intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vận hành và sửa chữa liên hợp máy làm đất (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:38

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Vận hành và sửa chữa liên hợp máy làm đất (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của cày, bừa, phay, lồng; Vận hành được các liên hợp máy làm đất thực hiện làm đất đúng yêu cầu kỹ thuật nông học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vận hành và sửa chữa liên hợp máy làm đất (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười

  1. SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: Vận hành và sửa chữa liên hợp máy làm đất NGHỀ: Kỹ thuật máy nông nghiệp TRÌNH ĐỘ: Trung cấp Ban hành kèm theo quyết định: 03a /QĐ-TTCTM ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Trường Trung cấp Tháp Mười Tháp Mười, năm 2020 Trang 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các tiêu đề đích về đào tạo và tham khảo. Mọi tiêu đề đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với tiêu đề đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Trang 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và nghề Công nghệ ôtô ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc biên soạn giáo trình Vận hành và sửa chữa liên hợp máy làm đất nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của đội ngũ giáo viên cũng như học tập của học sinh nghề KỸ THUẬT MÁY NÔNG NGHIỆP tạo sự thống nhất trong quá trình đào tạo nghề Kỹ thuật máy nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất của các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế là vấn đề cấp thiết cần thực hiện. Nội dung biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành với những kiến thức, kỹ năng nghề được bố trí kết hợp khoa học nhằm đảm bảo tốt nhất mục tiêu đề ra của từng môn học, mô-đun. Trong quá trình biên soạn, tác giả đã tham khảo nhiều chuyên gia đào tạo nghề Công nghệ ôtô để cố gắng đưa những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất phù hợp với thực tế sản xuất, đặc biệt dễ nhớ, dễ hiểu không ngoài mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất hiện nay. Trong quá trình biên soạn mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các bạn học sinh để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Đồng Tháp, ngày…..........tháng…........... năm 2018 Chủ biên Trang 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................................................ 3 MỤC LỤC....................................................................................................................................... 4 Bài 1: Liên hợp cày.............................................................................................................6 1. Chuẩn bị:..................................................................................................................................6 2. Cày thử trên ruộng và điều chỉnh cày....................................................................................7 3. Chọn phương pháp chuyển động và thực hiện cày.................................................................7 4. Cày đầu bờ và di chuyển địa bàn...........................................................................................12 5. Kiểm tra chất lượng ruộng cày.............................................................................................. 12 6. Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục......................................... 13 7. Chăm sóc bảo dưỡng, điều chỉnh sau ca làm việc................................................................. 13 1. Sửa chữa máy cày 2. Liên kết và vận hành LHM .................................14 Bài 2: Liên hợp bừa......................................................................................................... 15 1. Chuẩn bị:................................................................................................................................15 2. Bừa thử trên ruộng và điều chỉnh độ sâu, góc đánh chéo....................................................16 3. Chọn phương pháp chuyển động và bừa đất..........................................................................17 4. Di chuyển địa bàn..................................................................................................................21 5. Kiểm tra chất lượng ruộng bừa..............................................................................................21 6. Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục......................................... 21 7. Chăm sóc bảo dưỡng, điều chỉnh sau ca làm việc................................................................. 22 Bài 3: Liên hợp phay............................................................................................................23 1. Chuẩn bị:................................................................................................................................23 2. Phay thử trên ruộng và điều chỉnh.......................................................................................24 3. Chọn phương pháp chuyển động liên hợp phay và thực hiện phay.......................................24 4. Di chuyển địa bàn- phay đầu bờ............................................................................................ 26 5. Kiểm tra chất lượng ruộng phay............................................................................................26 6. Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục......................................... 26 7. Chăm sóc bảo dưỡng, điều chỉnh sau ca làm việc................................................................. 32 2. Liên kết và vận hành LHM .......................................................................................................33 Bài 4: Liên hợp máy kéo bánh lồng...................................................................................34 1. Chuẩn bị:................................................................................................................................34 2. Chọn phương pháp chuyển động và thực hiện lồng đất........................................................ 35 3. Di chuyển địa bàn..................................................................................................................36 4. Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục......................................... 36 5. Chăm sóc bảo dưỡng, điều chỉnh sau ca làm việc- Bàn giao ca............................................36 Trang 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Vận hành và sửa chữa liên hợp máy làm đất Mã mô đun: MĐ 28 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí ở học kỳ 3 của khóa học - Tính chất: + Là mô đun chuyên môn. + Mô đun hình thành cho học sinh kỹ năng điều khiển các liên hợp máy làm đất thực hiện công việc làm đất trên đồng ruộng. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Giúp cho học sinh hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy làm đất. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: + Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của cày, bừa, phay, lồng. + Vận hành được các liên hợp máy làm đất thực hiện làm đất đúng yêu cầu kỹ thuật nông học. - Về kỹ năng: + Làm được các công việc chăm sóc bảo dưỡng các cấp, khắc phục được những hư hỏng thông thường của các liên hợp máy làm đất. + Nêu cao tinh thần trách nhiệm chăm sóc bảo quản máy và thực hiện tốt công việc thực tập. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được tính kỷ luật, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. + Chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ trong quá trình học. + Thực hiện đúng quy trình an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Trang 5
  6. Bài 1: Liên hợp cày Giới thiệu: Máy kéo là động lực đi động, có thể chạy trên địa hình phức tạp và có lực kẻo ở móc lớn. Máy kéo có công dụng rất lớn trong sản xuất nông nghiệp dùng để kẻo máy nông nghiệp loại treo và móc, có trục trích công suất của máy kéo để truyền chuyển động quay cho các bộ phận làm việc của máy nông nghiệp, đùng để làm đất, gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng, thu hoạch, chuyên chở nông sản, phân bón, san ủi cải tạo đồng ruộng... máy kéo còn dùng để truyền động cho những máy tĩnh tại như bơm nước, xay xát, đập lúa... Mục tiêu của bài: - Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của cày. - Vận hành được liên hợp cày thực hiện cày đất đúng yêu cầu kỹ thuật nông học. - Làm được các công việc chăm sóc bảo dưỡng các cấp, khắc phục được những hư hỏng thông thường của liên hợp cày. - Nêu cao tinh thần trách nhiệm chăm sóc bảo quản máy và thực hiện tốt công việc thực tập. - Đảm bảo an toàn trong quá trình thực tập. 1. Chuẩn bị: - Địa bàn + Đất đồi phải bằng phẳng kích thước 10x 15 m + Đất thuộc phải bằng phẳng kích thước 10x 15 m - Liên hợp cày: + Làm đất là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình canh tác, nhằm mục đích nâng cao độ phì của đất, tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của hạt giống và cây trồng. * Nhiệm vụ: máy làm đất là làm nhỏ (nhuyễn) lớp đất trồng cỏ, diệt cỏ dại và sâu bệnh, chuẩn bị đất tốt để gieo, trồng, cấy Liên kết máy kéo với máy cày + Lùi máy kéo vào lắp với cày + Lắp liên kết cày với máy kéo bằng cơ cấu 3 điểm Trang 6
  7. + Lùi chính xác 3 điểm cơ cấu treo trùng với 3 điểm cày + Đảm bảo chắc chắn 2. Cày thử trên ruộng và điều chỉnh cày. a- Điều chỉnh thanh kéo dọc để các lưỡi cày ăn đều đất b- Điều chỉnh thanh thăng bằng ngang để đảm bảo độ sâu cày - Đất lật đều - Độ sâu cày từ 20- 28 cm - Kết hợp vặn thanh kéo dọc và thanh thăng bằng ngang điều chỉnh - Các lưỡi cày song song với mặt phẳng nằm ngang 3. Chọn phương pháp chuyển động và thực hiện cày. a. Cày úp sống trâu. Trang 7
  8. Chuyển động theo phương pháp này ta chia vạt ruộng thành 2 phần bằng nhau, cắm tiêu ở giữa. LHM cày đường đầu tiêu đi vào giữa vạt ruộng,. đường cày thứ 2 bánh trước và sau bên phải đi lên phần đất đã cày. Mấy đường đầu LHM phải quay vòng hình nút, LHM luôn phải quay vòng từ trái sang phải làm cho đất ở 2 đường cày đầu tiên lật úp vào nhau tạo ra giữa ruộng có 1 luống sống trâu. * Ưu điểm: Phương pháp này dễ nhớ, đơn giản chỉ cần làm 1 hàng tiêu ở giữa vạt. * Nhược điểm: LHM phải quay vòng hình nút ở những đường cày đầu tiên và luôn quay vòng về n bên phải làm cho bộ phận di động, chuyển hướng mòn không đều. ứng dụng: thường cày ở những vạt ruộng hẹp, chũng giữa 3.2- Cày xẻ lòng máng. - Cày theo phương pháp này hoàn toàn ngược với phương pháp cày úp sống trâu. - Đường cày đầu tiên LHM đi sát ven ruộng bên phải, LHM luôn quay vòng từ phải sang trái. Nếu bờ ruộng thẳng không cần cắm tiêu. Sau khi cày xong giữa ruộng sẽ có 1 rãnh sẻ lòng máng.(hình vẽ) * Ưu điểm: Đơn giản, dễ nhớ Trang 8
  9. * Nhược điểm: Những đường cày sau cùng phải quay vòng dạng hình nút, LHM luôn phải quay vòng từ phải sang trái nên bộ phận di động, chuyển hướng mòn không đều. * Ứng dụng: áp dụng ở các ruộng hẹp, giữa cao, cày san ra cho mặt ruộng chóng phẳng 3.3- Cày đan vạt đơn: Chia khoảng đất ra 2 phần bằng nhau thôi không tiếp tục cày nừa mà chuyển sang vạt thứ 2 cũng chuyển động theo phương pháp úp sống trâu. Đến khi LHM bắt đầu phải quay vòng dạng hình nút thì tiến hành cày đan 2 vạt theo kiểu úp sống trâu. Sau khi cày song mặt phẳng ruộng cũng tạo ra 2 rãnh và 1 luống. Mặt ruộng tương đối bằng phẳng. * Ưu điểm: Không phải quay vòng dạng hình nút, khoảng cách chừa đầu vạt nhỏ, quay đầu vạt nhanh LHM chuyển động ổn định, thao tác dễ. *Nhược điểm: Nếu chia các phần lớn thì quãng đường chạy không đầu vạt hơi dai, hơi phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải có tay nghề vững vàng. Sai khi cày xong mặt ruộng vẫn còn 2 rãnh, 1 luống 3.4- Cày phối hợp đan vạt kép: Trang 9
  10. - Đầu tiên cắm tiêu cách bờ bên phải 1/4 chiều rộng vạt ruộng. Bắt đầu cày1 & 3 trước theo phương pháp xẻ lòng máng. Sau đó cày 2 & 4 theo phương pháp úp sống trâu. Sau khi cày xong mặt ruộng sẽ có rãnh và 1 luống. * Ưu điểm: LHM quanh đầu vạt dễ dàng, không phải quay theo dạng hình mút do đó khoảng cách chừa đầu vạt giảm xuống, hệ số đường làm việc tăng. LHM quay vòng đều cả hai bên làm cho các bộ phận di động, chuyển hướng mòn đều, LHM chuyển động ổn định, thao tác dễ, mặt ruộng sau khi cày tương đối bằng phẳng. *Nhược điểm: Khá phức tạp, khó nhớ đòi hỏi người điều khiển máy phải linh hoạt, tay nghề vững, mặt ruộng sau khi cày xong vẫn còn 1 rãnh, 1 luống. *Ứng dụng: ở mọi vạt ruộng nhưng thích hợp ở vạt ruộng rộng, chiều dài ngắn. 3.5 - Cày 4 góc nhấc cày. Trang 10
  11. Cày theo phương pháp này LHM chuyển động xung quanh vạt ruộng từ ngoài vào trong, đến các góc nhấc cày và quay máy dưới 1 góc 900. Phương pháp chuyển động này LHM luôn quay vòng về phía trái làm cho đất lật ra phía bờ có tác dụng giữ nước, phân cho đất. * Áp dụng: Cày đầu vạt, phù hợp ở các vạt ruộng hẹp hình vuông hoặc hình dạng phức tạp nhất là khi LHM ở ruộng nước * Ưu điểm: Cày sát bờ, sát góc, tránh LHM quay gấp ở các góc, giảm được quãng đường chạy không, máy móc đỡ hao mòn, công nhân đỡ mệt. * Nhược điểm: LHM luôn phải quay vòng 1 bên, nếu hình dạng thửa ruộng phức tạp sẽ làm cho LHM chuyển động không được ổn định. Chất lượng cày tốt được đặc trưng bởi khả năng giữ vững độ cày sâu, khả năng lật đất tốt, khả ăng lấp kín cỏ tốt và lấp kín phân bón tốt, mức độ không bị lỏi và mức độ chất lượng cắt đất tốt. Kiểm tra độ cày sâu bằng dụng cụ đo luống cày hay bằng thước khi mới cày Trang 11
  12. xong và ở cả trên lô ruộng đã cày (theo đường chéo lô ruộng ) bằng cách cắm một thanh gỗ hay thanh thép xuống sát tận đáy luống của lớp đất cày đã làm cho bằng phẳng. Muốn xác định độ cày sâu trung bình, thường người ta phải đo ít nhất 20 lần ở những vị trí khác nhau rồi tính độ sâu trung bình, và đem so sánh độ sâu này với độ sâu đã cho. Khi kiểm tra độ cày sâu trên lô ruộng đã được cày một lân thì phải xét đến độ xốp của đất, nên vào thời kỳ không mưa phải lấy độ cày sâu trung bình tính được trừ đi 20%. 4. Cày đầu bờ và di chuyển địa bàn. + Di chuyển địa bàn phải sửa lối lên xuống giảm độ dốc < 10%. + Khi muốn vượt bờ sang ruộng khác phải giảm ga, đi số thấp, tiến thẳng với bờ đã phá. Khi cần thiết có thể lùi máy vượt qua 5. Kiểm tra chất lượng ruộng cày. - Sau khi làm đất xong mặt đồng phẳng, đáy luống phẳng, cỏ rác, sâu bệnh phải gom lại hoặc vùi xuống dưới hoặc dồn lên bờ. Yêu cầu trong khi làm việc máy phải cân bằng đi thẳng, không được lỏi không được lặp. - Có khả năng làm đất tới độ sâu 25 - 35 cm. Độ sâu phải đồng đều, độ sai lệch cho phép về độ sâu không quá ± 10% so với yêu cầu. - Khi cày đất có nhiều cỏ dại hoặc cày sâu lớn hơn 18 cm, trước các thân cày chính nhất thiết phải lắp thêm thân cày phụ để chúng hớt lớp đất mặt tới độ sâu 8 - 12 cm và hất lớp đất đó cùng cỏ dại xuống đáy luống. Vì vậy, khi cày đất có nhiều cỏ dại, rễ cây hệ thống máy và thiết bị làm đất phải tiêu diệt cỏ dại và lấp cỏ dại cùng phân bón một cách triệt để. - Sau khi làm đất xong bề mặt ruộng phải bằng phẳng hoặc gợn sóng (độ cao của sóng đất không quá 5 cm). Đáy luống phải phẳng để tạo điều kiện cho hệ thống máy làm việc tốt ở lượt sau. - Hệ thống máy và thiết bị làm đất phải có hệ thống điều chỉnh cơ học để điều chỉnh và sử dụng dễ dàng theo yêu cầu, làm việc chắc chắn, tuổi thọ cao, năng suất và hiệu quả cao. Trang 12
  13. - Kiểm tra độ cày sâu bằng dụng cụ đo luống cày hay bằng thước khi mới cày xong và ở cả trên lô ruộng đã cày (theo đường chéo lô ruộng ) bằng cách cắm một thanh gỗ hay thanh thép xuống sát tận đáy luống của lớp đất cày đã làm cho bằng phẳng. - Muốn xác định độ cày sâu trung bình, thường người ta phải đo ít nhất 20 lần ở những vị trí khác nhau rồi tính độ sâu trung bình, và đem so sánh độ sâu này với độ sâu đã cho. Khi kiểm tra độ cày sâu trên lô ruộng đã được cày một lần thì phải xét đến độ xốp của đất, nên vào thời kỳ không mưa phải lấy độ cày sâu trung bình tính được trừ đi 20%. 6. Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục. - Tổ chức tính toán và thành lập 1 liên hợp đúng nhất, đảm bảo các thông số kĩ thuật và kinh tế. - Chăm sóc phục vụ kĩ thuật cho máy với chất lượng cao, tránh những hư hỏng bất thường trong quát trình làm việc, đặc biệt là chăm sóc đơn giản. - Thường xuyên cải tiến kết cấu, cấu tạo và phương pháp sử dụng thực tế. - Cải tạo tích cực địa bàn cơ giới, tạo những địa bàn phù hợp - Chấp hành tốt các biện pháp về an toàn kĩ thuật, an toàn lao động, các quy trình, quy phạm sử dụng, chỉnh sửa chăm sóc máy. - Nâng cao thời gian làm việc thực tế của máy bằng cách chọn phương pháp chuyển động hợp lý. 7. Chăm sóc bảo dưỡng, điều chỉnh sau ca làm việc. - Sử dụng dụng cụ sạch sẽ không dính dầu mỡ - Kê kích máy đúng trọng tâm - Theo dõi hoạt động các đồng hồ - Di chuyển địa bàn phải nâng cày khóa thủy lực, đi số thấp - Khi cày vòng đâu bờ phải nâng cày - Khi sửa chữa phải dừng máy ra số 0, kéo phanh tay, hạ cày xuống lền đất - Người sử dụng phải biết cấu tạo tính năng, tác dụng của liên hợp máy. Nắm vững kỹ thuật và kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy cày. Trang 13
  14. - Khi thành hợp liên hợp máy phải kiểm tra tất cả các bộ phận xem cách lắp ghép có đúng hay không? có bị biến dạng, nứt, mẻ, gãy hay không. Nếu cần thì thay mới. - Máy cày nhận truyền động từ méo kéo qua trục thu công suất do đó khi lắp ghép cần phải hạn chế hành trình nâng hạ của cày. - Khi vòng đầu vạt hoặc khi lùi máy nghiêm cấm không được cho cày làm việc và nâng cày lên tránh làm hư hỏng cày và cơ cấu treo của máy kéo. - Khi hạ cày làm việc phải hạ từ từ, tránh hạ nhanh quá làm gãy lưỡi cày hay làm cho máy quá tải chết máy. - Khi cần thiết chăm sóc kỹ thuật, sửa chữa, gỡ cỏ rác phải cắt truyền lực mới được tiến hành. Trong thời gian đó nghiêm cấm nghiêm cấm người tuỳ tiện lên buồng lái, đề phòng xảy ra tai nạn. - Luôn phải cảnh giác đề phòng tai nạn, chuẩn bị sẵn sàng cắt động lực ở trục thu công suất. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: - Trình bày sơ đồ cấu tạo, hoạt động của máy cày trụ CT-2 Câu 2: Trình bày quy trình sửa chữa và điều chỉnh cày CT2 2. Bài tập Bài 1: Thực hành thay thế bộ phận làm việc lưỡi cày Bài 2: Thực hành liên kết lắp ghép máy kéo với máy cày và điều chỉnh sơ bộ C. Ghi nhớ: Trọng tâm bài muc: 1. Sửa chữa máy cày 2. Liên kết và vận hành LHM Trang 14
  15. Bài 2: Liên hợp bừa Mục tiêu của bài: - Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của bừa. - Vận hành được liên hợp bừa thực hiện bừa đất đúng yêu cầu kỹ thuật nông học. - Làm được các công việc chăm sóc bảo dưỡng các cấp, khắc phục được những hư hỏng thông thường của liên hợp bừa. - Nêu cao tinh thần trách nhiệm chăm sóc bảo quản máy và thực hiện tốt công việc thực tập. - Đảm bảo an toàn trong quá trình thực tập. 1. Chuẩn bị: - Địa bàn - Liên hợp bừa + Bừa máy có nhiệm vụ làm tơi nhỏ lớp đất mặt tới độ sâu 10 - 12 cm đối với ruộng khô và làm nhuyễn lớp đất mặt tới độ sâu 15 - 20 cm đối với ruộng nước cho tới khi đạt yêu cầu kỹ thuật nông học. Đồng thời bừa máy còn có nhiệm vụ san phẳng mặt ruộng, diệt trừ cỏ dại và các ổ sâu bệnh, dồn cỏ dại gom lên bờ hoặc cắt vụn dìm xuống dưới lớp đất và trộn đều phân bón với đất. - Theo đối tượng làm việc có: + Máy bừa đất khô: bừa đĩa, bừa trống lăn + Máy bừa ruộng nước: bừa răng, bừa lồng - Theo cấu tạo của bộ phận làm việc + Bừa răng + Bừa trống lăn + Bừa đĩa + Bừa lưới … - Theo nguyên tắc làm việc: + Bừa tịnh tiến: bừa răng, bừa lưới. + Bừa quay: bừa đĩa, bừa trống lăn... Trang 15
  16. * Bừa tịnh tiến - Bừa tịnh tiến làm việc theo nguyên tắc chuyển động tịnh tiến, nghĩa là trong quá trình làm việc các răng bừa chuyển động tịnh tiến trên mặt đất tạo thành các vết răng. Độ bừa nhỏ phụ thuộc vào khoảng cách giữa các vết răng bừa, độ bừa sâu phụ thuộc vào trọng lượng, chiều cao của các răng bừa (có thể lắp thêm bộ phận tăng trọng lượng phụ). Theo trọng lượng các răng bừa chia ra 3 loại: - Bừa răng với trọng lượng mỗi răng q = 16 - 20 N. - Bừa trung bình trọng lượng mỗi răng q = 12 - 15 N. - Bừa nhẹ trọng lượng mỗi răng q = 6 - 10 N. - Răng bừa có tiết diện hình vuông, hình tròn hoặc dạng dao hoặc dạng lưỡi, răng bừa có thể được vát đầu nhọn hoặc không. Các răng bừa thường được lắp lên khung cứng thành một hay nhiều hàng, răng bừa có thể được lắp nghiêng về phía trước, ngả về phía sau hoặc lắp thẳng đứng. Với loại răng láp nghiêng về phía trước thì máy sẽ đảm bảo được độ bừa sâu tuy nhiên có hạn chế là đưa cỏ rác, gốc rạ lên mặt đồng và sẽ dồn đất về phía trước. Với loại răng bừa lắp ngả về phía sau thì không đảm bảo độ bừa sâu tuy nhiên có tác dụng dìm cỏ rác, gốc rạ xuống phía dưới và có tác dụng san phẳng mặt đồng. Với loại răng bừa lắp theo phương thẳng đứng thì tác động lên răng bừa cân đối tuy nhiên để đảm bảo được độ bừa sâu thì cần phải có trọng lượng phụ lắp lên trên máy. 2. Bừa thử trên ruộng và điều chỉnh độ sâu, góc đánh chéo. - Răng bừa lắp lên khung phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Mỗi răng bừa phải tạo nên một vết riêng, khoảng cách vết đều và nhỏ. - Khoảng cách răng bừa trên hàng ngang phải đủ lớn để tránh ùn tắc đất hoặc cỏ rác khi làm việc. - Tác động của đất lên răng bừa phải cân đối để máy đi thẳng trong quá trình làm việc. - Với răng bừa dạng đinh có tiết diện là hình vuông thì phải lắp để sống lang hướng về phía trước. Trang 16
  17. - Với răng bừa có vát đầu nhọn thì phải lắp để chiều vát ngược so với hướng tiến. 3. Chọn phương pháp chuyển động và bừa đất. - Loại máy bừa răng phổ biến là máy bừa ziczăc, máy gồm 3 mảng kết nối với nhau theo chiều ngang và có bề rộng làm việc là 3 m. Mỗi mảng bừa có 20 răng và được lắp thành 5 hàng ngang, 4 hàng dọc khoảng cách răng trên hàng ngang 15 - 30cm, khoảng cách vết răng 3 - 6cm. - Thứ tự các vết răng: vết thứ nhất do răng bàng I vạch nên, vết thứ hai răng hàng IV, vết thứ ba răng hàng III, vết thứ tư răng hàng II, vết thứ năm răng hàng V. Bừa quay: khi máy làm việc bộ phận làm việc chính quay nghĩa là khi làm việc các bộ phận này quay một cách chủ động hoặc thụ động do lăn trên mặt đất. Trang 17
  18. Máy bừa quay có các loại: - Bừa răng quay: dùng để phá váng sau khi gieo. - Bừa đĩa: dùng làm nhỏ đất trước khi gieo trồng hoặc phá váng ruộng đã để lâu. -Bừa trống lăn: dùng để làm nhỏ đất và đôi khi dùng để nén đất đối với những vùng sói mòn. - Bánh tồng đất: bánh lồng sử dụng trên các ruộng ngập nước sâu, thường là ruộng có nên yêu. * Bừa tăng quay (bừa móng). - Bộ phận làm việc chính là các đĩa bừa có dạng rẻ quạt tròn các răng có tiết diện tròn, đường kính φ = 1,0 - 1,6 mm, đĩa bừa lăn trên mặt ruộng, các răng sẽ cào và phá vỡ lớp váng trên mặt. * Bừa đĩa - Thường có 2 loại: nhẹ và nặng. Trang 18
  19. Bộ phận làm việc chính của bừa địa là các đĩa bừa, các đĩa bừa có dạng chỏm cầu với đường kính từ 450 - 660 tâm, với địa bừa của máy bừa đĩa nặc xung quanh mép đĩa có cái hình tai khế. Đĩa bừa được mài sắc ở mép, chiều dầy cạnh sắc < 0,5 mm, cạnh sắc được mài ở mặt lồi của địa. Tại tâm của đĩa bừa có khoét lỗ hình vuông để lắp lên trục hình vuông, trong quá trình làm việc toàn bộ trục và đĩa cùng quay. Để trục bừa quay được tại vị trí liên kết với khung có lắp tai bắt, ở trong tai bắt có lắp vòng bi hoặc bạc, thông thường một đầu của trục bừa lắp cố định, đầu còn lại có thể thay đổi vị trí lắp để thay đổi góc tiến của đĩa bừa khi làm việc. Mỗi trục có lập từ 5 - 12 địa để hình thành nên một tổ bừa, mỗi máy bừa có thể lắp 2 hoặc 4 tổ bừa trên một mảng hay hai mảng bừa, với máy bừa gồm 2 mảng bừa thì các mảng kết nối với nhau theo chiều dọc. Các tổ bừa lắp vào khung thành hàng và nghiêng với hướng tiến 1góc β = 900 - α, thông thường các tổ bừa xếp với nhau thành hình chữ v hoặc chữ x nằm ngang. α là góc lệch của đĩa bừa với hướng tiến và gọi là góc tiến của đĩa bừa, khi α tăng độ bừa sâu tăng. Các địa bừa lắp lên khung cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Vết đĩa hàng trước và sau cần phải lệch nhau để bừa cho đồng đều. Đĩa hàng trước và sau lắp ngược chiều nhau để trải đất lại, làm cho mặt đồng bằng phẳng. - Góc tiến của đĩa bừa có thể thay đổi được trong khoảng 0 - 220, khi làm việc đĩa bừa phải hướng chiều lõm về phía trước. Trang 19
  20. - Với các đĩa bừa có cắt tai khế thì phải xếp các tai khế lệch nhau. Mỗi mảng bừa lắp hai bánh xe bằng thép rỗng, các bánh xe liên kết với khung qua hệ thống vít điều chỉnh để nâng hạ, điều chỉnh độ bừa sâu. * Bừa trống lăn Dùng để nén đất trước và sau khi gieo. Khi làm việc các trống lăn trên mặt đất và nén đất bằng chính trọng lượng của nó: - Trước khi gieo san phẳng ruộng, đập vỡ các tảng đất còn lại. - Sau khi gieo nén lớp đất mặt ép hạt vào đất tốt hơn, tăng lớp mùn cho lớp đáy tạo điều kiện cho cây trồng phát triển nhanh hơn đối với vùng hạn hán, hạn chế độ thoái hoá của mùn, giúp cho đất giữ ẩm tốt hơn. Khả năng nén của đất, phụ thuộc vào M, D, B Trong đó: - p: áp lực riêng trên 1 cm. - M: trọng lượng của trống lăn. - D, B: đường kính và bề rộng làm việc của trống lăn. Đánh giá khả năng nén đất qua công thức tổng quát: a = M2/B2.D * Bánh lồng Bánh lồng bao gồm các thanh thép góc L hàn cứng trên các vành bánh. Có các loại bánh lồng cho máy kéo lớn, máy kéo trung bình và nhỏ. Máy kéo khi di Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2