intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vẽ xây dựng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Vẽ xây dựng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Khái niệm vẽ hình chiếu phối cảnh bằng hình học họa hìnhL; phương pháp và các bước vẽ hình chiếu phối cảnh; các loại hình chiếu phối cảnh; khái niệm bóng trên hình chiếu vuông góc; phương pháp và các bước vẽ bóng trên hình chiếu vuông góc bằng hình học họa hình;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vẽ xây dựng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: VẼ XÂY DỰNG NGÀNH: CNKT CT XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 368/QĐCĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại giáo trình (sử dụng nội bộ) nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình VẼ XÂY DỰNG 2 được biên soạn nhằm phục vụ giảng dạy và học tập dành cho hệ Cao đẳng, chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng. Vẽ Xây dựng 2 là môn học cơ sở được phát triển trên nền tảng lý thuyết của môn Vẽ xây dựng 1 nhằm cung cấp và phát triển những kiến thức, kỹ năng cơ bản về vẽ minh họa như phối cảnh và vẽ bóng trên các hình chiếu thẳng góc giúp cho người đọc dễ hình dung và làm rõ hơn ý đồ thể hiện cho các bản vẽ kỹ thuật Xây dựng, ngoài ra môn học còn cung cấp thêm các kiến thức và kỹ năng bổ trợ như: phương pháp khai triển mặt ngoài các khối cơ bản giúp người học phát triển kỹ năng làm mô hình và phương pháp vẽ ghi các công trình kiến trúc phục vụ cho công tác đo vẽ hiện trạng sau này. Giáo trình Vẽ Xây dựng 2 do các giảng viên thuộc Bộ môn Kiến trúc Cơ sở - Khoa Xây dựng - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 biên soạn (dựa trên cuốn Giáo trình Vẽ xây dựng 2 do bộ môn Kiến trúc cơ sở biên soạn năm 2015). Nội dung của giáo trình được điều chỉnh để phù hợp với thực tế, bám sát với đề cương môn học và quy cách theo thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH. Môn học Vẽ Xây dựng 2 lần này được cập nhật mới và tuân thủ theo các quy tắc thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO). Ngoài ra, giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung cuốn giáo trình gồm các chương cơ bản sau: Bài 1. Mở đầu Bài 2: Hình chiếu phối cảnh Bài 3: Bóng trên hình chiếu thẳng góc Bài 4: Khai triển mặt ngoài khối Bài 5: Vẽ ghi công trình Kiến trúc Trong quá trình thực hiện, nhóm tác giả đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp, để lần tái bản sau cuốn giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, tháng 9 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Tạ Bình (chủ biên) 2. Lê Hồng Linh 3. Hoàng Việt Hà 3
  4. MỤC LỤC MỘT SỐ KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG MÔN HỌC 6 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 7 Mục tiêu của môn học: 7 Nội dung môn học 7 BÀI 1. MỞ ĐẦU 8 1.1. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 8 1.2. NỘI DUNG, YÊU CẦU MÔN HỌC 8 Nội dung môn học 8 Yêu cầu môn học 8 BÀI 2. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH 9 2.1. KHÁI NIỆM 9 2.1.1. Mục đích 9 2.1.2. Tính chất 9 2.2. CÁC THÀNH PHẦN TẠO NÊN HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH 9 2.2.1. Các thành phần trong hệ thống hình chiếu phối cảnh. 9 2.2.2. Hệ thống hình chiếu phối cảnh 10 2.3. CÁC DẠNG HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH 11 2.3.1. Theo điểm nhìn 11 2.3.2. Theo điểm tụ 11 2.4. THIẾT LẬP HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH TỪ CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC 11 2.5. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH MỘT ĐIỂM TỤ 13 2.5.1. Các bước thiết lập 13 2.5.2. Ứng dụng 14 2.6. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH HAI ĐIỂM TỤ 14 2.6.1. Vẽ hình chiếu phối cảnh của điểm 15 2.6.2. Vẽ hình chiếu phối cảnh của hình phẳng 15 2.6.3. Vẽ hình chiếu phối cảnh của khối cơ bản 16 2.6.4. Ứng dụng 18 BÀI 3. BÓNG TRÊN HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC 19 3.1. KHÁI NIỆM 19 3.2. ĐỊNH NGHĨA BÓNG 19 3.3. BÓNG CƠ BẢN 20 3.3.1. Nguyên tắc xác định hướng tia sáng 20 3.3.2. Bóng của điểm 21 3.3.3. Bóng của đoạn thẳng 22 3.3.4. Bóng của hình phẳng 25 3.3.5. Bóng của khối cơ bản 27 3.3.6. Bóng của các chi tiết kiến trúc thường gặp 30 3.3.7. Bóng trên mặt đứng ngôi nhà 33 4
  5. BÀI 4. KHAI TRIỂN MẶT NGOÀI CỦA KHỐI 34 4.1. KHÁI NIỆM 34 4.2. TÌM ĐỘ DÀI THẬT CỦA ĐOẠN THẲNG 34 4.2.1. Phương pháp xoay 34 4.2.2. Phương pháp tam giác: 35 4.2.3. Luyện tập. 36 4.3. KHAI TRIỂN MẶT NGOÀI CỦA KHỐI ĐA DIỆN 36 4.3.1. Khối lăng trụ 36 4.3.2. Khối chóp: 37 4.4. KHAI TRIỂN MẶT NGOÀI CỦA KHỐI MẶT CONG 38 4.4.1. Khai triển mặt ngoài khối nón tròn xoay. (hình 4.4) 38 4.4.2. Khai triển mặt ngoài khối trụ 38 4.5. KHAI TRIỂN MẶT NGOÀI CỦA HAI KHỐI HÌNH TRỤ CÓ ĐƯỜNG KÍNH BẰNG NHAU 40 4.5.1. Hai trục vuông góc với nhau. (hình 4.7) 40 4.5.2. Hai trục không vuông góc với nhau (hình 4.8) 40 BÀI 5. VẼ GHI CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC 42 5.1. LÝ THUYẾT VẼ GHI 42 5.1.1. Đặt vấn đề 42 5.1.2. Ý nghĩa và phân loại vẽ ghi 42 5.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ 42 5.2.1. Công tác chuẩn bị 42 5.2.2. Các chú ý về an toàn trong khi thực hiện công tác vẽ ghi 43 5.2.3. Đo vẽ tại hiện trường 43 5.2.4. Dựng lại bản vẽ trên giấy theo các tiêu chuẩn kỹ thuật 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 5
  6. MỘT SỐ KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG MÔN HỌC Điểm trong không gian: A,B,C.....M,N,P.... Đoạn thẳng trong không gian: AB, CD, MN. Đường thẳng trong không gian: a,b....m,n..... Hình phẳng trong không gian: ABC, ..... MNP.... Mặt phẳng: , , ...., (R), (Q), (S), … Các mặt phẳng hình chiếu: + Mặt phẳng hình chiếu đứng : P1 + Mặt phẳng hình chiếu bằng : P2 + Mặt phẳng hình chiếu cạnh : P3 + Các hình chiếu tương ứng của điểm A: A1, A2, A3  Các thuộc tính hình học: Tính song song: // (AB//CD) Tính vuông góc:  (ABCD) Sự cắt nhau:  (ABCD) Sự trùng nhau:  (ABCD) Sự liên thuộc:  (KCD)  Các từ viết tắt thường dùng: Mặt phẳng hình chiếu: MPHC Mặt phẳng phụ trợ: MPPT 6
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: VẼ XÂY DỰNG 2 Mã môn học: MH13 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí của môn học: + Môn học được bố trí ở kỳ học 2 + Môn học tiên quyết: Vẽ Xây dựng 1 - Tính chất: Là môn học cơ sở dùng cho ngành Công nghệ kỹ thuật Kiến trúc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Vẽ xây dựng 2 là môn học nghiên cứu việc thể hiện phối cảnh minh họa và vẽ bóng trên hình chiếu thẳng góc của các vật thể trong không gian lên bản vẽ đồng thời trang bị các kiến thức và kỹ năng trong việc khai triển mặt ngoài của các khối cơ bản và vẽ ghi các công trình kiến trúc. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được khái niệm vẽ hình chiếu phối cảnh bằng hình học họa hình + Trình bày được phương pháp và các bước vẽ hình chiếu phối cảnh. + Phân tích và so sánh các loại hình chiếu phối cảnh + Trình bày khái niệm bóng trên hình chiếu vuông góc + Trình bày được phương pháp và các bước vẽ bóng trên hình chiếu vuông góc bằng hình học họa hình. + Trình bày được khái niệm khai triển mặt ngoài khối + Trình bày được phương pháp chung khai triển mặt ngoài khối + Trình bày được khái niệm và phương pháp vẽ ghi công trình kiến trúc. - Về kỹ năng: + Biểu diễn được phối cảnh các khối, các chi tiết công trình đơn giản. + Biểu diễn được bóng trên hình chiếu vuông góc của các khối và chi tiết công trình. + Khai triển được mặt ngoài khối cơ bản. + Làm được mô hình các khối vật thể, chi tiết kiến trúc đơn giản + Vẽ ghi sơ bộ được hiện trạng công trình kiến trúc. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Cẩn thận, chính xác của người người cán bộ kỹ thuật + Tinh thần tự học hỏi, nghiên cứu.……… Nội dung môn học Nội dung của giáo trình được chia thành 5 chương bao gồm: Bài 1. Mở đầu Bài 2: Hình chiếu phối cảnh Bài 3: Bóng trên hình chiếu thẳng góc Bài 4: Khai triển mặt ngoài khối Bài 5: Vẽ ghi công trình Kiến trúc 7
  8. BÀI 1. MỞ ĐẦU Vẽ Xây dựng 2 là học phần dành cho chuyên ngành Kiến trúc nghiên cứu những phương pháp biểu diễn minh họa cho các bản vẽ kỹ thuật. Việc giảng dạy vẽ Xây dựng 2 đào tạo chuyên ngành cao đẳng Kiến trúc nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản là cơ sở trong việc diễn họa các bản vẽ kiến trúc sau này, đồng thời rèn luyện và phát triển cho họ khả năng tư duy không gian và lập các bản vẽ kỹ thuật. Mục tiêu: - Giới thiệu chung về đặc điểm, nội dung và yêu cầu của môn học Nội dung chính: 1.1. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Vẽ Xây dựng 2 là phần bổ trợ các kiến thức và kỹ năng biểu diễn vẽ minh họa làm rỗ thêm ý đồ thiết kế cho các bản vẽ kỹ thuật thuộc chuyên ngành Kiến trúc. Môn học ứng dụng các lý thuyết cơ bản và rèn luyện kỹ năng thể hiện thông qua hệ thống bài tập với nhiều hình ảnh được thể hiện dựa trên nền tảng kiến thức và kỹ năng sử dụng vật liệu và dụng cụ vẽ kỹ thuật đã được trang bị ở môn Vẽ Xây dựng 1. 1.2. NỘI DUNG, YÊU CẦU MÔN HỌC 1.2.1. Nội dung môn học HÌNH HỌC HỌA HÌNH – Nghiên cứu việc thể hiện minh họa các vật thể trong không gian lên bản vẽ. 1.2.2. Yêu cầu môn học - Sinh viên sau khi học xong môn học cần nắm được: + Các lý thuyết về biểu diễn hình chiếu phối cảnh và vẽ bóng trên hình chiếu vuông góc của các vật thể trong không gian bằng phương pháp hình học họa hình. + Lý thuyết khai triển mặt ngoài các khối cơ bản. + Lý thuyết về phương pháp vẽ ghi công trình kiến trúc. + Phát triển được khả năng tư duy, hình dung không gian. + Vẽ được hình chiếu phối cảnh và vẽ bóng trên hình chiếu vuông góc của các vật thể. + Giải được các dạng bài toán cơ bản về khai triển mặt ngoài các khối cơ bản. + Thực hành vẽ ghi được công trình kiến trúc - Muốn đạt được hai yêu cầu trên, học sinh cần nắm vững: + Các phương pháp biểu diễn hình học hoạ hình. + Sử dụng thành thạo dụng cụ vẽ. 8
  9. BÀI 2. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH Hình chiếu phối cảnh là kết quả của phép chiếu xuyên tâm, thường dùng rộng rãi trong vẽ hình minh hoạ hình ảnh 3 chiều trên mặt phẳng 2 chiều các công trình kiến trúc hoặc vẽ nghệ thuật, nhưng không dùng trong bản vẽ kỹ thuật do sự biến dạng cả về chiều dài và góc. Có nhiều loại hình chiếu phối cảnh, tuy nhiên, quyển sách này chỉ nghiên cứu hình chiếu phối cảnh trên mặt tranh thẳng đứng Mục tiêu: - Trình bày được các khái niệm và các thành phần của hình chiếu phối cảnh - Trình bày được phương pháp cơ bản biểu diễn hình chiếu phối cảnh - Vẽ được phối cảnh của các khối cơ bản và công trình kiến trúc Nội dung chính: 1.3. KHÁI NIỆM Hình chiếu phối cảnh là 1 phép chiếu vật thể lên mặt phẳng giấy vẽ mà kết quả thu được hình chiếu của vật thể như chúng ta nhìn trong thực tế (VD: càng xa thì vật trông càng nhỏ hoặc càng gần thì vật càng to như mắt người nhìn). 1.3.1. Mục đích Phép chiếu song song và phép chiếu vuông góc có ưu điểm là dễ vẽ và dễ xác định độ lớn do phép chiếu vuông góc và phép chiếu song song bảo tồn tính song song của hai đoạn thẳng (đường thẳng) song song. Tuy nhiên, hình chiếu của vật thể khi dùng 2 phép chiếu trên trên mặt phẳng giấy vẽ không giống như hình ảnh chúng ta nhìn vật thể trong thực tế. Để thể hiện được hình ảnh của vật thể như mắt người nhìn thấy cũng như ảnh chụp, người kỹ thuật phải sử dụng phép chiếu khác ngoài phép chiếu song song và phép chiếu vuông góc: Phép chiếu xuyên tâm 1.3.2. Tính chất Hai đường thẳng song song thì qua phép chiếu xuyên tâm, hình chiếu của chúng là hai đường thẳng tụ về 1 điểm. Có sự biến dạng cả về chiều dài và góc. 1.4. CÁC THÀNH PHẦN TẠO NÊN HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH 1.4.1. Các thành phần trong hệ thống hình chiếu phối cảnh. Để xây dựng được hệ thống hình chiếu phối cảnh, yêu cầu bắt buộc có các thành phần chính sau: Điểm nhìn (M). Vật thể cần vẽ hình chiếu. Mặt phẳng trên đó đặt vật thể vẽ hình chiếu (V). Mặt phẳng chiếu (mặt tranh) (T). Điểm M1 là hình chiếu của M lên mặt phẳng V. 9
  10. Đường thẳng dd (đường đáy tranh) là giao tuyến giữa mặt phẳng V và mặt tranh T. đđ là cao độ thấp nhất của đáy tranh. Đường thẳng tt là giao tuyến giữa mặt phẳng qua M và song song với V với mặt phẳng T. Vị trí điểm nhìn (mắt người quan sát trong thực tế) là tâm chiếu. Các tia nhìn từ điểm nhìn đến vật thể chính là tia chiếu. Trong đó, tia chiếu từ M đến M’ là hình chiếu thẳng góc của M lên mặt phẳng tranh T là tia nhìn chính. Mặt phẳng tranh vẽ hình chiếu phối cảnh là mặt phẳng chiếu. Chú ý: Vị trí của mặt phẳng tranh quyết định độ lớn của hình chiếu vật thể trên mặt phẳng tranh. Việc di chuyển mặt phẳng tranh theo hướng gần hoặc xa mắt người quan sát (không thay đổi góc) không ảnh hưởng đến độ biến dạng của hình chiếu. 1.4.2. Hệ thống hình chiếu phối cảnh Hình:4.1 Hệ thống hình hiếu phối cảnh Vị trí điểm nhìn (mắt người quan sát trong thực tế) là tâm chiếu. (hình 4.1) Các tia nhìn từ điểm nhìn đến vật thể chính là tia chiếu. Mặt phẳng tranh vẽ hình chiếu phối cảnh là mặt phẳng chiếu. Các tia nhìn ở cao độ điểm nhìn đánh dấu đường chân trời trên mặt phẳng tranh.  Chú ý: Các đường song song với nhau nhưng không song song với mặt phẳng tranh thì tụ về 1 điểm gọi là điểm tụ nằm trên đường chân trời. Vị trí của mặt phẳng tranh quyết định độ lớn của hình chiếu vật thể trên mặt phẳng tranh. Việc di chuyển mặt phẳng tranh theo hướng gần hoặc xa mắt người quan sát (không thay đổi góc) không ảnh hưởng đến độ biến dạng của hình chiếu. Đường đáy tranh là đường giới hạn thấp nhất của mặt phẳng tranh. Thông thường, cao độ của đường đáy tranh chính là cao độ của mặt phẳng mà ta đặt vật thể cần vẽ lên trên đó. 10
  11. Hình 4.2 1.5. CÁC DẠNG HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH 1.5.1. Theo điểm nhìn Hình chiếu phối cảnh thông thường: cao độ của tâm chiếu so với đường mặt đất tương ứng với cao độ mắt người bình thường. Đây là hình chiếu phối cảnh sử dụng rộng rãi trong vẽ kiến trúc hoặc vẽ nghệ thuật. Hình chiếu phối cảnh kiến bò hoặc sâu: tâm chiếu nằm ngang hoặc nằm dưới đường mặt đất (ít sử dụng). Hình chiếu phối cảnh chim bay: cao độ tâm chiếu lớn hơn chiều cao tối đa của vật thể. Hình chiếu phối cảnh này thường dùng để biểu diễn phối cảnh mái, phối cảnh tổng thể, đem cho người quan sát hình ảnh tổng thể từ trên cao của vật thể cũng như mối tương quan giữa vật thể so với các vật thể khác trong thực tế. 1.5.2. Theo điểm tụ Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ: Một mặt của vật thể song song với mặt phẳng tranh. Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ: Vật thể không song song với mặt phẳng tranh, tuy nhiên các cạnh đứng song song với mặt phẳng tranh. Hình chiếu phối cảnh 3 điểm tụ: rất khó vẽ và gần với thực tế nhất. Đây là phép chiếu mà vật thể không có hệ thống các cạnh song song nào song song với mặt tranh (mặt tranh nghiêng). Hình chiếu phối cảnh có nhiều hơn 3 điểm tụ: ít phổ biến do có độ biến dạng lớn. Hình chiếu phối cảnh panorama: toàn cảnh (ít sử dụng) Trong giới hạn của chương trình, chúng ta chỉ nghiên cứu sâu về hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ và hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ. 1.6. THIẾT LẬP HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH TỪ CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC Hình chiếu phối cảnh thường được vẽ bên các hình chiếu vuông góc của các công trình để tăng tính trực quan của bản vẽ thiết kế. Hình chiếu phổi cảnh còn được sử dụng 11
  12. để phục vụ công tác tạo hình, lựa chọn phương án thiết kế cũng như lựa chọn các góc nhìn quan trọng trong thiết kế cần chú ý. Điểm nhìn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hình chiếu phối cảnh. Để đảm bảo hình chiếu phối cảnh thu được giống với thực tế, điểm nhìn thường được chọn có cao độ tương ứng với mắt người trong thực tế hoặc vị trí ít gây biến dạng cho công trình. Theo kinh nghiệm, điểm nhìn thường được chọn sao cho: Góc ở đỉnh nón của những tia nhìn bao quanh chu vi công trình khoảng 18 o-53o, tốt nhất là 28o. Điểm M’ nằm ở khoảng 1/3 phần giữa của hình biểu diễn. Mặt tranh tạo với mặt ngoài công trình 1 góc 20o-40o. Phương pháp vẽ hình chiếu phối cảnh theo các hình chiếu vuông góc thường chủ yếu bắt đầu từ vẽ hình chiếu phối cảnh của mặt bằng, sau đó theo những quy tắc xác định độ cao của các điểm xác định vật thể, người ta vẽ phối cảnh của những điểm khác nhau. Hình 4.3. Chọn điểm nhìn 12
  13. Hình 4.4 Điểm nhìn nên tránh chọn 1.7. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH MỘT ĐIỂM TỤ 1.7.1. Các bước thiết lập Bước 1: Vẽ đồ thức của vật thể. Bước 2: Chọn điểm nhìn trên mặt bằng và chiều cao tâm chiếu (điểm nhìn) trên mặt đứng. Bước 3: Đặt đường đáy tranh trùng với Ox.Vẽ đường chân trời qua tâm chiếu (điểm nhìn) song song với Ox. Bước 4: Xác định vị trí mặt tranh (có thể đặt trùng với 1 mặt của vật thể cho dễ vẽ). Bước 5: Vẽ tia chiếu từ tâm chiếu đến vật thể. Tia chiếu ngoài cùng cắt mặt tranh tại điểm nào thì dóng lên trên P1 cắt tia chiếu là giới hạn ngoài cùng của vật thể. Bước 6: Vẽ hình chiếu phối cảnh phần còn lại của vật thể. Kết quả tách riêng ra thành 1 bản vẽ, đặt đáy tranh dd trùng cao độ với Ox. 13
  14. t m1 t ® ® 1 2 3 f 1 2 3 m2 đ1 3 m đt t O t1 4 t 1 1 X f 2 5 6 Hình 4.9 Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ 1.7.2. Ứng dụng Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ thường được sử dụng trong diễn hoạ nội thất hay phối cảnh của một tuyến đường hoặc một góc của công trình... 1.8. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH HAI ĐIỂM TỤ Để minh họa phối cảnh 3 chiều của các công trình kiến trúc có được hình ảnh giống như ta quan sát ngoài đời thực các kiến trúc sư thường hay sử dụng phương pháp vẽ hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ. Đó là vị trí lựa chọn điểm nhìn khi mặt biểu diễn của 14
  15. vật thể ở vị trí không song song với mặt phẳng tranh, tuy nhiên mặt tranh đặt luôn đặt ở vị trí thẳng đứng (vuông góc với P2) nên các cạnh đứng sẽ song song với mặt phẳng tranh. 1.8.1. Vẽ hình chiếu phối cảnh của điểm Cho điểm A có A1 và A2 là hình chiếu lần lượt trên P1 và P2. Điểm nhìn M có hình chiếu trên P1 và P2 là M1 và M2. Hình chiếu của mặt tranh T trên P2 là T2 ≡ dd. Để vẽ hình chiếu phối cảnh của A, ta xem A là giao điểm giữa hai đường bằng a và b với hình chiếu trên P2 là a2, b2. Trên P2 ta có: a2 x dd = 12 b2 x dd = 22 Từ M kẻ 2 đường thẳng c và d lần lượt song song với a và b c2 x dd = F2, d2 x dd = G2. Thể hiện trên mặt tranh. Khoảng cách dd và tt là bằng chiều cao của điểm nhìn trên P1. Tìm được F’ và G’ là hình chiếu vuông góc của F và G trên mặt tranh T F’12 x G’2’2 = A’1 là hình chiếu phối cảnh hình chiếu bằng (A1) của điểm A. Ta cần tìm độ cao của điểm A trên mặt tranh T. Để tìm độ cao A’1A’, từ 12 kẻ 1 đoạn 12M vuông góc với dd có chiều cao bằng chiều cao của A (lấy trên P1), F’M x đường dóng thẳng đứng từ A’1 tại A’. Hình 4.5 Vẽ hình chiếu phối cảnh của điểm 1.8.2. Vẽ hình chiếu phối cảnh của hình phẳng Vẽ hình chiếu phối cảnh của hình đa giác: Ví dụ: Vẽ hình chiếu phối cảnh của tứ giác ABCD//P2 15
  16. t f 5 Hình 4.6. Hình chiếu phối cảnh của hình đa giác 1.8.3. Vẽ hình chiếu phối cảnh của khối cơ bản Để vẽ hình chiếu phối cảnh của khối cơ bản, ta vẽ hình chiếu phối cảnh của các điểm xác định chu vi khối đó. Vẽ hình chiếu phối cảnh hình hộp chữ nhật Vẽ đồ thức của vật thể. Đặt đường đáy tranh trùng với Ox. Vẽ đường chân trời qua tâm chiếu (điểm nhìn) song song với Ox. Xác định vị trí mặt tranh (có thể đặt trùng với 1 cạnh của vật thể cho dễ vẽ). Vẽ tia chiếu từ tâm chiếu đến vật thể. Tia chiếu ngoài cùng cắt mặt tranh tại điểm nào thì dóng lên trên P1 cắt tia chiếu là giới hạn ngoài cùng của vật thể Vẽ hình chiếu phối cảnh phần còn lại của vật thể. 16
  17. Hình 4.7 Vẽ hình chiếu phối cảnh hình hộp chữ nhật Kết quả tách riêng ra thành 1 bản vẽ, đặt đáy tranh dd trùng cao độ với Ox. Độ cao của vật thể tại vị trí điểm 3 không đổi so với đồ thức Hình 4.8 Vẽ hình chiếu phối cảnh hình hộp chữ nhật 17
  18. 1.8.4. Ứng dụng Vẽ hình chiếu phối cảnh của cổng (hình 4.9) Hình 4.9 Hình chiếu phối cảnh của cổng Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ thường được sử dụng trong diễn hoạ chung, các phối cảnh thông thường. Đây là phương pháp vẽ phối cảnh thường dùng nhất của các kiến trúc sư. 18
  19. BÀI 3. BÓNG TRÊN HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC Trên thực tế, các bản vẽ kỹ thuật kiến trúc thường được thể hiện bằng Mục tiêu: - Trình bày được các định nghĩa về bóng bản thân và bóng đổ của khối. - Trình bày được nguyên tắc hướng xác định tia sáng và phương pháp cơ bản biểu diễn bóng cơ bản trên hình chiếu thẳng góc. - Vẽ được bóng của các yếu tố hình học và các khối cơ bản. - Vẽ được bóng của các chi tiết và bóng trên mặt đứng công trình kiến trúc Nội dung chính: 3.1. KHÁI NIỆM Khi đặt một vật thể bất kỳ nào trước 1 nguồn sáng thì trên bề mặt vật thể sẽ được phân ra thành hai vùng: vùng sáng và vùng tối. Vùng sáng là vùng được chiếu sáng của vật thể còn vùng tối được gọi là bóng bản thân của vật thể. Ranh giới giữa vùng sáng và vùng tối (bóng bản thân của vật thể) được gọi là đường bao quanh bóng bản thân của vật thể 3.2. ĐỊNH NGHĨA BÓNG Nếu ta đặt vật thể khác phía sau vật thể đã cho (ngược hướng nguồn sáng) thì vật thể đã cho sẽ chắn một phần ánh sáng và gây hiện tượng đổ bóng lên vật thể phía sau. Vùng này được gọi là bóng đổ của vật thể phía trước lên vật thể phía sau. Đường ranh giới giữa vùng sáng và vùng bóng đổ trên mặt của vật thể phía sau được gọi là đường bao quanh bóng đổ của vật thể ban đầu lên vật thể phía sau nó. TIÕP TUYÕN CHUNG s v Ët t h Ó a ®- ê n g b a o q u a n h b ã n g b ¶ n t h ©n b ã n g b ¶ n t h ©n c ñ a v Ët t h Ó a b ã n g ®æ c ñ a v Ët t h Ó a l ª n v Ët t h Ó b v Ët t h Ó b ®- ê n g b a o q u a n h b ã n g ®æ Hình 5.1 Khái niệm 19
  20. Chú ý rằng đường bao quanh bóng đổ thực chất là hình chiếu của đường bao quanh bóng bản thân của vật thể phía trước lên mặt của vật thể phía sau. Đường bao quanh bóng đổ hoặc bóng bản thân là một đường khép kín và liên tục. 3.3. BÓNG CƠ BẢN Khi vẽ bóng của các yếu tố hình học cơ bản là điểm, đoạn thẳng, hình phẳng thì điểm, đoạn thẳng không có bóng bản thân mà chỉ có bóng đổ lên các mặt phẳng hình chiếu. Do vậy, trong quá trình tìm bóng của điểm, đoạn thẳng chúng ta chỉ tìm bóng đổ mà không cần phải xét bóng bản thân của chúng. 3.3.1. Nguyên tắc xác định hướng tia sáng Khi vẽ bóng trên hình chiếu thẳng góc, người ta quy ước tia sáng có một hướng cố định là đường chéo của một hình lập phương để đơn giản hơn trong quá trình vẽ và cũng tương đối phù hợp với ánh sáng mặt trời trong thực tế. Hình lập phương này có các mặt bên song song với các mặt phẳng hình chiếu. Như vậy, hình chiếu của tia sáng trên P1 và P2 đều lập với trục OX 1 góc 45o. p1 s1 s 450 s2 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2