intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Y đức (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Y đức (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Lịch sử y học; Khái niệm về đạo đức, y đức; Đạo đức của người điều dưỡng Việt Nam; Quan hệ Điều dưỡng – người bệnh; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người bệnh và gia đình người bệnh; Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế; Chuẩn đạo đức của người điều dưỡng; Đại cương về tâm lý học và tâm lý y học;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Y đức (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: Y ĐỨC NGÀNH: ĐIỀU DƢỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày … tháng ....... năm…. của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La) Sơn La, năm 2020
  2. 2
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
  4. 4
  5. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều theo Thông tƣ 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thƣơng binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chƣơng trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chƣơng trình đào tạo trình độ Cao đẳng nhằm từng bƣớc xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo. Với thời lƣợng học tập: 30 giờ; (29 giờ lý thuyết; 0 giờ thực hành; 1 giờ kiểm tra). Môn y đức giảng dạy cho sinh viên với mục tiêu: - Cung cấp cho sinh viên những nguyên tắc cơ bản về đạo đức Điều dƣỡng trong thực hành nghề nghiệp. - Trách nhiệm của ngƣời Điều dƣỡng trong việc bảo vệ quyền của ngƣời bệnh khi chăm sóc họ, các bộ luật và quy định về đạo đức Điều dƣỡng. - Những giao tiếp, mối quan hệ thầy thuốc với ngƣời bệnh, cộng đồng và đồng nghiệp khi chăm sóc sức khoẻ để mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Do đối tƣợng giảng dạy là sinh viên Cao đẳng điều dƣỡng nên nội dung của chƣơng trình tập trung chủ yếu vào tâm lý học đại cƣơng và tâm lý y học, tƣơng ứng với nội dung giảng dạy môn. Để phục vụ cho thẩm định giáo trình, nhóm biên soạn đã cập nhật kiến thức, điều chỉnh lại những nội dung sát với thực tế. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1: Lịch sử y học Bài 2: Khái niệm về đạo đức, y đức Bài 3: Đạo đức của ngƣời điều dƣỡng Việt Nam Bài 4: Quan hệ Điều dƣỡng – ngƣời bệnh Bài 5: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của ngƣời bệnh và gia đình ngƣời bệnh Bài 6: Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế Bài 7: Chuẩn đạo đức của ngƣời điều dƣỡng Bài 8: Đại cƣơng về tâm lý học và tâm lý y học Bài 9: Nhân cách - tâm lý bệnh nhân Bài 10: Chấn thƣơng tâm lý (stress) và các biện pháp dự phòng Bài 11: Liệu pháp tâm lý Sinh viên muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức môn Y đức có thể sử dụng sách giáo khoa dành cho đào tạo cao đẳng điều dƣỡng về lĩnh vực này nhƣ: Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế, Hƣớng dấn quốc gia về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học. 5
  6. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu đƣợc liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn ngƣời học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Sơn La, ngày tháng năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Thạc sĩ Nguyễn Thị Hằng 2. Thành viên: Cn Hoàng Điệp 3. Thành viên: Cn Bùi Thị Hảo 4. Thành viên: Cn Lò Văn Khay 6
