intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạn chế của việc sử dụng kháng sinh tổng hợp phòng trị bệnh cho động vật

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

178
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kháng sinh là những chất có nguồn gốc từ vi sinh vật hoặc nguồn gốc tổng hợp, bán tổng hợp với liều điều trị có tác dụng ngăn cản hay diệt vi sinh vật gây bệnh phát triển trong cơ thể sinh vật [18]. Ở Việt Nam sử dụng thuốc kháng sinh trong NTTS đã đóng góp một phần không nhỏ trong phòng và trị một số bệnh do tác nhân vi khuẩn gây ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạn chế của việc sử dụng kháng sinh tổng hợp phòng trị bệnh cho động vật

  1. Hạn chế của việc sử dụng kháng sinh tổng hợp phòng trị bệnh cho động vật thủy sản Kháng sinh là những chất có nguồn gốc từ vi sinh vật hoặc nguồn gốc tổng hợp, bán tổng hợp với liều điều trị có tác dụng ngăn cản hay diệt vi sinh vật gây bệnh phát triển trong cơ thể sinh vật [18]. Ở Việt Nam sử dụng thuốc kháng sinh trong NTTS đã đóng góp một phần không nhỏ trong phòng và trị một số bệnh do tác nhân vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên việc sản xuất, sử dụng và quản lý thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản có rất nhiều hạn chế. Hơn thế nữa phần lớn các nông dân tham gia NTTS là người nghèo sống ở vùng nông thôn ven biển, nơi có trình độ dân trí thấp, nhiều người trong số họ lại mới bước vào nghề nên còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, họ áp dụng công nghệ nuôi, sử dụng thuốc chữa bệnh, hoá chất một cách tuỳ tiện, tràn lan, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của NTTS. Nghề cá Việt nam đang trong quá trình hội nhập với nghề cá khu vực và thế giới. Vì thế nước ta phải tuân thủ mọi luật lệ, các quy tắc hành xử phù hợp với những công ước,
  2. luật pháp khu vực và quốc tế mà chúng ta tham gia. Các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm phải được cải thiện cho phù hợp và đáp ứng với những đòi hỏi khắt khe của thị trường. Yêu cầu từ phía người tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng khắt khe đối với chất lượng thuỷ sản, đặc biệt là các thị trường khó tính và là thị trường xuất khẩu chính của nước ta trong vòng 10-15 năm nữa như Nhật Bản, Mỹ và các nước EU [19] Cho đến nay, vấn đề sử dụng kháng sinh nói riêng và hóa chất nói chung trong NTTS đã tương đối phổ biến. Song một nghịch lý là chưa có thuốc kháng sinh dùng riêng cho động vật thủy sản (ĐVTS) mà đa phần chúng ta đều dùng của người và gia súc [26]. Trước đây chỉ có một số hoá chất và thuốc kháng sinh được sử dụng như vôi, formalin, sulfate đồng, thuốc tím, dipterex, rotanon và một số thuốc như Chloramphenicol, furazolidon, Tetracyclin… được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản [13], [27]. Ngày nay, có rất nhiều chủng loại thuốc được sử dụng. Đã có hiện tượng nhờn thuốc trong các trại tôm giống ở Việt Nam [27].
  3. Chỉ riêng Khánh Hòa với 65 trại sản xuất giống thủy sản đã sử dụng 44 loại kháng sinh, mỗi trại trung bình sử dụng 5.8 loại. Trong 44 loại đó, có 5 loại là kháng sinh chữa bệnh cho người (Streptomycin, Chloramphenicol, Rifampicin, Fura, Erythromycin ), 6 loại cho gia súc, gia cầm ( Metro, ZP-45, AU-5, AC, VS-100 và A-30 )[8]. Từ việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, chúng ta đã phải đón nhận những hậu quả không nhỏ của nó. Trong đó, hai vấn đề nổi cộm là kháng thuốc và dư lượng thuốc. So với Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan…các nghiên cứu về vi khuẩn kháng thuốc ở Việt Nam chưa quy mô bằng nhưng cũng đã nêu được những kết quả có ý nghĩa. Nghiên cứu tại ĐBSCL kiểm tra tính kháng thuốc của vi khuẩn, kết quả cho thấy với 120 mẫu bệnh: 100% kháng Chloramphenicol, 9.8% kháng Tetracylin, 11% kháng Trimethoprim, 24% kháng Ampicilin, 35% kháng Nitrofuratonin và 33% kháng Nofloxacin; vi khuẩn Aeromonas 100% kháng Sulphonamid []. Riêng vi khuẩn E.ictaluri phân lập trên cá Tra cho kết quả 100% kháng thuốc Oxytetracyline, Oxolinic acid và Sulphonamid [1].
  4. Với đối tượng nuôi mặn được nghiên cứu 3 chủng vi khuẩn trên ốc Hương. Kết quả là: V.alginoliticus kháng Cephalexin và Gentamicin; Proteus sp kháng Cephalexin, Gentamicin, Cefuroxime; Pseudomonas chlororaphis kháng Cephalexin, Gentamicin, Cefuroxime, Bactrim, Doxycyline [4]. Theo Lý Thị Thanh Loan (2003), V.parahaemolyticus phân lập được trên tôm Sú giống nhiễm bệnh tại Bà Rịa – Vũng Tàu có tính kháng kháng sinh đối với Ampicilin, Colistin sulphate và Streptomycin. V.alginolyticus có tính kháng đối với Amoxicillin, Ampicilin, Oxacillin; V.harveyii có tính kháng Ampicilin, Oxacillin, Colistin sulphate, Amoxicillin [4] Một nghiên cứu gần đây của Trương Thị Mỹ Hạnh (2006) cho thấy: V.alginolyticus, V.parahaemolyticus, Steptococus sp thu được trên cá Song bị bệnh tại Quảng Ninh và Hải Phòng có tính kháng kháng sinh đối với 4 loại: Rifampicin, Sufamethoxazol/ Trimethoprim, Erythromycin, Tetracylin [3]
  5. Vấn đề kháng thuốc kháng sinh thật sự là mối đe dọa đối với NTTS, đặc biệt khi dựa vào số lượng giới hạn các kháng sinh ở nhiều nước. Nhiều điều tra cho thấy tính phức tạp của việc tăng khả năng kháng thuốc đồng nghĩa với việc chấp nhận tăng khả năng sử dụng kháng sinh trong nghành NTTS. [20], [21]. Cùng với vấn đề kháng thuốc, dư lượng thuốc cũng là một cản trở lớn của Thủy Sản nước ta. Năm 2002, số lô hàng thủy sản xuất khẩu phát hiện bị nhiễm dư lượng kháng sinh được đánh giá là nhiều: EU 19 lô, Thụy Sĩ 15 lô, Canađa 16 lô…Để tăng cường khâu kiểm soát trong nước, năm 2003, nghành Thủy Sản đã triển khai kiểm soát dư lượng kháng sinh trên toàn quốc, gồm 124 vùng, 32 tỉnh (thành). Đối tượng lấy mẫu kiểm soát được bổ sung thêm là thuốc thú y, thức ăn và nguyên liệu thủy sản tại các đại lý. Cũng trong năm này, Rô phi chính thức trở thành đối tượng được kiểm soát []. Mặc dù được tăng cường kiểm soát, giai đoạn 2006 - 2007 vẫn nóng bỏng vấn đề dư lượng. Cuối tháng 11/2006, Nhật Bản xem xét áp dụng lệnh cấm nhập khẩu tôm của Việt
  6. Nam, chính thức áp dụng lệnh kiểm tra dư lượng chất Chloramphenicol đối với 100% lô hàng tôm sau khi đã áp dụng lệnh kiểm tra 50% vào tháng 9. Tuy nhiên, sau khi áp dụng lệnh kiểm tra 100%, các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn tiếp tục vi phạm. Số lượng công ty vi phạm ngày càng tăng []. Tháng 05/2007, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm sang Nhật giảm 15,6% về lượng và gần 20% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. Về phía Nhật Bản, từ chỗ chỉ kiểm tra 5%, 10% lên 50% rồi 100% số lô hàng tôm nhập khẩu của Việt Nam thì sau đó 100% lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam đều bị kiểm tra. Đầu tháng 07/2007, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Norio Hattori cho biết, kể từ năm 2006, cơ quan hữu trách Nhật Bản liên tiếp phát hiện các chất kháng sinh bị cấm trong tôm và mực xuất khẩu từ Việt Nam. Do đó, nếu trong thời gian tới vẫn còn các trường hợp vi phạm thì Nhật Bản bắt buộc phải xem xét áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu []. Mặc dù vậy, ba tháng cuối năm 2007, Nafiquaved vẫn liên tục phát hiện dư lượng trong thủy sản nuôi. Tháng 10 phát
  7. hiện kháng sinh cấm Semicarbazide ( SEM ) trên tôm Càng ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ; Chloramphenicol trong nước ương tôm tại Hòa Bình, Giá Rai. Và kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolones trên cá Tra, tôm Càng vượt quá mức cho phép của thị trường Mỹ và Bắc Mỹ []. Tháng 11, tiếp tục phát hiện Fluoroquinolones trên cá Tra ở Đồng Tháp, Cần Thơ vượt giới hạn cho phép []. Đến tháng 12, lại phát hiện Chloramphenicol trên cá Tra và Fluoroquinolones vượt ngưỡng cho phép ( tại An Giang và Cần Thơ) []. Về đời sống của vật nuôi, kháng sinh có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể : làm giảm sức đề kháng, gây ra những tác dụng phụ, độc lực; ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh và làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Mặt khác, việc sử dụng kháng sinh cũng được cho là tốn kém []. Với những hạn chế như thế, rõ ràng chúng ta cần những hướng giải quyết. Trong đó, nghiên cứu sử dụng thảo dược với những ưu điểm của nó đang được các nhà khoa học rất quan tâm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1