intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Y học cổ truyền (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:106

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Y học cổ truyền (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp)" nhằm giúp sinh viên trình bày được Những nội dung cơ bản của học thuyết Âm - Dương, ngũ hành, tạng tượng, nguyên nhân gây bệnh,tứ chuẩn, bát cương, bát pháp, kinh lạc, huyệt vị… ; nắm được kiến thức cơ bản về dân số và sức khỏe; biết được các khái niệm cơ bản về vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, các kỹ thuật phục hồi ở một số bệnh thường gặp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Y học cổ truyền (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH TÊN MÔN HỌC:Y HỌC CỔ TRUYỀN NGÀNH: Y SỸ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định /QĐ-CĐYT ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng y tế Cà Mau) Cà Mau, năm 2022 Lưu hành nội bộ
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính chất lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là kết hợp chặt chẽ giữa YHHĐ với YHCT trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Để thực hiện tốt chủ trương này, ngay từ thập niên 60-70 của thế kỷ trước, bộ môn YHCT đã được đưa vào giảng dạy trong các trường Trung cấp và Đại học chuyên ngành Y. Như chúng ta đã biết nền Y học cổ truyền Việt Nam đã tồn tại và đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước từ rất lâu. Do vậy, kết hợp chặt chẽ giữa Đông y -Tây y để xây dựng nền Y học mang đặc thù Việt Nam là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phát huy được đặc điểm về vị trí địa lý của Việt Nam; vì nước ta vốn là một đất nước có khí hậu nhiệt đới, với nhiều cây con có thể sử dụng để làm dược liệu. Trong nhiều thập kỷ gần đây, YHCT phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng đã được nhiều nước, nhiều tổ chức và cá nhân trên thế giới quan tâm nghiên cứu, ứng dụng; trên cơ sở đó người ta đã phát hiện ra nhiều tính ưu việt của nền YHCT, ví dụ như: thuốc YHCT đa phần là triết xuất từ thảo mộc nên khá an toàn cho người sử dụng, rất phù hợp cho người già vì mắc nhiều bệnh mãn tính cùng lúc và phải điều trị trong một thời gian dài, trong khi chức năng gan thận theo thời gian đã suy kém. Các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của YHCT như châm cứu, nhĩ châm, xoa bóp-bấm huyệt, dưỡng sinh, … dễ thực hành, ít tai biến và cũng rất có giá trị trong phòng và chữa bệnh,… Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp . Thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm người dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn giáo trình Pháp luật tổ chức y dành riêng cho người học trình độ cao đẳng. Nội dung giáo trình bao gồm các bài sau: Bài1: Học thuyết âm dương Bài 2:Học thuyết ngũ hành Bài 3:Học thuyết tạng tượng Bài 4: Nguyên nhân gây bệnh y học cổ truyền Bài 5: Tứ chuẩn Bài 6: Bát cương – Bát pháp Bài 7:Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc khác Bài 8: Đại cương đông dược và một số nhóm thuốc tiêu biểu Bộ môn Y học Dự phòng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Y và tất cả các thành viên hội đồng đã tạo điều kiện hoặc góp phần để giáo trình sớm đến tay bạn đọc. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi tham khảo. Bên cạnh đó, trong quá trình biên soạn chắc chắn về nội dung và hình thức sẽ không thể hoàn hảo và đầy đủ như mong muốn. Bộ môn rất mong nhận được các ý kiến đóng góp cho giáo trình của các đồng nghiệp và bạn đọc. Cà Mau, ngày tháng năm 20 Tham gia biên soạn 3