  7. MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1 BÀI 1: LỊCH SỬ Y HỌC .............................................................................................. 15 BÀI 2: KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC, Y ĐỨC.............................................................. 33 BÀI 3: ĐẠO ĐỨC CỦA NGƢỜI ĐIỀU DƢỠNG VIỆT NAM .................................. 36 BÀI 4. QUAN HỆ ĐIỀU DƢỠNG – NGƢỜI BỆNH .................................................. 43 BÀI 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA NGƢỜI BỆNH .............................. 49 BÀI 6: QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, VIÊN CHỨC TRONG ........................ 54 BÀI 7: CHUẨN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƢỠNG VIÊN ............... 60 BÀI 8: ĐẠI CƢƠNG VỀ TÂM LÝ HỌC VÀ TÂM LÝ Y HỌC ................................ 65 BÀI 9: NHÂN CÁCH - TÂM LÝ NGƢỜI BỆNH ...................................................... 72 BÀI 10: CHẤN THƢƠNG TÂM LÝ (STRESS) ......................................................... 84 BÀI 11: LIỆU PHÁP TÂM LÝ .................................................................................... 91 7
  8. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Y đức 2. Mã môn học: 430112 Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ; (29 giờ lý thuyết; 0 giờ thực hành; 1 giờ kiểm tra) 3. Vị trí, tính chất của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho ngƣời học trình độ Cao đẳng Điều dƣỡng tại trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La. 3.2. Tính chất: Học phần Y đức cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản. Những nguyên tắc cơ bản về đạo đức Điều dƣỡng, trong thực hành nghề nghiệp, trách nhiệm của ngƣời điều dƣỡng trong việc bảo vệ quyền của ngƣời bệnh khi chăm sóc họ, các bộ luật và quy định về đạo đức Điều dƣỡng, những giao tiếp, mối quan hệ thầy thuốc với ngƣời bệnh, cộng đồng và đồng nghiệp khi chăm sóc sức khoẻ để mang lại hiệu quả cao trong điều trị. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Y đức là môn học chuyên môn ngành nghề cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tâm lý học đại cƣơng và tâm lý y học. Hiểu biết đƣợc tâm lý ngƣời bệnh và phân tích đƣợc những biểu hiện tâm lý của ngƣời bệnh, tìm hiểu đƣợc những nguyên nhân làm xuất hiện các dấu hiệu tâm lý ngƣời bệnh. Đồng thời giúp ngƣời học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành trên lâm sàng. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày đƣợc những khái niệm về đạo đức, đạo đức y học A2. Trình bày đƣợc 12 điều Y đức và chuẩn năng lực của Điều dƣỡng hiện đại ngày nay. A3. Trình bày đƣợc những kiến thức cơ bản về tâm lý học đại cƣơng và tâm lý y học. A4. Nhận biết và phân tích đƣợc những biểu hiện tâm lý của ngƣời bệnh và nhu cầu của ngƣời bệnh 4.2. Về kỹ năng: B1. Áp dụng đƣợc những nguyên tắc đạo đức, quy tắc ứng xử của cán bộ y tế trong công tác điều dƣỡng B2. Áp dụng đƣợc Chuẩn đạo đức nghề nghiệp ngƣời Điều dƣỡng vào công tác chăm sóc ngƣời bệnh B3. Áp dụng đƣợc liệu pháp tâm lý vào công tác chăm sóc ngƣời bệnh 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Thể hiện sự hiểu biết về văn hóa tín ngƣỡng trong giao tiếp với ngƣời bệnh, gia đình ngƣời bệnh C2. Tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của quốc gia và quốc tế trong chăm sóc ngƣời bệnh. 8
  9. C3. Tự rèn luyện bản thân để tạo ra hình tƣợng đạo đức gƣơng mẫu cho ngành Điều dƣỡng. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chƣơng trình khung Thời gian học tập (giờ) Trong đó Mã Số Thực môn Tên môn học, tín Tổng hành/thực Kiểm học chỉ số Lý tập/thí tra thuyết nghiệm/bài tập/thảo luận Các môn học chung/đại I cƣơng 22 435 157 255 23 430101 Chính trị 4 75 41 29 5 430102 Tiếng anh 6 120 42 72 6 430103 Tin học 3 75 15 58 2 430104 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 Giáo dục quốc phòng - an 5 75 36 35 4 430105 ninh 430106 Pháp luật 2 30 18 10 2 Các môn hoc chuyên 100 2730 711 1928 91 II môn ngành, nghề Môn học cơ sở 35 690 346 317 27 II.1 430107 Sinh học 2 45 14 29 2 430108 Hóa học - Hóa sinh 3 45 42 0 3 430109 Giải phẫu - Sinh lý 4 90 29 58 3 430110 Vi sinh - Ký sinh trùng 3 60 29 28 3 430111 Dƣợc lý 2 30 29 1 430112 Y đức 2 30 29 0 1 430113 Môi trƣờng và sức khoẻ 2 30 29 0 1 430114 Tổ chức và QLYT 2 30 29 0 1 430115 Giao tiếp - GDSK 3 60 29 29 2 9
  10. 430116 Dinh dƣỡng tiết chế 2 30 29 0 1 430117 Điều dƣỡng cơ sở 1 3 75 14 58 3 430118 Điều dƣỡng cơ sở 2 3 75 14 58 3 430119 Xác suất thống kê 2 45 15 29 1 430120 Kiểm soát nhiễm khuẩn 2 45 15 28 2 Môn học chuyên môn, II.2 62 1965 336 1570 59 ngành nghề Thực hành lâm sàng kỹ 4 180 0 176 4 430121 thuật điều dƣỡng 430122 CSSKNL Bệnh nội khoa 4 75 44 28 3 TH Lâm sàng CSNL Bệnh 4 180 176 4 430123 nội khoa CSNB Cấp cứu - CS tích 2 30 29 0 1 430124 cực TH Lâm sàng CSNB Cấp 2 90 0 86 4 430125 cứu – CS tích cực 430126 CSSKNL Bệnh ngoại khoa 4 75 44 28 3 TH Lâm sàng CSNL Bệnh 4 180 0 176 4 430127 ngoại khoa 430128 Chăm sóc sức khỏe trẻ em 4 75 44 28 3 TH lâm sàng CS sức khỏe 4 180 0 176 4 430129 trẻ em 430130 CSSK PN, BM và GĐ 3 60 29 28 3 TH lâm sàng CSSK phụ 4 180 0 176 4 430131 nữ, bà mẹ và gia đình 430132 Điều dƣỡng cộng đồng 3 105 14 86 5 430133 Quản lý điều dƣỡng 3 60 29 29 2 430134 CSNB Truyền nhiễm 2 45 15 29 1 TH lâm sàng CSNB 2 90 0 86 4 430135 truyền nhiễm 10
  11. Y học cổ truyền – Phục 3 60 29 28 3 430136 hồi chức năng 430137 Nghiên cứu khoa học 2 45 15 29 1 430138 Tiếng anh CN 2 45 15 29 1 430139 Sinh lý bệnh 2 30 29 0 1 Thực tập lâm sàng nghề 4 180 0 176 4 430140 nghiệp II.3 Môn học tự chọn 3 75 29 41 5 Nhóm 1 CSNB cao tuổi, CSNB 2 30 29 0 1 430141 Mạn tính TH lâm sàng CSNB cao 1 45 41 4 430142 tuổi, CSNB Mạn tính Nhóm 2 3 75 29 41 5 430141 CSNB CK Hệ nội 2 30 29 0 1 TH lâm sàng CSNBCK hệ 1 45 41 4 430142 nội Tổng cộng 122 3.165 868 2.183 114 5.2. Chƣơng trình chi tiết môn học Số Thời gian (giờ) TT Thực Tên chƣơng, mục Tổng Lý hành, thí Kiểm nghiệm, số thuyết tra thảo luận, bài tập 1 Bài 1. Lịch sử y học 4 4 0 2 Bài 2. Khái niệm về đạo đức, y 2 2 0 đức 3 Bài 3. Đạo đức của ngƣời điều 4 4 0 dƣỡng Việt Nam 11
  12. 4 Bài 4. Quan hệ Điều dƣỡng - 2 2 0 Ngƣời bệnh 5 Bài 5. Quyền và nghĩa vụ cơ bản 1 1 0 của ngƣời bệnh và gia đình ngƣời bệnh 6 Bài 6. Quy tắc ứng xử của cán bộ, 2 2 0 viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế 7 Bài 7. Chuẩn đạo đức nghề nghiệp 2 2 0 của Điều dƣỡng 8 Bài 8. Đại cƣơng về tâm lý học và 4 4 0 tâm lý y học 9 Bài 9. Nhân cách - tâm lý ngƣời 4 4 0 bệnh 10 Bài 10. Chấn thƣơng tâm lý và các 2 2 0 biện pháp dự phòng 11 Bài 11. Liệu pháp tâm lý 2 2 0 Cộng 30 29 0 1 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phƣơng tiện: Giáo trình, bài tập tình huống. 6.4. Các điều kiện khác: mạng Internet. 7. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, ngƣời học cần: + Nghiên cứu bài trƣớc khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lƣợng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phƣơng pháp: 12
  13. 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tƣ số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. - Hƣớng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La nhƣ sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thƣờng xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phƣơng pháp đánh giá Phƣơng pháp Phƣơng pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thƣờng xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, A4 1 Sau 13 giờ. Thuyết trình B1, B2, B3, (sau khi C1, C2,C3 học xong bài 5) Định kỳ Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, A4 2 Sau 30 giờ Thuyết trình Bài tập B1, B2, B3, (sau khi C1, C2,C3 học xong bài 11) Kết thúc môn Viết Tự luận cải A1, A2, A3, A4 1 Sau 30 giờ học tiến B1, B2, B3, C1, C2,C3 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học đƣợc chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tƣơng ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8. Hƣớng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tƣợng áp dụng: Môn học đƣợc áp dụng cho đối tƣợng sinh viên Cao đẳng Điều dƣỡng hệ chính quy học tập tại Trƣờng CĐYT Sơn La. 8.2. Phƣơng pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với ngƣời dạy 13
  14. + Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống. + Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đóng vai. + Hƣớng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trƣởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với ngƣời học: Ngƣời học phải thực hiện các nhiệm vụ nhƣ sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trƣớc khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ đƣợc cung cấp nguồn trƣớc khi ngƣời học vào học môn học này (trang web, thƣ viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu ngƣời học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới đƣợc tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phƣơng pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 ngƣời học sẽ đƣợc cung cấp chủ đề thảo luận trƣớc khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi ngƣời học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1] Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2018), Thông tƣ số 54/2018/TT- BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội về việc quy định khối lƣợng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà ngƣời học đạt đƣợc sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội. [2] Bộ Y tế (2014), Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế Số: 07/2014/TT-BYT Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2014. [3] Bộ Y tế (2012), Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế ban hành “ Chuẩn năng lực của Điều dƣỡng Việt Nam”. [4] Bộ Y tế (1997), Quy chế bệnh viện số 1895/1997/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 9 năm 1997 [5] Bộ Y tế (2013), Hƣớng dấn quốc gia về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học [6] Ngô Toàn Định (2001), Tâm lý học y học, Nhà Xuất bản y học [7] Hội Điều dƣỡng Việt Nam (2012), Chuẩn Đạo đức nghề nghiệp ngƣời điều dƣỡng quyết định số 20/QĐ – HĐD ngày 10/9/2012 [8] Nguyễn Văn Nhận (2001), Tâm lý học y học, Nhà xuất bản y học [9] Trƣờng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (2017), Tâm lý học Y học, Giáo trình 14
  15. BÀI 1: LỊCH SỬ Y HỌC  GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu nội dung nghiên cứu về sự phát triển và tiến bộ của y học từ thời cổ đại cho đến hiện đại, để ngƣời học có đƣợc kiến thức nên tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào trong theo dõi và phân tích các biến cố lịch sử và cách mà chúng đã ảnh hƣởng đến sự phát triển của nền y học, nâng cao ý thức, trách nhiệm bản thân. MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Kể đƣợc các tấm gƣơng đạo đức y học Việt Nam và thế giới qua từng giai đoạn. - Tóm tắt đƣợc những thành tựu y học qua các giai đoạn lịch sử. - Hiểu đƣợc giá trị của lịch sử y học để xây dựng thái độ phục vụ ngƣời bệnh và áp dụng đƣợc vào thực tế.  Về kỹ năng: - Áp dụng đƣợc kiến thức đã học vào công tác chuyên môn và lâm sàng.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động thực hiện đƣợc năng lực tự học, tự nghiên cứu; chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân.  PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chƣơng trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp 15
  16. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 16
  17. NỘI DUNG BÀI 1 1. Y học thời kỳ xã hội nguyên thủy (3.000.000 - 4.000 TCN) - Loài ngƣời xuất hiện cách đây chừng trên 3.000.000 năm. Lịch sử y học ra đời cùng lúc với lịch sử phát sinh ra bệnh tật và lịch sử điều trị của ngƣời thầy thuốc. Bản năng quý báu nhất của con ngƣời là khả năng tự thích nghi với môi trƣờng sống để tồn tại và phát triển. - Con ngƣời đã biết cách chống đỡ với môi trƣờng tự nhiên để bảo vệ sức khỏe nhƣ dùng lá, da thú để che thân. Khi ngƣời nguyên thủy tìm ra lửa, họ đã biết dùng lửa để chống rét, biết ăn chín bằng cách nƣớng thịt thú rừng. - Đỡ đẻ và chăm sóc trẻ em là những hoạt động y học lâu đời thông qua kinh nghiệm thực tiễn của ngƣời phụ nữ, nhờ đó loài ngƣời ngày càng phát triển. - Con ngƣời đã có nhận thức về tính chất chữa bệnh của một số loại cỏ cây, hoa quả thông qua kinh nghiệm thực tế. Ngƣời nguyên thủy đã bắt đầu có nhận thức về nguyên nhân gây bệnh là do những thực tế trong thiên nhiên và sử dụng những thứ có trong thiên nhiên để chữa bệnh. Đó là quan niệm thô sơ của ngƣời nguyên thủy. 2. Y học thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ (4.000 TCN – 500 SCN) 2.1. Y học cổ Hy Lạp (Thế kỷ IX đến IV TCN) Các quan niệm về tự nhiên ở thời cổ đại có nhiều ảnh hƣởng đến y học: Thalès (640-548TCN) cho rằng nƣớc là khởi nguyên của sự sống. - Anaximandre (610–47 TCN) nêu ý trƣởng con ngƣời xuất phát từ loài cá. - Theo thần thoại Hy Lạp, Apollon là vị thần sáng lập ra thuật chữa bệnh. Apollon không những làm cho cơ thể đƣợc thành sạch mà còn làm tan biến những u ám trong tâm hồn, đem cái đẹp đến với mọi ngƣời. Askléspios (người La Mã gọi tên là Esculape) là con của thần Apollon và Coronis. Truyền thuyết nói rằng, một hôm, Askléspios đến nhà một ngƣời quen đang ốm, gặp một con rắn. Askléspios đƣa cây gậy ra trƣớc miệng con rắn, con rắn đớp lấy cây gậy rồi cuốn quanh. Askléspios đập cây gậy xuống đất và con rắn lăn ra chết. Askléspios lại thấy một con rắn khác, miệng ngậm một cây cỏ, bò đến dùng cây cỏ để làm cho con rắn kia sồng lại. Askléspios chợt hiểu rằng trong thiên nhiên có nhiều cây cỏ có thể dùng làm thuốc nên từ đó chuyên tâm nghiên cứu tìm tòi các loại cây cỏ trong núi để chữa bệnh. Hình 1.1. Ảnh Askléspios 17
  18. Askléspios được xem là vị thần của nghề y. Khi đi chữa bệnh, Askléspios thƣờng mang theo một cây gậy có quấn một con rắn. Ngƣời Hy lạp cổ xem con rắn tƣợng trƣng cho sự khôn ngoan, có quyền lực, biết tiên tri và có khả năng chữa bệnh. Hình 1.2. Ảnh cây gậy và con rắn Truyền thuyết về Hình tƣợng Askléspios đƣợc chú trọng ở hai nền Y học Hy Lạp và La Mã từ khoảng 1.500 đến 500 năm TCN. Askléspios đã đƣợc nhiều ngƣời thừa nhận nhƣ là một vị Thần Y học và phục vụ các đối tƣợng đến xin cứu giúp, đặc biệt là ngƣời nghèo khổ và không có sự phân biệt. Chính tƣ tƣởng này của ông đã trở thành một nghĩa vụ bắt buộc cho một ngƣời trở thành thầy thuốc sau này là phải chữa trị công bằng cho tất cả mọi ngƣời không kể địa vị, tầng lớp xã hội kể cả bị áp lực, thậm chí có nguy cơ nguy hại đến tính mạng của mình. Trong các y văn sau này của Hy Lạp và các y văn trƣớc của La Mã, Askléspios đƣợc xuất hiện nhiều hơn, đại diện một nhân cách hóa khái quát về một mẫu ngƣời thầy thuốc lý tƣởng. Hai ngƣời con trai ông, Machaon tiêu biểu cho phẫu thuật và Podalirus tiêu biểu cho nội khoa; Hygiea, con gái của ông cho rằng Askléspios có hai vai trò đem đến sức khỏe và bảo tồn sức khỏe. Vết tích của Askléspios đầu tiên đƣợc tìm thấy có liên quan đến Y khoa có lẽ là trong một cuốn giáo khoa Y khoa của một thầy thuốc nổi tiếng ngƣời Ả Rập, Avicenne vào năm 1544, có in hình Askléspios ở trang bìa. Từ đó phù hiệu Askléspios đƣợc sử dụng làm biểu tƣợng của ngành Y ở nhiều nơi trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng sử dụng phù hiện của Askléspios đƣa vào trong cờ hiệu chung, cũng nhƣ sử dụng biểu tƣợng con rắn và cái ly (cải dạng từ con rắn và cái chén mà thần sức khỏe Hygiea, con của Askléspios cầm trên tay) làm biểu tƣợng của ngành Dƣợc. Thần thoại về Askléspios có tính thuyết phục hơn các y văn của Hippocrates bàn về sự công bằng trong chữa trị và chăm sóc cho các ngƣời bệnh, bất kể địa vị, giàu nghèo, rất phù hợp cho Y đức của y học hiện đại. Cần bảo tồn tinh thần Askléspios trong thực hành Y khoa để có thể đáp lại lòng mong mỏi của ngƣời bệnh và kỳ vọng sâu xa nhất của ngƣời thầy thuốc - Y học là sự cống hiến chứ không phải là việc mua bán. HIPPOCRATES (460 - 377 TCN ) 18
  19. Ông là một thầy thuốc Hy Lạp thời cổ đại, đƣợc thừa nhận là ông tổ của ngành Y. Ông đã từng đi một số nơi để nghiên cứu và sau đó ông trở lại đảo Cos để hành nghề, giảng dạy và viết sách. Trƣờng phái Hippocrates đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tách y học ra khỏi những suy luận mê tín và triết học, đƣa vào trở thành phạm trù khoa học chính xác trên quan sát khách quan và lập luận suy diễn chặt chẽ. Hippocrates tin rằng mục đích của Y học là bồi đắp sức khỏe cho ngƣời bệnh thông qua chế độ ăn hợp lý và các biện pháp vệ sinh, và chỉ nên sử dụng đến những biện pháp điều trị tích cực khi cần. Hippocrates đã để lại một sự nghiệp lớn lao là bộ sách “Corpus hippocrateum’’ gồm 72 cuốn, bàn về rất Hình 1.3. nhiều lĩnh vực của y học; trong đó có lời thề Hippocrates Ảnh Hipocrates 460-370 có nội dung rất cao đẹp. Hippocrates có tƣ tƣởng lớn, có TCN lƣơng tâm nghề nghiệp và đạo đức cao cả của ngƣời thầy thuốc. Lời thề Hippocrates tiêu biểu cho những tƣ tƣởng, nguyên tắc của ông và vẫn còn chi phối việc thực hành nghề y của các thầy thuốc cho đến ngày nay, lời thề Hippocrates thƣờng vang lên tại lễ tốt nghiệp của các trƣờng y. Lời thề Hippocrates nêu lên một số tiêu chuẩn đạo đức của ngƣời thầy thuốc: - Kính thầy. - Yêu nghề. - Có ý thức trách nhiệm đối với ngƣời bệnh, chỉ dẫn chu đáo. - Giữ lƣơng tâm trọng sạch. - Có quan điểm phụ nữ đúng đắn. - Có ý thức giữ gìn bí mật nghề nghiệp. Lời thề Hippocrate Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Es-culape thần y học, trước thần Hygie và panacée, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả nǎng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây: Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muộn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bời một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác. Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả nǎng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công. 19
  20. Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai. Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết. Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang (1) mà dành công việc đó cho nhưng người chuyên. Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ. Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ. Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lòi thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại! 2.2. Y học cổ La Mã Những khái niệm về khoa học, kể cả y học phần lớn đƣợc truyền lại từ ngƣời Hy Lạp. Ngƣời La Mã quan niệm rằng là công dân La Mã thì không cần học gì, nhất là học về thuốc, vì sự học đƣợc xem là bị mất phẩm giá, do đó trình độ y học thời La Mã cổ đại xuống đất thấp. Ngƣời La Mã cổ đại cho rằng thân thể đƣợc cấu tạo bởi những nguyên tử cách nhau bằng lỗ nhỏ trong đó có những nguyên tử nhỏ luôn di chuyển. Bênh là do sự rối loại tƣơng quan giữa các nguyên tử và sƣ bế tắc các lỗ nhỏ. Thầy thuốc phải làm chủ thiên nhiên, phân biệt bệnh cấp tính và mạn tính, coi trọng chữa bệnh cho ngƣời già. Thời kỳ này đã có khái niệm hô hấp đƣa không khí vào phổi rồi vào tim và cuối cùng là tới các mạch máu. Celcus (những năm đầu công nguyên) viết cuốn “Nghệ thuật y học’’ nêu lên quan điểm: - Y học phải đƣợc xây dựng trên những căn nguyên nhìn thấy. - Khuyên nên mổ ung thƣ vú giai đoạn sớm, nếu để muộn không nên mổ vì sễ chết. Galien (sinh năm 131) là nhà nghiên cứu về giải phẫu (mổ trên động vật, phân biệt gân và cơ, mô tả động mạch và tĩnh mạch v.v…) và sinh lý (nhƣ trình bày sự vận động và cảm giác ở từng vùng khác nhau của cơ thể). Ông đƣợc xem là ngƣời sáng lập y học thực nghiệm. Dioscoride (40-90 SCN): mô tả 600 cây thuốc, dƣợc phẩm hóa học và động vật dùng làm thuốc trong đó có thuốc phiện, an thần, gây tê. Đồng thời ông còn mô tả cách pha chế, liều lƣợng, hiệu lực của các thứ thuốc. Ông đã mô tả cây lô hội và dƣơng xỉ đực. 2.3. Y học cổ của ngƣời Babylon Trong bộ luật Hammurabi (tên vị vua cửa ngƣời Babylon) (1702 TCN) gồm 282 điều khắc trên một cột đá đen (hiện nay trƣng bày tại Viện bảo tàng Louvre ở Paris, 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2