intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Trồng và chăm sóc rau không dùng đất - MĐ04: Trồng rau công nghệ cao

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

659
lượt xem
226
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình “Trồng và chăm sóc rau không dùng đất” giới thiệu kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà chua, dưa chuột trong môi trường giá thể dùng và kỹ thuật chăm sóc xà lách, rau cải, rau muống trong môi trường thủy canh tĩnh và thủy canh tuần hoàn gồm 02 bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Trồng và chăm sóc rau không dùng đất - MĐ04: Trồng rau công nghệ cao

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU KHÔNG DÙNG ĐẤT MÃ SỐ: 04 NGHỀ: TRỒNG RAU CÔNG NGHỆ CAO Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, 2014
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà trồng rau, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề trồng kỹ thuật trồng rau công nghệ cao cơ cấp độ công nhân lành nghề. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về kỹ thuật trồng rau công nghệ cao. Chương trình đào tạo nghề “Trồng rau công nghệ cao” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất rau công nghệ cao tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng rau công nghệ cao. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị trước gieo trồng 2) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống 3) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc rau trong môi trường đất 4) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc rau không dùng đất 5) Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau Giáo trình “Trồng rau không dùng đất ” giới thiệu kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà chua, dưa chuột trong môi trường giá thể dùng và kỹ thuật chăm sóc xà lách, rau cải, rau muống trong môi trường thủy canh tĩnh và thủy canh tuần hoàn gồm 02 bài: Bài 1: Trồng rau trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt Bài 2: Trồng rau thủy canh
  4. 4 Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ Trung tâm phát triển nông nghệ công nghệ cao– Hải Phòng, Bộ môn cây rau – Viện cây lương thực, thực phẩm, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau, hoa quả - Viện rau. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất rau công nghệ cao, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Phạm Thanh Hải: Chủ biên 2. Phùng Trung Hiếu 3. Kiều Thị Thuyên 4. Nguyễn Thị Thao
  5. 5 MỤC LỤC BÀI 1: TRỒNG RAU TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁ THỂ VÀ HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT ................................................................................................ 1 A. Nội dung ...................................................................................................... 1 I. Trồng cây cà chua trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt ....... 2 1. Thời vụ ......................................................................................................... 2 2. Chuẩn bị trước lúc trồng cây ........................................................................ 2 2.1. Xử lý nhà lưới ........................................................................................... 2 2.2. Chuẩn bị bầu trồng cây ............................................................................. 2 3. Mật độ, khoảng cách .................................................................................... 3 4. Trồng cây...................................................................................................... 4 5. Chăm sóc ...................................................................................................... 4 5.1. Điều khiển nước tưới................................................................................. 4 5.2. Điều khiển lượng phân bón ....................................................................... 5 5.2.1. Quy trình phối trộn bón cho cây cà chua: ............................................. 5 5.2.2. Cách bón ................................................................................................ 6 5.3. Làm giàn cho cây cà chua ......................................................................... 7 5.4. Tiả chồi, lá, nụ hoa: ................................................................................... 8 5.5: Rung bông, thụ phấn (khoảng 45 ngày sau trồng): ................................ 9 5.6. Kiểm soát sâu bệnh ................................................................................... 9 II. Trồng cây dưa chuột trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt 10 1. Thời vụ ........................................................................................................ 10 2. Chuẩn bị trước lúc trồng cây ...................................................................... 10 2.1. Xử lý nhà lưới ......................................................................................... 10 2.2. Chuẩn bầu trồng cây................................................................................ 11 3. Mật độ, khoảng cách .................................................................................. 11 4. Trồng cây.................................................................................................... 12 5. Chăm sóc .................................................................................................... 13 5.1. Điều khiển nước tưới............................................................................... 13 5.2. Điều khiển lượng phân bón ..................................................................... 13 5.2.1. Quy trình phối trộn bón cho cây dưa chuột: ....................................... 14 5.2.2. Cách bón .............................................................................................. 15 5.3. Làm giàn cho cây dưa chuột ................................................................... 16 5.3.1. Làm giàn ............................................................................................... 16 5.3.2. Tỉa nhánh: ............................................................................................. 17 5.5: Rung hoa (bông), thụ phấn: ................................................................... 18 5.6. Kiểm soát sâu bệnh ................................................................................. 18 B. Bài tập thực hành ....................................................................................... 19 BÀI 2: TRỒNG RAU THỦY CANH ............................................................ 21 A. Nội dung .................................................................................................... 21 1. Giới thiệu trồng rau thủy canh ................................................................... 21 1.1. Ưu điểm của trồng thủy canh .................................................................. 21 1.2. Hạn chế của kỹ thuật thủy canh: ............................................................. 22 2. Phân loại hệ thống trồng rau thủy cảnh tại Việt Nam ................................ 22
  6. 6 2.1. Hệ thống thủy canh hồi lưu ( thủy canh động) ....................................... 22 2.2. Hệ thống thủy canh tĩnh: ......................................................................... 23 3. Kỹ thuật cơ bản trồng rau thủy canh .......................................................... 23 3.1. Kỹ thuật cơ bản trồng rau thủy canh động .............................................. 23 3.1.1. Chuẩn bị cây con: ................................................................................. 23 3.1.2. Chuyển cây lên giàn: ............................................................................ 23 3.1.3. Bổ sung dinh dưỡng cho hệ thống: ...................................................... 23 3.1.4. Bổ sung nước cho hệ thống: ................................................................. 24 3.1.5. Chăm sóc cây: ...................................................................................... 24 3.1.6. Thu hoạch rau:...................................................................................... 24 3.1.7. Xử lý giỏ sau thu khoạch rau: .............................................................. 25 3.1.8. Vệ sinh hệ thống: ................................................................................. 25 3.2. Kỹ thuật cơ bản trồng rau thủy canh tĩnh ................................................ 25 3.2.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu...................................................................... 25 3.2.2. Chuẩn bị cây con .................................................................................. 26 3.2.3. Theo dõi và chăm sóc ........................................................................... 26 3.2.4. Chuẩn bị dung dịch .............................................................................. 27 3.2.5. Trồng cây trong dung dịch ................................................................... 27 3.2.6. Theo dõi và chăm sóc ........................................................................... 27 3.2.7. Thu hoạch ............................................................................................ 28 4. Kỹ thuật trồng rau thủy canh ...................................................................... 28 4.1. Kỹ thuật trồng rau cải .............................................................................. 28 4.1.1. Trồng rau cải trong môi trường thủy canh tĩnh .................................... 28 4.1.2. Trồng rau cải trong môi trường thủy canh động ................................. 33 4.2. Kỹ thuật trồng rau muống ....................................................................... 37 4.2.1. Trồng rau muống trong môi trường thủy canh tĩnh ............................. 37 4.2.2. Trồng rau muống trong môi trường thủy canh động ( hồi lưu) ........... 41 4.3. Kỹ thuật trồng xà lách ............................................................................. 44 4.3.1. Trồng xà lách trong môi trường thủy canh tĩnh ................................... 44 4.3.2. Trồng rau xà lách trong môi trường thủy canh động ( hồi lưu) ........... 49 B. Bài tập thực hành ....................................................................................... 53 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................... 54 IV. Hướng dẫn bài tập thực hành ................................................................... 55 V. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập ......................................................... 61 5.1. Bài 1: Trồng rau trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt ... 61 5.2. Bài 2: Trồng rau thủy canh..................................................................... 66
  7. MÔ ĐUN: TRỒNG RAU KHÔNG DÙNG ĐẤT Mã mô đun: MĐ 04 Giới thiệu mô đun Mô đun 04 trồng rau trong môi trường không dùng đất có thời gian học tập là 128 giờ, trong đó có 28 giờ lý thuyết, 94 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Các kỹ thuật trồng, điều khiển lượng phân bón, khí hậu, nước tưới, tỉa cành, làm giàn, quản lý dịch hại cho cây cà chua, dưa chuột và trồng cây xà lách, rau cải, rau muống trong môi trường thủy canh. Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao. Bài 1: Trồng rau trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt Mã bài: MĐ04 – 01 Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng: - Trình bày các bước trong quy trình sản xuất một số cây rau trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt; - Thực hiện được các công việc trồng và chăm sóc một số loại rau như: Mật độ khoảng cách trồng, điều khiển nước tưới, phân bón và kiểm soát dịch hại cây rau; - Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường. A. Nội dung - Giống - Giá thể CHUẨN BỊ - Phân bón TIẾN HÀNH - Xác định mật độ, khoảng cách TRỒNG - Trồng cây - Kiểm soát nước tưới - Kiểm soát phân bón CHĂM SÓC - Kiểm soát sâu bệnh hại Sơ đồ quy trình trồng và chăm sóc cây cà chua, dưa chuột
  8. 2 I. Trồng cây cà chua trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt 1. Thời vụ - Cà chua trồng trong nhà lưới có thể trồng quanh năm, thường thì 1 năm có thể trồng được 2 vụ (01 vụ trồng 06 tháng). - Trồng cà chua theo thời vụ thông thường: + Vụ Hè Thu: Gieo tháng 7, tháng 8, trồng tháng 8, tháng 9, thu hoạch vào cuối tháng 10 và 12. + Vụ Thu Đông: Gieo từ giữa tháng 9 sang cuối tháng 10, trồng tháng 11 để thu hoạch vào tháng 2, tháng 3. + Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 11, trồng tháng 12 và thu hoạch tháng 3, tháng 4. + Mấy năm gần đây, do yêu cầu của thị trường nhiều nơi còn gieo thêm cà chua vụ Xuân - Hè, gieo hạt tốt nhất từ thượng tuần tháng 1 đến trung tuần tháng 2 để cây con được trồng chậm nhất vào quãng 15 tháng 3, cho thu hoạch vào tháng 5 - 6. - Nếu trồng các giống F1 trong nước thì một năm trồng được 1,5 vụ (7-8 tháng cho 1 vụ), nếu trồng một số giống chuyên trồng trong nhà màng như Labell thì một năm được 1,2 vụ (9-10 tháng cho 1 vụ) 2. Chuẩn bị trước lúc trồng cây 2.1. Xử lý nhà lưới - Nhà lưới được quét dọn sạch nền, xử lý vôi bột khử trùng, quạt gió để thông thoáng khí. Đường ống dẫn nước tưới và phân bón cũng được làm sạch, các vòi phun được kiểm tra, không bị tắc. - Dùng thêm 4kg Clorin pha với 200 lít nước phun khắp trong nhà trồng, để sát khuẩn trước khi trồng 03 - 05 ngày. - Ở xung quanh bên ngoài nhà lưới: Phun Aldrin để trừ kiến và côn trùng. 2.2. Chuẩn bị bầu trồng cây Bước 1: Xử lý giá thể xơ dừa - Xơ dừa được xử lý tiệt trùng, sạch sâu bệnh, khử chát, trộn chung một ít vôi bột. - Dùng 5kg Clorin pha 1000 lít nước tưới đều vào giá thể sẽ trồng. Ngày hôm sau dùng 5m3 nước sạch tưới đều vào giá thể trồng. - Mười ngày sau lại dùng 10m3 nước sạch tưới đều vào giá thể mục đích giúp cho giá thể giữ được ẩm trước khi chuyển cây con từ khay ươm vào bầu giá thể trồng.
  9. 3 Bước 2: Chuẩn bị túi bầu - Kích thước bầu: Bầu sau khi bỏ giá thể vào đảm bảo dung tích là 15 lít (đường kính 30cm x chiều cao khoảng 35cm). Bước 3: Đóng sơ dừa vào túi bầu - Cho toàn bộ sơ dừa đóng vào túi bầu - Chuyển túi bầu vào trong nhà lưới 3. Mật độ, khoảng cách - Mật độ trồng: 3.000 cây/ 1000m2 sàn nhà lưới. - Khoảng cách trồng: Các bầu giá thể được đặt trên 1 máng tôn dài 45m, rộng 45cm, + Khoảng cách 2 bầu trên máng là 45cm, + Khoảng cách 2 máng 2 máng là 1,2m (xem sơ đồ). Máng tôn vừa có tác dụng hạn chế giá thể rơi ra mặt sàn, vừa có tác dụng giữ lại lượng nước và phân bón thừa chảy ra khi tưới giúp tiết kiệm 45 cm 0,45 m Bầu giá 1,2 m Máng 0,45 m Hình 4.1.1: Sơ đồ bố trí các bầu trồng cà chua trong nhà lưới Hình 4.1.2: Khoảng cách các bầu trồng cây cà chua
  10. 4 4. Trồng cây - Tiêu chuẩn cây đem trồng + Cây cà chua khoảng 15 – 16 ngày sau khi gieo ươm hạt, + Cây con được khoảng 4 – 5 lá thật (cao 10 – 15cm), chọn cây mập, khỏe, lông ngắn tiến hành chuyển cây ươm vào giá thể trồng. Hình4.1.3: Cây giống cà chua đủ tiêu chuẩn đem đi trồng - Trồng cây vào bầu giá thể: + Khi trồng để lá mầm trên mặt xơ dừa khoảng 1cm. Ghim que tưới cách gốc 2 cm ngay sau khi trồng. Lưu ý: - Trước khi trồng 1 ngày phun thuốc Ridomin gol và thuốc trừ sâu để ngăn ngừa côn trùng bám vào khi di chuyển từ vườn ươm sang nơi trồng. - Việc chuyển cây ươm vào bầu giá thể trồng phải làm triệt để trong vòng 1 – 2 ngày để bảo đảm cây con khỏe, tỷ lệ sống của cây cao, cây đồng đều về kích thước. 5. Chăm sóc - Sau khi trồng xong tiến hành quét dọn vệ sinh trong nhà lưới vì khi trồng sẽ có một số giá thể bị rơi ra mặt nền. - Ngay sau khi trồng bắt đầu tưới nước có pha phân bón và tưới theo lập trình 5.1. Điều khiển nước tưới - Khi cây còn nhỏ số lần tưới trong ngày khoảng 8 lần và không tưới vào lúc nắng nóng vì lúc ấy nước đọng lại trong đường ống rất nóng. Nước tưới lúc này có EC = 1 (EC: nồng độ muối) và pH = 6 ( nước trung tính) - Lượng nước tưới tùy theo sinh trưởng của cây, nên tưới nước nhiều vào hai thời kỳ: + Lúc ra quả rộ (trên 50% số cây đã có quả) và lúc phát triển mạnh.
  11. 5 * Chú ý: Không để bộ lá cà chua bị héo rũ trong bất kì giai đoạn nào. phân bón và nước tưới được lập trình sẵn kết hợp tưới nước và bón phân chung với nhau Hình4.1.4: Cây cà chua ở giai đoạn cây con 5.2. Điều khiển lượng phân bón - Dinh dưỡng là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với cây cà chua, đặc biệt trồng cây cà chua bằng hình thức tưới nhỏ giọt thì việc chộn hỗn hợp các chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất tối ưu, chống chịu sâu bệnh là điều hết sức quan trọng. 5.2.1. Quy trình phối trộn bón cho cây cà chua: + Phối trộn phân hóa học nên một số phân không thể hòa chung ở nồng độ cao vì sẽ gây ra phản ứng kết tủa nên phải dùng ít nhất 3 thùng để hòa tan đậm đặc phân bón. + Cách phối trộn phân bón: Nếu dùng 3 thùng phân thì có 3 bộ trộn: Phân và liều lượng trộn trong 3 thùng A, B và C như sau ( Tùy vào điều kiện giống cây cà chua và mức độ thâm canh ) : - Thùng A: các chất được pha trong 1500 lít nước và khuấy tan đều. - Calcium Nitrate: 9 kg Thùng A - Potasium Nitrate : 1,4 kg - KH2PO4 : 1,3 kg
  12. 6 - Thùng B: các chất được pha trong 1500 lít nước và khuấy tan đều. - K2SO4 : 4 kg - MgSO4 : 3,4 kg - FeSO4 : 200gr - H3BO3 : 40gr Thùng B - MnSO4 : 30gr - ZnSO4 : 12,5 gr - CuSO4 : 5 gr - Molypden : 1 gr - Thùng C: vì nguồn nước tưới có pH thấp (khoảng 4,2) nên phải dùng NaOH hoặc KOH để nâng pH lên 6. ( Để chế độ pH 4,2 nước đó là chua khi bón cho cây cà chua hấp thụ dinh dưỡng kém ) + 20.000 lít nước sẽ được hòa với khoảng 0,75 kg KOH hoặc NaOH để nâng pH từ khoảng 4,2 lên 6. Thùng C NaOH hoặc KOH - Các chất được pha vào 300 lít nước tạo thành dung dịch phân bón đậm đặc, sau đó dung dịch phân bón đậm đặc này sẽ được pha với 20.000 lít nước để tưới cho cà chua, trong vòng 7 ngày cho 1000 m2 sàn. 5.2.2. Cách bón - Trong tuần lễ đầu khi trồng mỗi ngày tưới lên 1 gốc cây khoảng 200 ml với EC =1 và pH = 6. Tưới làm 10 lần trong ngày. Hình 4.1.5: Tưới nước và bón phân cho cây cà chua ở giai đoạn phát triển thân lá
  13. 7 - Tuần thứ 2- 4 tưới tăng dần đến 800 ml/gốc và số lần tưới tăng lên khoảng 16 lần. - Tuần thứ 5 về sau tăng lượng calcium nitrat từ 18 kg lên 25 kg. Và EC = 1,5 ; pH = 6, lượng nước tưới trong 1 ngày khoảng từ 1,5 lít /gốc đến 2 lít/gốc tùy theo lượng áng sáng và nhiệt độ và số lần tưới trong 1 ngày khoảng 20 lần. * Chú ý: Ở giai đoạn từ khi mới trồng đến 15 ngày sau khi trồng cây thường biểu hiện thiếu sắt – cần bổ sung sắt bằng cách phun trên lá chelat sắt. 5.3. Làm giàn cho cây cà chua - Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. - Sau khi trồng 20 ngày cây cao khoảng 50 cm đã bắt đầu đổ ngã nên lúc này phải tiến hành cắm cọc (cọc dài 1,20 cm) và quấn dây ở đoạn cách mặt đất 30 - 35 cm. Trong thời gian này cây phát triển rất nhanh, mỗi ngày cây cao thêm khoảng 3cm, nên việc quấn dây phải thường xuyên để tránh đổ ngã, đồng thời hàng ngày tỉa hết nhánh bên, chỉ để hai thân chính. Tỉa bỏ cả những lá già và những lá hết khả năng quang hợp. Khi tỉa không làm bầm dập vết cắt và tỉa khi nhà lưới khô ráo. Hình 4.1.6: Buộc giàn cây cà chua giai đoạn cây con Hình: 4.1.7: Buộc giàn cho cây ở giai đoạn ra quả
  14. 8 5.4. Tiả chồi, lá, nụ hoa: * Tiả chồi: Nhiều nghiên cứu cho thấy trồng cà chua không tỉa chồi cho năng suất thấp hơn có tiả chồi - Cần tiả kịp thời khi nhánh mới lú ra 3-5 cm để dinh dưỡng tập trung nuôi trái, thường xuyên tỉa bỏ mầm nách vô hiệu. Dùng tay đẩy gẩy chứ không dùng móng tay ngắt hoặc dùng ké cắt vì dễ nhiễm bệnh qua vết thương. Hình 4.1.8: Tỉa chồi cho cây cà chua * Tiả lá: Nên tỉa bớt các lá chân đã chuyển sang màu vàng để ruộng được thoáng, nhất là những chân ruộng rậm rạp, dễ nhiễm bệnh trồng dầy trong muà mưa. * Tiả quả: Mỗi chùm hoa chỉ nên để 4-6 quả, ngắt cuối cành mang trái để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, quả lớn đều cỡ, giá trị thương phẩm cao. Hình 4.1.9: Cây cà chua ở giai đoạn hình thành quả
  15. 9 * Bấm ngọn: Đối với giống thời gian sinh trưởng dài, cao cây, giai đoạn gần cuối thu hoạch nên bấm ngọn để trái lớn đều, thu tập trung giúp kết thúc mùa vụ gọn. 5.5: Rung bông, thụ phấn (khoảng 45 ngày sau trồng): - Khi cây bắt đầu ra bông vì trong điều kiện nhà lưới không có nhiều gió như ngoài tự nhiên, đồng ruộng nên việc rung bông thụ phấn cho cà chua là rất quan trọng và công việc này được thực hiện liên tục từ thời điểm khi cà bắt đầu ra bông mỗi ngày và mỗi sáng từ 8h30’ đến 10h30’ cho đến khi thu hái hết giúp cho bông thụ phấn tốt hơn. Hình 4.1.10: Rung bông, thụ phấn cho cây cà chua 5.6. Kiểm soát sâu bệnh - Tình hình phát sinh phát triển của sâu bệnh gây hại trong nhà lưới cho thấy xuất hiện đều quanh năm, đặc biệt là các loại bệnh trên cây cà chua. * Sâu hại: - Cà chua thường gặp các sâu hại như: + Sâu xanh + Sâu khoang ăn lá, ăn cùi quả, + Sâu hồng đục quả và rệp. Tuy nhiên, mô hình trồng cà chua ở nhà lưới chỉ xuất hiện con sâu khoang ăn lá vào thời gian đầu mới trồng cà chua trong nhà lưới, do chưa có kinh nghiệm xử lý giá thể, che chắn kỹ. - Kiểm soát tình hình sâu hại: bằng cách phun thuốc trừ sâu sinh học Catex 1,8EC & 3,6EC đây là loại thuốc trừ sâu tiên tiến thế hệ mới, không sử dụng hóa chất. Với hoạt chất Abamectin 1.8%, 3.6%, Catex 1.8EC & 3.6EC
  16. 10 có tác dụng diệt trừ các loại sâu miệng nhai và nhện đã kháng thuốc, nên ngoại trừ diệt được con sâu khoang còn có thể phòng trị một số loại sâu rầy khác. - Theo khuyến cáo thì loại thuốc Catex 1.8, 3.6EC an toàn cho cây trồng, không để lại dư lượng trong nông sản, rất ít ảnh hưởng đến thiên địch, thích hợp sử dụng cho vùng rau an toàn. - Ngoài dùng thuốc sinh học thì phương pháp xử lý giá thể kỹ trước khi trồng và làm cửa ra vào hai lớp cũng đã hạn chế rất lớn loại sâu hại này. * Bệnh hại: - Bệnh hại hay gặp là: + Bệnh mốc sương (sương mai) + Bệnh xoắn lá. - Đối với các loại bệnh này không dùng biện pháp hóa học nào để xử lý điều trị, chỉ phòng ngừa bệnh giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ (từ cây con đến ra hoa) bằng chế phẩm Exin, cây cà chua khi bắt đầu ra hoa về sau nhờ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối nên sức đề kháng cao, bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất cà chua không đáng kể. II. Trồng cây dưa chuột trong môi trường giá thể và hệ thống tưới nhỏ giọt 1. Thời vụ - Dưa chuột trồng trong nhà lưới có thể trồng quanh năm, thời gian sinh trưởng cây từ 40 – 45 ngày - Trồng cà chua theo thời vụ thông thường: + Vụ xuân hè gieo hạt 20/2 – 15/3 + Vụ thu đông gieo hạt: 10/9 – 5/1 2. Chuẩn bị trước lúc trồng cây 2.1. Xử lý nhà lưới - Nhà lưới được quét dọn sạch nền, xử lý vôi bột khử trùng, quạt gió để thông thoáng khí. Đường ống dẫn nước tưới và phân bón cũng được làm sạch, các vòi phun được kiểm tra, không bị ngẹt. - Dùng thêm 4kg Clorin pha với 200 lít nước phun khắp trong nhà trồng, để sát khuẩn trước khi trồng 03 - 05 ngày. - Ở xung quanh bên ngoài nhà lưới: Phun Aldrin để trừ kiến và côn trùng.
  17. 11 2.2. Chuẩn bầu trồng cây Bước 1: Xử lý giá thể - Xơ dừa đã được xử lý tiệt trùng, sạch sâu bệnh, khử chát, trộn chung một ít vôi bột. - Dùng 5kg Clorin pha 1000 lít nước tưới đều vào giá thể sẽ trồng. Ngày hôm sau dùng 5m3 nước lã tưới đều vào giá thể trồng. - Mười ngày sau lại dùng 10m3 nước lã tưới đều vào giá thể mục đích giúp cho giá thể giữ được ẩm trước khi chuyển cây con từ khay ươm vào bầu giá thể trồng. Bước 2: Chuẩn bị túi bầu - Kích thước bầu: Bầu sau khi bỏ giá thể vào đảm bảo dung tích là 15 lít (đường kính 30cm x chiều cao khoảng 35cm). Bước 3: Đóng sơ dừa vào túi bầu - Cho toàn bộ sơ dừa đóng vào túi bầu - Chuyển túi bầu vào trong nhà lưới 3. Mật độ, khoảng cách - Mật độ trồng: 3.000 cây/ 1000m2 sàn nhà lưới. - Khoảng cách trồng: Các bầu giá thể được đặt trên 1 máng tôn dài 45m, rộng 45cm, + Khoảng cách 2 bầu trên máng là 45cm, + Khoảng cách 2 máng 2 máng là 1,2m (xem sơ đồ). Máng tôn vừa có tác dụng hạn chế giá thể rơi ra mặt sàn, vừa có tác dụng giữ lại lượng nước và phân bón thừa chảy ra khi tưới giúp tiết kiệm 45 cm 0,45 m Bầu giá 1,2 m Máng 0,45 m Hình 4.1.11: Sơ đồ bố trí các bầu trồng dưa chuột trong nhà lưới
  18. 12 Hình 4.1.12: Khoảng cách các bầu trồng cây dưa chuột 4. Trồng cây - Tiêu chuẩn cây đem trồng + Cây cà chua khoảng 15 – 16 ngày sau khi gieo ươm hạt, + Cây con được khoảng 4 – 5 lá thật (cao 10 – 15cm), chọn cây mập, khỏe, lông ngắn tiến hành chuyển cây ươm vào giá thể trồng. Hình4.1.13: Cây giống dưa chuột đủ tiêu chuẩn đêm đi trồng - Trồng cây vào bầu giá thể: + Khi trồng để lá mầm trên mặt xơ dừa khoảng 1cm. Ghim que tưới cách gốc 2 cm ngay sau khi trồng. Lưu ý: - Trước khi trồng 1 ngày phun thuốc Ridomin gol và thuốc trừ sâu để ngăn ngừa côn trùng bám vào khi di chuyển từ vườn ươm sang nơi trồng.
  19. 13 - Việc chuyển cây ươm vào bầu giá thể trồng phải làm triệt để trong vòng 1 – 2 ngày để bảo đảm cây con khỏe, tỷ lệ sống của cây cao, cây đồng đều về kích thước. 5. Chăm sóc - Sau khi trồng xong tiến hành quét dọn vệ sinh trong nhà lưới vì khi trồng sẽ có một số giá thể bị rơi ra mặt nền. - Ngay sau khi trồng bắt đầu tưới nước có pha phân bón và tưới theo lập trình 5.1. Điều khiển nước tưới - Khi cây còn nhỏ số lần tưới trong ngày khoảng 8 lần và không tưới vào lúc nắng nóng vì lúc ấy nước đọng lại trong đường ống rất nóng. Nước tưới lúc này có EC = 1 và pH = 6. - Lượng nước tưới tùy theo sinh trưởng của cây, nên tưới nước nhiều vào hai thời kỳ: + Lúc ra quả rộ (trên 50% số cây đã có quả) và lúc phát triển mạnh. * Chú ý: Không để bộ lá dưa chuột bị héo rũ trong bất kì giai đoạn nào. phân bón và nước tưới được lập trình sẵn kết hợp tưới nước và bón phân chung với nhau Hình 4.1.14: cây dưa chuột giai đoạn ra hoa 5.2. Điều khiển lượng phân bón - Dinh dưỡng là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với cây dưa chuột, đặc biệt trồng cây dưa chuột bằng hình thức tưới nhỏ giọt thì việc chộn hỗn hợp các chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất tối ưu, chống chịu sâu bệnh là điều hết sức quan trọng.
  20. 14 5.2.1. Quy trình phối trộn bón cho cây dưa chuột: + Phối trộn phân hóa học nên một số phân không thể hòa chung ở nồng độ cao vì sẽ gây ra phản ứng kết tủa nên phải dùng ít nhất 3 thùng để hòa tan đậm đặc phân bón. + Cách phối trộn phân bón: Nếu dùng 3 thùng phân thì có 3 bộ trộn: Phân và liều lượng trộn trong 3 thùng A, B và C như sau: ( Cách pha trộn phân phụ thuộc vào giống cây dưa chuột, mức độ thâm canh ) - Thùng A: các chất được pha trong 150 lít nước và khuấy tan đều. - Calcium Nitrate: 9 kg Thùng A - Potasium Nitrate : 1,4 kg - KH2PO4 : 1,3 kg - Thùng B: các chất được pha trong 150 lít nước và khuấy tan đều. - K2SO4 : 4 kg - MgSO4 : 3,2 kg - FeSO4 : 200 gr - H3BO3 : 35 gr Thùng B - MnSO4 : 30 gr - ZnSO4 : 12 gr - CuSO4 : 4,5 gr - Molypden : 1,5 gr - Thùng C: vì nguồn nước tưới có pH thấp (khoảng 4,2) nên phải dùng NaOH hoặc KOH để nâng pH lên 6. + 20.000 lít nước sẽ được hòa với khoảng 0,75 kg KOH hoặc NaOH để nâng pH từ khoảng 4,2 lên 6. Thùng C NaOH hoặc KOH - Các chất được pha vào 300 lít nước tạo thành dung dịch phân bón đậm đặc, sau đó dung dịch phân bón đậm đặc này sẽ được pha với 20.000 lít nước để tưới cho dưa chuột trong vòng 7 ngày cho 1000 m2 sàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1