  4. Chủ biên: Bs Nguyễn Hồng Quân 1. Bs. Dương Văn Ngữ 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1.Tên môn học: Y HỌC CỔ TRUYỀN 2.Mã môn học:KY04007 3.Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1.Vị trí:Giáo trình dành cho người học trình độ trung cấp tại trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2.Tính chất:Là môn học cơ sở, giúp sinh viên nắm vững kiến thức, các phương tiện, phướng phápy học cổ truyền. 3.3.Ý nghĩa và vai trò: Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức về Y học cổ truyền- phục hồi chức năng. Trên cơ sở đó sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã học trong học phần này vào việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cá nhân, gia đình và cộng đồng. 4.Mục tiêu mô đun: 4.1. Kiến thức: A1. Trình bày được Những nội dung cơ bản của học thuyết Âm - Dương, ngũ hành, tạng tượng, nguyên nhân gây bệnh,tứ chuẩn, bát cương, bát pháp, kinh lạc, huyệt vị… A2. Trình bày được kiến thức cơ bản về dân số và sức khỏe. A3. Trình bày được các khái niệm cơ bản về VLTL- PHCN,các kỹ thuật phục hồi ở một số bệnh thường gặp 4.2.Kỹ năng: B1. Vận dụng được những kiến thức cơ bản của y học cổ truyền vào việc chăm sóc, bảo vệ, phòng và nâng cao sức khỏe cho người bệnh B2.Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh tại gia đình và cộng đồng. B3. Hướng dẫn được người nhà và bệnh nhân các bài tập VLTL - PHCN để bệnh nhân tự tập tại giường bệnh, tại nhà. 4.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. . Có ý thức kỷ luật trong học tập, có tinh thần tự giác trong học tập C2. Thực hành nghề nhiệp theo pháp luật, tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. C3. Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. 5.Nội dung của môn học 5.1. Chương trình khung 5
  6. K H O A SỐ SỐ ĐÁN H Đ MÔ TIẾ ĐV H Ệ Ả MÃ MÔN N T HT GIÁ SỐ M TT HỌC TR /MÔ Á ĐUN C H K K TT T TS LT TH TT TĐ CS HI X K HỌC KỲ I Anh 90 60 30 0 5 2 2 1 5 Khoa NT01 1 văn cơ 002 bản 6
  7. Vi 30 30 0 0 2 2 1+1 1 2 sinh vật - Khoa KD0 2 Ký dược 7001 sinh trùng Giải 90 60 30 0 5 2 2 1+1 5 phẫu Khoa KY0 3 - y 1008 Sinh lý Điều 60 30 30 0 3 1 1 1+1 3 dưỡn g cơ KY0 4 bản 5060 và KTĐ D Bệnh 75 60 15 0 5 2 2 1+1 5 học KY0 5 nội 2001 khoa Bệnh 60 60 0 0 4 1 1 1 4 Kh học oa KY0 6 ngoại y 2002 khoa Sức 75 75 0 0 5 2 2 1 5 khỏe KY0 7 trẻ 2003 em Thực 80 0 0 80 1 0 0 1 1 tập Điều 8 KY dưỡn g cơ sở 1 Tổng cộng 56 375 105 80 1 0 HỌC KỲ II Tin 60 30 30 0 3 1 1 1 3 NT02 1 học 2005 Giáo 75 30 45 0 3 1 1 1 3 Kh dục oa An cơ KC0 2 ninh - bả 1002 Quốc n phòn g 7
  8. 60 30 15 0 3 1 1+1 1 3 Kh oa KD0 3 Dược dư 1005 lý ợc Sức 90 60 30 0 5 2 2 1 5 Kh khỏe oa KY0 4 sinh y 6029 sản Kỹ 60 30 30 0 3 1 1 1 3 năng giao KY0 5 tiếp 3024 và GDS K Bệnh 75 75 0 0 5 2 2 1 5 truyề n KY0 6 nhiễ 1009 m, xã hội Bệnh 60 60 0 0 4 1 1 1 4 chuy KY0 7 ên 2004 khoa Thực 80 0 0 80 1 0 0 1 1 tập lâm KY0 8 sàng 2005 Nội khoa 1 Thực 80 0 0 80 1 0 0 1 1 tập lâm sàng KY0 9 Ngoạ 2006 i khoa 1 10 Thực 80 0 0 80 1 0 0 1 1 KY0 tập 2007 lâm sàng Nhi khoa 1 8
  9. Thực 40 0 0 40 1 0 0 1 1 tập lâm KY0 11 sàngs 6030 ản khoa 1 Tổng cộng 760 315 165 280 30 Học kỳ III Giáo 30 30 0 0 2 1 1 1 2 dục KC01 1 pháp 004 luật Khoa Giáo 60 15 45 0 2 1 1 1 2 cơ bản dục KC02 2 thể 002 chất Y tế 60 30 30 0 3 1 1 1 3 Kh KY03 3 cộng đồng oa 025 Y 60 30 30 0 3 1 1 1 3 y học KY04 4 cổ 007 truyề n Phục 60 30 30 0 3 1 1 1 3 hồi KY04 5 chức 008 năng Dinh 30 30 0 0 2 1 1 1 2 dưỡn g– KY03 6 vệ 026 sinh ATT P Thực 80 0 0 80 1 0 0 0 3 tập lâm KY02 7 sàng 008 Nội khoa 2 8 Thực 80 0 0 80 1 0 0 0 1 KY02 tập 009 lâm sàng Ngoạ i khoa 2 9
  10. Thực 80 0 0 80 1 0 0 0 2 tập lâm KY02 9 sàng 010 Nhi khoa 2 Thực 40 0 0 40 1 0 0 0 2 tập lâm KY06 10 sàngs 031 ản khoa 2 Thực 80 0 0 80 1 0 0 0 2 tập KY02 11 cộng 027 đồng Tổng cộng 660 165 135 360 20 HỌC KỲ IV Giáo 75 55 20 0 5 2 2 1 5 dục KC01 1 chính 003 trị Khởi 30 30 0 0 2 1 1 1 2 Khoa tạo cơ bản doan KC02 2 h 007 nghi ệp Vệ 30 30 0 0 2 1 1 1 2 Kh sinh oa y KY03 3 phòng 028 bệnh Quản 30 30 0 0 2 1 1 1 2 KY03 4 lý y 029 tế Thực 80 0 0 80 1 0 0 1 1 tập lâm sàng KY02 5 truyề 011 n nhiễ m 10
  11. Thực 80 0 0 0 1 0 0 1 1 tập lâm sàng KY04 6 Y 009 học cổ truyề n 325 145 20 160 13 Tổng cộng Thực 400 0 0 400 5 0 2 1 5 tập KY 1 tốt 02012 nghi ệp Tổng cộng toàn khóa học 2.70 1.000 425 1.25 98 5 0 5.2.Chương trình chi tiết môn học TÊN BÀI SỐ TIẾT TT GIẢN Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra G Bài1: Học 1. thuyết âm 7 4 3 0 dương Học thuyết 2. 8 4 4 0 ngũ hành Học thuyết 3. tạng tượng 7 4 3 0 Nguyên nhân gây bệnh y 4. học cổ 8 4 4 1 truyền 5. Tứ chuẩn 7 3 4 0 Bát cương – 6. Bát pháp 8 4 4 0 Châm cứu và các phương pháp chữa 7. 7 3 4 1 bệnh không dùng thuốc khác 11
  12. Đại cương đông dược 8. và một số 8 4 4 0 nhóm thuốc tiêu biểu TỔNG 60 30 30 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác:Người học tìm hiểu thực tế bệnh viện nơi tham gia thực tập, thực tế. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra SSố Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, 1 Sau 30 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2, B3, Báo cáo C1, C2 Định kỳ Viết/ Tự luận/ A4, B4, C3 1 Sau 40 giờ Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo 12
  13. Kết thúc môn Viết trắc nghiệm A1, A2, A3, A4, A5, 1 Sau 60 giờ học B1, B2, B3, B4, B5, C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:Đối tượng Cao đẳng Quản trị kinh doanh 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Trường Đại Học Y Hà Nội, (2005), Bài giảng Y học cổ truyền, Nhà xuất bản y học. 2. Ths. Ngô Anh Dũng, (2008), Y lý Y học cổ truyền, Nhà xuất bản y học. 3. PGS.TS. Phan Quan Chí Hiếu, (2007), Châm cứu học, Nhà xuất bản y học. 13
  14. 2. Ngô Thế Vinh và các tác giả, (1983), Y học phục hồi, Nhà xuất bản y học. 14
  15. BÀI 1.HỌC THUYẾT ÂM –DƯƠNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN  GIỚI THIỆUBÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về một số nội dung cơ bản về học thuyết âm – dương và ứng dụng trong y học cổ truyền để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những bài tiếp theo.  MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày được nội dung cơ bản của học thuyết Âm Dương. - Trình bày và phân tích được ý nghĩa của 4 quy luật cơ bản của học thuyết Âm Dương. - Trình bày và phân tích được những áp dụng của học thuyết âm dương, trong sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, điều trị. - Nhận thức được tính cơ bản của học thuyết Âm Dương trong hệ thống lý luận của YHCT.  Về kỹ năng: - Phân tích được những tác động của học thuyết âm –dương đến đời sống thực tế.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn củahọc thuyết âm –dương trong thực tiễn. - Tuân thủ nội quy, quy định nơi thực tập, làm việc.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học lý thuyết tại trường. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. 15
  16. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: tự luận)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  NỘI DUNGBÀI 1 1. Học thuyết âm dương: 1.1. định nghĩa: Học thuyết Âm Dương cho rằng: bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều có 2 mặt Âm và Dương đối lập mà lại thống nhất với nhau. Hai mặt này tác động lẫn nhau, vận động không ngừng là nguồn gốc của sự sinh trưởng, biến hóa và tiêu vong của sự vật. Thầy thuốc ngày xưa đã vận dụng phương pháp tư tưởng này để tìm hiểu những quy luật của sinh lý cơ thể, những quy luật biến hóa của bệnh tật và để chỉ đạo cho điều trị bệnh nhân. Thiên Âm Dương ứng tượng đại luận sách Tố Vấn nói: “Âm Dương là quy luật của trời đất, là kỷ cương của vạn vật, là cha mẹ của sự biến hóa, là đầu mối của sự sống chết, là chỗ ở của thần minh, chữa bệnh cần tìm đến gốc của Âm Dương”. 1.2. Khái niệm cơ bản về âm dương: Trong thực tiễn sinh hoạt của nhân loại, nhận thức về thế giới vật chất bắt đầu từ hiện tượng tự nhiên, phát hiện được vũ trụ là một chỉnh thể thống nhất, biến hóa, vận động không ngừng: trời vận động, đất cũng vận động, muôn sự, muôn vật trong vũ trụ đều vận động. Không có vận động thì không có gì hết. Sách Tố Vấn nói: “Vật sinh ra được là chỗ Hóa, vật phát triển đến mức cùng cực được là nhờ ở Biến. Hóa là nguồn gốc của sự tác động lẫn nhau, có cái sinh ra và cái mất đi, sự sinh ra và mất đi dựa vào nhau, ẩn náu trong sự vận động. Vận động không ngừng thì là Biến vậy”. Từ chỗ vật sinh ra đến chỗ vật phát triển đến mức cao nhất của sự vật này thì phát sinh ra một sự vật khác; trong quá trình từ Hóa đến Biến thì một mặt có sự vật cũ hủy hoại đi, lại có một sự vật mới hình thành; trong lúc sự vật đã chín muồi thì đã 16
  17. có nhân tố tiêu vong nằm trong đó; trong sự vật cũ hư hỏng đi thì cũng chứa đựng mầm mống mới sinh ra, cứ thay đổi mới cũ không ngừng như vậy mà sự vật phát triển đi lên. 1.2.1. Âm Dương đối lập nhau: Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa 2 mặt Âm Dương. Ví dụ: Âm Dương Đêm Ngày Nước Lửa Dưới Trên Tĩnh Động Tối Sáng Lạnh Nóng Ức chế Hưng phấn v…v… Trong khái niệm Âm Dương, bất kỳ sự vật nào cũng đều có 2 mặt đối lập nhau, và mỗi mặt này cũng lại có 2 mặt đối lập của nó. Ví dụ: ban ngày là Dương – ban đêm là Âm, nhưng trong ban ngày thì buổi sáng là dương, buổi chiều là âm, trong ban đêm thì có nửa đêm về trước là âm, nửa đêm về sau là dương. Hiện tượng “Trong Dương có Âm và trong Âm có Dương” này nêu rõ âm dương không phải là tuyệt đối mà chỉ là tương đối. Hai mặt đối lập này luôn mâu thuẫn, chế ước lẫn nhau, mặt này thái quá sẽ làm cho mặt kia suy kém, mặt kia suy kém sẽ làm cho mặt này thái quá (vận động không ngừng). 1.2.2. Quy luật Âm Dương hỗ căn: Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. Hai mặt âm dương trong mọi sự vật đều nương tựa lẫn vào nhau, không có mặt nào có thể tồn tại một cách độc lập được. Ví dụ: không có trên thì không có cái gì để gọi là dưới, không có bên tả thì không có cái gì để gọi là hữu. Người xưa có nói: ‘‘Cô Âm thì không sinh, độc Dương thì không trưởng’’ và ‘‘Không có Âm thì Dương không có nguồn để mà sinh, không có Dương thì Âm không có gì mà hóa’’, chính là nêu rõ 2 mặt Âm Dương có sẵn quan hệ rất mật thiết, nương tựa lẫn nhau và cùng tồn tại. 1.2.3. Quy luật Âm Dương tiêu trưởng: Tiêu là sự mất đi – Trưởng là sự phát triển. Âm và Dương đối lập nhưng đồng thời lại dựa vào điều kiện nhất định theo mặt tương phản của nó mà phát triển không ngừng; cho nên Âm có thể chuyển thành Dương, Dương có thể chuyển thành Âm – Thiên Âm Dương ứng tượng đại luận sách Tố Vấn viết: ‘‘Hàn cực sinh nhiệt – Nhiệt cực sinh hàn’’ và ‘‘Trùng Âm tất Dương, Trùng Dương tất Âm’’ có ý nêu rõ 2 mặt đối lập của tất cả sự vật không phải cố định bất biến mà có thể chuyển hóa lẫn nhau (trong những điều kiện nhất định). 17
  18. Như khí hậu bốn mùa luôn thay đổi từ lạnh sang nóng từ nóng sang lạnh. Từ lạnh sang nóng là quá trình ‘‘Âm tiêu Dương trưởng’’. Từ nóng sang lạnh là quá trình ‘‘Dương tiêu Âm trưởng’’. Do đó mà có khí hậu: mát, lạnh, ấm và nóng. Như trong quá trình phát triển bệnh tật: bệnh thuộc phần dương (sốt cao) gây ảnh hưởng đến phần âm (mất nước); hoặc bệnh ở phần âm (mất nước, chất điện giải) tới mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến phần dương (choáng, trụy mạch) gọi là thoát Dương. 1.2.4. Quy luật Âm Dương bình hành: Hai mặt Âm Dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng phải lập lại được thế cân bằng, thế quân bình giữa hai mặt trong tình trạng sinh lý bình thường. Sự mất thăng bằng giữa hai mặt Âm Dương biểu hiện cho sự phát sinh bệnh tật. Sách Tố Vấn nói ‘‘Âm Dương là năng lực nguyên thủy của sự vật. Âm Dương xen kẽ lẫn nhau mà sinh ra biến hóa. Nhưng trong tình trạng bình thường, tác dụng luôn chế ước lẫn nhau giữa Âm và Dương đều không làm cho Âm Dương biến hóa mà phát ra hiện tượng thiên thịnh thiên suy. Bởi vì Dương được Âm giúp đỡ thì không đến nỗi càng thịnh quá. Âm được Dương điều hòa thì không đến nỗi suy bại quá, cho nên Âm Dương tuy có biến hóa tiêu trưởng, nhưng không vượt khỏi mức độ nhất định’’. Tóm lại: Hai mặt Âm Dương tuy đối lập mà lại thống nhất, chế ước lẫn nhau đồng thời lại liên hệ nương tựa lẫn nhau mà tồn tại, chuyển hóa lẫn nhau mà phát sinh phát triển. Đối lập, hỗ căn, tiêu trưởng và bình hành là nguồn gốc của sự vận động chuyển hóa và phát triển không ngừng của sự vật. 1.3. Biểu tượng của âm dương: Hình 1.1. Biểu tượng của âm dương 18
  19. 1.4. Ứng dụng trong y học: 1.4.1. Trong cấu tạo cơ thể và chức năng sinh lý: Thiên Kim quỹ chân ngôn luận sách Tố Vấn viết: ‘‘Con người ta phần ngoài là Dương, phần trong là Âm; ở thân thể thì lưng là Dương, bụng là Âm; ở tạng phủ thì tạng là Âm, phủ là Dương; ngũ tạng Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận đều là Âm; lục phủ Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang, Tam tiêu đều là Dương’’… lại nêu: ‘‘Tâm là dương ở trong dương, Phế là âm ở trong âm…’’. Như thế về cấu tạo cơ thể: Âm: Tạng, kinh âm, huyết, bụng, trong, dưới,… Dương: Phủ, kinh Dương, khí, lưng, ngoài, trên,… Tạng thuộc âm, do tính chất trong âm có dương nên còn phân ra Phế âm, phế khí; Tâm huyết, Tâm khí; Can huyết, Can khí; Thận âm, Thận dương. Cũng cùng một cách lý luận mà có Vị âm, Vị hỏa,… 1.4.2. Trong quá trình phát sinh bệnh tật: 1.4.2.1. Bệnh tật phát sinh ra do sự mất thăng bằng về âm dương trong cơ thể (biểu hiện bằng sự thiên thắng hay thiên suy) Thiên thắng: - Dương thắng: gây chứng nhiệt, sốt cao, mạch nhanh, khát nước, táo, nước tiểu đỏ, … - Âm thắng: gây chứng hàn, người lạnh, tay chân lạnh, tiêu lỏng, mạch chậm,… Thiên suy: - Dương hư: hội chứng hưng phấn thần kinh giảm: mệt mỏi, suy nhược, sợ lạnh, nằm im, nằm co, thích ăn uống đồ nóng - Âm hư: hội chứng ức chế thần kinh giảm: mệt mỏi, suy nhược, bứt rứt, nóng trong người, sợ nóng, thích ăn uống đồ mát. 1.4.2.2. Quá trình phát triển bệnh tật: Tính chất của bệnh còn chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 mặt âm dương như bệnh ở phần dương ảnh hưởng tới phần âm (dương thắng tắc âm bệnh) như sốt cao kéo dài làm tiêu hao tân dịch; bệnh ở phần âm ảnh hưởng tới phần dương (âm thắng tắc dương bệnh) như cầu lỏng, nôn mửa kéo dài làm mất nước gây sốt cao, co giật, thậm chí gây trụy mạch (thoát dương). 1.4.2.3.Sự mất thăng bằng của âm dương gây ra các chứng bệnh ở các vị trí khác nhau của cơ thể tùy theo vị trí đó ở phần âm hay dương Như dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, người và tay chân nóng vì phần dương của cơ thể thuộc biểu – thuộc nhiệt; Âm thịnh sinh nội hàn: ỉa chảy, sợ lạnh, nước tiểu trong nhiều vì phần âm thuộc lý, thuộc hàn; Âm hư sinh nội nhiệt: mất tân dịch gây chứng khát nước, họng khô, táo bón, nước tiểu đỏ vì phần âm huyết bên trong bị giảm sút. Dương hư sịnh ngoại hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh vì phần dương khí ở ngoài bị giảm sút. 19
  20. 1.4.3. Trong chẩn đoán bệnh tật: Âm Dương mất điều hòa là mấu chốt của bệnh tật biến hóa như đã phân tích ở trên, nên việc chẩn đoán bệnh phải dựa vào phương diện biến hóa của âm dương mà xem xét. 1.4.4. Trong điều trị: 1.2.5.1. Điều trị là điều hòa lại sự mất thăng bằng âm dương của cơ thể Tất cả những phương pháp điều trị của YHCT như: thuốc, châm cứu, xoa bóp, khí công,… đều triệt để tuân thủ nguyên tắc điều chỉnh lại sự mất thăng bằng giữa âm và dương. 1.4.5. Về châm cứu: Bệnh nhiệt dùng châm, bệnh hàn dùng cứu, bệnh hư thì bổ, bệnh thực thì tả. Bệnh thuộc tạng (bệnh của phần âm) thì dùng các huyệt Du sau lưng (thuộc dương) để chữa; bệnh thuộc phủ (bệnh của phần dương) dùng các huyệt mộ ở ngực, bụng (thuộc âm) để chữa. Đây là cách sử dụng huyệt theo nguyên tắc ‘‘dương dẫn âm, âm dẫn dương’’. 1.4.6. Thuốc Dược liệu chia thành 2 loại chính: - Thuốc lạnh, mát (hàn, lương) thuộc âm để chữa bệnh nhiệt thuộc dương. - Thuốc nóng, ấm (nhiệt, ôn) thuộc dương để chữa bệnh hàn thuộc âm.  TÓM TẮT BÀI 1 Trong bài này, một số nội dung chính được giới thiệu: Học thuyết Âm – Dương và ứng dụng trong y học cổ truyền: Học thuyết âm dương, ứng dụng trong y học CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ Câu 1:Học thuyết Âm Dương bao gồm các quy luật: a. Đối lập b. Hỗ căn c. Tiêu trưởng d. Tất cả đều đúng Câu 2:Quy luật nào sau đây không thuộc quy luật của Học thuyết Âm Dương: a. Hỗ căn b. Tương sinh c. Tiêu trưởng d. Bình hành Câu 3: Quy luật nào sau đây không thuộc qua. Hỗ căny luật của Học thuyết Âm Dương: b. Tiêu trưởng c. Bình hành d. Tương khắc Câu 4:Theo học thuyết Ngũ hành, giận quá sẽ làm tổn thương đến: a. Tâm 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2