GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM VƯƠN LÊN TRONG HỌC TẬP
lượt xem 234
download
GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM VƯƠN LÊN TRONG HỌC TẬP Đối tượng học sinh học tập yếu, kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuy nhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinh yếu, kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường. Tuy cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM VƯƠN LÊN TRONG HỌC TẬP
- GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM VƯƠN LÊN TRONG HỌC TẬP I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Đối tượng học sinh học tập yếu, kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuy nhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinh yếu, kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường. Tuy cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiện hoàn cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình khác nhau, có động cơ và thái độ học tập khác nhau, môi trường giáo dục khác nhau (mà trong đó có sự dạy dỗ của thầy cô giáo) thì năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh cũng phải khác nhau. II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ: 1. Về công tác triển khai kế hoạch chỉ đạo của ngành các cấp: Nhà trường cần triển khai đầy đủ, kịp thơi các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn cụ thể của ngành cấp trên đối với công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học cho tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh thực hiện ngay từ đầu năm học, đặc biệt là sau khi khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học và ở hội nghị CBCC để triển khai các biện pháp thực hiện phong trào và thông qua các chỉ tiêu thi đua đến cuối năm học. Sau đó tiếp tục đưa ra bàn bạc trong Đại hội CMHS đầu năm.
- 2.Về công tác khảo sát chất lượng và xây dựng kế hoạch : - Căn cứ kết quả xếp loại học lực cuối năm học qua, so sánh với kết quả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học này, căn cứ sĩ số học sinh đầu năm học với sĩ số học sinh từng tháng để tiến hành thống kê số liệu, xác định và phân loại số học sinh yếu kém, học sinh bỏ học ở từng lớp, từng khối lớp. - Căn cứ kế hoạch của Phòng GD-ĐT, căn cứ vào tình hình địa phương, và kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể, phát động phong trào thi đua thực hiện kế hoạch trong năm học và đề ra các giải pháp chủ yếu trong triển khai thực hiện, thành lập Ban chỉ đạo cấp trường, tổ chức ký kết giao ước thi đua thực hiện nhiệm vụ. 2.1. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học: Sau khi tổ chức khảo sát chất lượng học sinh đầu năm ít nhất ở 02 môn Tiếng Việt và Toán, cần: - So sánh kết quả khảo sát chất lượng đầu năm này với kết quả xếp loại học lực cuối năm qua; các chỉ số về tỷ lệ tăng hay giảm sút? - So sánh kết quả khảo sát chất lượng đầu năm này với kết quả khảo sát cùng kỳ năm học qua; phân tích các chỉ số nói lên điều gì? 2.2. Nguyên nhân học sinh học yếu kém: Bước tiếp theo có thể khảo sát, tìm ra nguyên nhân học sinh học tập yếu kém vì các nguyên nhân như: - Tiếp thu chậm; hổng hóc kiến thức; - Thiểu năng trí tuệ; - Lười, chán học; - Hoàn cảnh khó khăn;
