Giúp trẻ em, người già phòng bệnh trời rét
lượt xem 5
download
Thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn là nguyên nhân chính khiến số trẻ em và người cao tuổi nhập viện tăng đột biến. Các bác sĩ chuyên khoa đưa ra những lời khuyên chống lại những căn bệnh “cơ hội” do thời tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giúp trẻ em, người già phòng bệnh trời rét
- Giúp trẻ em, người già phòng bệnh trời rét Thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn là nguyên nhân chính khiến số trẻ em và người cao tuổi nhập viện tăng đột biến. Các bác sĩ chuyên khoa đưa ra những lời khuyên chống lại những căn bệnh “cơ hội” do thời tiết.
- Đối với trẻ em Bác sĩ Bùi Thu Hương – Phụ trách khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung Viêm đường hô hấp là ương cho biết, thời tiết càng lạnh sẽ bệnh trẻ mắc nhiều nhất là cơ hội để vi-rút phát tán và lây lan khi trời lạnh. Ảnh: Khánh mạnh hơn, trong đó có bệnh tiêu An chảy. Đáng lo ngại là điều trị tiêu chảy do Rotavirus không được phép dùng thuốc kháng sinh, nhưng tình trạng người lớn tự mua thuốc kháng sinh cho con uống khi trẻ bị tiêu chảy cấp đang khá phổ biến.
- Thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp gây những tác dụng phụ như làm nặng thêm bệnh lý đang mắc hoặc trẻ bị dị ứng kháng sinh, ngộ độc thuốc... Bác sĩ Hương khuyến cáo cha mẹ cần đưa trẻ bị tiêu chảy đi bệnh viện khi thấy trẻ khát nước, nôn nhiều lần, đái ít, không ăn uống được, sốt cao, da khô, vẻ mặt hốc hác, môi khô, hơi thở hôi, số lần đi ngoài tăng lên, phân nhiều nước hơn, hoặc có máu trong phân... Cha mẹ cần phải chú ý giữ vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín, uống sôi. Khi trẻ bị tiêu chảy, quan trọng nhất là sử dụng dung
- dịch bù nước và điện giải (oresol). Những trẻ đã mắc bệnh, phải được cách ly tại cơ sở y tế. Biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh là cho trẻ uống vắc-xin phòng Rotavirus nhưng cần cho trẻ uống sớm để tạo hệ miễn dịch cho trẻ. Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh cho trẻ. Không nên ăn kiêng và cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục Theo bác sĩ, một số bệnh thường gặp thời điểm
- Một bệnh khác, nhiều trẻ dễ mắc trong này của trẻ là viêm phế thời điểm này là nhiễm khuẩn đường quản, sốt virus, viêm hô hấp do vi khuẩn phế cầu. Khoảng họng, tiêu chảy cấp. 60% trẻ em mắc bệnh đường hô hấp Người cao tuổi dễ mắc mang vi khuẩn này. Tuy nhiên, hầu các bệnh tim mạch (bao hết bệnh nhi mắc bệnh được đưa đến gồm tăng huyết áp, tai bệnh viện khi đã khá nặng do cha mẹ biến mạch máu não, chủ quan. bệnh mạch vành...), bệnh tiểu đường và bệnh Tiến sĩ Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc xương khớp. Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, vi khuẩn phế cầu có thể lây truyền từ người sang người qua đường không khí, khi hắt hơi, ho.
- Tuyệt đối không chườm lạnh cho trẻ để hạ sốt. Khi chườm lạnh, mạch ngoài vi của cơ thể giãn ra để toả nhiệt, gặp lạnh sẽ dồn mạch ngoại vi lại, nhiệt độ cơ thể càng tăng lên, trẻ sốt cao hơn. Tốt nhất là chườm ấm cho trẻ vào nách, cổ, bẹn để hạ nhiệt. Nếu trẻ sốt cao, li bì, khó thở thì cần đưa đến bệnh viện ngay. Đối với các bệnh viêm phế quản, viêm họng, sốt virus, để phòng bệnh có hiệu quả, các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ đến hai tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá, mầm bệnh.
- Khi ra đường nên giữ ấm và bảo vệ đường hô hấp trên cho trẻ, có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ vào mắt, mũi cho trẻ sau khi đi chơi về. Đặc biệt, cha mẹ nên để ý tránh để trẻ mặc quá nhiều áo rồi toát mồ hôi khi chạy nhảy, sẽ dễ bị nhiễm lạnh. Ban đêm, khi nhiệt độ xuống thấp, cần cho trẻ mặc đủ ấm khi ngủ, đề phòng trẻ đạp chăn ra ngoài. Không nên để trẻ ngủ trong phòng quá kín gió, không thoát không khí. Những trẻ bị các bệnh tim, phổi bẩm sinh càng đặc biệt chú ý, nếu có những biểu hiện bệnh như: sốt, ho, khó thở cần đưa ngay
- đến các chuyên khoa hô hấp, để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt, thời gian sắp tới, thời tiết chuyển mùa từ đông sang xuân nên các bệnh liên quan đến dị ứng, hen ở trẻ chắc chắn sẽ tăng mạnh. Do đó, các bà mẹ cần phải chú ý giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể cho trẻ. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi như chó mèo... Đối với người cao tuổi
- Bác sĩ Nguyễn Trung Anh, Viện Lão khoa quốc gia cho biết, nguyên nhân gia tăng người cao tuổi nhập viện do gió mùa đông bắc tràn về khiến nhiệt Người cao tuổi cần được độ hạ xuống, độ ẩm không khí cao đưa đến bệnh viện ngay hơn. Các đợt gió lạnh này kích thích khi cơ thể có những triệu vào hệ thần kinh trung ương, làm chứng bất thường. tăng co mạch, từ đó, dẫn đến dễ bị tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, đau các khớp xương… Một điểm đáng chú ý là hầu hết người già nhập Viện Lão khoa quốc gia trong mấy ngày giá rét này đều có tiền sử bệnh mãn tính, hay có thể gọi đây là các đợt cấp của bệnh mãn tính ở
- người già bởi sự tác động của thời tiết lạnh khiến bệnh mãn tính tái phát. Để người già có thể chủ động phòng bệnh khi thời tiết chuyển mùa từ thu sang đông, bác sĩ Nguyễn Trung Anh đưa ra ba khuyến cáo sau: Phải mặc đủ ấm khi trời lạnh; duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý (tốt nhất người già nên ăn bữa ăn nhỏ, khối lượng thức ăn ít nhưng đủ năng lượng, dễ tiêu hoá); Với bệnh nhân có tiền sử bệnh (có bệnh mãn tính), phải chú ý uống thuốc đầy đủ, không được bỏ liều. Nên chủ động đo, khám
- sức khoẻ tại nhà như sử dụng máy đo huyết áp, hay đi khám sức khoẻ định kỳ sáu tháng một lần tại các cơ sở y tế. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường về sức khoẻ phải đi khám ngay để kịp thời điều trị. Trong những ngày trời rét đậm, nếu người già có triệu chứng như tê bì chân tay, nói ngọng, yếu, cần phải được gia đình đưa đi khám ngay để tránh bệnh diễn biến nặng, dẫn tới tai biến mạch máu não. Ngoài ra, cũng cần phải thường xuyên giữ ấm cho các cụ, hạn chế việc ra ngoài trời đi vệ sinh lúc ban đêm, nhất là ở vùng nông thôn.
- Đặc biệt, những người bị bệnh tim mạch, không nên rửa mặt bằng nước lạnh để tránh sự kích thích đột ngột, dễ dẫn đến đau tim. Đồng thời, phải mặc thật ấm vì trong mùa đông nhiệt độ hạ thấp, quá trình trao đổi chất chậm lại, khi bị lạnh mạch máu sẽ co lại dễ bị tắc và tái phát các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Người bệnh nên ăn nhiều thức ăn giàu vitamin và chất khoáng như đỗ, hoa quả, sữa, thịt nạc…, tránh không nên ăn cay và thức ăn nhiều mỡ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cách chế biến thức ăn cho trẻ
5 p | 247 | 27
-
Tác dụng phòng bệnh của quả bơ
6 p | 151 | 22
-
Thể thao và trẻ em
5 p | 138 | 21
-
Phòng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi
2 p | 133 | 11
-
Một số cách giúp giới trẻ phòng căn bệnh đãng trí
3 p | 88 | 9
-
Sắp xếp phòng cho bé yêu hợp lý
3 p | 63 | 6
-
Trẻ em cũng có thể bị đau đầu
4 p | 148 | 6
-
Vai trò của cha mẹ trong cuộc chiến chống béo phì cho trẻ
4 p | 98 | 5
-
Trứng vịt lộn; óc lợn có tốt cho trẻ?
5 p | 68 | 5
-
Cẩn thận với chứng đục thủy tinh thể ở trẻ em
1 p | 83 | 5
-
Thực phẩm giúp chống cảm cúm trong mùa lạnh cho trẻ
5 p | 72 | 4
-
Chất sắt và omega-3 giúp phát triển não bộ trẻ
4 p | 74 | 4
-
Ngừa eczema ở trẻ nhỏ
3 p | 48 | 3
-
Trẻ bú mẹ giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường
3 p | 68 | 3
-
Cho bé yêu hệ miễn dịch khỏe mạnh.
6 p | 53 | 3
-
Dấu hiệu đi tiêu ra máu ở trẻ
4 p | 49 | 3
-
Tiếp xúc nhiều sách giúp trẻ thông minh hơn
4 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn