intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hành động trách của các nhân vật giao tiếp trong ca dao Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Hành động trách của các nhân vật giao tiếp trong ca dao Nam Bộ nghiên cứu những đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của hành động trách trong CDNB để thấy được những thói quen tư duy, hành động, cũng như nét văn hóa, tính cách riêng của con người nơi đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hành động trách của các nhân vật giao tiếp trong ca dao Nam Bộ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 79 (01/2022) No. 79 (01/2022) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: http://sj.sgu.edu.vn/ HÀNH ĐỘNG TRÁCH CỦA CÁC NHÂN VẬT GIAO TIẾP TRONG CA DAO NAM BỘ Critical acts of characters in Southern folk songs TS. Trần Đức Hùng(1), Trần Chánh Băng(2) Trường Đại học Đồng Tháp (1) (2)Học viên cao học Trường Đại học Đồng Tháp TÓM TẮT Ca dao Nam Bộ vốn là kho tàng văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam nói chung, người dân Nam Bộ nói riêng. Những bài ca dao Nam Bộ từ trước đến nay đã đi vào tâm tư tình cảm, cách ứng xử của con người nơi đây. Nghiên cứu hành động trách trong ca dao Nam Bộ không chỉ giúp khảo sát được số lượng và tìm ra những đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của hành động trách mà còn giúp chúng ta thấy được những nét văn hóa, tính cách con người Nam Bộ thông qua cứ liệu ngôn ngữ trong ca dao. Từ khóa: ca dao, hành động trách, Nam Bộ, ngữ nghĩa, nhân vật ABSTRACT Southern folk songs are embedded in Vietnam’s cultural treasure in general and of the Southern people in particular. This poetic genre has long been attached to the local people’s conducts and affections. Research on critical acts in this corpus not merely provides the quantity of features regarding the linguistic patterns and meanings of the act type, but also uncovers the Southern people’s culture and qualities. Keywords: folk songs, critical act, Southern, semantic, character 1. Mở đầu của con người Nam Bộ. CDNB với những Ca dao Việt Nam được xem là tấm đặc trưng vốn có, đã trở thành một đề tài gương phản ánh trung thực hình ảnh thiên muôn thưở cho những ai yêu quý và cảm nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Vì mến vùng đất này. Đến với CDNB, ta bắt thế, ca dao mỗi vùng miền luôn có những gặp ngay những hình ảnh mộc mạc, chân đặc trưng riêng biệt phản ánh đặc điểm xứ quê, những cách nói chân chất, thật thà của sở, con người vùng đất ấy. Ca dao Nam Bộ con người vùng Nam Bộ nhưng cũng (CDNB) vốn là kho tàng văn hóa quý giá không kém phần tinh tế, ý nhị. Sự mộc của dân tộc Việt Nam nói chung, người mạc, giản đơn mà tinh tế, ý nhị ấy chính là dân Nam Bộ nói riêng. Nó là kết tinh tinh nét đẹp tâm hồn của con người Nam Bộ. hoa sáng tạo tinh thần của nhân dân lao Những bài CDNB từ trước đến nay đã đi động, là tấm gương phản chiếu môi trường vào tâm tư tình cảm, cách ứng xử của con thiên nhiên, đời sống tư tưởng – tâm hồn người nơi đây. Vì vậy, tìm hiểu CDNB là Email: tdhung@dthu.edu.vn 43
  2. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 79 (01/2022) ta đã chạm đến những góc khuất trong tâm 2.1. Cấu trúc hành động trách của các hồn người dân ở miền sông nước này. nhân vật giao tiếp trong ca dao Nam Bộ Trong những năm gần đây, việc Hành động trách, theo sự phân loại của nghiên cứu tiếng Việt dưới góc độ sử Austin, thuộc lớp hành vi ứng xử. Từ điển dụng ngôn ngữ trong thực tế nói chung và tiếng Việt định nghĩa: Trách “Tỏ lời không nghiên cứu hành động ngôn ngữ nói riêng bằng lòng về người có quan hệ nào đó, cho đã thu hút được nhiều sự quan tâm, nhất là là có hành vi, thái độ không đúng, không các hành động ngôn ngữ riêng biệt như hay, không tốt đối với mình hoặc có liên hành động khen, cam kết, điều khiển, bộc quan đến mình” (Hoàng Phê, chủ biên, lộ,... tuy nhiên, cần có những nghiên cứu 2003). Hành động trách không chỉ giới hạn chuyên sâu về đặc điểm của các hành ở bản thân người nói (trách thân, tự trách) động ngôn ngữ trong ca dao, nhất là ca mà còn hướng tới các đối tượng xung dao các vùng địa phương. Trong phạm vi quanh có liên quan đến mình. bài viết này, chúng tôi nghiên cứu những Khảo sát 5504 dòng thơ trong cuốn Ca đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của dao – dân ca Nam Bộ của tác giả Bảo Định hành động trách trong CDNB để thấy Giang (chủ biên), chúng tôi thống kê được được những thói quen tư duy, hành động, 452 hành động trách. Căn cứ vào đặc điểm cũng như nét văn hóa, tính cách riêng của cấu trúc, chúng tôi chia biểu thức ngữ vi con người nơi đây. trách thành hai dạng cơ bản: biểu thức ngữ 2. Cấu trúc và ngữ nghĩa hành động vi trách đầy đủ và biểu thức ngữ vi trách trách của các nhân vật giao tiếp trong ca tỉnh lược. Số lượng cụ thể được thể hiện ở dao Nam Bộ bảng thống kê sau: Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ của các biểu thức ngữ vi trách Cấu trúc hành động trách Dạng đầy đủ Dạng tỉnh lược Tổng số Số lượng 3 449 452 Tỉ lệ % 0.7% 99.3% 100% Bảng thống kê cho thấy, biểu thức ngữ chí của con người, nó thể hiện hoạt động vi trách dạng đầy đủ có số lượng rất ít: chỉ tư duy của mỗi cá nhân. Cấu trúc của có 3/452 hành động, chiếm tỉ lệ 0.7%; còn hành động trách dạng đầy đủ được cụ thể lại là biểu thức ngữ vi trách dạng tỉnh lược: hóa bằng mô hình như sau: 449/452 hành động, chiếm tỉ lệ 99.3%. Sp1+ ĐTNV trách + Sp2 + P Những số liệu trên cho chúng ta thấy biểu Trong đó: thức ngữ vi trách dạng tỉnh lược chiếm số - Sp1 (A): là vai nói - thực hiện hành lượng ưu thế vượt trội so với biểu thức ngữ động trách vi trách dạng đầy đủ. - ĐTNV trách (B): động từ ngữ vi 2.1.1. Biểu thức ngữ vi trách dạng đầy trách đủ - Sp2 (C): là vai nghe - người tiếp Trách là dạng hành động thuộc về ý nhận hành động trách 44
  3. TRẦN ĐỨC HÙNG - TRẦN CHÁNH BĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN - P (D): là nội dung trách tố P. Mặc dù yếu tố Sp1 đã bị khuyết Trong CDNB, các nhân vật giao tiếp nhưng chúng ta vẫn đoán được người trách sử dụng hành động này rất ít, chỉ có 0.7%. là nhân vật nữ trong mối quan hệ tình cảm Điều này cho chúng ta thấy được đây là với người nghe. Nội dung trách dường như kiểu công thức khuôn phép, có tính trung bị khuyết, bởi vì đây là hành động gián hòa về sắc thái: tiếp, người nói (Sp1) mượn ông tơ để nói (1) Tôi trách anh bạn đảo điên [CDNB, tr. 239] về số phận hẩm hiu, tình duyên không A B C D không thành (vì những nguyên nhân khác (2) Em trách ai non dạ kiếm tìm [CDNB, tr. 249] nhau) của mình. A B C D Trong một số biểu thức ngữ vi có hiệu (3) Đêm nằm em trách ông trời xanh, lực ở lời là trách nhưng lại không có động A B C từ ngữ vi trách. Cấu trúc này rất đa dạng, Ông sắp làm chi anh đầu non, em góc núi, có thể mở đầu bằng đại từ ai dùng để hỏi, Để kẻ đi tắt về quanh một mình. [CDNB, hoặc dùng các từ “sao...” / “... sao...”, tr. 312] D “tại…” / “... tại...”, “bởi...” / “... bởi...”, Như vậy, biểu thức ngữ vi trách đầy đủ “vì...” / “... vì...” hoặc cấu trúc “Hồi nào.... thường dùng ở những đối tượng giao tiếp Bây giờ” ... mang tính chất xã giao, những người chưa (5) Ai làm cho đó bỏ đăng, thân thiết và thường không phân biệt vị thế Cho con áo trắng bỏ thằng áo xanh. cao thấp trong giao tiếp. Do đó, các nhân [CDNB, tr. 155] vật mặc dù trách đối phương nhưng vẫn thể (6) Con cá lành canh bỏ hành thơm nhẹ, hiện phép lịch sự theo văn hoá giao tiếp Sao em nỡ đành bỏ mẹ theo trai. ứng xử hằng ngày. [CDNB, tr. 461] 2.1.2. Cấu trúc hành động trách dạng (7) Hồi nào một gối đôi đầu, tỉnh lược Bây giờ bỏ thảm bỏ sầu cho em. Trách thuộc nhóm hành động đe dọa [CDNB, tr. 299] thể diện người nghe, do đó người nói phải lựa cách nói như thế nào đó để tránh được Như vậy, trong ca dao Nam Bộ, hành mức tối đa đến việc làm mất lòng người động trách dạng tỉnh lược được các nhân nghe. Vì vậy, trong thực tế giao tiếp, các vật sử dụng nhiều và có cấu trúc đa dạng. nhân vật thường dùng nhiều biểu thức ngữ Cuộc sống vốn đa dạng và phong phú nên vi trách dạng tỉnh lược. hành động trách cũng có nhiều cách biểu Cấu trúc của biểu thức ngữ vi trách hiện khác nhau. Mỗi hành động trách là này có thể tỉnh lược thành tố Sp1 hoặc tỉnh một chiến lược riêng của nhân vật giao tiếp. lược cả Sp1 và P. Ví dụ: Điều này cho thấy tác giả dân gian đã sử (4) Đêm nằm phiền trách ông tơ, dụng từ ngữ một cách khéo léo, linh hoạt. Biểu ông xe đây vợ, đó chồng, ông không. 2.2. Các nhóm ngữ nghĩa của hành [CDNB, tr. 260] động trách qua lời thoại nhân vật trong Trong bài ca dao trên, biểu thức ngữ vi ca dao Nam Bộ trách ông tơ được thể hiện thành mô hình: Trong ca dao, ngữ nghĩa của hành ĐTNV trách + Sp2. Trong mô hình này, động ngôn ngữ có thể là nghĩa tường mình chúng ta thấy khuyết thành tố Sp1 và thành hay hàm ngôn. Trong đó, nghĩa hàm ngôn 45
  4. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 79 (01/2022) được hiểu là: “nghĩa thực của một phát Ví dụ (9) là hành động trách của nhân ngôn có thể suy ra trên một cấu trúc bề mặt vật nam đối với nhân vật nữ vì đã không để cụ thể, gắn với một ngữ cảnh cụ thể” (Đỗ ý đến mình. Chàng trai trong bài ca dao Thị Kim Liên, 1999). này đem lòng thương cô gái, nhưng cô gái 2.2.1. Trách những việc làm, cách đối lại không đáp lại tấm chân tình của chàng xử không đúng, không hay trai. Những cách đối xử không phải, những 2.2.3. Trách con cái bất hiếu cách xử sự không hay, không đúng cũng CDNB phản ánh mọi mặt đời sống xã được thể hiện khá nhiều trong ca dao. Khi hội của con người Nam Bộ, hầu hết các gặp những việc làm cảm thấy không phải, vấn đề trong cuộc sống đều được đưa vào không đúng người ta cũng thường buông ca dao và khi nói về hành động trách trong lời trách móc. ca dao thì các chủ đề liên quan đến tình (8) Bậu khoe nhan sắc bậu đắt chồng, cảm gia đình, đạo đức, lối sống... luôn Qua không ế vợ, bậu đừng hòng bẻ bai. được đặt lên hàng đầu. [CDNB, tr. 184] (10) Con cá lành canh bỏ hành thơm nhẹ, Ví dụ (8) là hành động trách của nhân Sao em nỡ đành bỏ mẹ theo trai. vật nam đối với nhân vật nữ. Theo Từ điển [CDNB, tr. 461] Từ ngữ Nam Bộ, bậu có nghĩa là: “Tiếng Trong ví dụ (10), đây là lời trách của gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới nhân vật nam đối với nhân vật nữ vì đã bất tính, có ý thương mến, thân mật, cách nói hiếu với người mẹ của mình. Từ đành xưa “qua, bậu” được dùng xưng gọi trong trong tiếng Việt là từ đa nghĩa: “1. Miễn quan hệ vợ chồng, người yêu” (Huỳnh cưỡng bằng lòng vì suy tính thấy không Công Tín, 2009); qua có nghĩa là: “Từ thể khác được; 2. Vừa lòng; 3. Đang tâm” người lớn dùng để tự xưng một cách thân (Hoàng Phê, chủ biên, 2003). Từ đành mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có trong bài ca dao trên dùng ở nghĩa thứ ba đôi tính chất khách quan, nhưng thân tình” là đang tâm. Điều này cho thấy nhân vật (Huỳnh Công Tín, 2009). Ở đây, chàng trai nữ đã phụ lòng, quên đi công lao dưỡng trách cô gái khoe nhan sắc để hàm ý chê dục của người mẹ, một người đã sớm hôm bai chàng trai không phù hợp. Tuy đây là tần tảo nuôi nấng chăm sóc. Cô gái vì lời trách nhẹ nhàng nhưng lại sâu sắc của tiếng gọi của tình yêu mà bỏ mẹ bơ vơ chàng trai. Điều này đã thể hiện tính cách một mình. thẳng thắn của người dân Nam Bộ. 2.2.4. Trách lòng người phụ bạc, thay 2.2.2. Trách vì không được hiểu ý, đổi không hài lòng, không thỏa mãn Trong tình cảm, chuyện hợp rồi tan Như đã nói ở trên, trách là hành động không phải là điều quá mới mẻ. Có những ngôn ngữ nhằm nói lên, nói ra những điều người yêu nhau, đến với nhau hạnh phúc, không vừa ý, không bằng lòng của bản cũng có những người yêu nhau nhưng thân. Vì thế, khi không hài lòng, nhân vật không thể đến được với nhau. Nguyên trữ tình sẽ thể hiện hành động trách. nhân có thể từ phía người nam hoặc người (9) Ngó lên sao tỏ trăng lờ, nữ. Tuy nhiên, suy cho cùng, khi không Duyên đây bớ bậu, bậu chờ duyên đâu? đến được với nhau thì họ thường đổ lỗi và [CDNB, tr. 332] trách móc nhau. 46
  5. TRẦN ĐỨC HÙNG - TRẦN CHÁNH BĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN (11) Kể từ ngày anh đau bịnh ban cua 2.2.5. Trách hành động của cha mẹ lưỡi trắng, miệng đắng cơm hôi, đối với con cái Em đến đây đỡ đứng bồng ngồi, Cha mẹ là đấng sinh thành có công lao Sao giờ anh ở bạc, nuôi dưỡng và luôn mong muốn những Duyên nợ đổi dời không vui. điều tốt đẹp đến với con của mình. Tuy [CDNB, tr. 440] nhiên, trong cuộc sống, có những lúc quan Bài cao dao (11) là lời trách của nhân hệ gia đình không còn nguyên vẹn vì cha vật nữ đối với nhân vật nam vì đã phụ bạc mẹ và con cái không hòa hợp với nhau mình. Nhân vật nữ nhớ lại quá khứ cuộc hoặc có những cha mẹ vì cuộc sống của sống gắn bó, trải qua nhiều gian nan vất vả bản thân mình mà bỏ rơi con cái... của hai người. Cô gái đã từng phải cực khổ (13) Ví dầu cầu ván đóng đinh, để chăm sóc chàng trai khi bị đau ốm, cơ Cầu tre lắc lẻo, đôi ta chút bẻo lại gần, hàn. Tuy nhiên, chàng trai đã không giữ Tại cha với mẹ buông cần đứt dây. tình nghĩa trọn vẹn mà thay lòng đổi dạ, [CDNB, tr. 415] quên đi những ngày tháng cực khổ mà hai Ở ví dụ (13) này, qua cách xưng hô, người đã từng trải qua. Điều này cho chúng chúng ta có thể nhận ra mối quan hệ gần ta thấy được trong chuyện tình cảm, phụ nữ gũi của các nhân vật. Sp1 xuất hiện trong thường luôn phải chịu thiệt thòi. Bên cạnh ví dụ trên đang ở vai dưới, tức là vai con có đó, các nhân vật trữ tình còn thể hiện hành hành động trách đối với Sp2 đang ở vai động trách vì lòng người cũng có khi thay trên, tức là cha, mẹ. Nội dung trách ở đây đổi. là tại cha với mẹ buông cần đứt dây. Đây (12) Áo bà ba cái ngắn, cái dài, là cách dùng ẩn dụ để trách cha mẹ đã có Sao anh không bận, bận chi hoài hành động ngăn cản làm cho tình duyên chiếc áo bành tô. đôi lứa từng trải qua bao khó khăn, gian [CDNB; 175] khổ nay lại bị đứt dây. Bên cạnh đó, hình Người dân Nam Bộ từ những ngày ảnh cầu ván và cầu tre không chỉ biểu đầu lập nghiệp đã tạo ra chiếc áo bà ba để trưng cho sự khó khăn vật chất trong cuộc thích nghi, thuận tiện trong lao động sản sống mà còn biểu trưng cho sự khó khăn, xuất. Áo bà ba được dùng phổ biến, lâu trắc trở trong quan hệ tình yêu nam nữ. dần trở thành trang phục thân quen của Cuộc sống vốn dĩ như vậy, những người người dân vùng đất này. Theo quan hệ nghèo khổ thường phải chịu thiệt thòi, hoán dụ, áo bà ba dùng để chỉ người Nam ngay cả trong tình yêu. Bộ. Cho nên, áo bà ba thể hiện cách sống Truyền thống gia đình là điều đáng để dung dị, phóng khoáng của con người nâng niu, trân trọng. Nuôi nấng con cái trên vùng đất phương Nam Tổ quốc. chính là nền tảng đạo đức, là trách nhiệm Ngược lại, áo bành tô là sản phẩm được của người bố người mẹ. Tuy nhiên, trong du nhập từ phương Tây, nên nó được dùng cuộc sống, không phải bậc làm cha mẹ nào biểu trưng cho sự sang trọng, quý phái. cũng làm tròn trách nhiệm của mình. Hình Qua những hình ảnh đó, cô gái muốn trách ảnh cha mẹ bỏ rơi chính những đứa con chàng trai vì ham cuộc sống giàu sang mà của mình vẫn thường diễn ra trong cuộc đã thay lòng, đổi dạ, quên đi quá khứ cực sống hiện thực và được tái hiện lại trong khổ mà hai người đã vượt qua. CDNB. 47
  6. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 79 (01/2022) (14) Nước nóng đổ miệng bình vôi, động trách là nhân vật nam. Ở đây ông trời Tôi ngồi tôi nghĩ tía tôi, tôi buồn. cũng trở thành đối tượng cản trở cuộc gặp Tía tôi dở dại dở khôn, gỡ trò chuyện của các cặp đôi. Đối với Say mê tinh chồn bỏ mẹ con tôi. những người yêu nhau thì thời gian khi họ [CDNB, tr. 468] ở bên nhau trôi rất nhanh, nên lúc nào họ Con cái trách cha mẹ là điều không cũng muốn thời gian được kéo dài thêm. nên, nhưng đối với những việc làm sai trái Tuy nhiên, sự vận động của mặt trời vẫn thì đáng để lên án. Người cha trong ví dụ luôn theo một quỹ đạo nhất định. Thực (14) đã say mê tinh chồn mà bỏ rơi con cái, chất, người con trai mượn cớ trách ông trời bỏ lại cả hạnh phúc gia đình sau lưng. là để thể hiện tình cảm của mình đối với Trong bài ca dao, nhân vật tôi mặc dù trách người con gái mình yêu mà thôi. nhưng vẫn gọi đấng sinh thành của mình là Trong hành động trách, người dân Nam tía - một cách xưng hô thân mật, dân dã Bộ rất linh hoạt ở việc lựa chọn những từ của người Nam Bộ. Theo Từ điển Từ ngữ ngữ chỉ mức độ giảm nhẹ, giảm về kích Nam Bộ, tía được hiểu là: “cha, cách xưng thước để nhằm thể hiện thái độ, tình cảm gọi người đàn ông có con, trong quan hệ của mình. Những từ được lựa chọn ở đây cha - con” (Huỳnh Công Tín, 2009). Người vừa gợi hình, gợi cảm, lại vừa bình dị, gần dân Nam Bộ vốn là người dân miệt vườn gũi, thân thương. Từ đó, chúng ta có thể với bản tính hiền hậu, chất phác, không thấy được một nét đẹp trong tính cách cũng phô trương hoa mỹ. Cách xưng hô ấy phần như văn hóa ứng xử của người Việt ở vùng nào biểu hiện sự chất phác, mộc mạc, thật đất Nam Bộ đó là trọng tình cảm. Cho nên, thà trong con người họ. nếu có trách không tốt thì đối tượng bị 2.2.6. Trách đấng siêu nhiên trách cũng không có cảm giác nặng nề, Từ xa xưa, đối với con người, đấng khó chịu. siêu nhiên là đối tượng luôn được kính 2.2.7. Trách người mai mối trọng, được tôn thờ, là chủ đề của nhiều tác Trong các bài ca dao, hành động trách phẩm văn học nghệ thuật và là nguồn cảm liên quan đến ông tơ bà nguyệt xuất hiện hứng của rất nhiều công trình nghệ thuật tương đối nhiều. Chủ đề này thể hiện một khác nhau. Trong ca dao, đấng siêu nhiên, quan niệm về hôn nhân, đó là định số. Việc mà cụ thể là Trời, Đất xuất hiện nhiều và kết hôn không phải muốn là được, cũng mang ý nghĩa trữ tình, chuẩn bị tâm cảnh không phải từ chối là xong, phải chăng tất để nhân vật chính bộc lộ cảm xúc. Tuy cả đều do một lực lượng siêu nhiên huyền nhiên, các đấng siêu nhiên đôi khi cũng trở bí sắp đặt. Niềm tin này thực chất là tiếng thành đối tượng bị trách cứ. vang của chế độ hôn nhân cổ truyền, một (15) Cây da trốc gốc, thợ mộc đang cưa, chế độ hôn nhân mà đôi nam nữ trong cuộc Gặp em đứng bóng ban trưa, không có quyền quyết định. Vì vậy, nhân Trách ông trời vội tối, phân chưa hết lời. vật trữ tình trong ca dao ứng xử với ông tơ [CDNB, tr. 208] bà nguyệt theo quy luật: khi tình yêu tốt Trong tình yêu, khi tình cảm của hai đẹp thì các chàng trai và cô gái chấp nhận người không được trọn vẹn thì bất cứ mọi định số, ông tơ bà nguyệt đã quyết định thứ cản trở đều trở thành đối tượng trách. đúng đắn; khi tình yêu tan vỡ hoặc không Trong ví dụ (15), người thực hiện hành thành thì họ sẽ oán trách ông tơ bà nguyệt, 48
  7. TRẦN ĐỨC HÙNG - TRẦN CHÁNH BĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN có nghĩa định số là một cái gì đó sai lầm, đối tượng cụ thể, đối tượng ấy thường ở bất công của tạo hóa. ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ ba thì đối với (16) Đêm nằm phiền trách ông tơ, hành động tự trách, người trách lại hướng Biểu ông xe đây vợ, đó chồng, ông không. nội dung trách vào chính bản thân mình, tức [CDNB, tr. 260] là ngôi thứ nhất. Hành động tự trách trong Ví dụ (16) là lời của nhân vật nữ trách ca dao thường mang ý nghĩa không hài lòng ông tơ vì không xe duyên cho cô với người hay cảm thấy hối hận của các nhân vật trữ thương. Trong dân gian, ông tơ được xem tình vì những điều tự mình đã gây ra. là “người chuyên dùng dây tơ hồng xe (18) Ngó lên đàng tóc rẽ tư, duyên cho người đời, theo một truyền Tại bụng em từ, chẳng phải tại anh. thuyết Trung Quốc; Nguyệt Lão” (Hoàng [CDNB, tr. 331] Phê, chủ biên, 2003). Trong bài ca dao Ví dụ (18) là lời trách của nhân vật nữ trên, qua cách dùng từ biểu, chúng ta có thể tự trách bản thân mình. Đây có lẽ là sự kết thấy được sự mộc mạc giản dị trong cách thúc không đẹp của một mối quan hệ giữa nói của người dân Nam Bộ. Tác giả dân cô gái và chàng trai. Tuy nhiên, thay vì trách gian dùng cách nói trên để thể hiện những chàng trai, trách những nguyên nhân khác, tâm sự của mình. Điều này cho chúng ta cô gái lại tự trách bản thân mình, nghĩa là tự thấy được tâm hồn những con người Nam nhận phần thiệt thòi về mình. Đó là lời bộc Bộ hồn hậu, họ là những chàng trai, cô gái lộ rất chân thành được thốt ra từ đáy lòng rất cụ thể. Những nhân vật trữ tình ấy đã của một con người giản dị và có suy nghĩ trở thành biểu tượng của tình yêu, của lòng chín chắn trong tình yêu. Chính cách nói tự chung thủy, của cốt cách, phẩm hạnh. Tuy nhiên, không trau chuốt, gọt dũa, không cầu nhiên, có những đôi lứa phải sống xa cách, kỳ đó mà bài ca dao đã giành được nhiều gặp bất trắc trong tình yêu. tình cảm của người tiếp nhận. (17) Xa nàng vì bởi mối mai, 2.2.9. Trách yêu Ông mai ít tiếng, bà mai ít lời. Trách yêu cũng là một hành động [CDNB, tr. 419] mang nội dung trách nhưng lại không Ông mai, bà mai cũng là hai nhân vật nhằm mục đích là trách. Trách yêu là một chuyên làm môi giới cho việc hôn nhân cách nói để thể hiện tình cảm với đối tượng theo cách gọi của người Nam Bộ. Bài ca một cách tế nhị, sâu sắc, kín đáo. Nội dung dao (17) là lời trách cứ nhẹ nhàng của nhân của những bài ca dao trách yêu không phải vật nam đối với ông mai, bà mai vì ít lời, để tỏ lời không hài lòng, không thỏa mãn không làm tròn nhiệm vụ của mình. Thông mà trái lại, đó là những điều mà người qua hành động trách, chúng ta có thể thấy trách đang thể hiện sự hài lòng, thỏa mãn được tâm trạng đau khổ của chàng trai khi và thích thú đối với đối tượng được trách. không thể đến được với người mình yêu. Đây là hành động hướng tới sự tích cực. Do đó, việc trách ông mai, bà mai được Mối quan hệ giữa người trách và người xem như là lời biện hộ cho một câu chuyện được trách thường là những mối quan hệ tình yêu có kết thúc không đẹp. gần gũi thân thiết. 2.2.8. Tự trách (19) Trời sanh cái nón đội đầu, Nếu những nhóm hành động trách đã Sao anh không đội, nhức đầu ai nuôi. nêu ở trên, người trách đều hướng tới một [CDNB, tr. 408] 49
  8. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 79 (01/2022) Ví dụ (19) là hành động trách yêu của yếu trong cuộc sống của con người. Trong nhân vật nữ dành cho nhân vật nam. Cô gái hành động trách của mỗi nhân vật, sự tốt, đã dùng đại từ nghi vấn sao và ai để hờn xấu, tích cực hay tiêu cực của sự vật phụ trách chàng trai. Ở đây, cô gái muốn tỏ ra thuộc vào quan hệ trong từng tình huống mạnh mẽ, thẳng thắn đối với chàng trai giao tiếp cụ thể, cũng như thái độ, tình cảm nhưng bên trong lại yếu đuối muốn được của các nhân vật giao tiếp và còn bị chi người mình yêu quan tâm, chăm sóc, chia phối bởi đặc trưng văn hóa của vùng miền. sẻ. Đây là hành động trách nhẹ nhàng vừa Nội dung của hành động trách trong CDNB thể hiện sự quan tâm, vừa thể hiện tình yêu được thể hiện rất đa dạng, phong phú, thể gắn bó của cô gái đối với chàng trai. hiện “khả năng lựa chọn từ ngữ của tác giả (20) Tóc em dài sao em không bới, dân gian với sắc thái ngữ nghĩa tinh tế Để chi hoài bối rối dạ anh. nhằm phản ánh các mặt của đời sống tâm [CDNB, tr. 494] hồn, đồng thời thể hiện tư tưởng, tình cảm, Tục ngữ Việt Nam có câu: "Cái răng cảm xúc của chủ thể trữ tình mang đặc cái tóc là góc con người". Đúng vậy, mái trưng riêng của vùng đất Nam Bộ” (Trần tóc là một trong những hình thức bên ngoài Đức Hùng và Trần Thanh Vân, 2019). Qua của con người tạo ấn tượng tốt trong quá khảo sát hành động trách trong CDNB, trình tiếp xúc. Thông thường mái tóc dài chúng tôi cũng rút ra được một số nét đặc được xem là một trong những “tiêu chuẩn trưng văn hóa vùng miền của người Nam cứng” để các chàng trai chọn người yêu, Bộ. Đó là lối ứng xử mang đậm bản sắc chọn bạn đời. Một cô gái có mái tóc dài văn hóa của cư dân vùng sông nước: luôn đẹp thường gắn với hình dáng đẹp, thùy lấy tình cảm làm trọng, sống cởi mở, mị, dễ thương… nên rất dễ được các anh phóng khoáng. Nội dung ngữ nghĩa và cách chàng để ý. Trong ví dụ (20), hình ảnh mái thể hiện hành động trách gắn liền với tóc dài của cô gái là cái cớ để thể hiện hành những nếp nghĩ, thói quen sử dụng từ ngữ động trách yêu. Đây là cách chàng trai hàng ngày và văn hóa ứng xử mang đặc dùng để bày tỏ tình cảm của mình. trưng riêng của người Việt ở vùng đất Nam 3. Kết luận Bộ, một vùng đồng bằng rộng lớn ở phía Tóm lại, trách là một hành động tất Nam của Tổ quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Thị Kim Liên (1999). Ngữ nghĩa lời hội thoại. Hà Nội: NXB Giáo dục. Hoàng Phê (chủ biên) (2003). Từ điển tiếng Việt. Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng. Huỳnh Công Tín (2009). Từ điển từ ngữ Nam Bộ. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Trần Đức Hùng và Trần Thanh Vân (2019). Từ địa phương trong thơ ca dân gian Nam Bộ, những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. NGỮ LIỆU Bảo Đình Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh và Bùi Mạnh Nhị (1984). Ca dao - dân ca Nam Bộ. TP Hồ Chí Minh: NXB TP Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài: 10/9/2021 Biên tập xong: 15/01/2022 Duyệt đăng: 20/01/2022 50
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0