- - Cha mẹ không quan tâm; - Sức khoẻ, bệnh tật, thiên tai, dịch bệnh; - Xa trường, đi lại khó khăn, không có phương tiện; - Nguyên nhân khác,… 3. Về phát huy các nguồn lực trong nhà trường: - Giúp đỡ học sinh yếu kém được gắn với cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung do Bộ GD-ĐT phát động, cương quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong các lần tổ chức kiểm tra-thi cử trong toàn ngành. - Ưu tiên phân công các GV có năng lực tay nghề vững vàng, có đạo đức, tâm huyết và có kinh nghiệm để phụ đạo giúp đỡ HS yếu kém. Dạy phụ đạo, HS yếu, kém bằng tâm lý sư phạm, kiên trì và dài lâu, dùng các biện pháp kích thích động viên các em là chính, khơi dậy trong HS lòng tự tin, hứng thú học tập và vượt khó để tiến bộ. - Giáo viên phải nắm hết các điểm yếu, các nơi hổng hóc trong kiến thức của từng học sinh yếu kém để tập trung bù đắp, bổ sung kiến thức. Không tạo không khí căng thẳng, không được có lời lẽ và thái độ nặng nề với các em trong giờ dạy và trong các lần kiểm tra. Tất cả các trường hợp giảng dạy không đạt yêu cầu, HS yếu kém không tiến bộ thì phải được phân công lại. - Đẩy mạnh công tác GV chủ nhiệm lớp, thực hiện tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ : tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà, tổ chức ôn bài, sửa bài tập đầu buổi học, phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn của lớp hướng dẫn giải bài tập, tổ chức học tổ, học nhóm HS dứơi sự hướng dẫn của GVCN. - Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm điển hình về công tác chủ nhiệm lớp, kinh nghiệm về giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém,
- duy trì sĩ số học sinh. Hướng dẫn tổ chức tiết hoạt động tập thể để phát huy tính chủ động, tự quản và thi đua học tập của lớp, tổng kết tình hình học tập, biểu dương, khen ngợi kịp thời các HS yếu kém có nhiều cố gắng…đồng thời qua tiết sinh hoạt tập thể lớp, GVCN còn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, thiết thực. - Nhà trường tăng cường công tác quản lý và theo dõi quá trình học tập của từng học sinh, kiểm tra tỷ lệ chuyên cần của HS, kiểm tra chất lượng giảng dạy của GV phụ đạo. Chỉ đạo GVCN, phối hợp đồng bộ, kịp thời với các GV bộ môn, với các tổ chức đoàn thể và sự hỗ trợ giáo dục của cha mẹ HS, tổ chức thông báo kết quả và tình hình học tập cụ thể của từng HS theo định kỳ. - Trong dạy và học chính khoá, tận dụng tối đa quỹ thời gian giảng dạy ở từng tiết học để tăng cường giáo dục HS cá biệt, HS khuyết tật, giúp đỡ kèm cặp HS yếu kém các bộ môn. Giúp HS ôn lại kiến thức cũ, hệ thống hoá kiến thức đã học để thực hành thành thạo kỹ năng làm bài tập. Bảo đảm nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS (cá thể hoá hoạt động dạy và học) tạo điều kiện cho HS yếu kém được tham gia phát biểu, chữa bài trước lớp. Tổ chức phương pháp học tập thảo luận nhóm, hoạt động nhóm để HS yếu kém được tham gia cùng nhóm, giúp các em xoá bỏ mặc cảm yếu, kém và tự tin hơn trong học tập. - Dạy phụ đạo giúp đỡ HS yếu kém ngoại khoá không phải thu tiền học sinh, ở THCS có thể tập trung các môn Toán, Ngữ văn, Lý, Hoá,… ở Tiểu học tập trung 2 môn Tiếng Việt và Toán, GV chủ nhiệm tăng cường giảng dạy kỹ năng đọc – viết, nói- viết cho HS yếu kém, đặc biệt là học sinh các lớp 1-2-3, học sinh người dân tộc. Trong phương pháp dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, giáo viên tăng cường hướng dẫn thêm để các em được làm 1 số bài tập có thể ít hơn số HS khá giỏi nhưng phải bảo đảm thành thạo về kiến thức và kỹ năng giải đúng các bài tập đó.
- Đối với TH, dạy phụ đạo HS yếu kém tại điểm trường chính thì gom HS theo từng khối để dạy phụ đạo, mỗi lớp có thể không quá 15 em, dạy 02-03 buổi mỗi tuần, ở điểm trường lẻ từng GV chủ nhiệm dạy phụ đạo kèm thêm HS yếu tại điểm trường 02 buổi mỗi tuần, (01 buổi ngày thứ bảy và 01 buổi trong tuần, học sáng thì học phụ đạo vào buổi chiều hoặc học đủ 5 tiết mỗi buổi học.v.v…). - Kiểm tra đánh giá học lực HS theo Chuẩn kiến thức-kỹ năng các môn học qui định. Thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng GD ngày càng thực chất, tổ chức coi thi, chấm bài nghiêm túc. Nhà trường cần tổ chức đầy đủ lực lượng kiểm tra-giám sát các ky thi. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng tiêu cực, bệnh thành tích trong kiểm tra- đánh giá HS. Tổ chức GV chấm bài chung tại trường, giám khảo chấm bài 2 vòng độc lập, lên điểm, làm điểm và ghi học bạ, thông báo sổ liên lạc về gia đình, tổ chức họp mặt CMHS thông báo kết quả học tập trong năm học đúng qui định. Kết quả các bài kiểm tra phải được so sánh với bài kiểm tra trước liền kề để so sánh, nhận xét đánh giá sự tiến bộ của từng HS, so sánh điểm bài kiểm tra giữa HK1 với bài khảo sát đầu năm, điểm KT cuối HK1 với giữa HK1.v.v… nhằm giúp cho CBQL và GV điều chỉnh biện pháp dạy học, dạy phụ đạo cho HS yếu kém và nâng cao công tác quản lý chất lượng GD. - Tổ chức Đoàn Đội của nhà trường là nòng cốt của các phong trào thi đua Học tốt, tổ chức phát động phong trào thi đua “Học nhiều điểm tốt”, “Giúp bạn vượt khó học tập”, “Đôi bạn học tập”. “Góc học tập”, “Nhóm bạn học tập ở trường và ở nhà”.v.v… Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục tinh thần “tương thân tương ái” tặng tập, vở, sách giáo khoa cũ, tặng áo cho bạn nghèo, phân công HS khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ HS yếu kém, gần gũi động viên và chia sẻ kịp thời với những HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- - Tổ chức Công đoàn nhà trường học triển khai thực hiện phong trào “Thầy cô giáo nhận đỡ đầu, giúp đỡ học sinh khó khăn, yếu kém” hỗ trợ bằng tinh thần và vật chất để các em yên tâm học tập và tiến bộ. - Tham mưu Phòng Giáo dục & Đào tạo cung ứng đầy đủ SGK, trang thiết bị và tài liệu tham khảo cho GV, bổ sung SGK, tập vở, học phẩm-học cụ cho HS cũng như tiếp tục tăng cường đầu tư CSVC theo chương trình kiên cố hoá trường học và theo hướng trường đạt chuẩn Quốc gia. Xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm trường học Xanh – Sạch – Đẹp, góp phần củng cố kỷ cương, nền nếp dạy và học, tạo thêm điều kiện để HS ngày càng yêu trường mến lớp, không chán học bỏ học. - Đối với trường tiểu học việc tiếp tục duy trì và phát triển số lớp dạy 02 buổi/ngày hoặc 7-8 buổi/ tuần để nâng cao và bảo đảm chất lượng GDTH là điều kiện hết sức cần thiết. Tiếp tục “Tăng cường dạy Tiếng Việt cho học sinh người dân tộc”. Đảm bảo thực hiện tốt công bằng trong GD, nâng cao chất lượng mặt bằng học lực chung cho học sinh đồng bào dân tộc, vùng nông thôn đặc biệt khó khăn. -Thực hiện các phong trào thi đua Hai tốt để kích thích hoạt động dạy và học đạt hiệu quả cao. Củng cố và chấn chỉnh hoạt động các tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng chuyên môn-nghiệp vụ, tay nghề giảng dạy cho đội ngũ nhà giáo. -Tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, vừa tạo điều kiện cho công tác giáo dục mũi nhọn vừa tạo thêm động lực thúc đẩy nâng cao phong trào thi đua giúp đỡ HS yếu, kém. - Thường xuyên kiểm tra – tổng hợp – đánh giá tình hình, đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh bổ sung các giải pháp hữu hiệu trong thực hiện phong trào, tổng kết đánh giá – điển hình tiên tiến và khen thưởng kịp thời là nguồn động viên khích lệ rất lớn cho phong trào của từng đơn vị. 4. Về công tác tổ chức – phối hợp các nguồn lực ngoài nhà trường:
- -Phát huy tối đa vai trò, chức năng nhiệm vụ của chính quyền, các đoàn thể địa phương và Ban đại diện CMHS của địa phương. Tích cực huy động sự tham gia phối hợp, cộng đồng trách nhiệm của chính quyền, lực lượng đoàn thể xã hội, các nhà hảo tâm…góp công góp của cùng tham gia thực hiện phong trào giúp đỡ học sinh khó khăn, yếu kém. Đặc biệt là vai trò của gia đình học sinh trong công tác phối hợp với nhà trường. - Bảo đảm duy trì tốt sĩ số học sinh, hạn chế thấp nhất tỷ lệ học sinh bỏ học, học sinh yếu kém cho đến kết thúc năm học, GV chủ nhiệm phải sớm phát hiện ngăn chặn kịp thời HS có dấu hiệu bỏ học, chán học, học lực sa sút, xác định nguyên nhân học sinh bỏ học, thành lập tổ công tác đến gia đình để vận đong học sinh trở lại trường. Chủ động đề xuất với Ban đại diện CMHS, Hội Khuyến học và các nhà hảo tâm của địa phương để quyên góp, giúp đỡ HS nghèo, HS khó khăn về vật chất, tinh thần miễn giảm học phí, cấp tập, viết, tặng quần áo hoặc cấp học bổng cho các em yên tâm học tốt. - Tăng cường phối hợp với cha mẹ HS trong việc quản lý giờ giấc, nền nếp sinh hoạt và học tập của HS ở trường và ở nhà , đặc biệt là giáo dục tốt cho HS bậc THCS thái độ, động cơ học tập đúng đắn. - Giáo viên chủ nhiệm đề xuất với nhà trường, với chính quyền, đoàn thể xã hội trong việc giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, HS gia đình nghèo được đến trường, đi học chuyên cần. Thường xuyên thông tin liên lạc, tổ chức họp mặt CMHS ít nhất 2 lần trong mỗi học kỳ và động viên gia đình vượt khó để con em đi học, đối với số HS yếu kém phải hướng dẫn gia đình cách tổ chức và kiểm tra con em tự học, làm bài ở nhà…
- III. TÓM LẠI: Chất lượng giáo dục được bảo đảm vững chắc, số lượng HS khá giỏi tăng lên cùng đồng thời số lượng HS yếu, kém, HS bỏ học nửa chừng ngày càng giảm đi là điều mong muốn của mỗi nhà trường. Tất cả các giải pháp do nội lực của tập thể sư phạm nhà trường cùng với các giải pháp nhằm phát huy các nguồn lực bên ngoài xã hội có khả thi và hiện thực hay không đều phải được xuất phát từ sự nhận thức, lòng quan tâm để cùng biến thành nhiều hành động thiết thực, hiệu quả. Bài tham luận nhỏ nhoi này gửi các thầy cô để cùng tham gia với quí thầy cô giáo tiền bối đã có nhiều kinh nghiệm đi trước và có nhiều lòng thành với đàn em thân yêu của mình, mong mang chữ “tâm” đi hết con đường nghề...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vật lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên
16 p | 1048 | 317
-
SKKN: Một số hoạt động ngoài giờ lên lớp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
9 p | 1991 | 267
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh yếu kém môn Hóa học
7 p | 434 | 120
-
SKKN: Biện pháp giúp HS khắc phục khó khăn khi thực hành 2 phép tính nhân, chia cho HS lớp 3
11 p | 758 | 119
-
Giáo viên nên làm gì để giúp đỡ những học viên yếu kém
3 p | 193 | 47
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học môn Vật lý 9
19 p | 116 | 16
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học tốt môn Toán
7 p | 159 | 13
-
Giáo viên nên làm gì để giúp đỡ những học viên yếu kém?
3 p | 127 | 13
-
Giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán
3 p | 140 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3
24 p | 152 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3
26 p | 59 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém toán giải bài tập chương I giải tích lớp 12
21 p | 103 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Tiếng Anh cấp THCS
22 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán lớp 12 ở trường THPT Cát Ngạn
115 p | 31 | 5
-
Một số học sinh cho rằng: "Không kết bạn với học sinh yếu'". Anh (chị) hãy viết đoạn văn bàn về vấn đề trên?
2 p | 37 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp đở học sinh yếu
23 p | 39 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém toán giải bài tập chương I giải tích lớp 12
21 p | 49 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn