intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp con có lại sức khỏe sau khi bị bệnh

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi con bị bệnh, mẹ thường có xu hướng “vỗ béo” cấp tốc cho con. Tuy nhiên thói quen này không những không cải thiện tình hình sức khỏe mà có thể gây tổn hại thêm cơ thể trẻ. Bé Bi vừa xất viện được vài ngày, cơ thể xanh xao và gầy rộc hẳn đi. Xót con, chị Thương vội vàng xách giỏ đi chợ mua đủ thứ nào là chim bồ câu, gà, tôm… nhằm tẩm bổ cho con để bé Bi mau chóng lấy vóc dáng mập mạp đáng yêu như trước đây. Tuy nhiên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp con có lại sức khỏe sau khi bị bệnh

  1. Giúp con có lại sức khỏe sau khi bị bệnh Sau khi con bị bệnh, mẹ thường có xu hướng “vỗ béo” cấp tốc cho con. Tuy nhiên thói quen này không những không cải thiện tình hình sức khỏe mà có thể gây tổn hại thêm cơ thể trẻ. Bé Bi vừa xất viện được vài ngày, cơ thể xanh xao và gầy rộc hẳn đi. Xót con, chị Thương vội vàng xách giỏ đi chợ mua đủ thứ nào là chim bồ câu, gà, tôm… nhằm tẩm bổ cho con để bé Bi mau chóng lấy vóc dáng mập mạp đáng yêu như trước đây. Tuy nhiên dù chị Thương có chế biến món ăn hấp dẫn cỡ nào, nhiệt tình nựng con bao nhiêu thì bé Bi vẫn không chịu ăn. Lắm hôm thấy con không ăn chị Thương buộc lòng phải nạt nộ để con ăn. Chiến dịch vỗ béo của chị Thương thất bại vì sau 3 ngày “lên cót” thực đơn đặc biệt cho con thì bé Bi phải nhập viện lại vì rối loại tiêu hóa. Trên thực tế có rất nhiều bố mẹ nghĩ rằng sau khi con ốm cần phải lên kế hoạch bổ sung càng nhiều chất bổ dưỡng cho con thì trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục lại được sức khỏe. Nhưng do trẻ vừa trải qua một thời kì khó khăn, mệt mỏi
  2. chống lại bệnh tật, cảm giác thèm ăn không còn như lúc khỏe mạnh vì vậy đôi khi sự “cưỡng chế” ăn đối với trẻ lúc này đôi khi không giải quyết được vấn đề phục hồi sức khỏe ở trẻ mà ngược lại nó còn có thể gây tổn hại thêm cho cơ thể trẻ. Đặc biệt đối với trẻ ở giai đoạn này thường không muốn ăn thức ăn dạng rắn bởi việc tiêu hóa và hấp thụ những thức ăn này đòi hỏi nhiều năng lượng và công sức. Do cơ thể còn yếu nên điều này rất khó thực hiện vì vậy các mẹ hãy tạm thời dừng cung cấp cho con những loại thực phẩm dạng này. Để con có lại sức khỏe sau khi bị bệnh các mẹ hãy: Cung cấp thức ăn theo yêu cầu của con Tùy chọn vào sự lựa chọn của con, bạn có thể cung cấp đồ uống nóng, nước uống trái cây, trà mật ong, cháo đặc với cà rốt nghiền, khoai tây nghiền, hoặc có thể cho trẻ ăn bánh mì nướng, mứt, các lại trái cây khô… miễn đó là món trẻ thích. Làm như vậy bạn sẽ sớm lấy lại được cho con cảm
  3. giác thèm ăn, muốn được ăn của con bằng cách tự nhiên ăn những thứ con thích. Về chế độ uống, các mẹ nên cung cấp thường xuyên lượng nước cho con hơn mỗi 30 phút hoặc 1 giờ với khối lượng nhỏ cho mỗi lần. Đối với một số trẻ sau khi ốm dậy thường rất thích uống sữa nhưng có một số khác lại có biểu hiện nôn mửa khi uống sữa. Thường thì sữa rất hữu ích trong việc điều trị ho khan, viêm thanh quản kéo dài. Tuy nhiêm mẹ cũng hãy cân nhắc vào biểu hiện thích sữa hay không mà cho con uống trong lúc này. Khi trẻ ở trong giai đoạn cấp tính của bệnh, mẹ không nên cung cấp thịt, cá, thức ăn
  4. có dầu, rau quả, vì chúng khó tiêu hóa và có thể gây nôn mửa. Kế hoạch chế độ ăn của trẻ nghỉ dưỡng Sau khi bệnh các mẹ rất lo lắng vì gần như đứa trẻ nào cũng bị giảm cân đáng kể, trẻ thường xanh xao, mắt lơ đãng mệt mỏi… Thông thường, khi mệt mỏi kết thúc, trẻ sẽ quay lại thói quen ăn uống. Nhưng trước đó, cơ thể trẻ ở trong tình trạng chậm chạp và suy yếu. Đó là tín hiệu thông báo rằng trẻ chưa sẵn sàng chấp nhận thực phẩm một lượng thực phẩm lớn. Lúc này các mẹ nên từ từ bởi cơ thể trẻ sẽ tự điều chỉnh, mẹ hãy cung cấp cho trẻ các loại nước uống có tính chất như những kháng sinh tự nhiên: trà thảo dược, hoa quả khô, nước trái cây có múi… trẻ sẽ sớm phục hồi trở lại. Mẹ hãy thường xuyên nấu cháo cho trẻ ăn, bởi lúc này cháo vừa dễ tiêu hóa vừa dễ ăn đối với trẻ. Đối với các loại thịt các mẹ có thể băm nhuyễn hoặc luộc nhừ để trẻ dễ ăn hơn vì cơ thể trẻ cần phục hồi các tế bào miễn dịch được tạo thành từ protein rất cần thiết để chống kiệt sức ở trẻ.
  5. Các mẹ cũng cần lưu ý trong chế độ ăn của trẻ cũng cần căn cứ vào trường hợp bệnh trẻ mắc phải để tránh những loại thức ăn có thể gây ảnh hưởng xấu tới bệnh tình của trẻ. Ví dụ khi đã lây nhiễm bệnh quai bị trẻ không nên ăn thực cứng vì đau đớn khi nhai, như vậy là tốt nhất lúc này đối với trẻ là những thực phẩm lỏng: cháo, súp các loại củ nghiền, uống nước ép từ cam, quất… sẽ kích thích hoạt động của tuyến nước bọt bị ảnh hưởng, góp phần phục hồi nhanh hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2