Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán lớp 12 ở trường THPT Cát Ngạn
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán lớp 12 ở trường THPT Cát Ngạn" nhằm tìm hiểu những khó khăn của HS trong HT Toán lớp 12, bước đầu tìm ra những biện pháp giúp học sinh yếu kém và góp phần nâng cao chất lượng đại trà và kết quả thi THPT QG môn Toán lớp 12. Giúp các em học sinh yếu kém môn Toán lớp 12 nắm vững những kiến thức cơ bản. Đồng thời rèn luyện cho HS kĩ năng giải Toán góp phần nâng cao chất lượng học Toán và tạo tiền đề cho kì thi THPT QG.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán lớp 12 ở trường THPT Cát Ngạn
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TOÁN LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN BỘ MÔN: TOÁN. NĂM HỌC 2021 - 2022
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TOÁN LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN Lĩnh vực: Toán học Giáo viên thực hiện: Đặng Thị Loan Đơn vị công tác: Trường THPT Cát Ngạn Số điện thoại: NĂM HỌC 2021 – 2022
- DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm GV Giáo viên GVG Giáo viên giỏi HS Học sinh HSYK Học sinh yếu kém HSKG Học sinh khá giỏi THPT Trung học phổ thông THPT QG Trung học phổ thông quốc gia SKKN Sáng kiến kinh nghiệm HKI Học kì 1 HKII Học kì 2 MTBT Máy tính bỏ túi HĐ Hoạt động HT Học tập GD&ĐT Giáo dục và đào tạo KT- KN Kiến thức – Kĩ năng
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Điểm mới của đề tài 2 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2 7. Giả thiết khoa học 3 PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 1. Cơ sở lý luận của đề tài 3 2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng vấn đề nghiên cứu 4 2.1. Cơ sở thực tiễn 4 2.2. Thực trạng của vấn đề giúp đỡ HSYK môn Toán 12 ở trường THPT 6 Cát Ngạn 2.3. Nguyên nhân của những thực trạng 9 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giúp đỡ HSYK Toán lớp 9 12 ở trường THPT Cát Ngạn CHƯƠNG II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM GIÚP ĐỠ HỌC SINH 10 YẾU KÉM MÔN TOÁN LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN 1. Giúp đỡ HSYK tìm được động cơ HT môn Toán 10 1.1. Xác định đối tượng HSYK môn Toán lớp 12 10 1.2. Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng HSYK môn Toán 12 11 1.3. Một số biện pháp sư phạm giúp đỡ HSYK tìm được động cơ HT 12 môn Toán 2. Giúp đỡ đối tượng HSYK môn Toán 12 bằng phương pháp dạy học 17 bám sát đối tượng 2.1. Dạy học bám sát đối tượng là gì? 17
- 2.2 Một số biện pháp dạy học bám sát đối tượng HSYK môn Toán lớp 18 12 Biện pháp 1: Hệ thống hóa kiến thức, “bù lấp" những kiến thức, kĩ năng 18 mà HS bị hổng Biện pháp 2: Thiết kế dạy học bài mới đơn giản dễ hiểu 20 Biện pháp 3: Thiết kế hoạt động dạy học luyện tập phù hợp năng lực học 27 sinh nhưng tuần tự nâng cao yêu cầu Biện pháp 4: Sử dụng ứng dụng Azota giúp đỡ HSYK ghi nhớ kiến thức 36 lí thuyết và thực hành luyện tập thường xuyên. 3. Giúp đỡ HSYK môn Toán lớp 12 sử dụng MTBT để giải một số dạng 39 bài tập TN ôn thi THPT QG Vấn đề 1: Sử dụng MTBT xét tính đồng biến và nghịch biến của hàm 40 số. Vấn đề 2: Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số 41 Vấn đề 3: Tìm tiệm cận của đồ thị hàm số 42 Vấn đề 4: Giao điểm của hai đồ thị 44 Vấn đề 5: Ứng dụng vào chứng minh, rút gọn biểu thức mũ và lôgarit. 45 Vấn đề 6: Tính đạo hàm của hàm số 46 Vấn đề 7: Giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit 47 Vấn đề 8: Nguyên hàm và tích phân 47 Vấn đề 9: Ứng dụng tính diện tích hình phẳng và thể tích vật thể tròn 48 xoay Vấn đề 10: Số phức 49 CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 50 1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 50 2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm 50 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 50 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài “Từ năm học 2021-2022, Nghệ An bắt đầu triển khai kế hoạch đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Đây cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng và thực hiện kế hoạch này. Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, ông Thái Văn Thành cho rằng, thực hiện mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông sẽ khó khăn vì chưa có tiền lệ, không có mô hình để học tập. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, đây là yêu cầu cần thiết, hết sức quan trọng. Mục đích nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng dạy và học ở các nhà trường, đặc biệt là giáo dục đại trà và hướng tới học thật, thi thật”. (Trích báo Giáo dục và thời đại, ngày 7/1/2022). Trong những năm gần đây Nghệ An đã đạt được những thành tích nổi bật chất lượng mũi nhọn tuy nhiên chất lượng đại trà có sự chênh lệch rõ rệt ở các huyện miền xuôi và các huyện miền núi. Việc nâng cao chất lượng đại trà là mối quan tâm của ngành giáo dục tỉnh nhà nói chung và các trường phổ thông nói riêng. Trường THPT Cát Ngạn là một ngôi trường trưởng thành đi lên từ trường Bán Công Cát Ngạn với chất lượng đầu vào rất thấp. Vì vậy nên nhà trường luôn lấy việc nâng cao chất lượng đại trà là nhiệm vụ trọng tâm mang tính “sống, còn” của nhà trường. Đặc biệt là HS khối 12 đứng trước kì thi THPT QG thì việc giúp đỡ HSYK ở các môn thi nói chung và môn Toán nói riêng là vô cùng cấp thiết. Đây không chỉ là năm cuối cấp bình thường như các cấp dưới mà tại đây là một năm học vô cùng quan trọng các em sẽ đứng trước một kì thi lớn, kì thi THPT quốc Gia. Các em sẽ đứng trước những quyết định về hướng đi tiếp theo trong tương lai của mình. Lên lớp 12 - lớp cuối cùng của chặng đường 12 năm. Giống như một cuộc chạy maraton các em phải dồn sức cho những km cuối cùng để về đích. Vậy “làm như thế nào” để các em HSYK lớp 12 vừa lấy lại được kiến thức cơ bản nhất ở lớp dưới, vừa hình thành những kỹ năng làm Toán ở lớp 12 và cao hơn là các em có đủ kiến thức để tự tin bước vào kì thi THPT QG - đó thực sự là một nỗi niềm trăn trở của người GV. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp đỡ HSYK môn Toán lớp 12 ở trường THPT Cát Ngạn”. Đề tài nhằm chia sẻ kinh nghiệm giáo dục HSYK với với các trường miền núi có đầu vào thấp các trường THPT ngoài công lập và tổng hợp nhiều hơn các giải pháp có thể áp dụng vào giảng dạy, tháo gỡ khó khăn trong công tác giảng dạy HSYK trong giai đoạn hiện nay. 2. Điểm mới của đề tài Giúp đỡ HSYK nói chung và giúp đỡ HSYK môn Toán 12 nói riêng là một vấn đề rất cần thiết, nó thường trực hằng năm của đa số các trường THPT. Đã có một số nghiên cứu vể HSYK môn Toán ở Tiểu học, THCS, THPT nhưng còn ít và đặc biệt rất ít ở môn Toán 12. Đề tài SKKN của tôi đã đưa ra được những biện pháp chung cơ bản cần thiết và những biện pháp rất riêng mang tính thực tiễn cao dể giúp đỡ HSYK môn Toán12. 1
- SKKN là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các giáo viên giảng dạy môn Toán 12, nhất là các trường có tỉ lệ HSYK cao. Đề tài đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ thể hiện rõ tính khoa học có ứng dụng thực tiễn cao. Giải pháp trong đề tài có thể áp dụng dễ dàng ở các trường phổ thông và đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu “Một số biện pháp giúp đỡ HSYK môn Toán lớp 12 ở trường THPT Cát Ngạn” và tìm hiểu những khó khăn của HS trong HT Toán lớp 12, bước đầu tìm ra những biện pháp giúp HSYK và góp phần nâng cao chất lượng đại trà và kết quả thi THPT QG môn Toán lớp 12. Giúp các em HSYK môn Toán lớp 12 nắm vững những kiến thức cơ bản. Đồng thời rèn luyện cho HS kĩ năng giải Toán góp phần nâng cao chất lượng học Toán và tạo tiền đề cho kì thi THPT QG. Cung cấp tài liệu cho GV và HS nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG và chất lượng giảng dạy HSYK môn Toán ở trường THPT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp và quy trình giúp đỡ HSYK môn Toán lớp 12. Đúc kết thành hệ thống những kinh nghiệm dạy học đạt hiệu quả. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu 3 vấn đề: Xác định đối tượng HSYK môn Toán lớp 12. Tìm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng HSYK môn Toán lớp 12. Giúp đỡ HSYK tìm được động cơ HT môn Toán. Giúp đỡ đối tượng HSYK môn Toán 12 bằng phương pháp dạy học bám sát đối tượng. Giúp đỡ HSYK môn Toán lớp 12 sử dụng MTBT để giải một số dạng bài tập TN ôn thi THPT QG. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu lí luận. Phương pháp điều tra quan sát. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp thống kê Toán học. 6.Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Tháng 7/ 2020 – tháng 3/2022. 2
- Địa điểm nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu tại các lớp khối 12 của trường THPT Cát Ngạn. 7. Giả thiết khoa học Nếu xác định được nguyên nhân HSYK môn Toán 12 THPT và vận dụng các biện pháp sư phạm có tính khả thi, hợp lí, hạn chế và khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng HSYK môn Toán thì sẽ giúp đỡ được HSYK môn Toán vươn lên trình độ chung. PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận của đề tài. HSYK môn Toán đang tiếp tục chinh phục tri thức Toán, họ chỉ đi sau các HS khác, và rất có thể, họ cũng có thể vượt lên đi cùng, hoặc thậm chí vượt đa số các bạn vào một thời điểm nào đó. Và nhiệm vụ quan trọng nhất của GV là giúp các HSYK này, tại thời điểm hiện tại, được đánh giá là đi chậm hơn sẽ dẫn bước nhanh hơn, cố gắng vươn lên, ít nhất với mục tiêu là đuổi kịp đa số các bạn, và kết quả HT không còn những con điểm dưới trung bình. Quah May Ling[8] đã chỉ ra nhiều đặc điểm của HSYK trong HT như là chậm phản ứng với môi trường HT, phụ thuộc nhiều vào GV, thiếu tự tin trong giờ học, chậm phát triển về thể chất… Năm 2011, Sangeeta Chauhan[9] cũng đưa ra một vài đặc điểm HSYK trong HT trùng khớp với Quah May Ling, bên cạnh đó bà cũng chỉ ra một số đặc điểm khác: trí nhớ hạn chế, biểu đạt ngôn ngữ kém. Năm 1969, Phạm Văn Hoàn[1] mô tả đặc điểm HSYK môn Toán: - Là những HS không nắm được kiến thức Toán học hoặc nắm chậm, không vận dụng được kiến thức hoặc vận dụng chậm, thường yếu về kỹ năng (tính toán, đo lường, vẽ hình, suy luận, chứng minh,…). - Trình độ tư duy thấp, thao tác tư duy lúng túng, việc kết hợp giữa các thao tác tư duy thường yếu, nên trong việc phân tích, khái quát hóa các em còn nhầm lẫn dấu hiệu bản chất với dấu hiệu không bản chất. Tư duy của các em thường có tính ỳ khá mạnh. - Thiếu năng lực tự kiểm tra, thường suy luận máy móc, thiếu căn cứ. - Ngại học Toán, không hiểu rõ nhiệm vụ HT. - Không biết tổ chức tốt việc HT, không biết phương pháp học Toán. Thông qua các tài liệu nghiên cứu về HSYK có thể mô tả HSYK môn Toán lớp 12 với các đặc điểm chính như sau: 3
- - Về thái độ: thiếu tập trung, không thể hiện sự hứng thú trong giờ học môn Toán; tự ti, thiếu tự tin trong học Toán; không sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc không tham gia các nhiệm vụ HT môn Toán. - Về tư duy: hay ghi nhớ máy móc (thuộc lòng, học vẹt) các công thức, các khái niệm hơn là ghi nhớ bản chất của vấn đề; không thực hiện được hoặc thực hiện rất chậm các thao tác tư duy như đặc biệt hóa, cụ thể hóa, phân tích, tổng hợp ở mức độ tối thiểu. - Về kiến thức: hổng kiến thức cơ bản; không hiểu bản chất hoặc không nắm được mối liên hệ giữa các tính chất, khái niệm, định lý. - Về kỹ năng: hạn chế trong việc thể hiện các khái niệm, tính chất trong Toán học; kỹ năng kết nối kiến thức để vận dụng vào giải Toán yếu; kỹ năng diễn đạt hạn chế, khó khăn khi trình bày bài giải Toán. Theo lý thuyết hoạt động của Leonchiep: hoạt động là bản thể của tâm lý, nghĩa là: mọi hành vi, hiện tượng về tâm lý đều có nguyên nhân sâu xa và có thể thay đổi được thông qua HĐ. Như vậy, với một số HSYK môn Toán thì tình trạng yếu kém có thể khắc phục được nếu GV có những hành vi, ứng xử phù hợp với từng đối tượng HS. Theo Nguyễn Bá Kim [2], việc giúp đỡ HSYK môn Toán cần được thực hiện ngay cả trong những tiết dạy học đồng loạt, bằng những biện pháp phân hóa nội tại thích hợp. Mặt khác, theo Piagie: tri thức không phải là thức có thể cho - nhận mà tri thức phải do người học tạo nên. Chính vì vậy, HSYK môn Toán phải tự mình vươn lên, tự chính bản thân tìm cách khắc phục những khó khăn, những yếu kém của mình trong HT môn Toán. Tất nhiên, để HSYK môn Toán có thể làm được việc này thì cần có sự hỗ trợ, nâng đỡ của GV và bạn bè. Chính sự phân hóa nội tại trong cách dạy của GV và những hình thức tổ chức DH phù hợp với từng đối tượng HS sẽ giúp HSYK môn Toán dần thoát khỏi tình trạng yếu kém môn Toán. Việc dạy học cho HSYK môn Toán ở lớp 12 THPT là một quá trình, GV cần tìm hiểu về đặc điểm của từng HSYK môn Toán, xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS học yếu kém môn Toán để từ đó có những biện pháp giúp đỡ phù hợp với từng cá nhân HS, nhằm giúp HSYK môn Toán theo kịp yêu cầu chung của những tiết học trên lớp và có thể hòa nhập vào việc dạy học đồng loạt. 2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.1. Cơ sở thực tiễn “Kết thúc năm học 2019 - 2020, và giai đoạn 2016 - 2020, chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện của Nghệ An không ngừng được nâng lên, đạt nhiều kết quả quan trọng. Chất lượng phổ cập giáo dục đạt thành tích đột phá; chất lượng giáo dục phổ thông được khẳng định vững chắc; kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế liên tục xếp thứ 3 tốp đầu cả nước. Tuy nhiên, ngành Giáo dục Nghệ An vẫn có nhiều khó khăn 4
- và tồn tại chưa được giải quyết. “Chất lượng giáo dục đại trà chênh lệch lớn giữa các huyện miền xuôi và 10 huyện miền núi; điểm tuyển sinh vào lớp 10 ở một số địa phương thấp.”(Trích báo Giáo dục thời đại, ngày 30/10/2022) Thống kê kết quả thi tốt nghiệp của 109 trường trong tỉnh Nghệ An năm học 2020-2021 (Phụ lục 9) có kết quả như sau: Xếp loại học lực (Trung bình Tổng số Trung điểm thi tốt nghiệp mônToán Giỏi Khá Yếu Kém trường Bình của toàn trường) Số trường đạt được 3 34 37 31 4 109 Tỉ lệ % 2,8% 31,2% 33,9% 28,4% 3,7% 100% Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy vẫn còn 35 trường có điểm thi tốt nghiệp trung bình môn Toán xếp loại yếu, kém (Tỉ lệ 32,1%). Các trường này chủ yếu rơi vào các trường thuộc huyện miền núi có đầu vào thấp và các trường ngoài công lâp (Phụ lục 9). Để nâng cao chất lượng đại trà chung của tỉnh Nghệ An thì việc nâng cao chất lượng đại trà của nhóm các trường này là vô cùng cần thiết. Muốn làm được điều đó phải có các biện pháp hiệu quả giúp đỡ đối tượng HSYK. Giảm tỉ lệ HSYK sẽ nâng được chất lượng đại trà lên. Trường THPT Cát Ngạn tiền thân là Trường Bán Công Cát Ngạn tuổi đời còn non trẻ, lại đóng trên địa bàn bên cạnh Trường THPT Thanh Chương 3 với lịch sử nhiều năm tồn tại và phát triển vì vậy việc tuyển HS đầu vào gặp nhiều khó khăn. Đa phần 5
- đầu vào của HS thấp. Vì vậy việc nâng cao chất lượng HS đặc biệt là HSYK là vấn đề được đặt lên hàng đầu của nhà trường. Dựa vào bảng điểm thi vào 10 môn Toán năm học 2021-2022 của trường THPT Cát Ngạn có được biểu đồ về học lực như sau: Dựa vào biểu đồ ta thấy chất lượng đầu vào của trường THPT Cát Ngạn rất thấp (Tỉ lệ HSYK chiếm 46,3%). Làm thế nào để nâng cao chất lượng đầu ra điều đó đòi hỏi nhiều giải pháp có hiệu quả từ ban giám hiệu, tổ chuyên môn cũng như bản thân mỗi GV đứng lớp. “Một số biện pháp giúp đỡ HSYK môn Toán lớp 12 ở trường THPT Cát Ngạn” là một trong những giải pháp góp sức cùng tập thể nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đầu ra. 2.2.Thực trạng của vấn đề giúp đỡ HSYK môn Toán 12 ở trường THPT Cát Ngạn 2.2.1. Mục đích điều tra Điều tra thực trạng vấn đề giúp đỡ HSYK của GV và những khó khăn của HSYK Toán 12 ở Trường THPT Cát Ngạn như thế nào. 2.2.2. Nội dung điều tra * Điều tra về việc giúp đỡ HSYK của GV. * Điều tra về hoàn cảnh của HS. * Điều tra về tình hình HT môn Toán của HS. 2.2.3. Đối tượng điều tra GV giảng dạy ở Trường THPT Cát Ngạn. HS lớp 12 Trường THPT Cát Ngạn. 2.2.4. Phương pháp điều tra: sử dụng phiếu điều tra. (phụ lục 1) 6
- - Tiến hành phát phiếu điều tra GV cho 34 GV ở Trường THPT Cát Ngạn. - Tiến hành phát phiếu điều tra HS cho 140 HS khối 12 Trường THPT Cát Ngạn. 2.2.5. Kết quả điều tra * Đối với GV Phiếu điều tra gồm 4 câu hỏi, được soạn dưới hình thức TN cho GV đánh dấu. (Phụ lục 5) Sau khi tập hợp thống kê ta thu được kết quả như sau: Câu hỏi khảo sát Số ý kiến Tỉ lệ % 1. Trong quá trình dạy học thầy cô có A. Có 26 76,5 gặp khó khăn khi trong lớp có đối B . Không 8 23,5 tượng HSYK không? 2. Theo thầy cô việc giúp đỡ HSYK A. Rất cần thiết 30 88,2 Môn Toán khối 12 cần thiết ở mức độ B. Cần thiết 4 11,8 nào? C. Không cần thiết 0 0 3. Thầy cô đã có nhiều biện pháp hay A. Rất nhiều. 3 8,8 để giúp đỡ HSYK chưa? B. Nhiều. 4 11,8 C. Ít 15 44,1 D. Rất ít 12 35,3 * Nhận xét: Nhìn vào kết quả, ta thấy đa số GVcho rằng giúp đỡ HSYK môn Toán khối 12 là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên theo điều tra thì có thể thấy nhiều GV gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy khi trong lớp có đối tượng HSYK. Đa số GV chưa có nhiều biện pháp hay để giúp đỡ HSYK. Từ sự phân tích trên cho thấy GV đã có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giúp đỡ HSYK. Điều đó có thể cho phép khẳng định mức độ cần thiết và ý nghĩa của đề tài khi áp dụng vào các trường THPT hiện nay. * Đối với HS - Phiếu điều tra hoàn cảnh HS gồm 4 câu hỏi, được soạn dưới hình thức TN cho HS đánh dấu. (Phụ lục 5) Sau khi tập hợp thống kê ta thu được kết quả như sau: Câu hỏi khảo sát Số ý kiến Tỉ lệ % 7
- 1. Em có thuộc đối tượng dân tộc thiểu A. Có 58 41,4 số hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn B . Không 82 58,6 không? 2. Em có ở trọ không? A. Có 51 36,4 B . Không 89 63,6 3. Bố mẹ em có thường xuyên quan A. Nhiều 25 17,8 tâm, nhắc nhở em việc HT không? B. Vừa 40 28,6 C. Ít 58 41,4 D. Rất ít 17 12,2 4. Ngoài giờ học em có phải giúp đỡ gia A. Có 77 55 đình việc đồng áng, nương rẫy không? B . Không 63 45 * Nhận xét: THPT Cát Ngạn đóng trên địa bàn huyện Thanh Chương có điều kinh tế khó khăn HS đa số là con em nông dân và dân tộc thiểu số nên việc đầu tư về vật chất cũng như thời gian cho con cái HT chưa cao, ngoài giờ đến lớp các em còn phải giúp đỡ bố mẹ các công việc gia đình, không có thời gian để tự học. Nhiều HS đi học xa nhà phải ở trọ nên sự quan tâm kèm cập con cái của các phụ huynh bị hạn chế. - Phiếu điều tra tình hình HT môn Toán gồm 5 câu hỏi, được soạn dưới hình thức TN cho HS đánh dấu. (Phụ lục 5) Sau khi tập hợp thống kê ta thu được kết quả như sau: Câu hỏi khảo sát Số ý kiến Tỉ lệ % 1. Khi học môn Toán em thấy có khó A. Rất khó 31 22,1 không? B . Khó 66 47,2 C. Bình thường 38 27,1 D. Dễ 5 3,6 2.Trong quá trình HT các em có thường A. Thường xuyên 25 17,9 xuyên chú ý nghe giảng và ghi chép B. Vừa 67 47,9 không? C. Không thường 48 34,2 xuyên 8
- 3.Trong quá trình HT các em có thường A. Nhiều 10 7,1 xuyên trả lời được các câu hỏi của GV đặt B. Vừa 42 30 ra không? C. Ít 53 37,9 D. Rất ít 35 25 4. Khi học đến tiết học môn Toán em thấy A. Rất thích 5 3,6 như thế nào? B. Thích 26 18,6 C. Bình thường 40 28,6 D. Không Thích 69 49,2 5. Em thấy HT môn Toán có quan trọng A. Có 126 90 không? B. Không 14 10 * Nhận xét: Từ kết quả trên, ta thấy đa số HS đều cho rằng HT môn Toán là quan trọng. Tuy nhiên nhiều em thấy môn Toán là khó, các em ít khi trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra, ý thức HT của các em chưa cao dẫn đến chất lượng HT của HS còn yếu vì thế hầu hết các em sợ học môn Toán. Điều này một lần nữa khẳng định số HS gặp khó khăn trong HT môn Toán không nhỏ và việc giúp đỡ HSYK môn Toán khối 12 là vô cùng cần thiết. 2.3. Nguyên nhân của những thực trạng Qua thực tế giảng dạy, bản thân đã tìm hiểu các đối tượng HS và tìm ra một số nguyên nhân chung cơ bản, nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Do hoàn cảnh hoàn cảnh gia đình. Do đối tượng HSYK nhiều. Do GV chưa có biện pháp hay để giúp đỡ HSYK… 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giúp đỡ HSYK Toán 12 ở trường THPT Cát Ngạn. 2.4.1. Thuận lợi HS cũng thấy được tầm quan trọng của việc HT môn Toán. Vì các em đang đứng trước kì thi THPT QG đang đến gần. Nhà trường và các GV rất quan tâm đến việc giúp đỡ HSYK khối 12 nói chung và HSYK Toán 12 nói riêng. 2.4.2. Khó khăn Tôi nhận thấy hoàn của HS có một bộ phận không nhỏ các em HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều em ở trọ, phụ huynh không thường xuyên nhắc nhở HT. Bên cạnh đó nhiều em học lực trung bình và yếu kém. Trong quá trình giảng dạy môn Toán thì có nhiều vấn đề khó khăn. Nhiều GV còn lúng túng trong việc tìm các biện pháp giúp đỡ HSYK. 9
- Chương II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TOÁN LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN 1. Giúp đỡ HSYK tìm được động cơ HT môn Toán. Để nâng cao chất lượng HSYK nói chung và HSYK môn Toán nói riêng thì cần có nhiều biện pháp tiến hành đồng bộ. Những biện pháp chung từ phía nhà trường và những biện pháp riêng trong quá trình giảng dạy của GV bộ môn. HSYK đa phần là những em “sợ học”. Một trong những biện pháp đầu tiên mang yếu tố quyết định là làm sao để tạo được động cơ HT cho HS hay nói cách khác là làm sao các em “chịu học’’. Để làm được điều đó trước hết người GV phải xác định được đối tượng HSYK môn Toán, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng HSYK sau đó mới đưa ra các biện pháp cụ thể. 1.1. Xác định đối tượng HSYK môn Toán lớp 12. *Mục đích: Trước khi tiến hành giúp đỡ HSYK cần xác định được những sinh nào thuộc vào đối tượng HSYK môn Toán. Vì vậy khi nhận lớp GV cần tiến hành khảo sát chất lượng HS về môn Toán nhằm phát hiện kịp thời, xác định mức độ yếu kém của HSYK môn Toán. GV cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng HSYK môn Toán ở lớp 12 THPT để từ đó lựa chọn những biện pháp giúp đỡ HSYK phù hợp. *Nội dung: Việc phát hiện HSYK môn Toán lớp 12 THPT được tiến hành dựa trên những kết quả phân tích định lượng, phân tích định tính. Phân tích định lượng GV dựa vào điểm số, hồ sơ HT của HS nhằm xác định cụ thể, chính xác mức độ yếu của từng HSYK môn Toán lớp 12 THPT; xác định được những KT-KN mà HSYK đã đạt được về môn Toán; HSYK đang bị hổng những kiến thức nào; HS hay mắc những sai lầm nào; cần giúp đỡ HSYK những KT- KN gì. Phân tích định tính Thông qua kết quả phân tích các bài kiểm tra và quan sát theo dõi HT của các em HS, GV tiến hành đồng thời việc quan sát HS trong các giờ học Toán. Tuy nhiên, nếu GV chỉ sử dụng các quan sát biểu hiện của HS trong một giờ học, hay dựa vào một bài kiểm tra để đánh giá một HS nào đó là HSYK môn Toán thì kết quả đó chưa hoàn toàn chính xác, hoặc chính xác nhưng chưa xác định được mức độ đáp ứng yêu cầu về 10
- KT- KN môn Toán của HS, để từ đó đưa ra giải pháp giúp đỡ phù hợp. Vì thế, trong quá trình giảng dạy GV cần quan sát biểu hiện, thái độ HT môn Toán của HS, phân tích kết quả các bài kiểm tra và hồ sơ HT môn Toán (vở ghi chép, vở bài tập và vở nháp) của HS để dưa ra những nhận định chính xác về HS, HSYK môn Toán ở mức độ như thế nào. Cách thức thực hiện +) Xác định HSYK môn Toán lớp 12 THPT bằng định lượng. GV dựa vào những bài kiểm tra liên tiếp của HS, nếu HS có ít nhất 2 bài kiểm tra dưới trung bình thì tiến hành theo dõi, xác định đúng đối tượng HSYK môn Toán lớp 12 THPT.(Phụ lục 7) +) Xác định HSYK môn Toán lớp 12 THPT bằng định tính. GV tiến hành quan sát thái độ; quá trình HT môn Toán của HS; nghiên cứu hồ sơ HT của HS thông qua vở ghi chép trên lớp, vở bài tập môn Toán.Thông qua tìm hiểu GV chủ nhiệm, GV bộ môn lớp dưới của HS. GV quan sát biểu hiện, thái độ của HS trong các giờ học môn Toán để có những nhận định kịp thời về HSYK môn Toán. +) Tìm hiểu HS Sau khi xác định HSYK môn Toán bằng định tính và định lượng, trước khi đưa ra kế hoạch giúp đỡ HS, cần tìm hiểu xem HSYK có những nguyện vọng, mong muốn gì đối với các cá nhân liên quan đến nhiệm vụ HT môn Toán thông qua việc quan sát hoạt động học và chơi của HS, trao đổi với GV, phụ huynh, và trao đổi với HS. Căn cứ vào các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng HSYK môn Toán, GV xác định nguyên nhân chính của từng HS để từ đó phân nhóm HS theo nguyên nhân chủ yếu và đưa ra các biện pháp giúp đỡ kịp thời. 1.2. Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng HSYK môn Toán lớp 12. Qua thực tế tìm hiểu tôi nhận thấy có 3 nguyên nhân chính dẫn đến yếu, kém trong trong HT ở HS : Một là: Do hoàn cảnh gia đình và môi trường sống tác động: - Do kinh tế gia đình khó khăn nên điều kiện HT thiếu thốn về cả vật chất cũng như thời gian, dẫn đến kết quả HT theo đó bị hạn chế. - Do HS có sự khủng hoảng nhất thời về mặt tinh thần trong cuộc sống dẫn đến sao nhãng việc học hành. - Nhiều HS nhà xa trường phải ở trọ, trong số đó thì đa số là các em HS dân tộc thiểu số. Các em rời xa sự quản lí của bố mẹ, tính tự lập chưa cao. Hai là: Do mất căn bản, khản năng tiếp thu chậm. - Kiến thức bị hổng từ lớp dưới. 11
- - Do khả năng tiếp thu chậm. - Do thiếu phương pháp HT phù hợp. Ba là: Chưa có động cơ HT. Chưa nhận thức được nhiệm vụ HT hay nói thông thường là HS lười học, không chăm chỉ chuyên cần. Điều tra 140 HS lớp 12 trường THPT Cát Ngạn năm học 2021-2022 để HS tự đánh giá về động cơ HT của mình, chúng tôi nhận được kết quả 6% HS chỉ đến trường để vui vẻ bạn bè, 15% HS không xác định rõ mục đích đến trường và chỉ có 79% HS cho là để trang bị kiến thức. Điều tra nguyên nhân dẫn HS đến yếu kém trong HT chỉ có 25% HS tự nhận là mình có quyết tâm trong HT, chỉ có 28% HS cho rằng mình có chú ý tập trung lắng nghe bài giảng và khả năng tự học chỉ có 26% HS đánh giá mình có khả năng tự học (GV kiểm tra khả năng tự học chỉ có 10% HS biết tự học). Nêu lên một vài số liệu cụ thể như vậy để thấy, với đối tượng HS trung bình và yếu kém hiện nay, do động cơ HT chưa rõ ràng, không biến thành động lực giúp HS vượt qua khó khăn trong HT là một vấn đề khá nan giải, nếu không giải quyết chúng ta khó có được một nền giáo dục có chất lượng bền vững. 1.3. Một số biện pháp sư phạm giúp đỡ HSYK tìm được động cơ HT môn Toán. Sau khi tìm được nguyên nhân GV có thể đưa ra các phương pháp sư phạm để thúc đẩy HS HT, GV có thể đóng góp vào quá trình thay đổi thái độ của HS trong HT. GV có thể giúp bồi đắp động lực HT bên trong cho HS và tìm cách để bổ sung thêm những động lực bên ngoài. Đặc biệt, thông qua việc hình thành cho HS thái độ tích cực và ý thức HT, GV còn làm cho HS thấy thoải mái trong lớp học, cung cấp cho HS những kỹ năng HT để từ đó cải thiện thái độ HT của các em HS, giúp HS nâng cao khả năng tự hình thành kiến thức trong HT, hứng thú với môn học. Biện pháp 1: Quan tâm giúp đỡ đời sống của các em HSYK. Đối với những em do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn ví dụ như các em bị thiếu thốn sách vở đồ dùng HT. Ngoài các buổi đến lớp các em phụ giúp bố mẹ làm việc để lo kinh tế gia đình không có thời gian để HT. Sau khi tìm hiểu biết được hoàn cảnh của các em tôi đã phối hợp với GV chủ nhiệm có ý kiến đề xuất lên ban lãnh đạo nhà trường có các hình thức giúp đỡ như: trao quà đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt; phát động chương trình tết vì bạn nghèo, chương trình “Đông ấm”; đề xuất miễn giảm phần nào các khoản đóng góp có thể được, giảm bớt gánh nặng về sự thiếu thốn vật chất cho các em. Ngoài ra tôi đã phát động các em HS trong lớp quyên góp một phần nào đó để giúp bạn có thể mua một số đồ dùng HT như sách giáo khoa, bút vở,…Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các em đó trong HT. ( Phụ lục 6C) 12
- Với đối tượng HS gặp sự cố bất thường về tinh thần. Ví dụ như bố mẹ đi làm ăn kinh tế ở xa, hay những trường hợp có những cú sốc về tình cảm trong gia đình mà các em bị ảnh hưởng, có một số em phải ở với ông bà bị thiếu thốn về tình cảm và sự chăm sóc của bố mẹ,...Thông qua HS và phụ huynh tôi thường xuyên trò chuyện thân mật riêng với các em, động viên an ủi để các em có thể vượt qua cơn khủng hoảng về tinh thần, góp phần nào giúp các em trở lại trạng thái cân bằng về tình cảm và tập trung vào việc học tốt hơn. Với các em này, thầy, cô giáo phải hết lòng thương yêu, giúp đỡ. Thầy, cô là chỗ dựa tinh thần và tình cảm của các em. Hình ảnh GV quan tâm, động viên, chia sẻ với HS Lô Thị Kim Oanh 12D Với đối tượng HS xa nhà phải ở trọ các em thiếu sự kèm cặp nhắc nhở quan tâm của bố mẹ vì vậy hay xảy ra tình trạng vắng học. Những HS này Thường là con em dân tộc thiểu số. Khi phối hợp với gia đình thì gặp khó khăn do điện thoại không liên lạc được. Khi phụ huynh đi làm ở miền núi thì sóng điện thoại không bắt được. Vì vậy đối tượng này cần thêm sự phối hợp với chủ trọ. Đầu năm nhà trường mời tất cả các chủ trọ có HS trong trường đến họp bàn các giải pháp giúp đỡ các em. Các GV nắm số điện thoại của chủ trọ HS mình khi cần thiết có thể liên lạc. GV đến tìm hiểu chỗ trọ để biết thói quen học tập và sinh hoạt của các em, nhờ chủ trọ động viên HS mình đi học đầy đủ, đúng giờ. Đồng thời cũng thông qua chủ trọ nắm bắt thông tin HS.(Phụ lục 6A) Hình ảnh GV đến tìm hiểu đời sống học sinh tại khu trọ Bà Sáu 13
- Biện pháp 2: Tạo động cơ, lòng tin, hứng thú say mê, yêu thích HT cho HS. HS hiện nay khi đến trường HT chịu nhiều sự chi phối, nếu người dạy không biết kích thích, lôi cuốn HS chắc chắn HS sẽ dễ xa rời nhiệm vụ trọng tâm của mình vì không có động cơ HT đúng đắn. Vì vậy chúng ta cần tạo cho HS có động lực HT, động lực đó phải đủ mạnh, đủ sức lôi cuốn người học hoàn thành nhiệm vụ HT của mình. Để giúp đỡ HSYK môn Toán lớp 12 có động cơ, lòng tin, hứng thú say mê, yêu thích HT tôi tiến hành theo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Chấp nhận GV phải kiên trì chấp nhận cả những mặt mạnh và cả những yếu kém của HS. Trên cơ sở chấp nhận để hiểu rõ nguyên nhân, lý do dẫn đến tình trạng yếu kém hiện tại ở các em để rồi từ đó tìm cách giúp các em biết cách điều chỉnh. Nếu thiếu bước khởi đầu thừa nhận này, GV sẽ không thấy hết trách nhiệm, không đủ kiên trì giáo dục. Các trường THPT đều mong muốn HS phải văn hóa khá, đạo đức tốt. Nhưng thực chất không phải HS nào cũng đạt như vậy. Do đó với ở THPT Cát Ngạn chúng tôi luôn có quan điểm chấp nhận để giáo dục nên chúng tôi đã xây dựng mục tiêu giáo dục của trường THPT Cát Ngạn là mặc dù đầu vào thấp nhưng phải đảm bảo giáo dục toàn diện có chất lượng cho HS khi ra trường. Chấp nhận mọi trình độ của HS kể cả sắp thi tốt nghiệp mà “không có chữ nào”. Từ đó GV nhắc lại bất kì phần kiến thức nào có liên quan mà HS quên và cho ghi lại như: phép cộng, trừ, nhân, chia; các hằng đẳng thức đáng nhớ, cách giải phương trình bậc nhất bậc 2… Nguyên tắc 2: Khích lệ. Bằng những câu chuyện tấm gương đạo đức, lời tâm sự chân tình của GV làm cho HS ý thức được lợi ích của việc HT, cảm nhận được việc học hành là vô cùng cần thiết, được đi học là điều vô cùng hạnh phúc không phải là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Xem trọng việc xây dựng nề nếp lớp học và giáo dục ý thức chịu khó, tự học cho HS. Chính nề nếp lớp học làm cho HS thấy việc học quan trọng hơn. Từ đó có đầy đủ ý chí, tập trung cao độ cho việc học. Chính những tấm gương học tốt, có ý thức vượt khó vươn lên trong HT ở xung quanh các em cho các em dần nhận thấy được mình phải có ý thức trách nhiệm với bản thân và tương lai sau này của chính mình. Tạo cho HS một môi trường HT giúp nhau tiến bộ. Trong quá trình sắp xếp chỗ ngồi, GV nên xếp cho các HS khá ngồi cạnh các em HS yếu, làm như vậy để các em HS yếu được các bạn khá kèm cặp, tạo môi trường các em đua nhau HT, bạn học yếu cố gắng vươn lên cho bằng bạn, bạn học khá tự tự tin hơn khi bày được cho bạn mình và nỗ lực hơn nữa. Giúp HSYK hòa mình vào các hoạt động HT. Tâm lý của các em trong độ tuổi HS 14
- thường rất hiếu động, nhưng do mặc cảm là mình học yếu và do không tiếp thu được kiến thức nên thường thụ động. GV cần có những câu hỏi nhỏ, những yêu cầu đơn giản mà khản năng các em có thể trả lời được để các em cảm thấy tự tin và có hứng thú trong HT. Khen ngợi thường xuyên trong quá trình HT của HS. Không tiếc lời khen ngợi học trò. Đối với HSYK phải tìm ra ưu điểm để khen thành thật kẻo các em bị tổn thương vì nghĩ thầy cô giễu cợt mình. Ví dụ khen chữ đẹp, trình bày rõ ràng, khen tính cẩn thận… Đừng để HS làm xong cả bài rồi mới khen tốt. Các em làm được một chút thì khen ngay “Đúng rồi đấy! em làm tiếp đi”. Nếu thấy HS bắt đầu sai thì phải nhắc ngay “Bước một đúng rồi, xem lại bước 2 nào” Và đặt câu hỏi gợi ý…Trên bài kiểm tra viết lời phê cũng rất quan trọng với HS. “Cố gắng lên em nhé!”, “Đừng nản nhé, cô tin sẽ làm được!” khi HS đó bị 2 bài điểm kém liên tiếp, “cố lên chút nữa em nhé” khi HS làm 1 bài tụt dốc… Vừa dạy vừa dỗ HS. Sự khích lệ của thầy cô làm HS tự hào về mình, tự tin vào bản thân và có hứng thú HT thực sự. Tặng quà khi HS tiến bộ. Đối với HSYK khi HS tiến bộ một chút GV phải khen ngay. Và ngoài việc dùng lời nói để khen thì dùng các món quà nhỏ để khen sẽ đem đến hiệu quả cao hơn. HS sẽ thấy được nỗ lực của bản thân được ghi nhận và mình được thầy cô quan tâm từ đó ra sức HT hơn nữa.Tặng quà HS không nhất thiết phải là món quà đắt tiền đôi khi chỉ là cây bút, cuốn vở, cây thước, cái kẹo, thậm chí chỉ là món quà tinh thần, những tiếng vỗ tay của cô và các bạn. Trong quá trình giảng dạy bằng tình yêu nghề, tình thương HSGV sẽ sáng tạo ra nhiều hình thức khích lệ các em ví dụ như: - Mỗi tiết dạy thấy HS nỗ lực tự mình giải được bài Toán GV đưa ra dù là bài Toán đơn giản nhất nhưng trước đó em chưa làm được thì GV sẽ tặng em một sao vào sổ. Nếu em xung phong phát biểu trả lời đúng câu hỏi của GV thì cho một sao nữa. Khi tập hợp đủ mười sao thì e sẽ đổi một món quà nhỏ của GV. Như vậy thúc đẩy các em cố gắng học từng ngày. Hình ảnh giáo viên tặng vở và bút khi các em đủ dành được mười sao 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 69 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn