tỉnh Diện tích trồng (ha) 1 Hà Nội 1.000 2 Hải Phòng 480 3 TP Hồ Chí Minh 800 4 Đà Lạt 200 5 Vĩnh Phúc 300 6 Quảng Ninh 70 7 Hải Dương 60 8 Các tỉnh khác 280 1.3.2. Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống: áp dụng kỹ thuật nhân giống cổ truyền, trồng trong điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng. Các biện pháp nhân giống cổ truyền dễ làm, quen với tập quán kinh nghiệm của nông dân, giá thành thấp nên phổ biến trong sản xuất hoa. Nhược điểm của biện pháp nhân giống cổ truyền là chất lượng hoa không cao. Cây hoa trồng lâu ngày bị thoái hóa, bệnh virut có nhiều khả năng lây truyền và phát triển làm giảm chất lượng hoa. Phương pháp nhân giống hoa bằng in vitro hiện nay đã được đưa ra sản xuất nhưng diện tích nhỏ. Các loại hoa được nhân giống bằng in vitro như: hoa lan, cúc, hồng, cẩm chướng ... Ưu điểm của phương pháp này là cây khỏe, sạch bệnh, hệ số nhân giống cao, làm tăng chất lượng hoa. Nhưng nhân giống bằng in vitro đòi hỏi có thiết bị, giá thành cây giống 10
- cao. Hiện nay thị trường hoa nước ta chưa phát triển nên nhân giống bằng in vitro chưa được ứng dụng rộng rãi trong khi đó các nước tiên tiến đã áp dụng vào sản xuất từ lâu. Điều kiện bảo vệ cây hoa: phần lớn hoa ở Việt Nam được trồng trong điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng, không có điều kiện che chắn bảo vệ hoa. Chỉ có một diện tích nhỏ làm vườn ươm, thí nghiệm được che nilon, lưới, nứa, tre để bảo vệ khỏi nắng, mưa, gió, sương muối ... Trồng hoa trong điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng có lợi là giá thành thấp nhưng người trồng không chủ động, phẩm chất hoa bị giảm. Hiệu quả sản xuất hoa cây cảnh nói chung và hoa nói riêng qua điều tra cho thấy tất cả các vùng trồng hoa có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các cây trồng khác. So với lúa hiệu quả trồng hoa cao hơn hẳn 5-20 lần, sản xuất hoa đã làm giầu cho các vùng trồng hoa. Vì vậy diện tích trồng hoa tăng lên nhanh chóng. Diện tích trồng hoa của Hà Nội năm 1995 so với năm 1990 tăng 12,8 lần, năm 1996 so với năm 1996 tăng 30,6%. Các vùng trồng hoa ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hải Phòng, Quảng Ninh ... cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích trồng hoa ngày càng mở rộng. 1.3.2.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa ở Lào Cai Tỉnh Lào Cai có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với việc trồng và phát triển nhiều loại hoa. Đặc biệt các huyện vùng cao như Sa Pa, Bắc Hà khí hậu mùa hè mát mẻ, có thể trồng được các loại hoa chất lượng cao mà địa phương khác không trồng được. Từ năm 2001 đến nay, nghề trồng hoa ở Lào Cai đã được hình thành và phát triển, hoa đang trở thành sản phẩm hàng hóa mang lại thu nhập kinh tế cao cho nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình. Các loài hoa chất lượng cao như: Hoa Ly, Hồng, và các loài hoa Lan bản địa đã dần dần có tên tuổi, gắn liền với vùng di lịch Sa Pa nổi tiếng. Trong những năm qua nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đến nghiên cứu, khảo sát tìm cơ hội đầu tư. Một số dự án đã được UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư. Tuy nhiên sản xuất hoa ở Lào Cai mới chỉ là bước đầu, quy mô sản xuất còn nhỏ bé, phân tán, chủng loại hoa còn nghèo nàn, số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được thị trường ngày càng khó tính kể cả trong nước và xuất khẩu. Công tác tổ chức quản lý, sản xuất, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu. 1.3.2.2. Chủng loại và phân bố - Hoa Hồng: Huyện Sa Pa 65ha, sản lượng trên 18 triệu bông, thành phố Lào Cai 11,6ha, sản lượng 4,1 triệu bông. - Hoa Cúc: Thành phố Lào Cai 2,9ha, sản lượng 0,87 triệu bông, Bảo Thắng 2,2ha, sản lượng 0,66 triệu bông. - Hoa Lay ơn. Đồng tiền: thành phố Lào Cai 7ha, sản lượng 1,2 triệu bông, Bảo Thắng 5,5ha, sản lượng 1 triệu bông. - Hoa cao cấp (hoa Ly, Tuy líp, Cẩm Chướng, Phăng...): Sa Pa 6,5ha, sản lượng 5 triệu bông, Bắc Hà 0,13ha, sản lượng 0,55 triệu bông. 11
- - Các loại hoa khác: thành phố Lào Cai 8,5ha, sản lượng 2,55 triệu bông. - Hoa chậu, giò (họ Lan) chủ yếu tập chung tại Sa Pa. 1.3.2.3. Tiêu thụ hoa Hoa của Lào Cai sản xuất hàng năm chủ yếu là tiêu thụ nội tỉnh và cung cấp một phần cho thị trường Hà Nội. Hiện tại, Lào Cai chưa khai thác được tiềm năng tiêu thụ thông qua xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Trong khi đó mỗi năm các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội xuất khẩu khoảng 15 triệu bông qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai. 1.3.2.4. Khó khăn, tồn tại - Chưa có quy hoạch phát triển ngành hoa. Vì vậy, việc bố trí quy hoạch sử dụng đất đai, sử dụng cơ sở hạ tầng, xác định vùng sản xuất, cơ cấu giống, hệ thống tổ chức quản lý sản xuất, bảo quản, thị trường tiêu thụ, các giải pháp và cơ chế chính sách chưa được hình thành và xác lập. - Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, chưa có các mô hình sản xuất hoa theo hướng công nghiệp. Vì vậy, năng suất, chất lượng chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào ngoại cảnh, dẫn đến rủi ro lớn. - Thiếu cán bộ quản lý và chuyên gia giỏi cả trong lĩnh vực nghiên cứu, tổ chức sản xuất và kinh doanh. - Chưa có cơ sở sản xuất và cung ứng giống cho vùng, vì vậy sản xuất hàng năm thường bị động. 1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa Mỗi loại cây trồng đều có yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh thích hợp để sinh trưởng, phát triển. Cây hoa bao gồm rất nhiều loài, họ khác nhau nên yêu cầu điều kiện ngoại cảnh rất khác nhau tùy theo từng loại hoa. 1.4.1. Yêu cầu nhiệt độ của cây hoa Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng quyết định sự phân bố cây hoa. Các loài hoa có nguồn gốc khác nhau thì yêu cầu về nhiệt độ cũng khác nhau. Dựa theo yêu cầu về nhiệt độ có thể chia cây hoa thành 2 nhóm chính: - Nhóm có nguồn gốc nhiệt đới: hoa lan (orchidaceae), hoa trà mi (camelia), hoa hồng môn, hoa đồng tiền… - Nhóm có nguồn gốc ôn đới: hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng, hoa huệ Nhiệt độ là một yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa từ sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên, ra hoa, kết quả và chất lượng các loài hoa. Đặc biệt sự nở hoa, ra hoa chịu ảnh hưởng rất nhiều của nhiệt độ. Có những cây hoa yêu cầu nhiệt độ thấp mới ra hoa. Ví dụ như cây hoa lan Dendrobium crumentura cần nhiệt độ giảm 5-6 0C trong 1 thời gian cây mới ra hoa, còn ở nhiệt độ cao cây chỉ sinh trưởng mà không ra hoa. Có những cây hoa yêu cầu nhiệt độ cao cây mới ra hoa như cây hoa lay ơn khi gặp trời rét nhiệt độ thấp < 130C thì cây ngừng sinh trưởng, hoa không trỗ khỏi bao lá, chất lượng hoa 12
- kém. Có những loại cây ra hoa quanh năm vì chúng ít phản ứng với nhiệt độ như hoa hồng, hoa cúc… * Yêu cầu nhiệt độ của 1 số loại hoa - Hoa hồng yêu cầu nhiệt độ thích hợp là 18-240c Ở Việt Nam các giống hoa hồng sinh trưởng và phát triển hầu như quanh năm chỉ trừ những vùng quá nóng, mưa quá nhiều. - Hoa cúc yêu cầu nhiệt độ thích hợp từ 20-25 0c. Ở Việt Nam các giống hoa cúc sinh trưởng và phát triển hầu như quanh năm chỉ trừ những vùng quá nóng, mưa quá nhiều. - Hoa cẩm chướng: thích nhiệt độ mát mẻ ôn hòa. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với hoa cẩm chướng là 17-250c. ở miền Bắc hoa cẩm chướng thích hợp từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau. Mùa hè nóng ẩm cây hoa cẩm chướng khó phát triển. 1.4.2. Yêu cầu ẩm độ của cây hoa Ẩm độ không khí và ẩm độ đất ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa. ẩm độ thích hợp thì cây hoa sinh trưởng phát triển tốt ít sâu bệnh, ra hoa đẹp chất lượng hoa cao. Nước giữ vai trò quan trọng trong phân chia tế bào, trong việc duy trì và phát triển của tế bào. Khi có đầy đủ nước và môi trường thích hợp tế bào phân chia mạnh cây sinh trưởng nhanh. Khi thiếu nước các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây giảm, các hợp chất hữu cơ được tạo thành ít, cây còi cọc chậm phát triển. Nếu quá trình thiếu nước kéo dài cây hoa có thể khô, héo, chết. Khi quá nhiều nước cây bị úng ngập, sự phát triển sinh trưởng của cây hoa cũng bị đình trệ. Quá ẩm ướt sâu bệnh phát triển mạnh, hoa cho năng suất thấp, chất lượng kém. Mỗi loại hoa yêu cầu ẩm độ thích hợp khác nhau. Các loại hoa ôn đới như hoa hồng, hoa cúc, cẩm chướng yêu cầu ẩm độ đất 70-80%. 1.4.3. Yêu cầu ánh sáng của cây hoa Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa. ánh sáng cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây. Thiếu ánh sáng cây hoa không thể quang hợp được. Căn cứ vào thời gian chiếu sáng các cây hoa được chia thành nhóm cây dài ngày và nhóm cây ngắn ngày. - Cây dài ngày: Yêu cầu thời gian chiếu sáng dài, thời gian tối từ 8-10 giờ/ngày. Ví dụ hoa Tuylip (Curcuma alismatifolia). - Cây ngắn ngày: Yêu cầu thời gian chiếu sáng ngắn, thời gian tối từ 10-14giờ/ngày.Ví dụ hoa cúc (Chrysanthemum sp.) - Cây trung tính: Cây không phản ứng chặt chẽ với ánh sáng như cây cúc vạn thọ (Tagestes). 13
- - Nếu cây dài ngày được trồng trong điều kiện ngày ngắn thì sự tích lũy Cacbuahydrat giảm, Protein trong giai đoạn sinh thực giảm do đó cây không ra hoa. Trong trường hợp cây ngày ngắn trồng trong điều kiện ngày dài, lượng Hydrat cacbua tăng nhanh dẫn đến sinh trưởng mạnh, cây cũng không ra hoa. - Ở vùng nhiệt đới ánh sáng hàng ngày thường có từ 7 giờ đến 17 giờ. Cường độ ánh sáng tăng dần và đạt cực điểm lúc 12-14 giờ sau đó giảm dần. Các loại hoa như hoa hồng, hoa cúc, lay ơn, hoa cẩm chướng thích hợp với ánh sáng trực xạ. Một số loại hoa như hoa lan, hoa trà mi, anthurium… lại không ưa ánh sáng trực tiếp. Đặc biệt vào lúc giữa trưa nắng gắt. - Trong một họ, các loài cũng yêu cầu ánh sáng không giống nhau như họ lan Orchidacea. Sullen Costiptin dựa theo yêu cầu ánh sáng đã chia thành các nhóm: + Nhóm ưa ánh sáng: Nhóm này có thể phát triển tốt với ánh sáng tự nhiên như các loài Agannisia, Aprophyllum, Cattleya Citrina, Oncidium… + Nhóm trung gian: Nhóm yêu cầu ánh sáng trung bình như các loài Acineta, Dendrobium, Vanda… + Nhóm ưa bóng: Nhóm này không thích hợp với ánh sáng mạnh như loài Lan Phalaenopsis, Rhynchotylis, Paphiopelium, Doristis... - Nếu thiếu ánh sáng thì cây chậm lớn, lá xanh thẫm, mềm yếu. Nếu cây thừa ánh sáng, lá chuyển sang màu vàng, cây kém phát triển. - Theo Nishico J.(1987), ngày dài có ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây hoa cúc. Thời gian chiếu sáng thời kỳ ra búp tốt nhất là 10 giờ, với nhiệt độ thích hợp 18 0C. Thời gian chiếu sáng kéo dài, sinh trưởng của cúc kéo dài hơn, thân cây cao, lá to, hoa ra muộn, chất lượng hoa tăng. Thời gian chiếu sáng 11 giờ chất lượng hoa tốt nhất. 1.4.4. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng cho cây hoa 1.4.4.1. Yêu cầu về đất Đất thích hợp cho trồng hoa là đất nhẹ, giàu mùn, hàm lượng dinh dưỡng cao thoát nước. Đất bằng phẳng, có tầng canh tác đồng đều, đất đủ ẩm, để thoát nước khi mưa nắng, mực nước ngầm sâu khoảng 0,6m. Đất nặng, úng nước cây sinh trưởng phát triển khó khăn có thể dẫn đến úa vàng và chết. - Chọn đất ở nơi có đủ ánh sáng không bị cớm, đất có thể thích hợp cho cả trồng cây bằng củ, bằng hạt, cành để có thể thực hiện được chế độ luân canh. Thực hiện được chế độ luân canh sẽ tránh được sự suy thoái đất, tránh được sự chết hàng loạt do nấm, vi khuẩn, tuyến trùng gây ra. - Đối với cây hoa lan giá thể hết sức quan trọng, giá thể có thể là cành cây, thân củi, gỗ, gạch, xơ dừa, vỏ cây... Giá thể này có thể giúp cho cây đứng vững là nơi giữ, cung cấp dinh dưỡng, nước cho hoa lan trong quá trình tưới, bón phân cho hoa lan. 1.4.4.2. Yêu cầu về dinh dưỡng cho cây hoa 14
- Các yếu tố N,P, K, vi lượng, vitamin có ý nghĩa quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển, năng suất phẩm chất của các loài hoa. - Đạm( N): Có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây hoa.Thiếu N cây yếu ớt, lá vàng, sinh trưởng còi cọc, hoa bé, xấu. Thừa N cây phát triển mạnh, cây yếu, vống, mềm dễ bị đổ. Thừa N sâu bệnh phát triển phá hoại hoa nặng, hoa chất lượng kém. - Lân ( P): Có tác dụng làm bộ rễ cây hoa phát triển. P các tác dụng trong việc tạo thành và vận chuyển hợp chất hữu cơ trong cây hoa. Thiếu P cây hoa sinh trưởng chậm, cây yếu, ra hoa muộn. Có đủ P cây hoa ra búp, ra hoa sớm hơn. - Kali( K): Có tác dụng trong việc vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ trong cây hoa. Kali có tác dụng làm tăng tính chống chịu của cây hoa, biểu hiện của cây hoa thiếu K là lá bị xoăn, đốm nâu phát triển cây phát triển chậm. Bón N, P, K đầy đủ với tỷ lệ thích hợp có tác dụng tốt cho cây hoa sinh trưởng phát triển cân đối để đạt năng suất cao, phẩm chất hoa tốt: + Bón N, P, K ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của cây, đường kính hoa, khối lượng hoa của cây hoa cúc. + Đối với hoa hồng bón N, P, K có tác dụng tốt hơn so với bón N; N+P; P+K. Bón đầy đủ N, P, K làm tăng năng suất chất lượng của hoa hồng. + Đối với hoa lay ơn bón P và K không làm thay đổi phẩm chất cây hoa, tỷ lệ bón có ảnh hưởng lớn đến củ giống của hoa lay ơn. Tỷ lệ phân bón thích hợp là 200 kg P- 2O5/ha, 100 kg K2O/ ha. - Bo: Có tác dụng đến sinh trưởng của cây hoa. Khi thiếu Bo, lá non bị xoăn những lá khác bị vàng hoặc nâu bên mép lá. - Canxi( Ca): Tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây hoa. Ca có tác dụng ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ. Thiếu Ca cây hoa bị vàng lá có nhiều vết thối. Thiếu Ca ảnh hưởng đến quá trình thiếu nước của cây, hoa còi cọc, năng suất hoa bị giảm. Ca làm tăng sự nở hoa, tăng sự bền của hoa. - Đồng( Cu): Thiếu Cu lá hoa dài, vàng, mềm, cây sinh trưởng chậm. - Magiê( Mg): Lá già bị đốm vàng lan rộng ra toàn bộ diện tích với các đốm đen mép lá. Thiếu Mg cây nhỏ, giòn, dẽ gãy. Theo Lyakh V.M( 1986) Bón phân Mg làm tăng năng suất, tănng số nhánh hoa, tăng tính chống chịu ở hoa cẩm chướng. - Mangan( Mn): Thiếu Mn lá cây nhỏ, đỉnh sinh trưởng bị vàng. Cây yếu, sinh trưởng giảm, năng suất hoa bị giảm. - Coban( Co): Có tác dụng làm tăng tính giữ nước trong hoa, làm cho hoa bền lâu hơn. - Vitamin: Vitamin cũng cần thiết cho cây hoa, đặc biệt là hoa lan cần vitamin B 1, B6 trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. 15
- CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới. Câu 2: Trình bày tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam. Câu 3: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa ở Lào Cai. Câu 4: Trình bày yêu cầu ngoại cảnh đối với cây hoa. Câu 5: Trình bày yêu cầu về đất và dinh dưỡng cho cây hoa. BÀI 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT HOA Bài 2 Một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa giới thiệu về các ứng dụng các chất điều tiết trong sinh trưởng, nguyên tắc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng, thu hoạch, bảo quản và đóng gói hoa. Sau khi học xong người học có thể biết được cách sử 16
- dụng các chất điều tiết sinh trưởng trong nhân giống hoa, biết cách bảo quẩn hoa sau khi thu hoạch. Người học sẽ được học nội dung lý thuyết cơ bản trước, sau đó học thực hành để thực hiện được các công việc trong nhân giống các loại hoa cây cảnh. Mục tiêu bài: - Biết cách sử dụng một số chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất hoa. - Thu hoạch, bảo quản và đóng gói hoa đúng kỹ thuật. - Cẩn thận, chu đáo, đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động. Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT Nội dung chính: 2.1. Ứng dụng chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất hoa Trong hoạt động sống của thực vật rất cần đến các chất điều hòa sinh trưởng vì nó có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển rễ và các hoạt động sinh lý. Chất điều hòa sinh trưởng thực vật được phân thành hai nhóm: chất kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng. Hai nhóm này có tác dụng đối kháng nhau về mặt sinh lý. Chất kích thích sinh trưởng gồm các nhóm chất Auxin, Gibberellin và Cytokinin. Các chất ức chế sinh trưởng bao gồm axit Abscisic, Ethylen và Phenol. Chất điều hòa sinh trưởng thực vật được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và nghề trồng hoa nói riêng. Với nghề trồng hoa, sử dụng chất điều hoà sinh trưởng có nhiều thuận lợi hơn vì hoa không phải là thực phẩm cho người và vật nuôi, do đó các ảnh hưởng độc hại (nếu có) của chất điều hoà sinh trưởng ít ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Tác dụng của chúng nhanh và rõ rệt, có thể làm thay đổi một số đặc điểm thực vật học của cây hoa như: chiều cao cây, màu sắc, thời gian sinh trưởng, sự ra hoa, chất lượng và tuổi thọ của hoa,… Nông dân trồng hoa thường sử dụng chất điều hòa sinh trưởng để kích thích sự nảy mầm của hạt giống và củ giống hoa. Có rất nhiều loại hoa được nhân giống theo con đường vô tính như Cúc, Thược dược, Cẩm chướng, Hồng, Đào,... Hàm lượng auxin trong cành chiết, cành giâm khá thấp không đủ để gây ra sự phân hóa rễ bất định. Do đó, người ta phải xử lý auxin ngoại sinh cho cành chiết, cành giâm để kích thích ra rễ. Các auxin như IAA, IBA, NAA, Sogan... đều có thể được sử dụng để kích thích ra rễ. Ngoài ra, người ta còn sử dụng chất điều hòa sinh trưởng để điều khiển sự ra hoa như GA3 được sử dụng rộng rãi để kích thích sự ra hoa hoặc dùng chất CCC (Chlorcholin chlorid) tạo dáng cho cây cảnh, làm cho cây chậm phát triển, hình dáng cây gọn lại, tạo dáng cho cây, ứng dụng nhiều trên kiểng Bonsai. Cây Cúc ra hoa vào mùa hè nhưng có thể ra hoa trong vụ đông khi được xử lý GA 3 ở nồng độ 20-25ppm (Cúc trắng Nhật, Cúc tím lá nhọn, Cúc phấn hồng hè). Để làm hoa nở lúc cần thiết người ta sử dụng GA 3 và BA (một loại Cytokinin). Hoa cắt tàn nhanh do nhiều yếu tố, trong đó có vai trò gây già hoá nhanh của Ethylen. Do đó, loại bỏ tác động xấu của Ethylen trong bảo quản hoa cắt là một 17
- vấn đề quan tâm, có thể sử dụng một số chất kháng Ethylen như: Nitrat Bạc (AgNO 3); Thiosunphat Bạc (STS), Auxin, Cytokinin. 2.1.1. Nguyên tắc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất hoa Các chất điều hoà sinh trưởng thực vật đã và đang được ứng dụng rộng rãi như một phương tiện hóa học quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển cây trồng. Tuy nhiên, nông dân khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất hoa cũng cần thiết tuân theo các nguyên tắc sau: - Nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng phải tuyệt đối tuân theo khuyến cáo vì có một số chất khi ở nồng độ thấp thì chúng có tác dụng kích thích nảy mầm, tăng chiều cao, tăng sinh khối nhưng khi ở nồng độ cao thì chúng có thể ức chế sinh trưởng hoặc gây rụng lá thậm chí làm chết cây. - Cần chú ý chất điều hòa sinh trưởng không phải là chất dinh dưỡng mà chúng chỉ có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất nên không thể thay thế cho phân bón. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng các chất này phải phối hợp một cách hợp lý với phân bón, đặc biệt trong các trường hợp muốn tăng chiều cao và sinh khối của cây hoa. - Mặc dù việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng với nghề trồng hoa có nhiều thuận lợi nhưng ảnh hưởng tiêu cực của chúng đối với đất đai, nước và sức khoẻ con người, nhất là trong trường hợp lạm dụng chúng. Do đó, phải sử dụng đúng nồng độ, đúng thời điểm và phương pháp. Càng ngày người ta càng phát hiện ra nhiều tác dụng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đối với nghề trồng hoa. Với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp thì việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng đối với cây hoa càng trở nên cần thiết để đem lại hiệu quả tốt cho người trồng hoa. 2.1.2. Xúc tiến sự nảy mầm của hạt giống và củ giống Sự ngủ nghỉ của củ giống và hạt giống được quyết định bởi sự cân bằng ABA/ GA 3 do đó có thể thay đổi cân bằng cho sự nảy mầm bằng cách giảm ABA hoặc tăng GA 3. Đối với nhiều hạt giống và củ giống việc sử lý GA 3 2-5ppm có tác dụng xúc tiến nảy mầm tốt: (Cẩm chướng, Violet, Magic, Lay ơn, Lyli...) 2.1.3. Xúc tiến hình thành rễ bất định của cành chiết, cành giâm trong nhân giống vô tính Có nhiều loại hoa nhân giống theo con đường vô tính: Cúc, thược dược, Cẩm chướng, Hồng, Đào... Hàm lượng auxin trong cành chiết, cành giâm khá thấp không đủ để gây ra sự phân hóa bất định. Do đó, người ta phải xử lý auxin ngoại sinh cho cành chiết, cành giâm để làm nhanh sự ra rễ. Top 4 thuốc kích rễ phổ biến nhất hiện nay đang được sử dụng. 18
- - Phân bón lá Toba net: kích thích ra rễ cực mạnh, phục hồi nhanh hệ rễ cây, thích hợp các cây trồng có bộ rễ bị suy yếu. Ngoài ra nó còn giúp cây hạn chế bệnh vàng lá sinh lý do thiếu dưỡng chất, vi lượng. - Thuốc kích rễ N3M: kích thích ra rễ, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, tăng trưởng của cây, nhất là sau khi cây bị ngập, úng. - Thuốc kích rễ comcat: có công dụng kích thích ra rễ, tăng cường vi lượng giúp cây khỏe mạnh, giải độc phân hữu cơ, vô cơ. - Siêu ra rễ vitamin B1 cho cây trồng: Hình 2.1: Sử dụng chất KTST để giâm cành kích thích ra rễ, dưỡng cây, chống sốc. Đồng thời giúp cây phát triển toàn diện rễ, chồi, lá, giúp cây cứng cáp chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa. Cách sử dụng thuốc kích rễ chỉ giúp cây khắc phục một số vấn đề ở bộ rễ, chứ không thể thay thế các bước chăm sóc cây khác. Để cây phát triển khỏe mạnh còn dựa vào các yếu tố như đất trồng, phân bón, lượng nước tưới,… Vì vậy chỉ nên sử dụng vừa đủ liều lượng do nhà sản xuất yêu cầu, tránh lạm dụng. 2.1.4. Điều khiển sự ra hoa Điều khiển ra hoa cho các loại hoa cần thiết cho người trồng hoa, chủ yếu tập trung vào 3 giải pháp là khống chế ánh sáng, nhiệt độ, dùng chất kích thích và một số phương pháp khác được giới thiệu cụ thể như sau: - Khống chế ánh sáng: Những loài cây chiếu sáng ngắn trong mùa chiếu sáng dài cần xử lý che tối để rút ngắn thời gian chiếu sáng. Xử lý che tối bằng các tấm nhựa đen. Quá trình chiếu sáng phải kín và liên tục. Tốt nhất là bỏ trong buồng tối. Ví dụ mùa hoa cúc nở vào cuối tháng 8, nếu che tối sẽ nở vào đầu tháng 7, mỗi ngày chỉ cho ánh sáng trong 10 tiếng là có thể ra hoa sớm hơn một tháng; cây trạng nguyên chiếu sáng 10 tiếng mỗi ngày 2 tháng sau có thể ra hoa; ta còn áp dụng cho cây hoa lan càng cua, hoa tam giác. Hình 2.2: Khống chế ánh sáng cho hoa Những loài cây hoa cần chiếu sáng dài, vào mùa đông điều kiện chiếu sáng ngắn, phải kéo dài thời gian chiếu sáng làm cho hoa ra sớm như hoa cúc lá dưa, lay ơn, hoa huệ, mùa đông chuyển hoa vào trong nhà và thời gian chiếu sáng kéo dài thêm đến 14 giờ mỗi 19
- ngày, giữ nhiệt độ thích hợp có thể làm cho hoa ra sớm hơn. Như hoa lay ơn mỗi ngày thời gian chiếu sáng kéo dài trên 16 giờ có thể làm cho chúng nở hoa vào mùa đông và mùa xuân. Nếu muốn kéo dài thời kỳ ra hoa với những cây chiếu sáng ngắn, kéo dài thời gian chiếu sáng có thể làm cho hoa ra muộn. Với hoa cúc ra hoa vào cuối tháng 8, áp dụng chiếu sáng dài hoặc ban đêm bật đèn. - Khống chế nhiệt độ: Các loại cây hoa thuộc cây cỏ hoặc rễ chùm trồng ngoài trời như cẩm chướng, dâm bụt 3 màu, hướng dương… giảm nhiệt độ sẽ kéo dài thời kì ra hoa và ngược lại. Những loài cây hoa ngủ nghỉ qua đông hoặc loại cây củ trước khi nhiệt độ tăng lên vào mùa xuân thì chuyển vào nhà lạnh cho tiếp tục ngủ nghỉ để kéo dài thời kì ra hoa. Nhiều loài hoa chiếu sáng dài (rễ củ) cần có sự kích thích nhiệt độ thấp mới có thể ra hoa, như hoa lay ơn phải qua lạnh mùa đông đến mùa xuân nhiệt độ lên cao mới có thể ra hoa. Cho nên vào mùa hè phải xử lý củ giống trong nhiệt độ thấp, phá vỡ ngủ nghỉ mới làm cho cây ra hoa. Hoa sống 2 năm và rễ chùm phải qua thời kỳ xuân hoa nhiệt độ thấp mới có thể ra hoa, như quất, cúc mắt trâu. Một số loài cây hoa rễ củ mùa thu cần phải nuôi trong nhiệt độ thấp 6-9oC một thời gian mới làm cho cuống hoa kéo dài như thuỷ tiên, lan quân tử. Một số cây hoa mọc nơi mát mẻ mùa hè phải cưỡng bức sau khi ngủ nghỉ mới ra hoa như hoa tai thỏ. Hoa hướng dương, hải đường chuông, mùa hè để ở nhiệt độ 28 oC mới sinh trưởng tốt và ra hoa. - Xử lý chất kích thích: Chất kích thích có tác dụng kích thích và ức chế sinh trưởng, kích thích ra hoa. Hoa cúc khi bắt đầu phân hoá chồi hoa, phun khí ga có thể xúc tiến ra hoa. Hoa trà tháng 6 bắt đầu phân hoá chồi hoa, dùng ga chấm lên nụ hoa, mỗi tuần chấm 2 lần với nồng độ (50x106- 100x106). Sau 2 tháng nụ hoa sinh trưởng nhanh hơn, sau đó chấm mỗi ngày 1 lần có thể làm cho hoa nở sớm vào tháng 10-11. Nhiều loài cây thân cỏ, khi nụ hoa mới phình lên phun 100-106-200x106 axit napthalen, axit indolic đều có thể tăng hiệu quả nở hoa, Hình 2.3: Khống chế nhiệt độ cho hoa hoa nở nhanh rõ rệt còn làm cho hoa đậu quả, quả chín. - Phương pháp khống chế khác như: + Xử lý khô: Tạo nên môi trường khô để điều chỉnh sinh trưởng một số loài cây cảnh làm cho sự phân hoá chồi hoa sớm hơn. Hoa cúc trước khi phân hoá chồi hoa có thể làm cho cây khô để xúc tiến sự phân hóa nụ hoa, đồng thời bón thêm phân P và tưới axít boric làm cho chồi hoa phân hoá nhanh hơn, sau đó tiến hành tưới nước bình thường sẽ khôi phục sự hút nước và cho mấy ngày sau là hoa nở. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh
152 p | 922 | 246
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc mai chiếu thủy - MĐ03: Trồng mai vàng, mai chiếu thủy
106 p | 526 | 131
-
Giáo trình Nông hóa học: Phần 1 - PTS. Nguyễn Ngọc Nông
92 p | 399 | 125
-
Giáo trình Nông hóa học: Phần 2 - PTS. Nguyễn Ngọc Nông
91 p | 286 | 118
-
Giáo trình Dinh dưỡng khoáng cây trồng - PGS. TS Nguyễn Bảo Vệ
266 p | 866 | 117
-
Giáo trình Chuẩn bị nguyên vật liệu - MĐ01: Trồng hoa lan
58 p | 271 | 110
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc xoài - MĐ02: Trồng xoài, ổi, chôm chôm
118 p | 326 | 101
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc hoa hồng môn - MĐ04: Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn
102 p | 318 | 91
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc hoa đồng tiền - MĐ03: Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn
130 p | 337 | 88
-
Giáo trình Phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa - MĐ01: Nhân giống lúa
81 p | 148 | 25
-
Giáo trình Bảo quản và sử dụng sản phẩm (Nghề: Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ chất thải chăn nuôi gia cầm dạng rắn dùng trồng rau, hoa, cây cảnh)
37 p | 33 | 6
-
Giáo trình Hoa và cây cảnh (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
34 p | 29 | 5
-
Giáo trình Hoa và cây cảnh (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
56 p | 15 | 5
-
Giáo trình Hoa cây cảnh (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
48 p | 22 | 5
-
Giáo trình Chọn tạo giống cây trồng: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Đức Lương
140 p | 11 | 5
-
Giáo trình Sinh hóa (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
71 p | 12 | 4
-
Giáo trình Nông hóa-Thổ nhưỡng - Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn
165 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn