intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vận hành và sửa chữa máy chế biến nông sản (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Vận hành và sửa chữa máy chế biến nông sản (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của các máy chế biến nông sản và yêu cầu kỹ thuật khi chế biến nông sản; Mô tả được cấu tạo của các máy chế biến nông sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vận hành và sửa chữa máy chế biến nông sản (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười

  1. SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: Vận hành và sửa chữa máy chế biến nông sản NGHỀ: Kỹ thuật máy nông nghiệp TRÌNH ĐỘ: Trung cấp Ban hành kèm theo Quyết định số:03a/QĐ-TTCTM ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Trường Trung cấp Tháp Mười 1
  2. Tháp Mười, năm 2020 2
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các tiêu đề đích về đào tạo và tham khảo. Mọi tiêu đề đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với tiêu đề đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
  4. LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và nghề Công nghệ ôtô ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc biên soạn giáo trình Vận hành và sửa chữa máy chế biến nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của đội ngũ giáo viên cũng như học tập của học sinh nghề KỸ THUẬT MÁY NÔNG NGHIỆP tạo sự thống nhất trong quá trình đào tạo nghề Kỹ thuật máy nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất của các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế là vấn đề cấp thiết cần thực hiện. Nội dung biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành với những kiến thức, kỹ năng nghề được bố trí kết hợp khoa học nhằm đảm bảo tốt nhất mục tiêu đề ra của từng môn học, mô-đun. Trong quá trình biên soạn, tác giả đã tham khảo nhiều chuyên gia đào tạo nghề Công nghệ ôtô để cố gắng đưa những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất phù hợp với thực tế sản xuất, đặc biệt dễ nhớ, dễ hiểu không ngoài mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất hiện nay. Trong quá trình biên soạn mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các bạn học sinh để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Đồng Tháp, ngày…..........tháng…........... năm 2018 Chủ biên 4
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC............................................. 5 Bài 1: Liên hợp máy xay sát .................................................... 7 1. Chọn và lắp đặt máy.............................7 2. Chuẩn bị:.......................................7 3. Vận hành thử, điều chỉnh máy....................9 4. Vận hành máy xay sát gạo.......................15 1. Chuẩn bị:......................................18 2. Xếp quả hạt vào lò sấy.........................19 3. Vận hành lò sấy................................19 4. Vệ sinh lò sấy, bảo dưỡng buồng xếp hạt........20 5. Hồi lưu sau khi sấy khô........................20 5.1. Sấy vỉ tĩnh:............................... 20 5.2. Sấy lớp động:.............................. 22 5.3. Sấy hạt kiểu thổi:..................... 23 5.4. Lều sấy có gia nhiệt:..................24 5.5. Máy sấy buồng:......................... 25 6. Chăm sóc bảo dưỡng, khắc phục một số hư hỏng thông thường của máy..............................27 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Vận hành và sửa chữa máy chế biến nông sản Mã mô đun: MĐ 34 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí ở học kỳ 4 của khóa học - Tính chất: Mô đun hình thành cho học sinh kỹ năng điều khiển các máy chế biến nông sản thực hiện công việc chế biến, bảo quản nông sản sau khi thu hoạch. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của các máy chế biến nông sản và yêu cầu kỹ thuật khi chế biến nông sản. + Mô tả được cấu tạo của các máy chế biến nông sản. - Kỹ năng: + Trình bày được các bước vận hành máy chế biến nông sản. + Vận hành được máy chế biến nông sản, khắc phục được những hư hỏng thông thường. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được tính kỷ luật, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. + Chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ trong quá trình học. + Thực hiện đúng quy trình an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Nội dung của mô đun: 6
  7. Bài 1: Liên hợp máy xay sát Giới thiệu: Cách chọn máy và lắp đặt máy xay sát, qui trình vận hành máy xay sát Mục tiêu của bài: - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của LHM xay sát và quy trình tổ chức xay sát lúa. - Chuẩn bị được liên hợp máy xay sát và các máy xay sát có tính năng tương tự. - Vận hành được liên hợp máy xay sát đúng quy trình, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. - Khắc phục được một số hư hỏng thường gặp. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ , kiên trì. Nội dung bài: 1. Chọn và lắp đặt máy - Chất lượng tốt + Tỷ lệ gạo cao (65 – 70%), tỷ lệ gãy vụn ít với độ ẩm của lúa vụ mùa hoặc hè thu cho tỷ lệ: Xay gạo lức: 80% Xát gạo trắng: 70% Trấu: 20% Trấu: 20% Cám: 0% Cám; 10% - Nhiệt độ gạo không quá 400C. - Tỷ lệ trấu vụn trong cám thấp. - Máy có năng suất cao, chi phí năng lượng riêng thấp 1- 2 Kw/tấn. - Máy có kết cấu đơn giản, làm việc chắc chắn, ổn định, dễ sử dụng, chăm sóc, sửa chữa. 2. Chuẩn bị: - Chuẩn bị LHM xay sát. * Theo chức năng làm việc: có - Máy có bộ phận xay và bộ phận xát riêng. 7
  8. - Máy có bộ phận xay và xát chung. * Theo điều kiện làm việc: có - Máy tĩnh tại: Đặt cố định ở một vị trí. - Máy di động: máy làm việc lưu động theo địa bàn. * Theo kích cỡ: có - Máy xay xát cỡ lớn. - Máy xay xát cỡ trung bình - Máy xay xát cỡ nhỏ. *Theo nguồn máy động lực kéo: có - Máy xay xát dùng máy động lực là động cơ nổ. - Máy xay xát dùng máy động lực là động cơ điện. B. Cấu tạo chung: Máy xay xát có nhiều loại nhưng trong khuôn khổ bài giảng chỉ giới thiệu loại máy xay xát kiểu rulo cao su. + Cấu tạo: gồm có - Bộ phận cung cấp - Bộ phận xay - Bộ phận xát - Bộ phận phân loại làm sạch. - Bộ phận vận chuyển nguyên liệu. - Bộ phận truyền động. - Máy động lực. Ngoài ra máy xay xát di động còn có thêm bộ phận di động hoặc theo yêu cầu chất lượng gạo cao còn có bộ phận lau bóng gạo. - Chuẩn bị lúa xay. Việt Nam là một trong những nhà nước sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới, nhưng công nghệ gia công sau thu hoạch và sản phẩm từ lúa gạo chế biến ra chưa được phát triển mạnh mẽ, làm cho giá trị thương phẩm không được nâng cao và không tận dụng được tất cả tài nguyên của lúa gạo. 8
  9. Mục tiêu của dự án. Đầu tư xây dựng mới nhà máy xay, xát chế biến gạo với quy mô: Kho lúa có sức chứa 69.000 tấn, hệ thống sấy tuần hoàn 1.400 tấn/ngày, dây chuyền xay xát, bóc vỏ và lau bóng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu năng suất 18 tấn/giờ để nhanh chóng giải quyết có hiệu quả tổn thất sau thu hoạch, phát triển công nghiệp chế biến, chủ động sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị gia tăng thêm mới trong chuỗi giá trị lúa gạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau: - Lúa tươi được sấy đúng kỹ thuật, đảm bảo màu sắc mùi vị, không bị gãy vỡ khi xay xát. - Hệ thống kho chứa hiện đại, sử dụng công nghệ thổi khí lạnh để có thể tồn trữ từ 6 đến 24 tháng, không giảm phẩm chất và hao hụt trong quá trình lưu kho. - Chế biến lúa gạo theo công nghệ hiện đại, tổng thu hồi đạt chuẩn trên 70%. - Triệt để thu hồi phụ phẩm tấm, cám. Trấu được dùng để sấy lúa, sản xuất củi trấu. - Tự động hóa trong sản xuất cao, dây chuyền sấy, tồn trữ, xay xát hiện đại, khép kín. Xây dựng vùng nguyên liệu: dự kiến đầu tư cho vùng nguyên liệu khoảng 7000 ha và ký hợp đồng tiêu thụ lúa thơm, lúa chất lượng cao theo một quy trình khép kín từ khâu đầu tư lúa giống, phân bón, thuốc BVTV, kỹ thuật canh tác, thu mua sản phẩm lúa. Nhằm tồn trữ và bảo quản lúa sau thu hoạch, tạo điều kiện ổn định về giá cho người dân sản xuất lúa gạo, cung cấp cho thị trường nguồn gạo chất lượng cao, tăng cường năng lực xay xát gạo chất lượng cao để tăng giá trị hạt gạo trên thị trường thế giới. Tận dụng phụ phẩm trấu bán cho các doanh nghiệp để chế biến các sản phẩm phụ nhằm tăng giá trị sản phẩm và giải quyết vấn đề trấu thải ra môi trường; Tạo việc làm ổn định cho lao động tại nhà máy và tăng thu nhập cho chủ đầu tư và người sản xuất lúa gạo. 3. Vận hành thử, điều chỉnh máy a. Bộ phận cung cấp: +Có nhiệm vụ chứa nguyên liệu và cung cấp dần vào cho bộ phận xay hoặc bộ phận xát làm việc 9
  10. + Bộ phận cung cấp thường có dạng hình phểu, được ghép bằng tôn lá hay bằng gỗ với các mặt bên nghiêng 1 góc từ 40 – 50 0 so với mặt phẳng nằm ngang để nguyên liệu tự chảy theo trọng lượng. + Dưới đáy có cửa cung cấp kèm theo tấm điều chỉnh độ mở rộng, hẹp. Một số loaị máy còn bố trí thêm một trục cuốn nhỏ ở ngay cửa cung cấp để nguyên liệu cung cấp vào máy được đều đặn hơn. b. Bộ phận xay: + Có nhiệm vụ bóc vỏ trấu ra khỏi hạt gạo. + Bộ phận xay loại 2 trục: - Cấu tạo gồm: * Hai trục bằng gang hay thép quay tròn trên các gối đỡ bắt trên vỏ máy. Một trục có gối đỡ đặt cố định trên khung, trục còn lại có gối đỡ có thễ di chuyển trong mặt phẳng nằm ngang Mặt ngoài của cả 2 trục có bọc một lớp cao su để tăng ma sát và tăng độ đàn hồi 2 trục được bố trí song song nhau trong mặt phẳng nằm ngang giữa chúng có khe hở nhất định * Khi làm việc lúa từ bộ phận cung cấp chảy vào khe hở giữa 2 trục đang quay ngược chiều nhau với vận tốc dài khác nhau nên lực ma sát giữa hạt lúa với 2 trục khác nhau làm cho hạt lúa vừa lăn tròn vừa bị ép lên phần cao su của 2 trục nên vỏ trấu bị bóc ra khỏi hạt gạo. 10
  11. Hình 6-1 Bộ phận xay loại 2 trục + Bộ phận xay loại tang côn: Tang côn là một khối trụ tròn đặt trong khoang trống của thân, tang có độ côn khá nhỏ nên ta khó nhận ra, ngay tại cửa vào nguyên liệu ở mặt ngoài của tang có 3 vít xoắn để đẩy cho nguyên liệu chạy dọc theo trục tang, tiếp theo vít xoắn là 3 gân xáo trộn có độ ngiêng rất nhỏ (nghĩa là bước xoắn rất lớn) chỉ làm nhiệm vụ đơn thuần là xáo trộn để tạo áp lực trong buồng xay xát. Khi làm việc hạt thóc nguyên liệu từ bộ phận cung cấp chảy dần dần vào khoang trống ngay tại vị trí của bộ vít xoắn đựơc đắp trên mặt ngoài của tang côn. Vít xoắn này sẽ đẩy hạt lúa chạy liên tục vào khoang trống giữa tang côn và vỏ máy trong suốt thời gian làm việc. Nhờ sự chà xát giữa hạt lúa với mặt cạnh của gân xáo trộn và dao thép. Đồng thời dưới tác dụng của áp lực trong buồng xay xát (Tức buồng trống của thân) mà vỏ trấu được bóc ra khỏi hạt gạo, đồng thời hạt gạo được làm trắng do vỏ cám bị gọt đẽo. Hì nh 6 -2 loạ i xay lú a bằ ng tang côn c. Bộ phận xát đơn thuần: 11
  12. Bộ phận xát này chỉ có nhiệm vụ đơn thuần là xát trắng gạo. Nó được dùng trên các máy xay xát làm việc theo 2 qui trình: xay riêng, xát riêng. Bộ phận xát loại này gồm có thân, trục xát, trục rỗng và sàng phân loại. * Thân: + Đúc bằng gang, gồm 2 nữa được ghép với nhau bằng bu lông, bên trong rổng để chứa Hì nh 6-3 bộ phậ n trục xát và sàng phân loại xá t gạ o * Trục xát: Trục xát có dạng hình khối trụ rổng được đúc bằng thép hoặc gang tốt + Trên bề mặt trục xát có các gân nổi. đầu trục xát phía cửa vào các gân có góc ngiêng lớn để đẩy gạo chạy dọc theo trục, kế đó là các gân ngang với độ ngiêng không đáng kể vì chúng chỉ làm nhiệm vụ xáo trộn để tạo ma sát giữa gạo, trấu vụn và lúa còn sót để bóc nốt những hạt lúa còn sót đồng thời làm trắng hạt gạo. Dọc theo các gân ngang có các rãnh dẫn gió để đưa luồng gió từ bên trong trục rổng thổi ra giúp cho cám thoát ra khỏi sàng dễ dàng đồng thời làm nguội các chi tiết của buồng xát, * Trục rỗng: + Trục rổng ép chặt trên trục xát và quay cùng với trục xát + Phần nằm trong trục xát tại những vị trí trùng với các rãnh dài của trục xát trên trục rổng có khoan các hàng lỗ để dẩn luồng gió từ quạt dẫn tới đi ra khỏi trục xát + 2 đầu trục rổng có phần kéo dài để lắp gối đỡ và các chi tiết khác như pu li truyền động, bộ phận điều chỉnh cửa ra gạo. * Sàng: + Được ghép từ 2 nữa tạo thành buồng xát + Sàng có dạng lòng máng bao lấy toàn bộ chu vi trục xát .Tuỳ theo kích thước trục xát , mà sàng có kích thước khác nhau phù hợp với trục xát . + Sàng thường làm bằng thép lá dày từ 1 – 1,5 mm và được đục lỗ dài kích thước 1 x 15 mm, các lỗ sàng bố trí chéo một góc 450 so với đường sinh 12
  13. + Mặt trong của sàng thường dập thành các gân nổi để tăng ma sát trong buồng xát khi làm việc * Bộ phận xát loại xay xát đồng thời: + Có nhiệm vụ bóc vỏ trấu, và chà xát để gọt sạch vỏ cám mà làm trắng gạo Cấu tạo được mô tả kỹ trong phần bộ phận xay loại tang côn ở trên. So với bộ phận xát đơn thuần bộ phận xát loại này có một vài điểm khác như: * Không có trục rỗng và không có các rảnh dẫn gió dọc theo các gân xáo trộn. * Sàng chỉ bố trí ở nửa dưới của buồng xát và có dạng lòng máng cung tròn chứ không uốn lục giác và có gân nổi như loại sàng trên. * Một cái khác nửa là tuy cũng là lổ dài nhưng lổ được bố trí cho chiều dài trùng với mặt phẳng quay của trục xát. d. Hệ thống phân loại sản phẩm * Sàng phân loại: -Tuỳ theo vị trí đặt mà sàng có nhiệm vụ và kết cấu khác nhau - Nếu đặt trước bộ phận xay thì sàng có nhiệm vụ loại các tạp chất lớn và cứng ra khỏi lúa nguyên liệu trước khi cung cấp cho bộ phận xay. Trường hợp này dùng sàng lỗ dài với hướng lỗ vuông góc với phương dao động lắc của sàng khi làm việc - Nếu đặt sau bộ phận xay thì sàng Hì nh 6 – 4 Sà ng phân loạ i làm nhiệm vu tác riêng những hạt lúa còn sót trong gạo xay để đưa chúng trở lại bộ phận xay. Trường hợp này cũng dùng sàng lỗ dài - Nếu đặt sau bộ phận xát thì sàng làm nhiệm vụ tách riêng cám gạo nguyên và tấm, trường hợp này người ta dùng sàng lỗ tròn với đường kính lỗ nhỏ hơn bề dài hạt gạo.. Nếu muốn phân thành nhiều loại tấm nhười ta dùng nhiều 13
  14. tầng sàng chồng lên nhau với kích thước lỗ giảm dần. Trong dây chuyền xay xát thường thì sàng dao động lắc khi làm việc * Quạt phân loại: + Quạt có thể đặt ở nhiều vị trí và với nhiệm vụ khác nhau + Nếu đặt sau bô phận xay thì quạt làm nhiệm vụ tách trấu ra khỏi hỗn hợp gạo xay, thóc và những mảnh vỏ trấu đã được bóc ra. Khi làm việc quạt sẽ hút hoặc thổi luồng gió qua khoang trống bên dưới bộ phận xay những mảnh vỏ trấu có khối lượng nhẹ hơn hạt lúa hoặc hạt gạo nên bị quạt làm cho tách ra khỏi hổn hợp nói trên. + Nếu đặt sau bộ phận xát thì quạt làm nhiệm vụ hút những mãnh trấu vụn lẫn trong gạo rồi thổi ra ngoài theo đường riêng. + Tất cả 2 quạt trên đều có cửa điều chỉnh đặt trên đường hút để thay đổi độ hút gió của quạt nhờ đó ta thay đổi được khả năng làm sạch của quạt. f. Hệ thống truyền động: + Truyền chuyển động quay từ động cơ đến các hệ thống của máy. + Phố biến nhất là các bộ truyền đai vì làm việc êm dịu, không gây ồn và cho phép truyền động giữa 2 bộ phận khá xa nhau. e. Động cơ: + Là nguồn động lực chính để máy hoạt động + Tuỳ theo qui mô và tính chất làm việc mà ta có thể dùng động cơ điện hoặc động cơ nổ * Động cơ nổ phù hợp với loại máy di động và có công suất nhỏ vì nguồn năng lượng dự trữ (Xăng, dầu, nhớt) có thể mang theo dể dàng. Động cơ điện phù hợp với các máy tỉnh tại và có công suất lớn vì nguồn điện không thể kéo theo máy được hơn nữa cho phép ta sử dụng tiết kiệm điện năng tuỳ theo nhu cầu công việc f. Điều chỉnh máy xay xát : + Kiểm tra điều chỉnh các cửa cung cấp: 14
  15. Cửa vào của bộ phận xay và bộ phận xát đều có thể điều chỉnh được độ mỡ nhờ các tấm điều chỉnh, khi độ mở đã phù hợp thì cần hãm chặt các tấm điều chỉnh lại đề phòng bị lõng ra do rung động g. Điều chỉnh khe hở bộ phận xay loại con lăn cao su: Khe hở giữa 2 con lăn cao su rộng hơn bề rộng hạt lúa từ 3 – 4 mm. Ta có thể điều chỉnh gían tiếp khe hở này sao cho 70% tổng số hạt lúa được bóc vỏ trấu sau khi đi qua phận xay là đạt yêu cầu. h. Kiểm tra điều chỉnh hệ thống phân loại – làm sạch: + Kiểm tra các sàng phân loại nếu bị rách hay lỗ mòn thì cần thay sàng mới; + Đường hút gió của các quạt làm sạch đều có các tấm điều chỉnh lượng gió; Căn cứ vào chất lượng sản phẩm mà mà điều chỉng các cửa hút gió cho phù hợp đảm bảo hệ thống phân loại và làm sạch hoạt động tốt. i. Kiểm tra điều chỉnh cửa ra gạo: + Căn cứ vào độ trắng của gạo mà điều chỉnh cửa ra cho phù hợp. Nếu cửa ra mở nhỏ quá thì áp lực trong buồng xát tăng cao gạo sẽ nóng và bị nát ngược lại nếu mở lớn quá thì gạo xát không trắng vì thời gian lưu giữ gạo trong buồng xát ngắn 4. Vận hành máy xay sát gạo Lúa từ bộ phận cung cấp di vào bộ phận xay tại đây xảy ra quá trình bóc vỏ trấu khỏi hạt gạo. Trấu được quạt hút tách ra khỏi gạo xay và thổi ra ngoài. Hổn hợp gạo xay và lúa hạt còn sót được đưa tới sàng phân loại, lúa hạt được sàng tách ra rồi đưa trở lại bộ phận xay để xay tiếp còn gạo xay được đưa tới bộ phận chứa và cung cấp cho bộ phận xát. Khi cửa cung cấp mở gạo xay đi vào bộ phận xát tại đây trục xát sẽ vừa đẩy gạo chạy dọc theo trục vừa gây xáo trộn bên trong buồng xát. các gân trục xát phối hợp với gân của sàng tạo ra ma sát để gọt cám khỏi hạt gạo đồng thời tạo ra áp lực để cho hổn hợp gạo, trấu, cám cọ xát lẫn nhau mà làm trắng gạo. Khi di chuyển tới cuối buồng xát gạo trắng thoát ra ngoài. Sàng phân loại sẽ tách gạo nguyên và tấm riêng biệt, những mãnh trấu vụn lẫn trong gạo sẽ được quạt hút và thổi ra ngoài đề làm sạch sản phẩm. 15
  16. Ở trong buồng xát khi quá trình gọt cám đang diễn ra nhờ luồng gió thổi từ trong lòng trục xát thổi ra cám sẽ lọt qua sàng dể dàng để rơi xuống khoang hứng bên dưới 5. Chăm sóc bảo dưỡng, khắc phục một số hư hỏng thông thường của LHM máy. a. Chăm sóc kỹ thuật + Hàng ngày cần kiểm tra xiết chặt toàn bộ dây chuyền + Kiềm tra dầu mỡ bôi trơn cho các gối đỡ của các chi tiết chuyển động quay + Kiểm tra điều chỉnh độ căng của các bộ truyền đai + Mở máy cho chạy không từ 3 – 5 phút để lắng nghe & quan sát. Nếu máy chạy êm đều thì mới bắt đầu cho dây chuyền hoạt động. Trong quá trình máy làm việc hãy thường xuyên theo dõi lắng nghe những tiếng động lạ để kịp thời xử lý. - Hàng ngày phải làm sạch và kiểm tra kỹ các bộ phận làm việc như bộ phận xay, xát, sàng, bộ phận truyền động cũng như các bộ phận khác nếu có chi tiết nào hư hỏng cần kiểm tra sửa chữa lại ngay. - Khi sàng tắc lỗ cần lấy ra ngay làm sạch mặt sàng, nếu mòn, rách phải thay mơi. - Nếu máy động lực là động cơ điện trước mỗi ca làm việc cần phải kiểm tra tình trạng cách điện của các cuộn dây động cơ với vỏ máy và phải có dây nối đất đúng yêu cầu kỹ thuật an toàn điện. b- Bảo quản: + Làm sạch toàn bộ dây chuyền đặc biệt là các bộ phận kín như băng tải, buồng xay, buồng xát + Nới lỏng các bộ truyền đai + Kiểm tra toàn bộ dây chuyền. Thay những chi tiết bị hỏng hoặc hao mòn quá mức cho phép. + Ngoại trừ các gối đỡ cần bôi trơn còn lại tất cả phải được bảo quản ở trạng thái khô ráo. Khi nghỉ việc dài ngày phải: 16
  17. - Làm sạch cả trong và ngoài xay xát. - Thực hiện các công việc chăm sóc theo định kỳ. - Bôi trơn đầy đủ cho cá gối đỡ máyxay xát. - Bôi dầu mỡ bảo quản lên toàn bộ bề mặt các chi tiết máy bằng kim loại không có sơn. - Đưa máy xay xát vào nơi thoáng, khô ráo có mái che, kê cao máy lên khỏi mặt đất. 17
  18. Bài 2: Vận hành và sửa chữa máy sấy nông sản Mục tiêu của bài: - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của lò sấy liên hoàn và quy mô tổ chức sấy nông sản . - Chuẩn bị được máy sấy lúa và các máy sấy hạt có tính năng tương tự. - Vận hành được máy sấy lúa quy mô nhỏ đúng quy trình, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. - Khắc phục được một số hư hỏng thông thường trong quá trình vận hành máy. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ , kiên trì. Nội dung của bài: 1. Chuẩn bị: - Chọn lò sấy và quy mô sấy. + Khái niệm về máy sấy: - Sấy hạt là quá trình làm giảm ẩm độ của nguyên liệu cần sấy bằng cách làm nguyên liệu sấy nóng nên để hơi nước trong nguyên liệu sấy cần sấy thoát ra khỏi ngoài. - Nguyên liệu cần sấy có thể là hạt ngũ cốc, các loại củ, quả, tôm, cá..vv. - Thời gian làm khô nguyên liệu (tốc độ sấy) là một trong những thông số cơ bản nhất của quá trình sấy, nó quyết định đến kích thước máy, giá thành sấy. + Nguyên lý làm việc của máy sấy: Các máy sấy nói chung đều làm việc theo nguyên lý đối lưu nhiệt, Nhiệt được lò cung cấp cho dàn sấy để cấp nhiệt cho nguyên liệu cần sấy nhằm đẩy nhanh tiến trình thoát hơi nước trong nguyên liệu sấy. Thông thường người ta dùng thêm quạt gió để tăng vận tốc dòng không khí nóng thổi qua nguyên liệu sấy nhằm đẩy nhanh tốc độ sấy. Các máy sấy sử dụng 1 trong 3 nguyên lý sau: a. Theo mức độ phức tạp của thiết bị: 18
  19. - Máy sấy đơn giản: trộn đảo bằng thủ công. - Máy sấy phức tạp: trộn đảo bằng cơ khí hay tự động. b. Theo đặc điểm làm việc: - Máy sấy gián đoạn: sấy từng mẻ. - Máy sấy liên tục: nguyên liệu sấy được đưa vào dây chuyền sấy liên tục, đầu dây chuyền là nguyên liệu mới vào di chuyển đến cuối dây chuyền nguyên liệu đã được sấy khô. c. Theo dạng khí sấy: - Sấy gián tiếp: khí sấy không trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu sấy. - Sấy trực tiếp: khí sấy trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu sấy. d. Theo tính chất cơ động của thiết bị: - Máy sấy tĩnh tại. - Máy sấy di động. - Chuẩn bị nông sản sấy: Ở đồng bằng sông Cửu Long thì chúng ta chuẩn bị là Lúa. Tiếp theo là chọn phương pháp sấy cho hợp lý. Sấy tự nhiên: Tiến hành bay hơi bằng năng lượng tự nhiên như mặt trời, năng lượng gió…còn gọi là phơi sấy tự nhiên. Phương pháp này đỡ tốn nhiệt năng, nhưng không chủ động điều chỉnh được vận tốc quá trình theo yêu cầu kỹ thuật, năng suất thấp,… Sấy nhân tạo: Thường được tiến hành trong các loại thiết bị sấy để cung cấp nhiệt cho các vật liệu ẩm. Sấy nhân tạo có nhiều dạng, tùy theo phương pháp truyền nhiệt mà trong kỹ thuật sấy có thể được phân loại như sau: sấy thăng hoa, sấy tuần hoàn khí nóng, sấy bơm nhiệt, sấy lạnh, sấy năng lượng mặt trời. Mỗi loại sấy sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, cho phép người dùng áp dụng cho từng loại sản phẩm cụ thể. 2. Xếp quả hạt vào lò sấy. - Đổ lúa vào lò sấy 3. Vận hành lò sấy Đóng cầu dao 2 chiều ở tủ điện cho động cơ chạy thuận theo chiều kim đồng hồ 19
  20. Bấm tuần tự các công tắc của động cơ để khởi động quạt gió Mở vale hơi chính vào lò sấy Mở vale hơi vào giàn nhiệt ( Clorifer ) Kiểm tra nhiệt độ bằng cách thông qua đồng hồ áp kế Khống chế áp lực hơi vào giàn nhiệt P = 1 kg/cm2 4. Vệ sinh lò sấy, bảo dưỡng buồng xếp hạt Vệ sinh lò sấy Lên kế hoạch sấy trong lò, tùy theo nông sản cần sấy Trước khi đóng cửa lò sấy để thực hiện điều hành một mẻ sấy, ta cần kiểm tra một lần nữa tình trạng của các thiết bị sấy. Tuyệt đối không để các thanh kê dư thừa ở vị trí trước quạt gió 5. Hồi lưu sau khi sấy khô 5.1. Sấy vỉ tĩnh: Sấy lớp tĩnh là nguyên liệu được đổ thành từng lớp trên sàn sấy và nằm yên (v=0), còn vận tốc dòng khí sấy nhỏ hơn vận tốc lơ lửng của nguyên liệu nhiều lần để giúp cho nguyên liệu nằm im. Máy sấy làm việc theo nguyên lý này hoạt động gián đoạn, máy có kết cấu đơn gỉn dễ sử dụng, rẻ tiền phù hợp với qui mô hộ gia đình. Máy có nhược điểm là nguyên liệu được cấp nhiệt nóng không đều, hiệu suất thấp chi phí công lao động cao. Các thộng số đặc trưng của máy sấy lớp tĩnh là: nhiệt độ sấy 35 – 40 0C, tốc độ sấy 0,5 – 1,5 %/giờ. Chi phí nhiệt từ 838.104 – 2100.104 Jul/kg ẩm bốc hơi. a. Máy sấy vỉ ngang: (hình 25) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2