Giáo trình Vận hành và sửa chữa máy thu hoạch (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
lượt xem 3
download
Giáo trình Vận hành và sửa chữa máy thu hoạch (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của các máy thu hoạch lúa và yêu cầu nông học khi thu hoạch cây lúa; Mô tả được cấu tạo của các máy thu hoạch lúa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Vận hành và sửa chữa máy thu hoạch (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
- SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: Vận hành và sửa chữa máy thu hoạch NGHỀ: Kỹ thuật máy nông nghiệp TRÌNH ĐỘ: Trung cấp Ban hành kèm theo Quyết định số:03a/QĐ- TTCTM ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Trường Trung cấp Tháp Mười Tháp Mười, năm 2020 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các tiêu đề đích về đào tạo và tham khảo. Mọi tiêu đề đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với tiêu đề đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và nghề Công nghệ ôtô ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc biên soạn giáo trình Vận hành và sửa chữa máy thu hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của đội ngũ giáo viên cũng như học tập của học sinh nghề KỸ THUẬT MÁY NÔNG NGHIỆP tạo sự thống nhất trong quá trình đào tạo nghề Kỹ thuật máy nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất của các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế là vấn đề cấp thiết cần thực hiện. Nội dung biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành với những kiến thức, kỹ năng nghề được bố trí kết hợp khoa học nhằm đảm bảo tốt nhất mục tiêu đề ra của từng môn học, mô-đun. Trong quá trình biên soạn, tác giả đã tham khảo nhiều chuyên gia đào tạo nghề Công nghệ ôtô để cố gắng đưa những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất phù hợp với thực tế sản xuất, đặc biệt dễ nhớ, dễ hiểu không ngoài mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất hiện nay. Trong quá trình biên soạn mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các bạn học sinh để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Đồng Tháp, ngày…..........tháng…........... năm 2018 Chủ biên 3
- MỤC LỤC Bài 1. Vận hành và sửa chữa máy gặt lúa...........6 Mục tiêu của bài:...................................6 1. Thăm đồng - Xem lúa, lập kế hoạch................6 1.1. Kiểm tra kích thước ruộng.................... 6 1.2. Kiểm tra độ chín của cây lúa.................6 1.3. Kiểm tra tình trạng ngã, đổ của cây lúa......6 3. Gặt thử, điều chỉnh máy....................... 7 4. Chọn kiểu chuyển động, vận hành máy gặt lúa.. . .8 5. Chăm sóc bảo dưỡng, khắc phục các hư hỏng thông thường của máy gặt............................... 11 Bài 2. Vận hành và sửa chữa liên hợp máy tuốt đập lúa .................................................... 13 1. Chuẩn bị:.......................................13 1.1. Công dụng, phân loại: ..................13 1.2. Cấu tạo nguyên lý hoạt động máy đập lúa 15 2. Vận hành máy tuốt đập lúa....................21 3. Di chuyển máy tuốt đập lúa...................24 4. Điều chỉnh máy tuốt đập lúa...................24 5. Bảo dưỡng, khắc phục những hư hỏng thông thường của LHM.......................................... 27 6. Kiểm tra đánh giá chất lượng đập, vệ sinh máy. 30 Bài 3. Vận hành và sửa chữa liên hợp máy gặt đập .................................................... 33 1. Thăm đồng - Xem lúa, lập kế hoạch...............33 1.1. Kiểm tra kích thước ruộng...................33 1.2. Kiểm tra độ chín của cây lúa................33 1.3. Kiểm tra chiều cao cây lúa..................33 1.4. Kiểm tra tình trạng ngã, đổ của cây lúa.....34 1.5. Kiểm tra các vị trí có thể lầy máy..........34 1.6. Kiểm tra độ ẩm nền ruộng.................... 34 2. Chuẩn bị:.......................................34 3. Gặt thử, điều chỉnh máy.........................35 4. Chọn kiểu chuyển động, vận hành LHM gặt đập.....35 5. Chăm sóc bảo dưỡng, khắc phục các hư hỏng thông thường của LHM.....................................41 4
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Vận hành và sửa chữa máy thu hoạch Mã mô đun: MĐ 31 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí ở học kỳ 3 của khóa học. - Tính chất: + Là mô đun chuyên môn nghề. + Mô đun hình thành cho học sinh kỹ năng điều khiển các máy thu hoạch thực hiện công việc thu hoạch lúa trên đồng ruộng. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Tiêu đề tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của các máy thu hoạch lúa và yêu cầu nông học khi thu hoạch cây lúa. + Mô tả được cấu tạo của các máy thu hoạch lúa. - Về kỹ năng: + Trình bày được các bước vận hành máy thu hoạch lúa trên đồng. + Vận hành được máy thu hoạch lúa trên đồng ruộng, khắc phục được những hư hỏng thông thường. - Vê năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được tính kỷ luật, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. + Chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ trong quá trình học. + Thực hiện đúng quy trình an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp . Nội dung của mô đun: 5
- Bài 1. Vận hành và sửa chữa máy gặt lúa Giới thiệu: Nguyên lý hoạt động của máy gặt lúa và quy trình tổ chức thu hoạch lúa. Mục tiêu của bài: - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy gặt lúa và quy trình tổ chức thu hoạch lúa. - Chuẩn bị được máy gặt lúa dải thành hàng và các máy gặt có tính năng tương tự. - Vận hành được máy gặt lúa đúng quy trình, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. - Khắc phục được những hư hỏng thông thường trong quá trình vận hành máy. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ , kiên trì. Nội dung bài: 1. Thăm đồng - Xem lúa, lập kế hoạch. 1.1. Kiểm tra kích thước ruộng Máy chỉ hoạt động tốt trong một số điều kiện nhất định của ruộng lúa và tình trạng của cây lúa. Hãy kiểm tra kỹ ruộng lúa trước khi thu hoạch để đảm bảo máy hoạt động an toàn. Để thuận tiện cho việc thu hoạch bằng máy, thửa ruộng phải có kích thước đủ lớn Trường hợp ruộng hẹp quá có thể kết hợp các thửa ruộng liền kề với nhau theo mô hình cánh đồng mẩu lớn, có hoặc không có bờ ngăn cách giữa các thửa ruộng Những cánh đồng rộng lớn ở Đồng bằng Sông Cửu Long rất thuận tiện cho việc thu hoạch bằng máy Các cánh đồng rộng lớn rất thuận tiện cho việc thu hoạch bằng máy. 1.2. Kiểm tra độ chín của cây lúa Để giảm thất thoát khi thu hoạch, nên kiểm tra độ chín của cây lúa trên ruộng trước khi gặt. Khi có trên 80 % số hạt trên bông đã chín là có thể thu hoạch được, không nên thu hoạch quá sớm hoặc quá trễ. 1.3. Kiểm tra tình trạng ngã, đổ của cây lúa Việc kiểm tra tình trạng ngã, đổ của cây lúa là để có cơ sở cho việc lựa chọn chiều di chuyển khi gặt nhằm tăng năng suất và giảm hoa hụt do cắt sót bông lúa. 6
- Khi góc nghiêng của cây lúa từ 85 0 trở lên, cho phép ta gặt xuôi theo chiều nghiêng của cây lúa Khi góc nghiêng của cây lúa nhỏ hơn 850 ta nên gặt ngược với chiều nghiêng của cây lúa. Nên kiểm tra nhiều vị trí trên ruộng để lấy giá trị trung bình 2. Chuẩn bị: - Chuẩn bị máy gặt + Chuẩn bị đường di chuyển máy: Để đảm bảo an toàn, đường di chuyển máy phải được kiểm tra cẩn thận, nó phải rộng hơn bề rộng của máy và không có chướng ngại vật như gốc cây, rãnh nước. + Mở đường di chuyển máy: Nếu đường di chuyển hẹp và khả năng cho phép mở rộng thêm thì hãy mở rộng đường di chuyển của máy nhằm giúp cho việc di chuyển được dễ dàng và an toàn. - Chuẩn bị ruộng gặt. Khi các thửa ruộng liền kề nhau có nền ruộng cho phép thu hoạch bằng máy GĐLH thì ta có thể m ở đường thông giữa các thửa ruộng liền kề nhau tạo thành đường di chuyển thuận lợi 2 đầu thửa ruộng. Chiều dài đoạn bờ phải phá đi để liên hợp máy di chuyển dể dàng là ≥ 7 mét Hiện tại, để thuận tiện cho việc thu hoạch bằng MGĐLH, người ta đang xây dựng những cánh đồng mẩu lớn không có bờ ranh giữa các thửa ruộng Những cánh đồng mẩu lớn giúp nâng cao năng suất thu họach bằng máy. 3. Gặt thử, điều chỉnh máy. Chuẩn bị dụng cụ cắt mở góc Dụng cụ để cắt mở góc là lưỡi hái (Nam Bộ) hoặc lưỡi liềm( Bắc Bộ) . Bên cạnh là một loại lưỡi hái được dùng phổ biến trước đây ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Do khan hiếm lao động thời vụ, một số vùng vẫn phải gặt lúa b ng thủ công. Cường độ lao động rất nặng nhọc khi thu hoạch lúa bằng thủ công. + Tiến hành cắt mở góc ở cả 4 góc ruộng: Kích thước của các phần mở góc phải lớn hơn chiều rộng và chiều dài liên hợp máy 7
- Là nơi người lái tác động vào đó để điều khiển việc nâng, hạ bộ phận cắt khi làm việc Có loại máy tay điều khiển này được bố trí cho một chức năng riêng biệt, có loại máy dùng một tay điều khiển duy nhất cho nhiều chức năng như lái vòng, gặt, đập, nâng hạ bộ phận cắt . 4. Chọn kiểu chuyển động, vận hành máy gặt lúa. 1. Khởi động máy - Xoay chìa khóa về ON - Khi đèn báo hâm nóng tắt thì xoay tiếp chìa khóa về START - Khi động cơ làm việc thì thả tay ra khỏi chìa khóa - Để tránh hư hỏng bình ác qui và máy đề, khi đề máy 3 lần mà vẫn không nổ thì phải xem nguyên nhân gì rồi khắc phục xong đã rồi mới tiếp tục kh i động lại 2. Kiểm tra máy sau khi khởi động - Đối với các thông số báo bằng đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vùng sơn màu xanh lá cây trên mặt đồng hồ - Nếu báo bằng đèn báo thì đèn phải tắt khi động cơ đang làm việc. - Kiểm tra sự rò rỉ chất lỏng trên các đường ống dẫn chất 8
- lỏng như dầu bôi trơn...... ....Nhiên liệu, nước làm mát. 3. Điều khiển máy gặt không tải - Kiểu gặt 4 xung quanh ruộng Khi vào đường gặt mới - Ngắt li hợp - Gài số tới - Gài li hợp cắt và li hợp đập Chuyển động của liên hợp máy góc - Khởi hành máy ruộng - Hạ bộ phận cắt xuống Khi hết đường gặt - Nâng bộ phận cắt lên - Ngắt li hợp gặt - Điều khiển máy quay vòng - Dừng máy lại - Lùi máy lại và sửa hướng cho vuông góc với đường gặt Phương pháp chuyển động gặt xung quanh vừa rồi ruộng - Điều khiển máy quay vòng - Khởi hành máy cho đường gặt mới Kiểu gặt chia nhiều thửa nhỏ trong 1 lô lớn Kiểu gặt này áp dụng khi thửa ruộng có kích thước chiều dài 9
- lớn Kiểu gặt kết hợp 2 thửa liền kề Kiểu gặt này chỉ phù hợp khi các thửa ruộng có kích thước chiều dài tương đương nhau và có sự đồng thuận giữa các chủ ruộng Khi vào đường gặt mới - Ngắt li hợp - Gài số tới - Gài li hợp cắt và li hợp đập - Khởi hành máy Khi hết đường gặt - Nâng bộ phận cắt lên - Ngắt li hợp gặt - Điều khiển máy quay vòng - Chạy không theo bề ngang ruộng - Điều khiển máy quay vòng vào đường gặt mới + Chuyển động đuổi theo trong một thửa ruộng lớn - Đối với những thửa ruộng lớn, hãy chia thửa ruộng thành nhiều thửa với kích thước vừa phải để tăng năng suất gặt và tiện việc vận chuyển lúa hạt về nhà Kiểu chuyển động đuổi theo trong một thửa 10
- + Chuyển động đuổi theo trong 2 thửa liền kề - Kiểu này áp dụng khi 2 thửa ruộng liền kề có cùng chiều dài, canh tác cùng giống lúa và các chủ ruộng thỏa thuận được với nhau. Hiện nay, một số vùng, nông dân tự hợp tác với nhau thành từng nhóm để tiện 1- Thửa thứ nhất việc cơ giới hóa sản xuất, các 2- Thửa thứ 2 thửa ruộng được phân định Chuyển động đuổi theo trong 2 thửa liền kề thông qua cột mốc ranh được chôn vị trí khuất trên bờ ruộng để không ảnh hư ng tới hoạt động của máy. 5. Chăm sóc bảo dưỡng, khắc phục các hư hỏng thông thường của máy gặt. 2. Bôi trơn theo chỉ dẫn - Bôi trơn cho bộ phận thu, cắt và chuyển lúa + Bôi trơn cho thanh dao 1- Vị trí cần bôi trơn cho thanh dao 2- Mỏ quạ 3- Lưỡi dao di động Hình - Thanh dao trên máy phải được bôi trơn đầy đủ. B. Câu hỏi và bài tập thực hành I- Câu hỏi củng cố kiến thức: - Kể tên các trang thiết bị trên ca bin máy gặt và cách sử dụng 11
- - Trình bày qui trình khởi động máy, khởi hành máy, điều khiển máy quay vòng và gặt chạy không trên bãi. II- Bài tập thực hành: - Điều khiển việc khởi động máy, khởi hành máy, điều khiển máy quay vòng và gặt chạy không trên bãi theo cả 2 phương pháp chuyển động, đúng yêu cầu kỹ thuật; C. Ghi nhớ: - Cách xác định vị của các tay điều khiển - Qui trình khởi hành và dừng máy 12
- Bài 2. Vận hành và sửa chữa liên hợp máy tuốt đập lúa Mục tiêu của bài: - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của liên hợp máy tuốt đập lúa và quy trình tổ chức tuốt đập lúa. - Chuẩn bị được liên hợp máy đập lúa Tân Tiến và các máy đập có tính năng tương tự. - Vận hành được liên hợp máy đập lúa đúng quy trình, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, khắc phục được những hư hỏng thông thường trong quá trình vận hành LHM. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ , kiên trì. Nội dung bài: 1. Chuẩn bị: 1.1. Công dụng, phân loại: Hiện nay máy đập lúa theo nguyên lý dọc trục được sử dụng rộng dãi trong cả nước. Tuỳ đặc điểm, tập quán thu hoạch của từng vùng, từng khu vực để có nhưng mẫu máy có kích thước thích hợp (miền Trung và miền Bắc máy phổ biến có kích thước từ 1,2-1,6 m). Miền Nam máy có kích thước phổ biến từ 1,6- 2,2 m). Nhiều cơ sở sản suất đã đưa ra những mẫu máy tương đối hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu thu hoạch lúa của người nông dân, đảm bảo được năng suất và chất lượng cao như mẫu máy Tân Tiến (Nam Hà ); Mẫu máy của cơ khí Cửu Long( Vĩnh Long ) ... Những mẫu máy này đang được sử dung rộng rãi trong cả nước . 13
- a. Công dụng: Máy đập lúa dùng đập lúa đã thu hoạch đập tách, phân ly làm sạch thóc ra khỏi bông lúa Hình 2-1 - Máy đập lúa b. Phân loại Phân làm 2 loại - Loại máy đập lúa trông đập răng bản máng thanh Hình 2.2- Máy đập lúa răng bản - Loại máy đập lúa trông đập răng tròn máng trơ Hình 2.3- Máy đập lúa răng tròn 2-2 14
- 1.2. Cấu tạo nguyên lý hoạt động máy đập lúa a. Cấu tạo Hình 2.4- Sơ đồ cấu tạo máy đập lúa 1- Bàn cấp liệu; 7- Động cơ; 2- Trống đập; 8- Quạt thổi; 3- Nắp trống; 9- Cửa h ng sản phẩm; 4- Máng trống; 10- Bánh xe; 5- Cửa ra; 11- Càng kéo 6- Sàng; Máy đập lúa dọc trục đang được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay đều có những bộ phận giống nhau, chỉ khác ở kích thước, dạng răng trống (răng bản hoặc răng tròn) và vật liệu chế tạo. Cấu tạo của một máy đập lúa hướng trục gồm hai bộ phận làm việc chủ yếu là: Bộ phận đập phân ly hạt ra khỏi rơm và bộ phận sàng quạt làm sạch thóc. - Bộ phận đập phân ly gồm trống đập, răng đập, máng trống, nắp trống. Các mẫu máy được thiết kế có hai loại: + Bộ phận đập phân ly dọc trục trống răng tròn, nắp trống có gân dẫn, máng trống loại máng thanh (hình 5.13). Trên trục trống được lắp cố định 3 mặt bích, 6 thanh răng bằng thép ống ỉ30 bắt chặt và cách đều nhau trên bích, phía cuối hàn các cánh hất rơm. Răng trống bằng thép tròn ỉ12 được bố trí thành đường xoắn dọc trục trống. Máng trống gồm các cung máng và thanh máng có khoan các lỗ cách đều nhau được lồng thép ỉ4 qua đó, thường góc bao của máng trống khoảng 15
- 2700. Nắp trống làm b ng thép tấm bao ngoài trống đập ở phân nửa trên, mặt trong của nắp trống hàn các cung dẫn hướng lúa, cùng với máng trống và trống đập tạo thành buồng đập. + Bộ phận đập phân ly dọc trục trống răng bản, nắp trống trơn, máng trống loại máng trơn (hình 5.14). Trên trục trống được lắp cố định 2 mặt bích, ống thép rỗng hình trụ được hàn cố định vào hai mặt bích đó. Trên mặt ống hàn các chân đế để bắt răng và các cánh hất rơm. Răng trống bằng thép dây 6 - 8 mm, rộng 45 - 50mm được bố trí thành đường xoắn dọc trục trống. So với mặt trụ trống, răng được bố trí có 3 góc nghiêng a, ò,? Hình 2.5-. Bộ phận đập phân ly dọc trục trống răng tròn 1- Nắp trống; 2- Gân dẫn hướng; 3- Máng trống; 4- Trống đập a: Nghiêng về phía sau so với chiều quay của trống, được tạo thành bởi bán kính từ tâm kéo dài với bề mặt làm việc của răng, gọi là góc hướng tâm. Góc này có tác dụng làm cho rơm dễ thoát ra khỏi răng để không bị quấn theo trống. ò: Góc nghiêng tại chân răng được tạo thành bởi hướng đường xoắn của răng và đường sinh của bao trống, gọi là góc tuốt. Góc này có tác dụng chuyển rơm dọc theo trục trống trong buồng đập để tách hạt ra khỏi bông và phân ly hạt qua máng, vì vậy mà loại trống này không cần bố trí gân dẫn hướng trên nắp trống. ?: Góc nghiêng theo chiều lúa đi trong buồng đập, được tạo thành bởi mép làm việc của răng với mặt phẳng chứa đường xoắn đi qua chân răng. Góc này có tác dụng làm tăng khả năng vượt tải của máy 16
- và gọi là góc tải. Máng trống gồm các cung tròn bằng thép dẹt có khoan các lỗ cách đều nhau được lồng thép ỉ8 - ỉ12 qua đó, thường góc bao của máng trống khoảng 1800- 3600. Nắp trống làm bằng thép tấm bao ngoài trống đập ở phân nửa trên, mặt trong của nắp trống trơn, bên ngoài hàn các đai tăng cường cho cứng. Hình 2.6. Bộ phận đập phân ly dọc trục trống răng bản 1- Nắp trống; 2- Trống đập; 3- Máng trống - Bộ phận sàng quạt làm sạch gồm sàng và quạt: + Sàng gồm một khung cứng, hai thành bên bằng tôn tấm, phía trong bắt các mặt sàng, phía dưới là tấm tôn để hứng thóc sạch ra ngoài. Mặt sàng phẳng có hai loại: lỗ tròn và lưới đan, trong đó loại lỗ tròn được dùng phổ biến. Số lượng sàng có từ 1-3 lớp, đường kính lỗ sàng trên lớn hơn sàng dưới. Toàn bộ sàng được treo lên khung máy bằng 4 thanh chống có khớp quay hoặc thanh đàn hồi, có nơi đỡ bằng các ổ bi (bạc đạn), do đó khi sàng chuyển động tạo cho hạt thóc trên sàng vừa chuyển động tịnh tiến, vừa nhảy trên mặt sàng làm tăng khả năng phân ly hạt. + Quạt làm sạch là loại quạt dọc trục, số cánh từ 3 - 6 cánh, các cánh có thể điều chỉnh được góc để tăng giảm lượng gió. Máy được lắp trên 2, 3 hoặc 4 bánh xe có càng kéo và tự hành. b. Nguyên lý hoạt động 17
- Hình 2.7- Sơ đồ hoạt động máy đập lúa Khi máy hoạt động, trống đập (2) quay nhờ bộ phận truyền động đai từ động cơ (7), lúa từ bàn cấp liệu (1) đưa vào trống đập ở cửa cung cấp; các răng trống vơ lúa vào khe máng, kéo dãn lớp lúa qua khe hở trống máng; dưới tác động của 18
- các gân dẫn hướng trên nắp trống (đối với trống răng tròn), răng trống (đối với trống răng bản) lớp luá dịch chuyển dọc trục từ cửa cung cấp đến cửa ra. Trong quá trình chuyển động có sự chà xát giữa lúa với lúa, giữa lúa với máng trống (4), giữa lúa với răng đập làm cho hạt được tách khỏi gié lúa. Sau khi được tách ra khỏi gié lúa, hạt sẽ phân ly qua máng trống (4) rơi xuống sàng (6). Khối lúa tiếp tục di chuyển dọc trục trống và hạt tiếp tục được tách ra khỏi gié lúa, đến cuối trống đập, rơm sẽ được cánh quạt hất ra ngoài theo cửa ra (5). Sản phẩm sau khi đập gồm: hạt chắc, hạt lép, hạt lửng, lá ủ, gié lúa gãy, rơm vụn rơi xuống mặt sàng (6). Hạt chắc và một phân hạt lép lọt qua lỗ sàng. Còn lá ủ, gié lúa gãy, rơm vụn trên mặt sàng. Nhờ tác dụng của sàng lắc (6) và quạt thổi (8) hạt chắc nặng rơi xuống máng hứng sản phẩm (9) còn lại hỗn hợp gồm hạt lửng lép, gié lúa, rơm vụn được thổi ra ngoài. Hình 2.8- Hình ảnh máy đập lúa hoạt động - Chuẩn bị LHM tuốt đập lúa. Nội dung công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật 19
- 1. Chuẩn bị - Đủ và đúng quy máy định - Kiểm tra nhiên liệu - Đảm bảo chắc dầu, mỡ nước chắn - Xiết chặt động cơ với khung máy 2. Kiểm tra động cơ Đầy đủ và đúng quy - Kiểm tra nhiên định liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát 3. Kiểm tra máy tuốt Đầy đủ và điều chỉnh đúng quy định - Chọn vị trí đập lúa: Chọn vị trí đặt máy cho phù hợp (mặt bằng và hướng gió). Cửa đưa lúa vào ở đầu gió, cửa ra rơm ở cuối gió. Do máy làm việc với tải trọng không đều, rung động với tần số lớn, vì thế các bu lông, đai ốc dễ bị lỏng nên cần phải thường xuyên kiểm tra, siết chặt (đặc biệt các bu lông, đai ốc bắt răng trống đập). - Chuẩn bị lúa đập: Lúa chín đều và khô 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Vận hành và sửa chữa thiết bị điện - Nguyễn Đức Sỹ
221 p | 1115 | 615
-
Giáo trình Vận hành và sửa chữa động cơ điện vạn năng (Nghề: Điện dân dụng) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
105 p | 54 | 13
-
Giáo trình Vận hành và sửa chữa động cơ điện vạn năng (Nghề: Điện dân dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
109 p | 12 | 9
-
Giáo trình Vận hành van (Nghề: Vận hành thiết bị khai thác dầu khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
88 p | 24 | 8
-
Giáo trình Vận hành động cơ diezel tàu thuỷ (Nghề: Sửa chữa máy tàu thuỷ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
38 p | 10 | 7
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
121 p | 26 | 7
-
Giáo trình Vận hành máy nén (Nghề: Vận hành thiết bị khai thác dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
109 p | 21 | 7
-
Giáo trình Thực hành nguội sửa chữa máy công cụ (Nghề: Cắt gọt kim loại) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
119 p | 42 | 7
-
Giáo trình Vận hành thiết bị nhiệt (Nghề: Vận hành thiết bị khai thác dầu khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
95 p | 12 | 6
-
Giáo trình Vận hành thiết bị nhiệt (Nghề: Vận hành thiết bị khai thác dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
95 p | 23 | 6
-
Giáo trình Vận hành và sửa chữa liên hợp máy làm đất (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
38 p | 15 | 6
-
Giáo trình Vận hành máy thi công (Nghề: Sửa chữa máy thi công xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
46 p | 7 | 5
-
Giáo trình Vận hành và sửa chữa máy chăm sóc (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
39 p | 13 | 4
-
Giáo trình Vận hành và sửa chữa máy gieo trồng (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
23 p | 12 | 4
-
Giáo trình Vận hành và sửa chữa máy chế biến nông sản (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
28 p | 11 | 4
-
Giáo trình Vận hành máy thi công (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ cao đẳng): Phần 1 – CĐ GTVT Trung ương I
83 p | 29 | 2
-
Giáo trình Vận hành máy thi công (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ cao đẳng): Phần 2 – CĐ GTVT Trung ương I
59 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn